Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Đề tài: Phân chia - tách gộp đối tượng trong phạm vi 7
1/ Kiến thức:
- Trẻ hiểu từ 1 nhóm có số lượng ban đầu là 7, trẻ có thể tách ra thành hai nhóm hoặc nhiều nhóm nhỏ hơn bằng nhiều cách khác nhau, khi gộp lại thì trở về số lượng ban đầu.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ biết tách số lượng thành hai hoặc nhiều nhóm nhỏ bằng nhiều cách khác nhau theo đặc điểm đối tượng
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ toán học: nhiều hơn – ít hơn, bằng nhau, tách gộp
3/ Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: Phân chia – tách gộp đối tượng trong phạm vi 7 Đối tượng: 5-6 tuổi Số lượng: 25 – 30 trẻ Thời gian: 25 – 30 phút Người dạy: I/ Yêu Cầu: 1/ Kiến thức: Trẻ hiểu từ 1 nhóm có số lượng ban đầu là 7, trẻ có thể tách ra thành hai nhóm hoặc nhiều nhóm nhỏ hơn bằng nhiều cách khác nhau, khi gộp lại thì trở về số lượng ban đầu. 2/ Kỹ năng: Trẻ biết tách số lượng thành hai hoặc nhiều nhóm nhỏ bằng nhiều cách khác nhau theo đặc điểm đối tượng Phát triển tư duy, ngôn ngữ toán học: nhiều hơn – ít hơn, bằng nhau, tách gộp 3/ Thái độ: Giáo dục trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn II/ Chuẩn bị: 1/ Đồ dùng của Trẻ: Các loại đồ dùng cá nhân của trẻ (Bàn chải, khăn mặt, ca, bát, thìa khẩu trang) số lượng đủ cho mỗi cháu 7 đồ vật Một mâm quả các loại, 3 tờ giấy lịch vẽ các hình ảnh về đồ dùng cá nhân để trẻ chơi trò chơi 2/ Đồ dùng của Cô: Đồ dùng như trẻ Bảng của cô III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Củng cố số lượng 7 Yêu cầu: “Mỗi bạn lấy rổ đồ dùng cá nhân của trẻ, trong rổ có bao nhiêu đồ dùng?” + Hỏi vài cá nhân trẻ + Các con hãy lấy ra và đếm xem có đúng là 7 đồ dùng không? Hoạt động 2: Tách gộp nhóm số lượng 7 + Từ đồ dùng con hãy tách nhóm bên trái con là 4 đồ dùng. Vậy bên tay phải con còn lại mấy đồ dùng? + Con có nhận xét gì về số lượng của 2 nhóm vừa tách ra so với số lượng ban đầu?” + Bây giờ con gộp 2 nhóm lại, con có nhận xét gì về số lượng đồ dùng khi gộp lại? À, đúng rồi. Số lượng của mỗi nhóm đã tách ra; khi gộp lại thì bằng số lượng ban đầu. Mở rộng: Từ số lượng 7 con hãy tách thành 2 hoặc nhiều nhóm dựa vào dấu hiệu đồ dùng Con tách như thế nào? Tại sao? Ai có cách tách giống bạn? Bạn nào có cách tách nhóm khách của bạn không? Hoạt động 3: Luyện tập qua trò chơi + Trò chơi 1: Phân loại đồ dùng Yêu cầu: Trẻ phân nhóm theo dấu hiệu riêng qua đồ dùng đồ chơi (theo nhóm) Chia trẻ làm 3 nhóm, mỗi nhóm 1 mâm quả (Có các loại quả khác nhau bằng nhựa) Trẻ sẽ thảo luận tách nhiều nhóm theo dấu hiệu riêng và ghi lại kết quả của nhóm Ví dụ: Nhóm 1: Mâm quả (Xoài, dưa hấu, nhãn, na, cam , vải, thanh long). Trẻ tách theo kích thước quả to, nhỏ hoặc quả 1 hạt, quả ít hạt, quả nhiều hạt hoặc màu sắc khác nhau của quả, hoặc hình dạng (Tròn, dài, bầu dục) + Trò chơi 2: Ai nhanh nhất Cho trẻ chia thành đội thi đua Cách chơi và luật chơi: Khi tiếng nhạc cất lên trẻ sẽ chạy lên khoanh tròn các đối tượng đồ vật trong hình vẽ thành 2 phần theo chữ số đã ghi ở trên, đội nào nhanh hơn và chính xác hơn là đội chiến thắng. Trẻ ngồi đội hình chữ U Trẻ làm theo yêu cầu của cô Trẻ trả lời theo số đồ dùng có trong rổ Trẻ thêm hoặc bớt theo số hoa. Bên tay phải con còn lại 3 đồ dùng Số lượng ít đi, giảm đi so với số lượng ban đầu Trở về số lượng ban đầu Trẻ thực hiện theo yêu cầu Con tách 3 nhóm: 3 đồ dùng để ăn, còn lại là 4 đồ dùng khác Trẻ nêu cách tách khác của mình VD: 3đồ dùng để ăn, còn lại 4 đồ dùng Trẻ thực hiện theo yêu cầu Trẻ tách và ghi kết quả Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
File đính kèm:
- Lam quen voi Toan.docx