Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm: Lớp mẫu giáo cô và các bạn

I .Mục đích:

 - Nhằm rèn cho trẻ tính lễ phép, có nhân cách đối xử .Qua đó giúp trẻ thấy được tác dụng và giúp trẻ biết thêm tiếng việt.

II .Chuẩn bị :

 - Cô đến trường sớm đón trẻ và cô phải là người hướng dẫn trẻ chào hỏi.

III .Tiến hành:

 - Cô đón trẻ , hướng dẫn trẻ cách chào đón bạn bè và có thể luyện tập trẻ nói theo cô

 - Cô hướng dẫn trẻ nhắc nhỡ thường xuyên ở mọi nơi mọi lúc.

 - Cho trẻ ngồi đúng chỗ ngồi qui định.

 

doc757 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5433 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm: Lớp mẫu giáo cô và các bạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI LỚP LÁ TOÀN NĂM HỌC 2009-2010
Từ tháng 11/2009 đến 04/2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
 CHỦ ĐIỂM : LỚP MẪU GIÁO CÔ VÀ CÁC BẠN
 TUẦN : I (Từ ngày : 07 – 11/9/2009)
 Thứ, ngày
 Tên 
hoạt động
 Thứ 2
Ngày07/09/09
Thứ 3
Ngày08/09/09
Thứ 4
Ngày09/09/09
Thứ 5
Ngày10/09/09
Thứ 6
Ngày11/09/09
1 - ĐÓN TRẺ
- Chào cô, các bạn trong lớp.
- Nhắc trẻ chào cô khi đến lớp bằng Tiếng việt.
- Trò chuyện với trẻ về lớp mẫu giáo,…
- Chào cô và các bạn trong lớp.
-Trò chuyện với trẻ và yêu cầu trẻ vệ sinh trước khi đến lớp.
2 -THỂ DỤC
 VẬN ĐỘNG
- Tập theo bài 
“Ồ sao bé không lắc”
- Tập bài phát triển chung.
- Tập bài phát triển chung.
- Tập bài phát triển chung.
- Tập theo bài 
“Ồ sao bé không lắc”
3 -HOẠT ĐỘNG CHUNG
- THỂ DUC : Ném xa bằng một tay.
- GDÂN : Sáng thứ 2.
 - VĂN HỌC :
Thơ : Cô giáo em.
- LQCC : O – Ô – Ơ.
- MTXQ :
 Lớp mẫu giáo của chúng ta.
-HĐG : 
- TẠO HÌNH:
Vẽ con đường tới lớp.
- LQVT :
 Số 1.
- HĐG.
4 -HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát cây cối, núi non.
- Trẻ chơi tự do với bóng.
- Quan sát cây cối, núi non.
- Trẻ chơi tự do với bóng.
 - Quan sát cây cối có xung quanh sân trường.
5 -HOẠT ĐỘNG GÓC
Xây trường Mẫu giáo có tường rào, cổng ngõ.
Trẻ đóng vai cô giáo có cô hiệu trưởng, có bác bảo vệ.
 - Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát,vườn cây thuốc nam.
 - Vẽ, nặn cô giáo, trường mẫu giáo, các bạn.
6 -HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN
- Dạy trẻ đọc thơ : cô giáo em.
- Dạy trẻ hát bài : sáng thứ 2.
- Nhặc lá rụng làm sạch sân trường.
- Dặn dò, nhắc nhở.
- Một số trò chơi dân gian ở địa phương.
- Dạy trẻ hát : sáng thứ hai.
- Dạy trẻ làm quen với số 1.
- Giáo dục lễ phép.
- Lâu dọn đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
 - Dặn dò, nhắc nhở.
 Thứ 2 ngày 08 tháng 09 năm 2009.
1)Đón trẻ : CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN TRONG LỚP
I .Mục đích:
	- Nhằm rèn cho trẻ tính lễ phép, có nhân cách đối xử .Qua đó giúp trẻ thấy được tác dụng và giúp trẻ biết thêm tiếng việt.
II .Chuẩn bị :
	- Cô đến trường sớm đón trẻ và cô phải là người hướng dẫn trẻ chào hỏi.
III .Tiến hành:
	- Cô đón trẻ , hướng dẫn trẻ cách chào đón bạn bè và có thể luyện tập trẻ nói theo cô
	- Cô hướng dẫn trẻ nhắc nhỡ thường xuyên ở mọi nơi mọi lúc.
