Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật
- Chạy với tốc độ chậm đều, phối hợp tay chân nhịp nhàng. Chạy được 150m liên tục.
+ Đến đích vẫn tiếp tục đi bộ được 2-3 phút.
+ Không có biểu hiện quá mệt mỏi: thở dồn, thở gấp, thở hổn hển kéo dài
- Tham gia hoạt động tích cực
+ Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật,.
Không uể oải, chú ý để tham gia vào hoạt động.
- Tập và thực hiện thuần thục các động tác của thể dục sáng và các các bài tập vận động cơ bản:
+ Ném trúng đích nằm ngang: Trẻ biết đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát
Chủ đề: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Thời gian thực hiện: 4 Tuần (Từ ngày 15/12/2014 đến ngày 9/01/2015) Giáo viên thực hiện: Tào Thị Hằng Trịnh Thị Thu Chủ đề nhánh: * Nhánh 1: Con vật sống dưới nước (1Tuần - Từ ngày 15/12/2014-> 19/12/2014) * Nhánh 2: Các con vật nuôi trong gia đình (1Tuần - Từ ngày 22/12-> 26/12/2014) * Nhánh 3: Các con vật sống trong rừng (1Tuần - Từ ngày 29/12-> 2/1/2015) * Nhánh 4: Một số con côn trùng (1Tuần- Từ ngày 5/01/2015-> 9/01/2015) MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Thời gian thực hiện: 4 Tuần (Từ ngày 15/12/2014 đến ngày 9/01/2015) Lĩnh vực phát triển MỤC TIÊU NỘI DUNG Ghi chú PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Chỉ số 13: Chạy liên tục 150 m không hạn chế thời gian. - Chỉ số 14: Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. - Thực hiện đúng , thuần thục các động tác của bài thể dục và các bài tập vân động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang; Bật liên tục vào vòng; Bò thấp chui qua cổng. - Phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong trong hoạt động: vẽ, xé dán các con vật theo ý thích của trẻ. - Biết giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm. Lựa chọn được một số thực phẩm khi được yêu cầu. Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản - Chạy với tốc độ chậm đều, phối hợp tay chân nhịp nhàng. Chạy được 150m liên tục. + Đến đích vẫn tiếp tục đi bộ được 2-3 phút. + Không có biểu hiện quá mệt mỏi: thở dồn, thở gấp, thở hổn hển kéo dài - Tham gia hoạt động tích cực + Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật,... Không uể oải, chú ý để tham gia vào hoạt động. - Tập và thực hiện thuần thục các động tác của thể dục sáng và các các bài tập vận động cơ bản: + Ném trúng đích nằm ngang: Trẻ biết đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát đưa ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích + Bật liên tục vào vòng: trẻ biết dang ngang hai tay hoặc hai tay chống hông để giữ thăng bằng rồi bật liên tục vào vòng cho đến hết. + Bò thấp chui qua cổng: Trẻ biết bò chân nọ tay kia, bò bằng bàn tay và cẳng chân, khi bò không chạm vào cổng. - Khi hoạt động: vẽ, xé dáncác con vật theo ý thích. Trẻ biết phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay khéo léo và biết dùng mắt để quan sát - Biết giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm: Gạo, ngô, khoaicung cấp chất bột đường. Thị, trứng cácung cấp chất đạm Rau, củ, quả,cung cấp vitamin và khoáng chất Dầu, mỡ, lạc, vừngcung cấp chất béo. Biết lựa chọn một số thực phẩm khi cô yêu cầu. Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản như: món thịt kho tàu được chế biến từ thịt lợn, món rau cải nấu canh được chế biến từ rau PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI - Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc; - Chú ý nghe cô khi cô nói, bạn nói - Chỉ số 39: Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc - Chỉ số 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác - Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc. - Nhận ra được những việc làm có hại, hoặc có ích đối với con vật. Biết phê phán những việc làm có hại đối với con vật và cây cối. - Biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ qua cử chỉ, tranh ảnh, giọng nói - Biết yêu quý các con vật có ích cùng người lớn tham gia chăm sóc các con vật. - Trẻ có biểu hiện một trong những dấu hiệu: + Khi làm xong một sản phẩm, trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía, nâng niu, vuốt ve. + Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác. + Cất cẩn thận sản phẩm. - Biết chú ý nghe khi người khác nói. Không ngắt lời cô và bạn nói. - Trẻ biết yêu quý và chăm sóc các con vật quen thuộc gần gũi: cho gà ăn, cho mèo ăn, Vui vẻ nhận công việc cho con vật ăn. - Trẻ chủ động và thực hiện những việc đơn giản cùng các bạn ( VD: Ai xung phong lên chia cơm cho các bạn cùng cô) - Cùng hợp tác với các bạn trong khi chơi để tránh sảy ra mâu thuẫn, biết nhường nhịn giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. - Trẻ biết cách chăm sóc cây cối và con vật nuôi ( VD: Biết tưới cây, không ngắt lá bẻ cành, giúp đỡ bố mẹ cho các con gà, cho, mèo ăn.) - Biết những việc làm có hại đối với con vật: cầm roi đánh, Không săn bắt các động vật quý hiếm. Biết việc làm có ích đối với con vật: Cho ăn, cho uống nướcKhi thấy những hành vi có hại đối với con vật và cây cối thì biết phê phán, nhắc nhở. - Biết tránh xa các con vật nguy hiểm sống trong rừng: hổ, báo - Biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ qua cử chỉ, tranh ảnh, giọng nói. Khi làm được một việc tốt được khen thì vui, Khi làm sai biết xấu hổ: đánh bạn, cấu bạn - Trẻ có ý thức bảo vệ các con vật có ích như con cho, mèo, lợn, gà. Và cùng ngời lớn chăm sóc bảo vệ chúng PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP - Chỉ số 80. Thể hiện sự thích thú với sách; - Biết xem sách từ trái sang phải, từ đầu sách đến cuối sách. - Chỉ số 81. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách - Chỉ số 86: Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. - Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi của con vật một cách rõ ràng. - Kể truyện theo tranh minh hoạ các câu truyện về các con vật. - Nghe hiểu nội dung các câu truyện, bài thơ về các con vật và trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu truyện, bài thơ đó rõ ràng, đủ câu. - Đóng được vai của 1 số nhân vật trong truyện, biết nói giọng phù hợp với nhân vật. - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề động vật. - Nhận biết, phát âm rõ ràng các chữ cái: i, t, c – b, d, đ. Nhận biết các chữ cái trong từ trọn vẹn - Chỉ số 76: Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói - Thường xuyên biểu hiện hành vi đọc, giả vờ đọc sách truyện, kể chuyện, ‘làm sách’,... + Hứng thú, nhiệt tình tham gia các hoạt động đọc, kể chuyện theo sách ở lớp (VD: Khi người lớn bắt đầu đọc sách, trẻ có thể tạm dừng việc khác và vui thích tham gia vào hoạt động đọc sách cùng người lớn. + Thể hiện sự thích thú với chữ cái, sách, đọc, kể chuyện. Trẻ mang sách, truyện đến và yêu cầu người khác đọc cho nghe, hỏi, trao đổi về chuyện được nghe đọc. - Trẻ biết cầm cuốn sách và để đúng chiều, khi xem sách, biết giở sách từng trang từ đầu đến hết cuốn sách. - Giữ gìn sách: không ném, vẽ bậy, xé, làm nhăn, nhàu, hỏng sách, ngồi, dẫm,.. lên sách. - Có thái độ tốt đối với sách.