Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề dịch vụ - Đề tài: Thơ Làm nghề như bố - Hồ Thị Thanh Trang
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu mến, tự hào về nghề nghiệp của bố, ước mơ được làm nghề như bố.
- Cảm nhận được âm điệu vui tươi, rộn ràng của bài thơ.
b. kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
- Rèn kĩ năng phát âm, nói câu đầy đủ.
c. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu mến bố mẹ, quý trọng người lao động.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ điểm: Nghề nghiệp Chủ điểm nhánh: Nghề dịch vụ Đề tài: Thơ Làm nghề như bố Độ tuổi: 5 – 6 tuổi Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Trang 1. Mục đích – yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu mến, tự hào về nghề nghiệp của bố, ước mơ được làm nghề như bố. - Cảm nhận được âm điệu vui tươi, rộn ràng của bài thơ. b. kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm. - Rèn kĩ năng phát âm, nói câu đầy đủ. c. Thái độ: - Giáo dục tình cảm yêu mến bố mẹ, quý trọng người lao động. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài thơ 3. Phương pháp: - Đọc thơ diễn cảm, đàm thoại, luyện tập. 4. Thực hiện: a. Ổn định: - Cả lớp hát và vận động bài “Đi tàu lửa”. - Trò chuyện về nhóm nghề dịch vụ và nghề lái tàu lửa. + Bố các con làm nghề gì? + Nghề dịch vụ gồm những nghề nào? b. Nội dung: Hoạt động 1: Nghe cô đọc thơ - Cô giới thiệu bài thơ “Làm nghề như bố” – Thu Quỳnh sưu tầm - Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe lần 1, lần 2 kết hợp tranh. - Cô giảng nội dung bài thơ: “Bài thơ nói lên tình cảm yêu mến và tự hào về nghề của bố, ước mơ được làm nghề như bố của các bạn nhỏ trong bài thơ.” - Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 3. - Cô đàm thoại với trẻ, kết hợp đọc trích dẫn: Bài thơ tên gì? Của tác giả nào? Bố của Tuấn làm nghề gì? Hùng và Tuấn có thích làm nghề như bố không? Vì sao Hùng và Tuấn lại thích làm nghề như bố? Vậy Hùng và Tuấn đã làm như thế nào? Bạn nào đã làm tàu? Bạn nào làm người lái? Hai bạn đã chơi như thế nào? Khi lớn lên các cháu thích làm nghề gì? Cô nhắc lại các câu trả lời của trẻ. Kết hợp đọc trích dẫn và giảng từ khó: “mê” -> rất thích thú; “kèn lá chuối” -> một loại kèn trẻ em thường chơi quấn bằng lá chuối, khi thổi phát ra tiếng kêu vui tai; “tàu rời ga” -> xuất phát. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô. - Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ cùng cô. - Cho các tổ đọc thơ tiếp nối nhau. Cô khuyến khích, động viên các trẻ, hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm, vui tươi, rộn rã, lên xuống giọng phù hợp với nhịp điệu, âm điệu bài thơ. Hoạt động 3: Chơi trò chơi - Cô giới thiệu trò chơi “Dán tranh minh hoạ bài thơ” - Cô hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi - Cô nhận xét. - Cho 3 tổ tô màu hoàn chỉnh bức tranh và đọc lại theo tranh chữ to. c. Kết thúc hoạt động: - Hát bài “Bác đưa thư vui tính”. Đi lại nhẹ nhàng, chuyển hoạt động.
File đính kèm:
- Lam nghe nhu bo.docx