	- Cho trẻ ngồi đúng chỗ ngồi qui định.
 -----------000----------
2)Thể dục buổi sáng:
	Tập theo bài : Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC
 Trẻ tập theo bài :
Đưa tay ra nào (Lắc lư cái mình này)2
Nắm lấy cái tai (Ồ sao bé không lắc)2
 (Lắc lư cái đầu này)2 Đưa tay ra nào
(Ồ sao bé không lắc)2 Nắm lấy cái chân
Đưa tay ra nào (Lắc lư cbbbbbbbbbbbái đùi này)2
Nắm lấy cái hông ( Ồ sao bé không lắc)2
 ---------------000-------------
3) HOẠT ĐỘNG CHUNG : 	 MÔN THỂ DỤC
	 Đề tài : NÉM XA BẰNG MỘT TAY
I.Mục đích:
 1) Kiến thức:
Trẻ biết nén xa bằng một tay, đúng kỹ thuật, chính xác.
Trẻ biết dùng lực của cánh tay để đẩy vật đi xa. 
Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
 2) Kỹ năng:
 - Thực hiện các thao tác chính xác, dứt khoát, đẹp.
 3)Giáo dục:
 - Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
 - Không xô đẩy, tranh dành nhau.
 - Hình thành thói quen chú ý trong gìơ học.
II.Chuẩn bị :
 - 08 túi cát.
 - 02 ống đựng cờ, 04 vòng tròn.
III.Phương pháp:
 - Đàm thoại , thực hành.
 - Tích hợp: MTXQ, âm nhạc.
IV.Tiến hành:
 1/ Khởi động:
 - Bây giờ lớp mình cùng làm đoàn tàu đi tham quan, vừa đi thành vòng tròn và kết hợp các kiểu đi, sau đó chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.
 2/ Trọng động:
 a/Bài tập phát triển chung.
	+ Động tác tay: Tay đưa ngang gập khủy ngón tay chạm vai.
	+ Động tác chân: Bước một chân sang bên , chân kia thẳng.
	+ Động tác bụng: Cuối gập người về trước , tay chạm vào bàn chân.
	+ Bật nhảy: Bật luân phiên chân trước chân sau.
 b/Vận động cơ bản:
 - Để giúp cho cánh tay chúng ta khỏe mạnh, các con phải vận động và tập thể dục thường xuyên.
 - Gìơ thể dục hôm nay cô sẽ dạy cho các con ném xa bằng một tay, muốn làm đúng và đẹp các con chú ý xem cô làm mẫu nhé. Chuyển trẻ về vị trí đã chuẩn bị . 
 - Cô làm mẫu lần 1:
 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Đứng chân trước chân sau, tay cần túi cát (cùng phía với chân sau ). Đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao để ném tuối cát đi xa và mạnh hơn, sau đó đến lượm túi cát, để vào chỗ cũ và đi về cuối hàng đứng.
 - Cô làm mẫu lần 3. Làm mẫu toàn bộ không giải thích.
 - Chọn 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu.
 - Cho trẻ tiến hành tập.
 - Chia trẻ theo nhóm , tổ thi đua đúng đẹp.
	Trong quá trình trẻ thực hiện cô theo dõi, sửa sai kết hợp giáo dục, động viên tuyên dương nhắc nhở.
 c/ Trò chơi vận động.
	- Trò chơi : Chạy tiếp cờ.
	- Cách chơi: cô chia trẻ thành hai đội bằng nhau ,xếp thành hàng dọc ,hai cháu ở đàu hàng cầm cờ, khi nghe hiệu lệnh “hai, ba” thì cháu cầm cờ phải chạy nhanh về phía ghế ,vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đi đứng ở cuối hàng.Cháu thứ hai nhận được cờ thì tiếp tục chạy nhanh và vòng qua ghế (như bạn thứ nhất) rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba, cứ như vậy nhóm nào hết trước thì thắng cuộc.Con nào không thực hiện đúng quy luật trên thì phải quay lại từ đầu 
 - Cho trẻ chơi hai đến ba lần. 
Trong quá trình thực hiện cô quan sát, sữa sai .
 -----------000------------
 Tiết 2 : Môn : GIÁO DỤC ÂM NHẠC
 Đề tài: SÁNG THỨ HAI.
