Giáo án Mầm non Lớp Chồi 2 - Chủ đề: Gia đình - Dương Thị Kiều Oanh

3. Chơi tự do.

- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.

* Khu vực 1: Khu vực chơi với cát: Vẽ trên cát (Trẻ biết cầm cây vẽ những nét vẽ mình thích, cách chơi tránh đùa giỡn vây vào mắt).

* Khu vực 2: Khu vực với thiên nhiên: Tưới cây, xới đất cho tơi xốp (Trẻ biết cách cầm bình tưới nước, nhổ những cây cỏ cùng cô và bạn)

* Khu vực 3: Khu vực chơi dân gian: Nhảy bật vào ô (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi thi đua, biết nhảy vào ô bằng 2 chân và rơi xuống bằng 2 chân, khụy gối)

* Khu vực 4: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Xích đu tay.(Trẻ biết chờ đến lượt, biết dùng lực ở tay để đu và giữ thăng bằng trên không)

- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.

- Nhận xét các hoạt động của trẻ.

- Rửa tay, điểm danh vào lớp

 

docx90 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi 2 - Chủ đề: Gia đình - Dương Thị Kiều Oanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 02 tháng 11 năm 2020
PTTC: ĐI NỐI BÀN CHÂN TIẾN LÙI
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GHI CHÚ
Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng
* Đón trẻ:
- Cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ; cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng quy định.
- Trao đổi vối phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.. Nhận thuốc cho trẻ (nếu có)
- Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Cc vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói lên điều gì?
- Trong gia đình con có những ai?
- Mọi người sống chung một mái nhà gọi là gì (Gia đình)
- Vậy mọi người trong gia có thương yêu con không?
- Các con có yêu thương ông bà, cha mẹ của mình không?
- Vậy con phải làm gì để tỏ lòng yêu thương của mình dành cho mọi người nè?
GDLG: Ai cũng đều có gia đình của mình. Trong gia đình có ông bà cha mẹ và cả các con.Ông bà cha mẹ rất yêu thương các con, làm việc vất vả để nuôi nấng các con. Vì vậy các con phải biết yêu thương, nghe lời ông bà cha mẹ phải biết phụ giúp ông bà cha mẹ những công việc vừa sức và làm cho ông bà cha mẹ được vui lòng.
* Thể dục sáng:
Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Lại đây với cô”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ.
+ Tay vai: 2 tay đưa sang ngang, đưa lên cao.
+ Bụng lườn: tay đưa lên cao cúi gập người.
 + Chân: 2 tay chống hông, khụy gối 4 lần.
 + Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
Chơi Ngoài Trời
1. Quan sát thiên nhiên, sân trường.
- Quan sát về đồ chơi trong sân trường.
- Quan sát bầu trời.
2. Chơi tập thể.
TC: “Mèo đuổi chuột”
- Cô cho trẻ ra sân.
- Cô hướng dẫn cách chơi. Cho trẻ đứng đội hình đối diện nhau.
- Cách chơi: Cho trẻ thành vòng tròn. Mỗi lần chọn hai trẻ, một trẻ làm “mèo”, một trẻ làm “chuột” và đứng đâu lưng lại khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì chạy bắt bạn “chuột” và phải chạy đi bắt đúng đường chạy của “chuột”. Nếu bạn “mèo” chụp được bạn “chuột” thì bạn “mèo sẽ thắng cuộc. Sau đó chọn hai trẻ khác. Mỗi lần chơi chỉ cho trẻ chơi 1 phút, nếu không bắt được coi như thua cuộc. (Rèn sức khỏe, nhanh nhẹn, rèn khả năng định hướng và phát triển thị lực nhạy bén của trẻ).
- Cho trẻ chơi vài lần.
- Cô nhận xét – tuyên dương.
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Khu vực chơi với cát: Vẽ trên cát (Trẻ biết cầm cây vẽ những nét vẽ mình thích, cách chơi tránh đùa giỡn vây vào mắt).