(buồn, không đồng tình khi bạn làm hỏng sách; áy náy lo lắng khi nhìn thấy sách bị hỏng, rách,...) - Hiểu rằng có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệu...để thay thế cho lời nói. - Hiểu rằng chữ viết có một ý nghĩa nào đấy, con người sử dụng chữ viết với các mục đích khác nhau (VD khi mẹ nhận được thiếp chúc mừng năm mới, trẻ hỏi “Thiếp viết gì đấy”). - Hiểu rằng chữ viết thể hiện các từ, câu của lời nói, một từ nói ra có thể viết được bằng ký hiệu chữ viết. - Nhận biết được từ trong văn bản, các từ cách nhau một khoảng trống. - Trẻ biết sử dụng các từ để nói tên gọi và đặc điểm nổi bật của các con vật: Con gà có 2 chân, đẻ trứng. Con lợn có 4 chân đẻ con + Nói được ích lợi của các con vật: Con mèo thì bắt chuột, con trâu cày ruộng. - Kể được các câu truyện theo tranh minh họa về các con vật như: Truyện Cún ơi chị sai rồi, Ba chú heo con, Dê con nhanh trí - Hiểu nội dung các câu truyện, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc, đủ câu. Khi nghe cô hỏi về diễn biến và trình tự câu truyện: Ba chú heo con, truyện của dê con, Dê con nhanh tríBài thơ: “Mèo đi câu cá, Hổ trong vườn thú, Nàng tiên ốc, - Đóng vai của một số nhân vật trong truyện: “Ba chú heo con. Dê co nhanh trí, Dê đen và dê trắng: Giọng của Dê mẹ ấm áp, giọng Dê co nhí nhảnh, giọng của chó só ồm ồm” - Đọc diễn cảm bài thơ, ca dao đồng dao: Mèo đi câu cá,vè loài vật - Trẻ nhận biết phất âm rã ràng chữ cái: i, t, c, b, d, đ. Nhận dạng các chữ cái i, t, c. b, d, đ trong các từ chọn vẹn: Con đà điểu, con vịt, và trong các bài thơ. - Trẻ biết chủ động dùng câu hỏi để hỏi lại cô giáo, người lớn tuổi nói ( VD: Con thưa cô bài này thì làm như thế nào ạ.) - Trẻ biết thể hiện cử chỉ, điệu bội khi trẻ không hiểu lời nói của người khác ( VD: có vẻ suy nghỹ, ấp úng) PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung; - Phối hợp các giác quan để xem xét, tìm hiểu và thảo luận về đặc điểm của các con vật. - Chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên; - Chỉ số 116. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc - Biết thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 7.Chia gộp nhóm 7 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau. - Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8 - Thể hiện hiểu biết về các hoạt động chơi đóng vai, bắt chước dáng đi của các con vật, hát các bài hát về con vật - Trẻ biết ý nghĩa của ngày thành lập QĐNDVN 22/12 Xác định được vị trí ( Trong, ngoài, trên, dưới, trước sau, phải trái) của một vật so với một vật khác - Chỉ số 118: Thực hiện một số công việc theo cách của riêng mình - Gọi tên các con vật gần gũi xung quanh. Tìm được đặc điểm chung của 3 (hoặc 4) con vật. - Đặt tên cho nhóm những con vật bằng từ khái quát thể hiện đặc điểm chung. Như: Đây là nhóm các con gia cầm, gia súc - Phối hợp tai, mắt để nghe tiếng kêu, quan sát tìm hiểu đặc điểm của các con vật: Con mèo kêu meo meo, có 4 chân, lông mượt, mắt tròn - Gọi tên từng giai đoạn phát triển của đối tượng con vật thể hiện trên tranh ảnh. + Sắp xếp những tranh ảnh đó theo trình tự phát