I/ Yêu cầu :
1/Kiến thức.
 - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
 - Trẻ biết hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “sáng thứ hai”
 - Trẻ hát thuộc và hiểu nội dung bài hát.
 - Trẻ được nghe hát và biết được giai điệu bài hát.
2/Kỹ năng: 
Hát rõ lời, thể hiện được âm điệu, nhịp điệu bài hát.
Thể hiện tình cảm khi hát, biết hòa giọng cùng nhau khi hát.
Trẻ chơi đúng cách , luật chơi của trò chơi.
3/Giáo dục 
Giáo dục trẻ có thái độ tích cực trong các hoạt động.
Trẻ chăm ngoan, vâng lời cô, đi học đều.
II/ Chuẩn bị :
Tranh thể hiện nội dung bài hát, tranh thuộc chủ điểm.
Cô thuộc lời bài hát và hát dúng.
Thanh gõ cho trẻ.
Trẻ đã được làm quen với bài hát trước đó..
Băng bịt mắt để chơi trò chơi, một số bài hát.
 III/Phương pháp:
 - Trực quan, đàm thoại, thực hành.
 - Tích hợp : MTXQ, văn học.
 IV/ Cách tiến hành :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1)Ổn định tổ chức:
 - Cho lớp hát bài “ Cả tuần đều ngoan” và đến xem phòng tranh cùng cô.
 - Đàm thoại về nôi dung tranh :
 + Các con thấy bức tranh vẽ gì ?
 + Các bạn trong tranh đi đâu ?
 + Đến lớp các bạn gặp ai ?
 + Đến gặp cô giáo các bạn làm gì ?
 + Thế các con đến lớp có ngoan không ?
 - Hôm nay cô cũng có một bài hát nói lên sự chăm ngoan của các bạn nhỏ ở lớp mẫu giáo đấy. Đó là bài sáng thứ hai của nhạc sỹ Mộng Lân. Các con lắng nghe cô hát nhé.
 2) Hoạt động nhận thức :
 a) Dạy hát:
 - Cô hát diễn cảm lần 1.
 - Cô hỏi tên bài hát, tên nhạc sỹ ?
 - Cho trẻ xem tranh minh hoại, đàm thoại về nội dung bài hát.
 + Tóm tắt nội dung : Có một bạn nhỏ đi học đều đặn không nghỉ một buổi nào, đến lớp bạn chào cô, chào các bạn. Bạn còn hứa với cô giáo là sẽ chăm ngoan suốt tuần, để thứ 7 bạn sẽ được cô phát phiếu bé ngoan.
 + Giáo dục : Các con ạ ! Khi đến lớp các con nhớ chào cô, chào bạn. Khi học phải chăm ngoan, khi chơi không giành đồ chơi của bạn, không đánh bạn. Đi học đều, không nghỉ học, biết giúp đỡ người khác, vâng lời bố mẹ, cô giáo … thế mới là bé ngoan.
Cô cùng lớp hát cả bài.( 2 lần ).
Mời tổ hát.
Mời cá nhân hát.
Một tổ hát, hai tổ còn lại vỗ tay theo nhịp bài hát.
Cho lớp hát lại.
 b)Vận động theo nhạc :
 - Cô giới thiệu thanh tre để gõ phách.
 - Cô hát và gõ phách mẫu lần 1.
 - Mời cả lớp thực hiện cùng cô. ( 2 lần )
 - Mời nhóm hát và gõ phách theo cô ( 3 lần)
 - Mời cá nhân hát và gõ phách ( 2 – 3 trẻ)
 - Cô theo dõi sửa sai.
 - Mời một tổ đứng dậy hát, hai tổ còn lại gõ phách .( Luân phiên như thế đối với hai tổ còn lại )
 - Mời cá nhân trẻ hát và gõ phách.
 - Mời cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát.
 c)Nghe hát :
 - Cô thấy các con hát rất hay , gõ phách cũng đúng nữa , cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát “bài ca đi học” của nhạc sĩ phan trần bằng.
 - Cô hát lần 1:
 + Cô hỏi trẻ tên bài hát , tên nhạc sĩ.
 + Cho trẻ xem tranh minh họa, đàm thoại về nội dung bài hát, đưa trẻ hòa nhập vào niền vui khi được đến trường . Giáo dục trẻ tự đi học khi bố mẹ bận.
 + Giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi đường.
 - Cô hát lần 2 có điệu bộ minh họa.
 d)Trò chơi âm nhạc:
 - Tổ chức trò chơi: Tiếng hát của ai
 - Cho trẻ nhắc lại luật chơi , cách chơi.
 - Cô tóm tắt lại cách chơi.
 - Tiến hành cho trẻ chơi.
 - Lớp chơi, cô nhắc nhở, tuyên dương.
 Củng cố : cho lớp hát và vỗ tay lại bài sáng thứ hai.
 nhóm nào thuộc nhiều bài hát, hát to.
- Lớp thực hiện.
 - Trẻ trả lời.
 - Các bạn đi học.
 - Gặp cô giáo.
 - Chào cô.
 - Thưa cô ngoan.
 - Trẻ chú ý lắng nghe.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ lắng nghe.
 - Lớp hát cùng cô.
 - Tổ hát.
 - Cá nhân trẻ hát.
 - Tổ thực hiện.
 - Lớp hát.
 - Trẻ chú ý.
 - Lớp thực hiện.
 - Cá nhân thực hiện.
 - Tổ thực hiện.
 - Cá nhân thực hiện.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ chú ý lắng nghe và chơi.
- Lớp thực hiện.
 -----------------000----------------
4)Hoạt động ngoài trời: QUAN SÁT CÂY CỐI – NÚI NON
1/ Ổn định tổ chức:
	- Các con à, để biết đôi tay chúng ta kỳ diệu như thế nào, các con hát bài “Sáng thứ 2” và đi ra ngoài các con xếp thành vòng tròn nhé.
2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động.
a/ Hoạt động quan sát có mục đích.
	-Trẻ quan sát cây cối , núi non cảm nhận được cảnh đẹp của núi rừng vườn cây… biết gọi đúng tên các loại cây… 
	Cho trẻ quan sát , cô gợi ý.
	- Cô đặt câu hỏi liên quan đến nội dung quan sát.
	- Giáo dục trẻ đừng bẻ cành , chặt cây.
b/ Hoạt động tập thể:
	- Cho trẻ hát bài “đi tham quan” vừa hát vừa dẫn trẻ đi thành vòng tròn xung quanh cô, cô đưa ra một số câu hỏi để đàm thoại cùng trẻ.
	- Các con nhìn xem xung quanh các con có những gì?
	- Cô chỉ cho trẻ biết đây là núi đây là rừng cây…
	- Giáo dục trẻ không bẻ cành, tuyên truyền phụ huynh không đốt nương , phá rừng.
c/ Trò chơi tự chọn:
	- Cho trẻ xếp chữ o-ô-ơ bằng sỏi.
3/ Kết thúc:
	-Tập trung trẻ , nhận xét , tuyên dương , giáo dục.
 -----------000------------ 
6)Hoạt động tự chọn: 
 - Dạy trẻ đọc thơ : cô giáo em.
 - Giáo dục vệ sinh. Dặn dò, nhắc nhở. 
 ---------------- -----------------
 Thứ 3 ngày 08 tháng 09 năm 2009.
Đón trẻ : NHẮC TRẺ CHÀO CÔ KHI ĐẾN LỚP - BẰNG TIẾNG VIỆT
 I/Mục đích:
Rèn cho trẻ tính lễ phép,có nhân cách đối xử, qua đó cũng giúp trẻ thấy được cái hay, giúp trẻ biết và phát triển ngôn ngữ.
II/Chuẩn bi :
 - Cô đến sớm để hướng dẫn,tập cho trẻ thói quen chào hỏi bằng tiếng việt.
III/Tiến hành :
Cô đón trẻ, khi trẻ đến cô nhắc trẻ phải chào cô. Nếu cháu nào chưa biết cô hướng dẫn, tập cho trẻ nói theo cô.
Cô nhắc nhỡ trẻ đến lớp để đồ dùng...
Cho trẻ ngồi đúng nơi qui định để cô giáo dục. Các con này ! để là một bé ngoan, trước tiên các con phải biết lễ phép với người lớnn, khi đi học nhớ chào bố, mẹ,…Khi đến lớp phải chào cô, biết nói năng lễ phép, vâng lời… nhớ chưa nào.