* Khu vực 2: Khu vực với thiên nhiên: Tưới cây, xới đất cho tơi xốp (Trẻ biết cách cầm bình tưới nước, nhổ những cây cỏ cùng cô và bạn)
* Khu vực 3: Khu vực chơi dân gian: Nhảy bật vào ô (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi thi đua, biết nhảy vào ô bằng 2 chân và rơi xuống bằng 2 chân, khụy gối)
* Khu vực 4: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Xích đu tay.(Trẻ biết chờ đến lượt, biết dùng lực ở tay để đu và giữ thăng bằng trên không)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
- Rửa tay, điểm danh vào lớp
Hoạt Động Học
VĐCB: ĐI NỐI BÀN CHÂN TIẾN, LÙI
1. Mục tiêu
- Dạy trẻ biết đi nối bằng bàn chân tiến lùi: Trẻ biết đi nối bàn chân tiến lùi: đứng khép chân hay tay chống hông, sau đó chuyển đứng chân trước chân sau; mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Khi đi tiến hoặc lùi đều bước từng bước, hai bàn chân luôn luôn đặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Đi tiến thì chân trước bước trước rồi thu chân sau lên, ngược lại khi đi lùi thì chân sau bước lùi trước.
- Luyện cho trẻ phát triển tốt về kĩ năng vận động cơ bản của chân và khả năng giữ thăng bằng cơ thể, phản xạ nhanh, định hướng tốt.
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, không xô đẩy bạn khi tập, khi chơi. 
2. Chuẩn bị
- Các bài hát về gia đình
- Trống lắc
3. Tổ chức thực hiện
- Trẻ đi thành vòng tròn đi bằng các kiểu chân theo yêu cầu của cô trên nền nhạc bài “Cháu yêu bà”: Đi thường – đi bằng mũi bàn chân – đi thường – đi bằng gót bàn chân – đi thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm. Về 3 hàng .
Bài tập phát triển chung:
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra lên cao, ra phía trước, sang ngang.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
 + Bật: Bật tách và khép chân.
VĐCB: Đi nối bàn chân tiến lùi
- Hôm nay cô sẽ cho các con đến nhà búp bê chơi nhé, nhưng muốn đến nhà bạn mình phải tập đi nối bàn chân tiến lùi con nhé. Để có sự thăng bằng, cô sẽ dạy các con vận động mới là đi nối bàn chân tiến lùi. 
- Cả lớp nhắc lại tên vận động 
- Để thực hiện đúng chính xác các con xem cô thực hiện trước 
- Cô làm mẫu.
 + Lần 1: không giải thích.
 + Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: Đứng khép chân hay tay chống hông, sau đó chuyển đứng chân trước chân sau; mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Khi đi tiến hoặc lùi đều bước từng bước, hai bàn chân luôn luôn đặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Đi tiến thì chân trước bước trước rồi thu chân sau lên, ngược lại khi đi lùi thì chân sau bước lùi trước.
- Cô vừa thực hiện xong động tác gì? Gọi 1-2 trẻ
- Mời trẻ khá lên thực hiện lại vận động. 
* Trẻ thực hành:
- Lần 1 – 2
- Lần 3: Cho những trẻ yếu.
- Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.
* Trò chơi vận động
- Cô thấy các con học giỏi mình có thể đi nối bàn chân tiến lùi. Bây giờ cô sẽ thưởng cho các bạn chơi trò chơi “Ô tô và chim sẽ”
- Buổi sáng chim sẽ thường đi kiếm ăn dưới đường có rất nhiều xe ô tô nên chim vừa tìm thức ăn vừa tránh ô tô, ô tô bấm kèn pin pin chạy đến thì chim phải tránh qua hai bên đường 
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần 
- Nhắc trẻ có chú chim nào mãi kiếm ăn sẽ bị ô tô đụng.
*Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. Cô nhận xét khen ngợi trẻ.
Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc
- Góc xây dựng, lắp ghép: Xây nhà của bé, ngôi nhà, hàng rào.
Chuẩn bị: Gạch, cây xanh, các ĐDĐC xây dựng, phục vụ cho bé khi chơi. 
 + Xây dựng: Trẻ có kỹ năng sử dụng các khối gạch xây thành hàng rào và ngôi nhà.
 + Lắp ghép: Trẻ biết lắp ghép các đồ chơi thành các vật dụng để làm hàng rào và ngôi nhà
GD: Trẻ biết giữ gìn đồ chơi và không tranh giành đồ chơi; phải biết giữ gìn ngôi nhà của mình bảo vệ ngôi nhà 
- Góc học tập – thư viện: Tô màu, xem tranh ảnh, đọc sách kể chuyện sáng tạo.
Chuẩn bị: Tranh A4 vẽ hình ngôi nhà.
 + Tô màu: Biết cầm bút màu, ngồi đúng tư thế, biết chọn màu để phối hợp.
 + Xem tranh, ảnh, sách truyện về gia đình: Có kĩ năng lặt từng trang sách, không làm nhàu rách sách, ngồi đúng tư thế
- Trẻ đọc sách theo ý thích
- Trẻ đọc sách về chủ đề gia đình, kể chuyện theo nội dung tranh hoặc theo trí tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ biết dọn dẹp ĐDĐC sau khi chơi xong.
Vệ sinh – Ăn Trưa – Ngủ Trưa
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
- Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. Biết mời cô và bạn cùng ăn.
- Biết giúp cô trải giường, nệm ngay ngắn.
- Rèn cho trẻ xếp nệm ngay ngắn, để đúng nơi quy định.
- Cho trẻ vận động tay chân sau khi ngủ dậy.
Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích
- Trò chuyện cùng trẻ về gia đình trẻ (trẻ biết tên cha mẹ, công việc và nơi làm việc của cha mẹ)
- Cho trẻ xem tranh ảnh, video về chủ đề gia đình.
- Bài mới: Thơ “Ông mặt trời”.
- Dạy trẻ 1 số kĩ năng về rửa mặt, rửa tay đúng cách
- Dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết giữ gìn vệ sinh chung ( để rác đúng nơi qui định, dội nước sau khi đi vệ sinh,)
-LG: Dạy trẻ phải biết yêu thương, quan tâm ông bà của mình. Khi ông bà mệt hỏi thăm, phải biết rót nước cho ông bà mình uống, biết vâng lời và lễ phép với ông bà của mình làm cho cho ông bà vui.
- LG CĐ HT và làm theo TT HCM: Các con phải biết vâng lời và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, biết quan tâm, giúp đỡ, gần gũi với mọi người xung quanh.
Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ
- Nêu gương: Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan; cá nhân nhận xét; cho trẻ nhận xét; cắm cờ.
- Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, chải đầu, đeo cặp da, 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích.
- Trả trẻ. 
Nhận Xét
............................................................................................................................
Thứ ba, ngày 03 tháng 11 năm 2020
TRUYỆN : TÍCH CHU
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GHI CHÚ
Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng
* Đón trẻ: 
- Cô nhắc trẻ chào cô, chào bố, mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ.
- Trò chuyện với trẻ
+ Con ở với ai?
+ Ba mẹ con tên gì? Ba mẹ con làm nghề gi?
+ Nhà con ở đâu? SĐT ba mẹ?
* Thể dục sáng:
Khởi động: kết hợp bài hát “Tập thể dục buổi sáng”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang.
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Hòa bình cho bé”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ.
+ Tay vai: 2 tay đưa sang ngang, đưa lên cao.
+ Bụng lườn: tay đưa lên cao cúi gập người.
 + Chân: 2 tay chống hông, khụy gối 4 lần.
 + Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
Chơi Ngoài Trời
1. Quan sát thiên nhiên, sân trường.
- Quan sát về cảnh quan sân trường.
- Quan sát bầu trời.
- Hôm nay không khí sân trường mình mát mẻ, vậy cô và các con cùng nhau chơi trò chơi nha.
2. Chơi tập thể.
TC: “Mèo đuổi chuột”
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi.
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Khu vực chơi với cát: Đong cát vào chai (Trẻ biết cách cho cát vào chai 1 cách khéo léo, biết cách chơi tránh đùa giỡn vây vào mắt).
* Khu vực 2: Khu vực với thiên nhiên: Vớt lá trong hồ (Trẻ biết giữ gìn môi trường sạch đẹp, bảo vệ nguồn nước)
* Khu vực 3: Khu vực chơi dân gian: Đi trên gáo dừa (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết cách đi thăng bằng trên gáo dừa, kết hợp tay và chân 1 cách khéo léo)
* Khu vực 4: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Đi trên cầu bánh xe. (Trẻ biết chờ đến lượt, biết đi khéo léo không để bị té)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
- Rửa tay, điểm danh vào lớp.
Hoạt Động Học 
 TRUYỆN: TÍCH CHU
1. Mục tiêu:
- Trẻ nhớ tên truyện và hiểu nội dung câu truyện 
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động của cô 
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa.
- Bài hát
3. Tổ chức hoạt động:
* Lớp vui hát ca
- Cả lớp hát bài hát “Cháu yêu bà”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nhắc đến ai ? Bạn nhỏ có yêu thương bà mình không?
- Vậy các con có yêu thương bà của mình không?
*Kể chuyện cho bé nghe
- Cô kể diễn cảm lần 1
+ Cô vừa kể câu chuyện có tên là gì?
+ Trong câu truyện có những ai ?
+ Tóm nội dung truyện
- Cô kể trên máy 
- Ngày xưa......sống cùng?
+ Tích chu sống với ai?
- Hàng ngày .......bà bị ốm 
+ Tại sao bà bị ốm?
+ Tích chu có ở nhà chăm sóc bà không?
+ Khi bà bị ốm bà gọi tích chu như thế nào 
- Bà gọi một lần.......nhưng không thấy Tích Chu đâu cả
+ Bà biến thành con gì?
+ Khi bà biến thành chim Tích Chu như thế nào?
+ Tích chu nói với bà như thế nào?
+ Bà trả lời Tích chu ra sau?
+ Tích Chu đuổi theo bà và gặp bà ở đâu?Tích Chu nói gì với bà?
+ Bà bảo gì với tích chu
+ Bà tiên nói gì với Tích Chu?
+ Tích Chu Làm gì bà trở lại thành người
+ Cuối cùng hai bà cháu có sống với nhau như thế nào? 
+ Vậy các con có yêu quí bà mình không
Giáo dục: Các con phải biết yêu thương và chăm sóc bà mình khì bà bị bệnh, phải biết kính trọng bà mình nhé .
* Trò chơi: “Ghép tranh”
Cô chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ ghép 1 bức tranh, nhóm nào ghép đúng và đẹp nhanh nhất, kể lại được nội dung bức tranh sẽ là đội thắng cuộc.
- Cô cho trẻ thực hiện.
Nhận xét – kết thúc tiết học
Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc
* Góc phân vai: Mẹ con, bán quần áo, nón dép, dụng cụ cá nhân,
Chuẩn bị các ĐDĐC về chủ đề gia đình cho trẻ phân vai, các tranh ảnh, truyện,
- Gia đình: 
+ Trẻ tự phân vai chơi thực hiện một số công việc nhà. Tự nấu các món ăn mà trẻ biết mời gia đình cùng ăn.
+ Giáo dục: Con cái trong gia đình phải nói chuyện lễ phép với ba mẹ phải biết phụ giúp ba mẹ một số việc nhà. 
- Bán hàng: Bán quần áo, nón dép, 1 số đồ dùng trong gia đình.
+ Trẻ biết phân vai chơi và thể hiện được một số hành động phù hợp với vai chơi đã nhận.
- Trẻ biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn
* Góc thư viện – học tâp: Xem sách, truyện tranh, tô mau tranh gia đình.
- Thư viện: Đọc sách, kể chuyện sáng tạo: 
+ Trẻ đọc sách theo ý thích.
+ Trẻ đọc sách về chủ đề gia đình, kể chuyện theo nội dung tranh hoặc theo trí tưởng tượng.
- Học tập: 
+ Nặn: Trẻ biết nhào nặn đất khéo léo, tạo thành những đồ dùng trong gia đình, nón ca, dép, bàn, ghế, 
+ Tô màu: Trẻ biết cách tô màu, cầm bút màu bằng tay phải, tô từ từ và đều màu, không lem ra ngoài 
- Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
Vệ sinh- Ăn Trưa
Ngủ Trưa
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
- Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. Biết mời cô và bạn cùng ăn.
- Biết giúp cô trải giường, nệm ngay ngắn.
- Rèn cho trẻ xếp nệm ngay ngắn, để đúng nơi quy định.
- Cho trẻ vận động tay chân sau khi ngủ dậy.
Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích
- Ôn lai bài thơ “Ông mặt trời óng ánh”
- Dạy trẻ hát 1 số bài hát chủ đề gia đình
- Dạy trẻ cách xếp quần áo phụ giúp mẹ.
- Lồng ghép CĐ VSCN: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đánh răng và mỗi sáng và trước khi đi ngủ, rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc bị bẩn
- LG CĐ HT và làm theo TT HCM: Các con phải biết vâng lời và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, biết quan tâm, giúp đỡ, gần gũi với mọi người xung quanh.
- Dạy trẻ kĩ năng tự chăm sóc: Tự xúc cơm ăn bằng tay phải, tự cởi và mặc quần áo, và đi vệ sinh nhớ dội cầu... GD trẻ biết luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: cá, thịt, rau, trái cây...
- Cho trẻ dạo sân trường, chơi Rồng rắn lên mây.
Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ
- Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận xét, cắm cờ.
- Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ
- Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của cháu trong ngày
- Trả trẻ.
Nhận Xét
..........................................................................................................................
Thứ tư, ngày 04 tháng 11 năm 2020
Dạy vận động: CHIẾC KHĂN TAY
Nghe hát: Chỉ có 1 trên đời
Trò chơi âm nhạc: HÁT THEO TRANH VẼ
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GHI CHÚ
Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng
* Đón trẻ:
- Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định.
- Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp.
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ GĐ con có bao nhiêu người? Có ở cùng ông bà không?
+ Ai là người sinh ra con? Vậy con có thương mẹ con nhiều không?
- GDLG: Mẹ là người sinh ra các con, c/cphải biết yêu thương kính trọng mẹ của mình.Bbiết quan tâm chăm sóc mẹ, khi mẹ mệt biết hỏi thăm và làm phụ mẹ những việc vừa sức của mình, nhớ là ngoan ngoãn nghe lời mẹ.
* Thể dục sáng:
Khởi động: Kết hợp bài hát “Tập thể dục buổi sáng”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Hòa bình cho bé”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra lên cao, ra phía trước, sang ngang.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
 + Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
Chơi Ngoài Trời
1. Quan sát bầu trời, sân trường.
- Quan sát bầu trời hôm nay như thế nào?
- Quan sát sân trường.
2. Chơi tập thể.
- TCVĐ: “Cáo ơi ngủ à”
{ Luật chơi:
Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu bạn phải chạm vào người bạn.
 { Cách chơi:
Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng tròn chính giữa. Các bạn khác cầm tay nhau đi xung quanh nói “Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe các bạn hỏi lần 2 thì cáo kêu Hừm! Hừm! Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy lò cò đuổi bắt, ai bị bắt phải chờ bạn cứu. Đổi vai cáo chơi tiếp.
* Giáo dục trẻ: Chơi không được đùa giởn không xô đẩy bạn, không tranh giành đồ chơi, chơi xích du nhẹ nhàng không đưa nhanh
- Nếu không nghe lời cô bị té ngã nguy hiểm nghe các con 
- Chơi xong đi vs và rữa tay sạch sẽ
