Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Đề tài: Đặc điểm của nước

1 Kiến thức

- Trẻ nói được các trạng thái của nước.

- Trẻ mô tả, giải thích được đặc điểm của nước không màu, không mùi.

- Trẻ mô tả được sự thay đổi của nước, nước có thể hòa tan một số chất.

- Trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình bằng hình vẽ, bằng động tác các trạng thái.

2 Kĩ năng

- Trẻ so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của nước khi nước ở các trạng thái khác nhau.

- Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, chính xác các đặc điểm của nước.

3 Thái độ

- Biết tiết kiệm nước không vút rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 12756 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Đề tài: Đặc điểm của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 .GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đặc điểm của nước
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn.
Thời gian: 25 – 30 phút
Người thực hiện: Nhóm – Cụm 1- 2 Thanh Oai
I Mục đích yêu cầu
1 Kiến thức 
- Trẻ nói được các trạng thái của nước.
- Trẻ mô tả, giải thích được đặc điểm của nước không màu, không mùi.
- Trẻ mô tả được sự thay đổi của nước, nước có thể hòa tan một số chất.
- Trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình bằng hình vẽ, bằng động tác các trạng thái.
2 Kĩ năng
- Trẻ so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của nước khi nước ở các trạng thái khác nhau.
- Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, chính xác các đặc điểm của nước.
3 Thái độ
- Biết tiết kiệm nước không vút rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước.
II Chuẩn bị
- Đường, muối, cốc nước, thìa nước cam, sữa tươi.
- Nước đá, 3 chậu, đĩa nhôm, nến.
III Hướng dẫn
1 Ổn định gây hứng thú
- Trò chơi “nghe nhạc làm động tác minh họa nước chảy, nước đóng băng.
2 Nội dung
* Thí nghiệm 1: Nhằm mục đích Trẻ giải thích đặc điểm của nước không màu, không mùi, không vị. Cô cho trẻ nhìn, ngửi, nếm.
Để trên bàn cô 3 chiếc cốc bên trong để 1 cái thìa.
Các con nhìn thấy gì trên bàn của cô? (Thìa để trong cốc).
Tại sao con nhìn thấy được thìa trong cốc? (cốc thủy tinh trong suốt).
Bây giờ các con hãy xem cô rót nước, sữa, nước cam và 3 cốc này nhé.
Các con nhìn thấy gì ở trong 3 chiếc cốc? (nước cam vàng, sữa màu trắng)
Các con có nhìn thấy cái thìa trong cốc nước cam và cốc sữa nữa không? Tại sao?
Thế tại sao chúng mình vẫ nhìn thấy cái thìa trong cốc nước còn cốc nước cam và sữa thì lại không nhìn thấy?
Cho trẻ ngửi và uống thử nước cam, sữa, nước. Sau khi uống xong hỏi: Con ngửi thấy mùi gì? con uống thấy có vị gì?
- Trẻ nói nên nhận biết của mình về nước.
- Cô khái quát nước không màu, không mùi, không vị.
- Thí nghiệm 2: Nước có thể hòa tan một số chất
- Điều gì sẽ xảy ra khi cô cho một thìa đường vào cốc nước này?
“Cô cho trẻ trải nghiệm”.
- Làm thế nào để đường tan ra? “trẻ khuấy và nếm”.
- Trẻ nói nước có vị hơi ngọt
- Điều gì sẽ xảy ra nếu cô cho 2 thìa đường vào cốc nước này?
- Cho trẻ về nhóm thực hiện thí nghiệm.
- Trẻ nếm, ngửi, nhìn và nói hiểu biết của mình.
- Điều gì sẽ sảy ra nếu cô cho một ít nước cam vào cốc này?
- Cô khái quát: Nước có thể hòa tan một số chất, nước có thể thay đổi màu, mùi, vị khi có vật tác động.
Cho trẻ kể về các loại nước bị ô nhiễm.
Nước bị ô nhiễm thì có dùng được không?
* Thí nghiệm 2: Trạng thái của nước “ thể rắn” “hơi”.
- Cho đá vào đĩa nhôm, hơ đá trên ngọ nến thì thấy đá tan ra từ từ.
ở nhiệt độ cao thì thấy đá tan ra nhanh hơn.
- Điều gì sẽ xảy ra khi viên đá này được đun lên ở nhiệt độ cao?
- Đặt viên đá vào đun- đá tan ra nước.
- Rót nước nóng vào cốc cho trẻ quan sát thấy bốc hơi.
- Trẻ nói đã nhìn thấy nước bốc hơi ở đâu.
Cô kết luận: như vậy nước tồn tại ở thể lỏng, khi ở nhiệt độ cao thì bốc hơi, nhiệt độ thấp thì đông thành đá.
* Cho trẻ kể về tác dụng của nước.
- Các con có biết nước được dùng để làm gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu không có nước?
* Cô kết luận: Nước rất cần cho sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Nếu không có nước sẽ không tắm giặt, nấu ăn  do vậy chúng ta phải tiết kiệm nước.
- Con tiết kiệm nươc bằng cách nào?
- Ngoài ra chúng ta không nên vứt rác bẩn xuống nước vì như vậy nước sẽ bị ô nhiễm
Cho trẻ chơi trò chơi mô tả trạng thái của nước bàng động tác của cơ thể:
Nước chảy: Tay đưa ngang.
Nước bốc hơi: Tay đưa từ dưới lên trên.
Nước đóng băng: Đứng im.
* Trò chơi: Cho trẻ vẽ các trạng thái của nước.
3 Kết thúc.
Cho trẻ vẽ các trạng thái của nước.

File đính kèm:

  • docDac diem cua nuoc.doc