 ----------000----------
2) Thể dục buổi sáng : BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG
I/Mục đích:
	Nhằm giúp trẻ phát triển về thể lực, rèn luyện cho trẻ tác phong biết xếp đội hình đội ngũ di chuyển từ dọc sang ngang thành hình tròn.
II/Chuẩn bị:
	- Sân tập bằng phẳng , rộng
	- Cô thuộc động tác chuẩn bị trò chơi vận động.
III/Tiến hành:
1/ Khởiđộng:
	- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc di chuyển thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, sau chuyển thành hàng ngang trẻ nọ cách trẻ kia 1 cánh tay.
2/ Trọng động:
	Tập bài phát triển chung.
a/Hô hấp : “gà gáy”
 Đưa hai tay khum trước miệng ,vươn người về phía trước làm tiếng gà gáy “Ò Ó O… O” gà gáy nhỏ, gáy vừa và gáy to.
b/Tay vai:
	Tay đưa ngang gập khuỷu tay ,ngón tay để trên vai .
	- Nhịp 1:Bước chân trái lên 1 bước nhỏ , chân phải kiểng gót , tay đưa ngang lòng bàn tay ngữa.
	- Nhịp 2: Gập khuỷu tay , ngón tay chạm vai .
	- Nhịp 3 : Bước chân trái lên 1 bước nhỏ , chân phải kiểng gót , tay đưa ngang lòng bàn tay ngữa.
	- Nhịp 4:Về tư thế chuẩn bị.
	Nhịp 5,6,7,8 như các động tác trên nhưng đổi bên.
c/ Chân;
	Bước khuỵu chân sang bên ,chân kia thẳng .
	Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng khép chân tay thả xuôi
	Nhịp 1:Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai , hai tay đưa ngang lòng bàn tay sấp 
	- Nhịp 2: Khuỵu gối trái ,chân trái thẳng hai tay đưa trước lòng bàn tay xấp .
	- Nhịp 3 : như nhịp 1.
	- Nhịp 4 :Về tư thế chuẩn bị.
	- Nhịp 5,6,7,8 như trên nhưng đổi bên.
d/Bụng lườn :
	Cuối gập người về trước ,ngón tay chạm mu bàn chân.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang bên rộng bằng vai,hai tay đưa cao , lòng bàn tay hướng vào nhau .
- Nhịp 2: Cuối gập ngươì về trước,ngón tay chạm mu bàn chân .
- Nhịp 3: như nhịp 1.
- Nhịp 4 về tư thế chuẩn bị
- Nhịp 5,6,7,8 như trên nhưng đổi bên.
e/Bật nhảy :
Bật luân phiên chân trước chân sau.
- Nhịp 1: Bật tách chân trái trước chân phải sau.
- Nhịp 2: Đổi chân.
3/Hồi tĩnh: Cho tr đi hít thở nhẹ nhàng.
Trò chơi “Đo với cô xem cao đến đâu”
 ------------------ 000------------- 
3)HOẠT ĐỘNG CHUNG : MÔN : LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
 ĐỀ TÀI : THƠ CÔ GIÁO EM.
 I/ Yêu cầu :
1/Kiến thức 
Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ diễn cảm.
Thể hiện âm diệu, nhip điệu phù hợp với nội dung baì thơ.
 2/Kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
Kỹ năng trả lời câu hỏi.
3/Giáo dục 
Trẻ quí mến cô, lễ phép,vâng lời. 
 4)Phát triển :
Phát triển ngôn ngữ từ “quấn quýt “,”sản xuất”, “ rảnh tay”.
Phát triển trí nhớ.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh họa nội dung bài thơ.
Tranh vẽ cô giáo.
Bài thơ chữ to viết trên tờ lịch.(chữ in thường).
Mô hình vườn cổ tích với những bông hoa có chứa câu hỏi.
III. Phương pháp 
 - Trực quan, đàm thoại ,thực hành .
 - Tích hợp: âm nhạc, môi trường xung quanh, toán.
IV/ Cách tiến hành :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1)Ổn định, dẫn dắt giới thiệu:
 - Cho trẻ hát bài “ cô và mẹ” dẫn trẻ đến xem tranh cô giáo.
 - Hỏi trẻ bức tranh vẽ gì ?
 - Cô giáo đang làm gì ?
 À đúng rồi, bức tranh vẽ về cô giáo, cô giáo rất yêu thương các con, khi đến trường các con được cô giáo dạy thơ, dạy múa, kể chuyện,…
 Bây giờ các con hát cùng cô bài “ cô giáo miền xuôi” và về chổ ngồi nhé.
Các con vừa đi đây về ?
Đến xem tranh các con thấy cô giáo đang dạy các bạn
 nhỏ đúng không ?
 - Vậy để cô giáo vui lòng các con phải làm gì ?
 Cô cũng có một bài thơ nói về một bạn nhỏ rất yêu quý cô giáo của mình, không biết các bạn ấy làm gì để cô giáo vui lòng, các con hãy lắng nghe cô dộc bài thơ “Cô giáo em” của nhà thơ Nguyệt Mai .
 2)Hoạt động nhận thức :
 a) Giáo viên đọc thơ cho trẻ nghe:
 - Cô đọc thơ lần 1 : đọc diễn cảm.
 - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả ?
 - Chuyển đội hình đến góc truyện tranh :
 - Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh.
 - Cô giải thích nội dung bài thơ :
 Lúc ở nhà các con được cha mẹ chăm sóc, dạy bảo. Khi đến lớp thì các con được cô giáo chăm sóc, dạy dỗ . Cô là người vui tính : cô hay cười, hay múa, cô kể chuyện cho các con nghe, dạy cho các con hát,và dạy cho các con biết chơi trò chơi.Vì thế nên các bạn nhỏ rất thích, luôn quấn quýt bên cô, chơi cùng cô. Bố mẹ các bạn rất vui vì các bạn ngoan, bố mẹ có thời gian để đi làm, sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
 - Cô giải thích từ khó :
 + Quấn quýt : là luôn luôn gần cô, vây quanh cô, không muốn xa cô.
 + Sản xuất : là làm ra của cải, những vật dụng theo nhu cầu của chúng ta.
 + Rãnh tay : là nghỉ ngơi.
 * Giáo dục : Các con à ! cô giáo luôn yêu thương, dạy dỗ các con. Vì thế các con phải biết vâng lời cô giáo, luôn quý mến cô, không làm cô buồn và nhớ phải đi học đều.
 - Cô đọc thơ lần 3 kết hợp chỉ vào đầu dòng của câu thơ.
 b)Dạy trẻ đọc thơ:
 - Cho lớp đọc thơ chữ to cùng cô.( cô chỉ vào đầu câu)
 - Cô cất thơ chữ to và mời từng tổ đọc.
 - Cô mời nhóm đọc, ( 2-3 nhóm) đọc luân phiên, nối tiếp bài thơ.
 - Cô mời các nhân trẻ đọc.( 3-4 trẻ đọc)
 - Cho lớp đọc lại 1 lần.
 c) Đàm thoại :
 - Cho trẻ đến vườn cổ tích vừa đi vừa hát cùng cô bài “ cô giáo miền xuôi “.
 - Các con đã đến vườn cổ tích rồi, ở đây cô tiên có rất nhiều bông hoa đẹp, trong mỗi bông hoa có một bí mật, các con có thích khám phá bí mật đó không nào ? Để xem bí mật đó như thế nào, các con hái hoa nhé.
 Lần lượt cho trẻ hái hoa, cô đàm thoại cùng trẻ với hệ thống câu hỏi :
Các con vừa được học bài thơ gì ?
Bài thơ “ Cô giáo em” của tác giả nào ?
Bài thơ nói về ai ?
Cô giáo là người như thế nào ?
Cô giáo đã dạy các con những gì ?
Khi đến lớp các con thế nào bên cô ?
 * Giáo dục : trẻ biết vâng lời, quý mến cô, biết yêu thương bố mẹ.
 d)Hoạt động chuyển tiếp :
 Cho trẻ đọc bài thơ “ cô giáo em “ và đi ra ngoài.
- Trẻ hát và đi theo cô.
- Tranh vẽ cô giáo.
- Đang dạy các bạn hát.
- Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ về chổ và hát cùng cô.
 - Trẻ trả lời.
- Chăm ngoan, vâng lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý.
- Lớp đọc.
- Tổ đọc.
- Nhóm đọc.
- Cá nhân đọc.
- Lớp đọc.
- Trẻ vừa đi vừa hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc lại bài thơ.
 -------------000------------
3)HOẠT ĐỘNG CHUNG : 	 MÔN TẠO HÌNH
 ĐỀ TÀI : VẼ THEO MẪU : VẼ CON ĐƯỜNG TỚI LỚP.
 I/ Yêu cầu :
1/Kiến thức 
Trẻ vẽ được đường đi là 2 nét thẳng ngang không đứt quãng.
Trẻ có thể vẽ thêm các chi tiết phụ.
 2)Kỹ năng :
 - Rèn luyện sự nhanh nhẹn 
Rèn luyện kỹ năng vẽ và biết kết hợp các nét.
Củng cố cách cầm bút, tư thế ngồi..
3/Giáo dục 
 - Giáo dục trẻ nghiêm túc trong giờ học, và biết giữ gìn đồ dùng, biết cất đồ dùng đúng nơi qui định.
 - Giáo dục cách đi đường.
II.Chuẩn bị:
Trẻ được quan sát đường đi trước đó..
Mẫu vẽ của cô, phấn màu.
 - Giấy vẽ,bút chì, màu tô cho trẻ.
Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
III. Phương pháp 
 - Trực quan đàm thoại ,thực hành .
 - Tích hợp: âm nhạc, môi trường xung quanh, trò chơi.
IV/ Cách tiến hành :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
 1)Ổn định, dẫn dắt, giới thiệu :
 Hôm nay trời đẹp, các con đi dạo cùng cô nào. Trẻ vừa đi vừa hát “ cô và mẹ ” đi dạo ra đường cái.
 Các con xem ở ngoài trời có rất đẹp cảnh đẹp, bầu trời trong xanh, cây cối tươi tốt, cô chỉ xuống đường và hỏi trẻ :
 - Con đường nầy đi đâu ?
 À ! con đường này giúp các bạn đến trường, về nhà sau buổi tang trường.
 - Thế hằng ngày đi học các con thấy gì trên đường đi ?
 - Khi đi trên đường, các con đi bên nào ?
 Đúng rồi, vậy hằng ngày trên con đường tới lớp các con thấy xe, người và hai bên đường còn có hàng cây xanh, hoa la và nhà nữa,… Thế các con có thích vẽ con đường tới lớp không ?
 2) Quan sát, đàm thoại về đối tượng:
 a) Cho trẻ quan sát, đàm thoại:
 - Cô treo tranh vẽ đường tới lớp.
 - Cho trẻ nhận xét về bức tranh.
 - Cô tóm lại 1 lần toàn bộ về bức tranh.
 - Đàm thoại về kiến thức kỹ năng vẽ :
 Cô vừa nói vừa chỉ vào từng nét của bức tranh : muốn vẽ con đường trước tiên cô vẽ một nét ngang không đứt quãng. Tiếp sau đo cô vẽ một nét thẳng ngang nữa bên dưới nét thẳng ngang cô vừa vẽ, đây chính là con đường đi đấy các con à. Vẽ xong con lấy màu tô nền đường.
 b)Hướng dẫn của giáo viên :
 Cô vẽ và giải thích từng bước ( 1 lần ). Cô vẽ từ trái sang phải. Cô vẽ xong too màu và nói : khi tô màu các con phải tô đúng và đẹp, không làm lem màu ra ngoài,
 c) Trẻ thực hành :
 Cô kiểm tra vật liệu thực hành của từng trẻ. Cho trẻ cầm bút vẽ trên không
 Cô nhắc trẻ cách ngồi, cách cầm bút.
 Cho trẻ tiến hành vẽ, cô gợi ý nhắc nhỡ, động viên trẻ vẽ đẹp, đúng các kỹ năng.
 Gần hết giờ cô nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm.
 Hết giờ cho trẻ dừng bút và thể dục chống mệt mỏi.
 d) Nhận xét sản phẩm :
 Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
 Cho trẻ nhận xét.
 Cô nhận xét lại.
 Cho trẻ đọc thơ “ Em vẽ ”đi ra ngoài.
 - Trẻ hát và đi theo cô.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Xe cộ, cây cối …
 - Bên phải.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ quan sát.
 - 2 – 3 trẻ nhận xét.
 - Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Làm động tác chống mỏi.
 -----------------000--------------
 4)Hoạt động ngoài trời :
 	MÔN : LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
 ĐỀ TÀI : THƠ CÔ GIÁO EM.
 I/ Yêu cầu :
1/Kiến thức 

File đính kèm:

  • docgiao an 5 tuoi.doc