Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Nghề giáo viên

- Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.

Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm, về đội hình 3 hàng ngang.

BTPTC: Tập kết hợp với vòng:

 +Tay: 2 tay giơ sang ngang rồi 2 tay khuỳnh trước ngực ( 2 lần 8 nhịp).

 +Chân: 2 tay giơ sang ngang rồi 2 tay song song trước ngực đồng thời chân trái giơ về phía trước, sau đó đổi bên chân theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).

 + Bụng: Hai tay đưa sang ngang, cúi gập người, các ngón tay chạm các ngón chân, đầu gối thẳng ( 2 lần 8 nhịp).

 + Bật: Bật chụm tách chân ( 2 lần 8 nhịp).

 

doc11 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 13990 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Nghề giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2: “ Nghề giáo viên ”
(Thời gian thực hiện:Từ 19/11 – 23/11/2012 )
Thời gian
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- TRÒ CHUYỆN
- Cô đến sớm 15 phút vệ sinh lớp học. Cô đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và tự cất đồ dùng của trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Trò chuyện về nghề giáo viên: Về công việc, về dụng cụ, của nghề giáo viên,
THỂ DỤC
SÁNG
- Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,về đội hình 3 hàng ngang.
BTPTC: Tập kết hợp với vòng:
 +Tay: 2 tay giơ sang ngang rồi 2 tay khuỳnh trước ngực ( 2 lần 8 nhịp). 
 +Chân: 2 tay giơ sang ngang rồi 2 tay song song trước ngực đồng thời chân trái giơ về phía trước, sau đó đổi bên chân theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
 + Bụng: Hai tay đưa sang ngang, cúi gập người, các ngón tay chạm các ngón chân, đầu gối thẳng ( 2 lần 8 nhịp).
 + Bật: Bật chụm tách chân ( 2 lần 8 nhịp).
HOẠT ĐỘNG HỌC
-Sáng: Thể dục
+ Đi thăng bằng trên ghế có bê vật trên tay. 
+ Trò chơi: 
“Kéo co”
KPXH
- Làm quen với nghề giáo viên.
Âm nhạc
-NDTT:+ Dạy hát: 
“ Cô giáo miền xuôi”
-NDKH: 
+ NH: “ Cô giáo ”
+TCÂN: “ Ai đoán đúng”
LQVH
-Thơ: “ Em cũng là cô giáo”
LQVT
- Xác định phía phải, phía trái của bản thân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: + Quan sát các dụng cụ của nghề giáo viên.
+ TCVĐ: Người làm vườn, mèo đuổi chuột, 
+ Chơi tự do: Chơi với bóng.
- HĐCMĐ: Xem tranh ảnh về trang phục của các cô giáo,
+ TCVĐ: Kéo co, bóng tròn to,
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường,
- HĐCMĐ: Xem tranh ảnh về công việc hàng ngày của các cô giáo.
+ TCVĐ: Rồng rắn lên mây, cướp cờ,
+ Chơi tự do: Chơi với vòng, phấn,...
- HĐCMĐ: Cho trẻ nhặt cỏ cho cây trong sân trường.
+ Chơi tự do: Chơi với bóng, vòng. 
- HĐCMĐ: Quan sát cây hoa giấy ở sân trường.
+ TCVĐ: Ai nhanh nhất, bắt chước thao tác hành động của các nghề.
+ Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt,
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Gia đình: Tổ chức cho các gia đình đi mua sắm, gia đình cho các con đến lớp mẫu giáo đi học, đi chơi công viên, đi du lịch,... Bán hàng: Bán các loại sách báo, đồ dùng học tập phục vụ cho giáo viên, học sinh, trường học. 
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mẫu giáo, vườn hoa, khu vui chơi,... lắp ghép các dụng cụ của nghề giáo viên. Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa,
- Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Vẽ các dụng cụ của cô giáo như: Bảng, bút, sách, thước kẻ, Tô màu các hình ảnh, hoạt động của cô giáo, Chuẩn bị: Búp sáp các màu, giấy vẽ, tranh vẽ sẵn hình ảnh, các hoạt động của cô giáo cho trẻ tô.
+ Âm nhạc: Hát, VĐ các bài hát về nghề nghiệp như: Cô và mẹ, cháu yêu cô chú công nhân, cháu yêu cô thợ dệt, Chuẩn bị: Xắc xô, phách tre, đài, băng đĩa nhạc,
- Góc văn học: Xem tranh truyện, đọc thơ về gia đình như: Em cũng làm cô giáo - Làm nghề như bố - Bé làm bao nhiêu nghề. Đồng dao: dích dích dắc dắc, dềnh dềnh dàng dàng,...
- Góc toán: Chơi xếp hình các dụng cụ của nghề giáo viên, ôn đếm số 1,2, 3, 4, ôn phía phải - phía trái, phía trước - phía sau, ôn hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác , ôn so sánh chiều dài 3 đối tượng, 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vận động sau ngủ dậy: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Dung dăng, dung dẻ ”.
Chiều: Tạo Hình
+ Vẽ một số dụng cụ giáo viên
 ( Tiết đề tài)
- Cho trẻ làm trong vở toán trang 11.
( Ôn nhận biết dụng cụ nghề nghiệp)
- Cô cùng trẻ dọn dẹp, sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
- Rèn kỹ năng rửa tay, rửa mặt cho trẻ.
- Cho trẻ làm quen bài hát mới: “ Lớn lên cháu lái máy cày”.
- Cho trẻ làm bưu thiếp tặng cô giáo nhân ngày 20/11.
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tên hoạt
động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
 Tiến hành
Lưu ý
Sáng: Thể dục
- Đi thăng bằng trên ghế có bê vật trên tay. 
- Trò chơi: “Bắt chước thao tác một số nghề ”
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách đi thăng bằng trên ghế và bê vật trên tay.
2. Kỹ năng:
- Tập thành thạo các động tác thể dục.
- Có kỹ năng nghe và thực hiện theo hiệu lệnh của cô giáo.
- Biết phối hợp giữ thăng bằng giữa bàn chân và tay khi đi trên ghế.
3. Thái độ:
- Trẻ tự tin, hứng thú khi tham gia tập luyện.
1. Cho cô:
- Một ghế băng, xắc xô.
- Một số dụng cụ của nghề giáo viên.
2. Cho trẻ:
- Hai ghế băng, quần áo trang phục gọn gàng.
1. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu khởi động các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc. 
2. Trọng động:
a) BTPTC: 
- Động tác 1: Hô hấp: 2 tay giơ lên làm động tác ngửi hoa.
- Động tác 2: Tay: 2 tay đưa lên cao, sang 2 bên.
- Động tác 3: Chân: Đứng khuỵu gối 2 tay ra trước rồi đứng lên ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 4: Bụng: Cúi gập người, 2 tay chạm vào chân.
- Động tác 5: Bật: Hai tay chống hông, bật lên xuống tại chỗ. 
b) VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế có bê vật trên tay
- Chuyển đội hình 2 hàng dọc quay mặt vào nhau.
- Cô làm mẫu lần 1 + không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích ( Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng dưới vạch, khi nghe hiệu lệnh “ bắt đầu ” thì cô bước từng chân lên ghế đi thẳng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi xuống và giữ thăng bằng sao cho ghế không bị nghiêng, 2 tay bê 1 dụng cụ của nghề giáo viên. Khi đã đi hết cô bước từng chân một xuống để dụng cụ vào rổ của đội mình rồi về cuối hàng.
- Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu và cho nhận xét, sửa sai cho trẻ.
- Cho lần lượt từng trẻ thực hiện vận động 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua (Trẻ thực hiện 2-3 lần)
- Cho một số trẻ lên thực hiện. 
c) Trò chơi: “ Bắt chước thao tác hành động một số nghề”
- Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề đều có: dụng cụ, thao tác, hành động khác nhau. Các bé có muốn thể hiện các thao tác, hành động đó không?
- Luật chơi: Khi cô nói tên nghề gì thì phải mô tả được thao tác, hành động của nghề đó, ai sai phải nhảy lò cò.
Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi nghe nói đến tên nghề gì thì dừng lại và miêu tả lại thao tác, hành động của nghề đó ( cho trẻ chơi 2-3 lần).
- Cô khen, động viên trẻ.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ hát bài: “ Cô giáo miền xuôi ” ra ngoài.
Tạo hình:
Vẽ một số dụng cụ giáo viên
 ( Tiết đề tài)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số dụng cụ của nghề giáo viên như: Thước kẻ, sách vở,...
- Trẻ biết cách sử dụng và công dụng của chúng.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng vẽ các nét xiên, nét cong, nét thẳng,...
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng và yêu qúy nghe lời cô giáo.
1. Cho cô:
- Tranh vẽ gợi ý của cô về một số dụng cụ của nghề giáo viên.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 hộp bút sáp các màu, giấy A4
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cô và trẻ hát bài: “ Cô giáo” ( Nhạc: Đỗ Mạnh Thường, thơ: Nguyễn Hữu Tường).
2. Nội dung:
a) Quan sát tranh gợi ý của cô:
Trước khi đưa tranh gợi ý ra, cô đưa một số dụng cụ của nghề giáo viên như: Thước kẻ, ê ke,... cô cho trẻ nhìn, sờ xem các dụng cụ đó có hình dạng như thế nào?
- Cô đưa tranh ra hỏi trẻ: + Bức tranh vẽ gì?
+ Thước kẻ có dạng hình gì?
+ Thước kẻ dùng để làm gì? ( dùng để kẻ)
+ Muốn vẽ được thước kẻ dùng các nét gì? ( Nét thẳng và nét ngang).
+ Sách vở dùng để làm gì? ( Dùng để viết, học).
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cá nhân.
b) Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi trẻ ý định của trẻ vẽ gì? Vẽ như thế nào? Vẽ bằng các nét gì?
- Cô cho trẻ vẽ, cô gợi ý, hướng dẫn những trẻ chưa làm được. Cô nhắc trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Cô nhắc trẻ tô màu khéo léo không chườm ra ngoài.
c) Trưng bày, nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ lên treo sản phẩm của mình vào giá.
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình và của các bạn.
+ Con thích bài nào? Vì sao?
- Cô nhận xét, khen trẻ.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng và yêu qúy, nghe lời cô giáo.
3. Kết thúc: Cô và trẻ hát bài: “ Cô giáo miền xuôi”
 ( Nhạc sĩ: Mộng Lân).
Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Khám phá khoa học
Làm quen với nghề giáo viên.
1.Kiến thức:
- Trẻ hiểu được nghề giáo viên là một nghề cao quý của xã hội.
- Trẻ hiểu được công việc hàng ngày của giáo viên mầm non nói riêng và các giáo viên nói chung.
2.Kỹ năng:
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các cô giáo, thầy giáo.
1.Cho cô:
- 3 tranh vẽ khổ A3: tranh 1: Cô giáo đón cháu vào lớp, Tranh 2: Cô đang dạy học, tranh 3: Cô cho các cháu ngủ,
- Một số tranh vẽ khổ A4 về công việc hàng ngày của giáo viên theo một trình tự nhất định 
( 6 tranh).
2. Cho trẻ:
- Một số dụng cụ của giáo viên: Phấn, bảng con, đất nặn, trống lắc, vở, giấy, bút a sáp,
1.Ổn định tổ chức lớp:
-Cô và trẻ hát bài: “ Cô giáo ” ( Ns: Đỗ Mạnh Thường, thơ: Nguyễn Hữu Tường).
- Trò về nội dung bài hát:
Cô chốt lại: Bài hát nói về công việc hàng ngày của cô giáo mầm non.Cô dạy các bạn tập nói, dạy hát, Các bạn nhỏ rất yêu quý cô giáo của mình và coi cô như người mẹ thứ hai của mình. Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về công việc của cô giáo nhé!
2.Nội dung dạy:
a) Trò chuyện và đàm thoại :
* Cho trẻ xem bức tranh số 1( Vẽ cô giáo đang đón bạn vào lớp:
 Hỏi trẻ: + Bức tranh vẽ về ai? ( Cô giáo).
+ Cô giáo đang đang làm gì?
+ Bạn nhỏ đang làm gì? 
Cô chốt lại: Đây là bức tranh vẽ về cô giáo mầm non đang đón các bạn vào lớp. Bạn nhỏ quay lại chào bố mẹ, Đây là một trong những công việc hàng ngày của các cô giáo.
* Cho trẻ quan sát bức tranh số 2: Cô giáo đang dạy các bạn học.
- Cho trẻ quan sát và đưa ra nhận xét của mình.
- Cô cũng có thể dùng một số câu hỏi để gợi ý:
+ Bức tranh vẽ về ai?
+ Cô giáo đang làm gì?
+ Các bạn đang làm gì?
+ Đồ dùng dạy học của cô là gì? ( Trống lắc, đàn Oóc gan, bút, sách vở, tranh truyện,...).
- Trong giờ học, các cô hướng dẫn các con sử dụng các đồ dùng học tập nào? ( Sách vở, giấy, hồ, bút, đất nặn,...).
- Cô dạy các con những gì? ( Dạy hát, dạy múa, vẽ, nặn, dạy các con biết vâng lời bố mẹ, ông bà,...).
Cô chốt lại: Đây là bức tranh vẽ về cô giáo đang dạy các bạn nhỏ. Cô đang đánh đàn cho các bạn hát,...Đây cũng là một trong những công việc hàng ngày của cô giáo. Cô còn dạy các con rất nhiều điều hay nữa.
* Cho trẻ quan sát bức tranh số 3:Cô cho các bạn ngủ.
- Cho trẻ chơi: “ Trốn cô ”. Cô đưa tranh cho trẻ quan sát và nêu ra những nhận xét của mình.
- Cô chốt lại: Đây là bức tranh vẽ về cô giáo đang cho các bạn ngủ trưa. Cô đi đến từng bạn nhắc nhở và cho các bạn ngủ.
Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo, ngoan nghe lời các cô giáo.
b) Mở rộng:
- Có rất nhiều các thầy cô giáo giảng dạy ở các bậc học khác nhau, khi nào các con lớn, các con sẽ được gặp các thầy cô giáo ở các lớp trên. Các thầy cô giáo đều có chung một công việc là dạy họ sinh của mình, ai cũng mong cho học sinh của mình học gioi, ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và bố mẹ.
c) Trò chơi củng cố: “ Thi xem tổ nào nhanh”
- Cách chơi: Cô chia làm 2 đội. Trong vòng 2 phút, 2 đội sẽ xếp thật nhanh các bức tranh về công việc của cô giáo trong trường mầm non theo thứ tự hàng ngày 
( Như: Đón cháu , dạy học, tổ chức chơi, ăn, ngủ, trả cháu).
- Luật chơi: Đội nào xếp đúng theo thứ tự công việc của cô giáo đội đó sẽ giành chiến thắng. Đội nào xếp chậm hoặc xếp không đúng theo trình tự sẽ thua cuộc và phải nhảy lò cò.
- Cô nhận xét, khen và động viên trẻ.
3.Kết thúc: Cô và trẻ hát bài: “ Cô giáo miền xuôi” ra ngoài.
Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2012
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Âm nhạc
- NDTT:
+ Dạy hát: 
“ Cô giáo miền xuôi”
- NDKH: 
+ NH: “ Cô giáo ”
+TCÂN: 
“ Ai đoán đúng”
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài, tên tác giả của bài hát.
- Trẻ biết công việc hàng ngày của các cô giáo như: Đón cháu, dạy học, cho các cháu ăn cơm,
-Biết luật chơi của trò chơi.
2.Kỹ năng:
-Trẻ thuộc và hát đúng nhạc, đúng lời bài hát:
 “ Cô giáo miền xuôi ”
-Trẻ vận động theo nhạc bài hát.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, nghe lời các cô giáo.
1.Cho cô:
- Đàn, đài, băng nhạc
- Mũ chóp kín cho trẻ chơi trò chơi.
- Một số hình ảnh về công việc của các cô như: Đón cháu, dạy học, cho các cháu ăn cơm,
-Dụng cụ âm nhạc 
( xắc xô, phách tre,)
1.Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ xem một số bức tranh về công việc hàng ngày của các cô giáo như: Đón cháu, dạy học, cho cháu ăn cơm,
+ Hỏi trẻ: Bức tranh vẽ ai? Cô giáo đang làm gì? 
Cô chốt lại: Các công việc hàng ngày của cô giáo như: Đón cháu, dạy các bạn học, cho các bạn ăn cơm, cho các bạn ngủ, Các cô rất yêu quý các con, các con nhớ kính trọng, yêu quý, nhớ ơn các cô giáo.
2.Nội dung dạy:
a) Dạy hát: “ Cô giáo miền xuôi ”
 ( Nhạc & lời: Mộng Lân )
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát, giới thiệu tên tác giả,tên bài hát, nội dung bài hát ( Bài hát nói về tình cảm yêu quý, biết ơn của các bạn nhỏ với cô giáo miền xuôi, cô dạy các cháu múa hát, dạy đọc thơ, kể chuyện, rất vui. Các bạn hứa với cô giáo sẽ càng chăm ngoan, học giỏi hơn để cô giáo vui lòng). 
-Cô hát + đệm đàn lần 1	
-Cô hát + đệm đàn lần 2.
Cô hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hỏi trẻ: + Cô dạy các cháu những gì? ( Cô dạy cháu học hát, học múa, đọc thơ,)
+ Yêu quý cô giáo các bạn nhỏ làm gì? ( Các bạn nhỏ cố gắng chăm ngoan, học giỏi hơn).
 Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, nhớ ơn các cô giáo.
- Cô cho cả lớp hát cùng cô 2 lần.
- Cô cho các tổ nhóm, các cá nhân hát + đệm đàn.
- Cô hỏi trẻ tên tác giả, tên bài hát. 
- Cô khen trẻ.
b) Nghe hát: “ Cô giáo” ( Ns: Đỗ Mạnh Thường, thơ:
Nguyễn Hữu Tường). 	
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát (Bài hát nói về cô giáo như người mẹ thứ hai, cô rất yêu quý các bạn, dạy dỗ các bạn, các bạn nhỏ cũng rất yêu quý, nhớ ơn các cô giáo).
- Cô hát lần 1 + điệu bộ, cử chỉ.
- Cô hát lần 2 + động tác minh họa.
- Cô mời cả lớp hát cùng cô + nhún nhảy theo nhạc. 
Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
c)Trò chơi: “ Ai đoán đúng ”
- Luật chơi: Ai đoán chưa đúng tên bài hát, tên bạn hát sẽ phải nhảy lò cò.
- Cách chơi: 1 bạn lên chơi, đội mũ chóp kín ( hoặc bịt mắt) cô sẽ mời 1 bạn ở dưới hát bạn ở trên sẽ phải đoán xem đó là bạn nào hát, tên bài hát.
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô động viên, khen trẻ.
3.Kết thúc: Cho trẻ chơi: “ Mèo đuổi chuột ” ra ngoài.
Thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm 2012
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Dạy trẻ đọc thơ: “ Em cũng là cô giáo ”
1.Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ được tên bài thơ, tên tác giả.
2.Kỹ năng:
 - Cung cấp vốn từ, rèn luyện từ cho trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô đủ câu, rõ ràng.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các cô giáo.
1.Cho cô:
-Tranh minh họa bài thơ.
1.Ổn định tổ chức lớp: - Cô và trẻ hát bài: “ Cô giáo” 
( Ns: Đỗ Mạnh Thường, thơ: Nguyễn Hữu Tường). 	
2.Nội dung dạy:
* Cô đọc thơ và giảng dung :
 Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc diễn cảm lần 1. Hỏi trẻ cô vừa đọc bài thơ gì, do ai sáng tác?
- Giảng nội dung: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ. Các bạn tập làm bác thơ xây xây nên nhà nhà cửa, có bạn tập làm cô giáo, làm thầy thuốc, làm nấu ăn, qua việc các bạn đóng vai trong giờ chơi rất vui.
- Cô hỏi trẻ: Lớn lên con thích làm nghề gì?
- Cô đọc lần 2 + tranh minh họa.
* Trẻ đọc thơ:
- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2 lần ( Cô chú ý sửa sai cho về phát âm cho trẻ).
- Cô mời các tổ, nhóm bạn nam, nhóm bạn nữ đọc thơ.
- Cô mời cá nhân lên đọc. Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
* Đàm thoại và trích dẫn:
 - Cô vừa cho trẻ xem tranh vừa đọc trích dẫn bài thơ:
 Cô hỏi trẻ: + Ai xây nên nhiều nhà cửa? ( Các bác thợ xây). Cô đọc đoạn trích dẫn đoạn thơ: “ Bé chơi làm thợ nề/ Xây nên bao nhà cửa”
+ Các bác công nhân nào đào lên thật nhiều than? ( Các bác thợ mỏ). Cô đọc đoạn trích dẫn đoạn thơ: “ Bé chơi làm thợ mỏ/ Đào lên thật nhiều than”.
+ Cô đọc đoạn thơ: “ Bé chơi làm thợ hàn/ Nối nhịp cầu đất nước ”? Hỏi trẻ: Đó là nghề gì? ( Nghề thợ hàn).
+ Khi các con bị ốm phải đến đâu để chữa bệnh? ( Bác sĩ). Cô đọc đoạn trích dẫn đoạn thơ: “ Bé chơi làm thầy thuốc/ Chữa bệnh cho mọi người”.
+ Ở trường ai nấu cơm cho chúng mình ăn? ( Các cô cấp dưỡng). Cô đọc đoạn trích dẫn đoạn thơ: “ Bé chơi làm cô nuôi/ Xúc cơm cho cháu bé”.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các cô các bác công nhân.
3.Kết thúc: - Cô và trẻ hát bài : “ Cháu yêu cô thợ dệt ”.
Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2012
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVT
1.Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh chiều dài của 2 đối tượng.
- So sánh, sắp xếp theo thứ tự về chiều dài của 3 đối tượng.
2.Kỹ năng: 
- Rèn khả năng nhanh nhẹn, trí thông minh cho trẻ.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 
1.Cho cô:
- Vật mẫu: 3 cây bút chì có độ dài khác nhau, 2 băng giấy có độ dài khác nhau.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng có 3 băng giấy có độ dài khác nhau.
1.Ổn định:
-Cô và trẻ chơi trò chơi: “ Dích dắc, dích dắc ”. 
2.Nội dung dạy:
a) So sánh chiều dài các đối tượng:
- Cô đưa 2 băng giấy màu xanh và màu đỏ hỏi trẻ:
+ Cô có gì? ( Băng giấy).
- Băng giấy có những màu gì? ( Màu xanh và màu đỏ).
- Hai băng giấy này như thế nào? ( Không bằng nhau).
* Ôn so sánh chiều dài:
- Cô làm động tác chồng 2 băng giấy lên nhau và chỉ cho trẻ thấy một đầu bằng nhau và một đầu thừa ra, rồi chỉ cho trẻ xem một đầu thừa ra.
- Hai băng giấy có bằng nhau không? ( Không bằng nhau).
- Vì sao các con biết không dài bằng nhau? (Vì băng giấy màu đỏ có phần thừa ra nên băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu xanh).
- Cô cho cả lớp nhắc lại và vài cá nhân trẻ nhắc lại: Băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu xanh vì cô đặt chồng lên nhau thì băng giấy màu đỏ thừa ra một đoạn so với băng giấy màu xanh.
- Cô gắn lên bảng mẫu 3 cây bút chì có màu gì đây? ( màu đỏ, màu vàng và màu xanh).
- Theo các con bút chì nào dài nhất, bút chì nào ngắn nhất?
( Cây bút chì đỏ dài nhất, cây bút chì xanh ngắn nhất).
- Cô làm động tác so sánh và hỏi trẻ: Thế bút chì màu vàng như thế nào so với bút chì màu đỏ? ( Bút chì màu đỏ dài hơn).
- Vì sao các con biết bút chì màu vàng ngắn hơn bút chì màu đỏ? ( Bút chì màu đỏ có phần thừa ra).
- Thế bút chì màu vàng như thế nào so với bút chì màu xanh? ( Bút chì màu vàng dài hơn bút chì màu xanh).
- Cô làm động tác so sánh cả 3 cây bút chì: Bút chì đỏ dài nhất, bút chì vàng ngắn hơn, bút chì xanh ngắn nhất.
b) Luyện tập trong rổ:
- Các con hãy lấy theo yêu cầu của cô: 
+ Lấy băng giấy ngắn nhất.
+ Lấy băng giấy dài nhất.
+ Lấy băng giấy ngắn hơn. 
3.Kết thúc: Cô nhận xét, khen trẻ. Cô và trẻ hát bài : 
“ Đi chơi, đi chơi” ra ngoài .

File đính kèm:

  • docchu de Nghe nghiep tuan 2.doc