triển. - Nhận ra và sắp xếp theo trình tự của sự thay đổi của con vật (Ví dụ: gà đẻ trứng, trứng nở thành gà con, gà con lớn lên.) - Biết ích lợi của các con vật. - Nhận ra quy luật sắp xếp của 2-3 đối tượng (hình ảnh, âm thanh, vận động) + Tiếp tục đúng quy luật ít nhất được 2 lần lặp lại. + Nói tại sao lại sắp xếp như vậy. (Làm trong vở toán) + Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 7. + Chia gộp nhóm 7 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau: (1-6; 2-5; 3-4) + Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8 - Chơi được các trò chơi đóng vai, bắt chước dáng đi của các con vật: Lạch bạch như gấu, nhanh nhẹn như thỏ - Biết ý nghĩa của ngày 22/12 là ngày thành lập QĐNDVN, ngày của các chú bộ đội. Biết yêu quý kính trọng các chú bộ đội. - Trẻ xác định được vị trí Trong, ngoài, trên, dưới, trước sau, phải trái) của một vật so với một vật khác trong không gian và sắp xếp được vị trí đồ vật theo yêu cầu của cô ( VD: Đặt quả bóng bên phải của búp bê.) - Trẻ biết cách thực hiện công việc theo cách của riêng mình mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ ( VD: khi chơi ở góc xây dựng trẻ sẽ xây theo cách của mình để hoàn thành công trình xây dựng) PHÁT TRIỂN THẨM MỸ - Chỉ số 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm nên một sản phẩm đơn giản - Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng: hát theo, vận động nhịp nhàng , thể hiện động tác theo bản nhạc, bài hát về chủ điểm. - Biết lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu bài hát. - Thích thú được ngắm nhìn các bức tranh và các hoạt động của các loài vật. Thể hiện cảm xúc của mình khi được ngắm nhìn những bức tranh và các hoạt động đó. - Có khả năng tạo nên các sản phẩm tạo hình về các loài vật bằng các nguyên vật liệu khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ. - Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về hình dáng, màu sắc, bố cục. - Sử dụng nhiều loại vật liệu: len, lá, rơm để làm ra 1 loại sản phẩm như: con cá, con nghé, con bớm - Biết chăm chú lắng nghe, hưởng ứng cùng cô, vận động nhịp nhàng theo bài hát, bản nhạc: + Vận động theo nhạc bài: Cá vàng bơi, Gà trống thổi kèn + Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài: Con chuồn chuồn - Biết sử dụng: phách, sắc xô, để đện nhạc khi biể diễn - Thích thú ngắm nhìn các bức tranh: xé dán con công, vẽ con gà trống + Thích thú ngắm nhìn hoạt động của các con vật: đi, chạy, săn mồi Thể hiện sự thích thú qua nét mặt khi được ngắm nhìn các bức tranh về các con vật và các hoạt động của các các con vật - Biết tạo nên các sản phẩm tạo hình về các loài vật theo trí tửng tượng của trẻ bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: giấy màu, lá cây, len + Xé Dán hình con cá + Vẽ con gà trống + Trang trí các con vật +Nặn các con vật bé thích - Nhận xét được sản phẩm tạo hình: màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, tô màu mịn không chờm ra ngoài, vẽ sáng tao. Tam Hưng, ngày..tháng.năm.. Người duyệt KẾ HOẠCH TUẦN I Tên chủ đề nhánh: Con vật sống dưới nước Từ ngày : 15/12 đến 19/12 Người thực hiện: Tào Thị Hằng Tên HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ TDS - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, xem tranh ảnh. Nghe các bài hát về chủ điểm “ Thế giới động vật” - TDS: Tập theo hiệu lệnh trống + Hô hấp: Làm tiếng gà gáy. + Động tác tay: Hai tay đưa ra phía trước – Ra đằng sau 2 lần liên tục, về tư thế ban đầu. + Chân: Tay chống hông - Ngồi xổm – Đưa tay ra phía trước – Đứng thẳng. + Bụng: Đứng chân ngang vai,tay chống hông, cúi xuống, đầu gối thẳng, đứng lên. + Bật: Tách chụm chân. - Điểm danh chấm cơm. Trò chuyện - Trò chuyện, giới thiệu với trẻ về chủ điểm động vật? - Kể cho cô và các bạn cùng nghe các con vật sống dưới nước. - Chúng mình phải làm gì với nguồn nước để bảo vệ các con vật đó. HĐ học Tạo Hình: Xé dán hình con cá (đề tài). (ĐGCS 32) Thể Dục: Ném trúng đích nằm ngang Ôn: Bò dích dắc qua 7 điểm TC: Mèo đuổi chuột LQCC: Làm quen cc: i,t,c Toán: Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 7. ĐGCS 14: KPKH: Quan sát so sánh con: cá quả, cá rô, cá trê Âm Nhạc: - NDTT: Hát vđ theo nhạc: Cá vàng bơi. - KH: Nghe hát: Cái bống - Trò chơi: Nghe âm ư đoán tên bài hát. Văn Học Dạy trẻ đọc thơ: Nàng tiên ốc H Đ N T - HĐCCĐ: Vẽ hình con cá, con cua trên sân trường. - TCVĐ : Cáo và thỏ - Chơi tự chọn - HĐCCĐ: Trò chuyện đàm thoại về các con vật sống dưới nước - TCVĐ: Rồng rắn - Chơi với đc ngoài trời - HĐCCĐ: Cho trẻ đọc bài vè “Canh ốc” - TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Chơi tự chọn - HĐCCĐ: Quan sát cây cối xung quanh sân trường. -TCVĐ: Kéo co - Vẽ tự do bằng phấn trên sân. - HĐCCĐ: Đọc đồng dao “Vè loài vật” - TCVĐ: Tập tầm vông - HĐLĐ: Tưới cây, nhổ cỏ Hoạt động góc - Góc phân vai: bán hàng rau củ quả, tôm cua cá, nấu các món ăn: cá rán, tôm sào,canh cua (Chuẩn bị: các loại rau, quả, các con vật, bộ đồ chơi nấu ăn) - Góc XD: Xây dựng ao cá (Chuẩn bị: các loại cây hoa, các khối gạch, hàng rào, các loại cá, cua,) - Góc nghệ thuât: + Tạo hình: Vẽ, tô màu, xé dán các con vật sống dưới nước (Chuẩn bị: bút sáp, màu nước, giấy màu, hồ dán) . + Âm nhạc: Hát bài cá vàng bơi, Gà trống mèo con và cún con, rửa mặt như mèo (Chuẩn bị: phách sắc xô) - Góc học tập: Đọc các chữ cái, thêm bớt theo ý thích, sắp xếp theo quy tắc 1-1: 1-2-1 dán các chữ cái i,t,c. (Chuẩn bị: Các thẻ chữ, các con vật , thẻ số) + Sách truyện: Xem sách truyện nàng tiên cá, mèo đi câu cá (Chuẩn bị: các loại sách truyên) (ĐGCS 80, 81) HĐ chiều Vận động sau ngủ dậy bài: Cá vàng bơi Tôm cá cua thi tài - Làm bài trong vở thủ công: Xé dán đàn vịt - Đọc đồng dao “Vè loài vật” - Cho trẻ xem đĩa truyện “Ba chú heo con” - Làm bài trong vở toán: Nhận biết khối - Liên hoan văn nghệ - Bình bầu bé ngoan cuối tuần Người thực hiện Tam Hưng, ngày..tháng.năm.. Người duyệt Tào thị Hằng Thứ 2 .ngày 15 tháng 12 năm2014 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình Xé và dán hình con cá (đề tài) (ĐGCS 32 * Kiến thức: - Trẻ biết vận dụng những kỹ năng xé của mình để xé giấy màu thành dải, xé lượn thành hình tròn, hình tam giác. Biết cá là con vật sống dưới nước. * Kỹ năng: - Trẻ biết xé các nét khác nhau, biết sắp xếp tạo thành hình con cá biết phết hồ mặt sau, dán tạo thành con cá. * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ thể hiện sự thích thú khi hoàn thành công việc - Có ý thức giữ gìn vệ sinh khi sử dụng hồ dán và biết giữ gìn vệ sinh nguồn nước. - Đồ dùng của cô: 2-3 bức tranh xé hình con cá khác nhau. (Hình ảnh các loại cá trên máy tính). Đầu đĩa có bài hát “Cá vàng bơi, Tôm cá cua thi tài” - Của trẻ: Vở, giấy màu, hồ dán khăn lau tay cho trẻ. 1. Ổn định tổ chức - Tạo hứng thú - Cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi” - Bài hát nói đến con vật gì là con vật sống ở đâu? Cho trẻ kể tên các loại cá. (Cho trẻ quan sát các loại cá) 2. Nội dung bài: * Cho trẻ quan sát tranh và trao đổi cách xé: - Cho trẻ nhận xét hai bức tranh của cô, về đặc điểm hình dáng màu sắc, bố cục tranh.... - Cô hỏi 3-4 trẻ con định xé đàn cá gì? + Con thấy hình dáng con cá ra sao? + Con cá màu gì ?... + Con sẽ sắp xếp vị trí các con cá trong bức tranh của mình như thế nào? + Khi xé dán con cá thì các con phải chú ý điều gì? - Gợi ý để trẻ xé thêm vẩy vây cá, rong rêu... * Trẻ thực hiện - Trong khi trẻ xé cô bao quát trẻ, động viên gợi ý những trẻ yếu, khuyến khích trẻ có nhiều sáng tạo. Khi trẻ xé cô mở nhạc nền cho trẻ xé. * Trưng bày sản phẩm: - Cô mời trẻ lên giới thiệu bài của mình cho cả lớp nghe. - cùng bàn cách sửa bài cho những bạn chưa hoàn thành được sản phẩm - Cô nhận xét chung – khen trẻ 3. Kết thúc;’ - Nhận xét tuyên dương- giáo dục - GD trẻ bảo vệ nguồn nước để nuôi chăm sóc cá. - Trẻ hát “Tôm cá cua thi tài” ra chơi. Đánh giá cuối ngày: .............................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................. Thứ 3 ngày 16 tháng12 năm 2014 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành - Thể dục: Ném trúng đích nằm ngang - Ôn: Bò dích dắc qua 7 điểm. - TC: Mèo đuổi chuột * Kiến thức: Trẻ biết tên bài vận động “ Ném trúng đích nằm ngang” Trẻ hiểu cách ném trúng đích nằm ngang: Dùng sức của cách tay để nem túi cát vào trúng đích. Biết cách bò dích dắc qua 7 điểm không chạm vào chướng ngại vật. Hiểu cách chơi trò chơi “mèo đuổi chuột” * Kỹ năng: Trẻ phối hợp các giác quan như mắt, tay để ném trúng được vào đích, Trẻ thực hiện động tác bò dích dắc qua 7 điểm thành thạo. Trẻ chơi được trò chơi “Mèo đuổi chuột” * Thái độ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Có ý thức kỷ luật tốt - Đồ dùng của cô: sân tập bằng phẳng, túi cát, đích ngang. Đường dích dắc (các vật để làm điểm dích dắc) Đầu đĩa có bài hát: “Cá vàng bơi, Tôm cá cua thi tài” 1. Ổn định tổ chức lớp- Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi và vừa đi vừa hát “đoàn tàu nhỏ xíu” sau đó chuyển về đội hình 2 hàng ngang => 4 hàng ngang 2. Nội dung bài: *Trọng động: - BTPTC: Tập với vòng. + Tay: đưa tay trước mặt lên cao (3L-8N) + Chân bước khuỵu ra sau, đưa chân phía trước vuông góc,chân sau thẳng(2l- 8N) + Bụng 6: nghiêng người sang trái, sang phải (2L-8N) + Bật : tại chỗ (2L-8n) - VĐCB: Ném trúng đích nằm ngang - Cô làm mẫu 2 lần, lần 2 vừa làm vừa phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị, cô đứng trước vạch, cô đứng chân trước chân sau, tay cùng phía với chân sau cô cầm túi cát cô đưa xuống dưới, vòng ra sau lên ngang đầu cô ném túi cát trúng vào đích nằm ngang. - Lần 1: lần lượt trẻ ở từng hàng lên tập. Mỗi lần 2 trẻ - Lần 2: Cho trẻ thực hiện theo nhóm ( 4-6 trẻ) - Lần 3: Cho những cháu yếu không tập được ( nếu có) * Ôn: Bò dích dắc qua 7 điểm: - Hỏi trẻ cách bò dích dức qua 7 điểm - Cô mời 1 trẻ lên thực hiện động tác. Cô nhắc lại cách vận động - Lần lượt trẻ thực hiện, mỗi trẻ 1 lần. * TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Cách chơi: Mời 1 trẻ đóng vai mèo, 1 trẻ đóng vai chuột, các bạn trong lớp cầm tay nhau giơ cao đọc bài thơ “ mèo đuổi chuột” bạn đóng vai mèo đuổi bạn đóng vai chuột,
File đính kèm:
- giao an chu de dong vat.doc