3. Chơi tự do.
- Giới thiệu các góc chơi và trò chơi ở các góc chơi. Cho trẻ tự chọn góc chơi.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Khu vực chơi với nước: Đong nước vào chai (Trẻ biết cách khéo léo đong nước vào chai bằng tay mà không bị đổ ra ngoài)
* Khu vực 2: Khu vực với thiên nhiên: Cho bé chăm sóc hoa của bé ở góc thiên nhiên và ngắm thành quả (Trẻ biết ngắm cảnh, không ngắt hoa, giẫm đạp cây cảnh)
* Khu vực 3: Khu vực chơi dân gian: Chi chi chành chành (Trẻ biết cách chơi, rủ bạn cùng chơi, thuộc bài đồng dao)
* Khu vực 4: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Ném bóng vào khung.(Trẻ biết chờ đến lượt, biết cách ném bóng và biết xác định được khung để ném vào)
- Giáo viê,n quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
- Rửa tay, điểm danh vào lớp
Hoạt Động Học 
Vận động: CHIẾC KHĂN TAY
1. Mục tiêu:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát “Chiếc khăn tay”
- Vận động nhịp nhàng, hát đúng giai điệu bài hát “Chiếc khăn tay” 
- Hứng thú được tham gia học, biết thể hiện cảm xúc theo giai điệu bài hát.
- Giáo dục trẻ lòng yêu thương và biết vâng lời mẹ, có ý thức tự giác vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh.
- Nhạc
3. Tổ chức hoạt động:
* Bé đọc thơ:
- Cho trẻ đọc thơ: “ Bé giúp mẹ”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ có những ai?
- Bé thường làm gì để phụ giúp cha mẹ vào ngày nghỉ ở nhà?
- Ba mẹ như thế nào khi thấy bé chăm ngoan?
* Dạy vận động
- Cho trẻ nghe bài hát “Chiếc khăn tay”
- Để bài hát thêm hay hơn, sinh động hơn. Cô sẽ dạy các con cùng vận động minh họa theo lời bài hát nhé.
- Các con cùng hát 1 lần và xem cô múa mẫu nhé.
- Cô múa lần 1: không giải thích 
- Cô múa lần 2: phân tích động tác 
+ Câu 1 : Chiếc khăn ....................cho em.
Hai bàn tay úp phía trước rồi từ từ lật ngửa lên
+ Câu 2 : Trên cành hoa ..................con chim 
Tay trái từ từ vuốt nhẹ lên trên , bàn tay phải khum lại về phía bàn tay trái rồi vuốt nhẹ sang ngang ( giả làm động tác thêu khăn )
+ Câu 3 : Em sướng .........................xinh đẹp 
Hai bàn tay vỗ vào nhau kết hợp kí chân và nhúng nghiêng đầu 2 bên 4 lần .
+ Câu 4 : Lau bàn ...........................hằng ngày
Tay trái đưa phía trước , lòng bàn tay ngửa , bàn tay phải vuốt nhẹ vào bàn tay trái 3 lần rồi 2 tay từ từ vuốt lên trên đầu chụm lại cùng lòng bàn tay ngửa .
- Cô cho cả lớp đứng lên vận động cùng cô từng động tác đến hết bài ( Cho trẻ vận động từ 1 – 2 lần )
- Cô bật nhạc cho cả lớp vận động cùng cô 1 – 2 lần 
- Gọi từng tổ lên vận động 
- Gọi từng nhóm lên vận động ( 2 – 3 nhóm )
* Nghe hát
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “Chỉ có 1 trên đời”
- Con có cảm nhận gì với giai điệu bài hát này!
- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm bài hát qua nét mặt, cử chỉ . 
- Cô vừa hát bài gì?
- Giai điệu bài hát như thế nào? 
- Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng thiết tha, nói về: Mỗi người ai cũng chỉ có một mẹ sinh ra, nuôi dưỡng chăm sóc con khôn lớn . Mẹ dành tất cả tình yêu thương cho con.
- Các con có yêu mẹ không? Các con phải làm gì để mẹ vui lòng? 
- Đúng rồi các con phải biết nghe lời mẹ, mẹ rất vui lòng.
* Bé cùng chơi: “Hát theo tranh vẽ”
- Cô giới thiệu trò chơi: “Hát theo tranh vẽ”.
- Cách chơi: Cô chia lớp mình ra làm ba đội, mỗi đội chọn cho mình một hộp quà, bên trong hộp quà có rất nhiều tranh vẽ, c

File đính kèm:

  • docxchu de gia dinh 2021 45 tuoi_13004095.docx