Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật

- Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên sợ, hãi, tức giận của người khác qua lời nói

- Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói.

- Thông cảm, chia sẻ với người khác.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3484 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỂ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
(Thời gian: Từ ngày 22/12/2014 đến 17/01/2015)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Mạng hoạt động
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
 CS1: Bật xa tối thiểu 50cm
- Bật xa 40 – 50 cm chọn 
- Bật qua vật cản 15 – 20 cm.
- VĐCB: Bật sâu 50cm
CS 3: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4m
- Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay.
- Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m
- VĐCB: Ném xa bằng 2 tay.
- VĐCB: Truyền bóng qua đầu, qua chân.
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề TGĐV.
- HĐCMĐ: Vẽ đàn vịt đang bơi.
- HĐG (tạo hình): Vẽ các con vật nuôi sông trong gia đình.
CS 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
- Thể hiện dán hình theo yêu cầu của cô.
- Kỹ năng bôi hồ, xếp dán hình.
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu
- HĐCMĐ: Cắt dán con cá
CS 9: Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu;
- Nhảy tại chỗ bằng hai chân
- Nhảy lò cò tại chỗ
- Thể hiện bài tập nhảy lò cò tối thiểu 5 bước liên tục đổi chân theo yêu cầu.
- VĐCB: Nhảy lò cò 5 bước liên tục.
- TC: Nhảy lò cò
2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
CS 39: Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc
- Tham gia tưới, nhổ cỏ, lau lá cây, cho con vật ăn, vuốt ve, âu yếm.
- Quan tâm hỏi han về sự phát triển cách chăm sóc cây cối và con vật quen thuộc..
- HĐG: Chăm sóc các con vật nuôi.
CS 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh
- Cảm xúc của bản thân
- Thể hiện cảm xúc của mình trước hoàn cảnh cụ thể
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.
- Trong mọi hoạt động.
CS 50: Thể hiện sự thân, thiện đoàn kết với bạn bè
- Chơi với bạn vui vẻ
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn 
- Trong các hoạt động vui chơi.
CS 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Phối hợp với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.
- Hoạt động thảo luận nhóm
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
CS 61: Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi;
- Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên sợ, hãi, tức giận của người khác qua lời nói
- Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói.
- Thông cảm, chia sẻ với người khác.
- Trong mọi hoạt động học tập, vui chơi.
CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát trong chủ đề Thế giới động vật.
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe, hiểu nội dung chính của bài thơ, câu chuyện.
- Các tình huống các nhân vật trong chuyện
- Tên, tính cách của các nhân vật trong chuyện, đánh giá được tính cách của nhân vật trong chuyện.
- Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi mầm non.
- Truyện “Chú Dê đen” “Cá chép con”
- Thơ “Mèo đi câu cá”, “Nàng tiên ốc”; 
- Đồng dao “Đi cầu đi quán”; “Chi chi chành chành”
CS65: Nói rõ ràng
- Phát âm đúng theo các âm phụ, âm đầu, âm cuối và các điệu
- Phát âm đúng các chữ cái tiếng việt.
- Nói rõ ràng các từ ngữ
- Phát âm rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được
- Sử dụng lời nói rõ ràng, dễ dàng, thoải mái, nói với âm lượng vùa đủ
- Trong các hoạt động, các lĩnh vực.
- HĐCMĐ: Làm quen chữ cái b, d, đ. h, k
CS 71: Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định
- Kể lại được trình tự câu chuyện ngắn dựa vào trí nhớ hoặc qua truyện trang đã được nghe cô giáo, người lớn kể hoặc đọc cho nghe với đầy đủ các yếu tố( Nhân vật, lời thoại của các nhân vật, thời gian và địa điểm diễn biến theo đúng trình tự nội dung của câu chuyện.
- Kể rõ ràng, thể hiện cảm xúc qua lời kể,cử chỉ, nét mặt
- Truyện “Chú dê đen”, “Cá chép con”
 CS 73: Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp
- Điều chỉnh được cường độ giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu trong giao tiếp: Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp , khi người khác đang tập trung làm việc, khi thăm người ốm, nói thầm với bạn, bố mẹkhi trong rạp hát, rạp xem phim công cộng, khi người khác đang làm việc, nói to hơn khi phát biểu ý kiếnnói nhanh hơn khi chơi trò chơi thi đua, nói chậm lại khi người khác có vấn đề chưa  hiểu điều mình muốn truyền đạt
- HĐG: Đóng vai theo chủ đề: vai gia đình, vai bác sĩ,...
- HĐC: Đóng kịch “Chú Dê đen”
CS 81: Có hành vi giữ gìn bảo vệ sách
- Giở cẩn thận từng trang khi xem, không quăn, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách
- Để sách đúng nơi quy định sau khi sử dụng.
- Nhắc nhở hoặc không đồng tình khi bạn làm rách sách;băn khoăn khi thấy cuốn sách bị rách và mong muốn cuốn sách được phục hồi
- Làm quen với chữ cái
- Làm quen với tạo hình
- Làm quen với toán
- Chơi lô tô ở góc học tập
CS 85: Biết kể chuyện theo tranh
- Tập trung quan sát tranh
- Nắm được nội dung tranh
- Sắp xếp tranh theo đúng thứ tự nội dung chuyện
- Kể theo trình tự tranh liên hoàn.
“Đọc” thành một câu chuyện có bắt đầu, diễn biến và kết thúc một cách hợp lý.
- Truyện “Chú dê đen”, “Cá chép con”
CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Giới thiệu chữ cái
- Cách phát âm chữ cái
- Cấu tạo của chữ cái
- Cách phát âm hoặc mô tả để nhận dạng chữ cái.
- Nhận dạng được các chữ cái, nhận biết chữ in thường, in hoa, chữ viết thường.
- Làm quen chữ cái b, d, đ. h, k
4. Lĩnh vực phát triển nhận thức
CS 92: Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung
- Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả.
- Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu.
- Tìm hiểu một số vật nuôi trong gia đình.
- Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng.
- Tìm hiểu một số động vật sống dưới nước.
- Tìm hiểu một số loài côn trùng quen thuộc.
CS99: Nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay nhanh.
- Nghe hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”; “Mang vó ra ao”; Gà trống- mèo con, cún con
CS100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
- Lắng nghe bài hát
- Hiểu nội dung bài hát
- Thể hiện hài hát đúng giai điệu.
- Hát rõ lời bài hát.
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Biểu diễn cuối chủ đề.
- TC: “Son-mì” “Nghe nốt đô thỏ đổi lồng”, “Ai đoán giỏi”
CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
- Hát VĐ: 
+ Đàn gà con
+ Đố bạn
+ Chú ếch con
+ Biểu diễn cuối chủ đề
CS102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
- Lựa chọn vật liệu phù hợp để làm sản phẩm.
- Biết đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi.
- HĐCMĐ( tạo hình): Vẽ đàn kiến bằng vân tay
- HĐCMĐ( tạo hình): Tạo hình con gà
CS 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.
Vd: Dùng NVL tạo các sản phẩm đồ dùng trong gia đình và đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành
- Tạo hình con gà
- Vẽ đàn vịt đang bơi
- Nặn các con vật gần gũi
- Cắt dán con cá
- Vẽ đàn kiến bằng vân tay
- HĐG (góc tạo hình): vẽ và tô màu các bài liên quan đến chủ đề thế giới động vật.
CS104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 7.
- Chọn thẻ số tương ứng(hoặc viết) với số lượng đếm được
- Đếm nhận biết số lượng trong phạm vi 7, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 7.
- Nhận biết số lượng và chữ số 7. Tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ. Nhận biết số thứ tự nhất, nhì, ba.
CS 106: Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.
- Mục đích của phép đo
- Thể hiện đúng thao tác đo độ dài
- Nói kết quả đo
- Phân biệt vật đo và đối tượng đo
- Đo độ dài một vật bằng các đơi vị đo khác nhau
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Đo một đối tường bằng các đơn vị đo khác nhau. Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
CS 112: Hay đặt câu hỏi
- Sự hiểu biết , tò mò trước việc lạ
- Thể hiện sự khám phá, tìm tòi học hỏi sự vật xung quanh.
- Nói rõ ràng, trọn câu.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, người...xung quanh
- Trong các hoạt động.
CS 117: Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
- Nội dung chính của câu chuyện, bài hát.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.
- Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện bài hát mà trẻ yêu thích.
- Nặn các con vật gần gũi
CS 119: Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau
- Là người khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi
- Tự vận động minh họa, múa sáng tạo hợp lý.
- Thông qua các hoạt động: HĐG, HĐ tạo hình, HĐ âm nhạc,...
* NHIỆM VỤ CỦA CÔ:
- Soạn bài đầy đủ trước tuần dạy.
- Làm đồ chơi bổ sung chủ đề thế giới động vật
- Hoàn thiện các loại sổ của cô, hồ sơ của trẻ
- Thu tiền học phí, tiền ăn tháng 12
- Đánh giá chất lượng trẻ học kỳ I

File đính kèm:

  • docgiao an chu de the gioi dong vat lop 5 tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan