Giáo án Mầm non Lớp Chồi 2 - Chủ đề: Trường mầm non - Dương Thị Kiều Oanh

1. Quan sát thiên nhiên, sân trường.

- Cho trẻ quan sát và tham quan sân trường mầm non Mỹ Hòa

- Trường của các con tên gì?

- Sân trường có gì vậy con?

- Trong trường của chúng ta có nhiều phòng học không con?

- Ngoài phòng học ra còn có phòng nào nữa các con?

- Phòng hiệu trưỡng, phó hiệu trưỡng ra còn có gì nữa con?

- Nhà ăn có ai làm việc ở nhà ăn vậy con?

- Nảy giờ cô cho các con tham quan sân trường các con thích nhất ở đâu của trường mình?

 

docx88 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi 2 - Chủ đề: Trường mầm non - Dương Thị Kiều Oanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 07 tháng 09 năm 2020
VĐCB: ĐI TRÊN VẠCH KẺ THẲNG TRÊN SÀN
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GHI CHÚ
Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng
* Đón trẻ:
- Cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ; cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng quy định.
- Trò chuyện: Thăm hỏi lẫn nhau về tình hình sức khỏe, những chuyện vui, chuyện buồn của trẻ. 
- Trẻ chào cờ, tập thể dục sáng theo nhạc.
* Thể dục sáng:
Khởi động: kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chào bình minh”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi bóng.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra lên cao, ra phía trước, sang ngang.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang 2 bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
 + Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
Chơi Ngoài Trời
1. Quan sát thiên nhiên, sân trường.
- Cho trẻ quan sát và tham quan sân trường mầm non Mỹ Hòa
- Trường của các con tên gì?
- Sân trường có gì vậy con?
- Trong trường của chúng ta có nhiều phòng học không con?
- Ngoài phòng học ra còn có phòng nào nữa các con?
- Phòng hiệu trưỡng, phó hiệu trưỡng ra còn có gì nữa con?
- Nhà ăn có ai làm việc ở nhà ăn vậy con?
- Nảy giờ cô cho các con tham quan sân trường các con thích nhất ở đâu của trường mình?
2. Chơi tập thể.
TC: “Mèo đuổi chuột”
- Cô cho trẻ ra sân.
- Cô hướng dẫn cách chơi. Cho trẻ đứng đội hình đối diện nhau.
- Cách chơi: Cho trẻ thành vòng tròn. Mỗi lần chọn hai trẻ, một trẻ làm “mèo”, một trẻ làm “chuột” và đứng đâu lưng lại khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì chạy bắt bạn “chuột” và phải chạy đi bắt đúng đường chạy của “chuột”. Nếu bạn “mèo” chụp được bạn “chuột” thì bạn “mèo sẽ thắng cuộc. Sau đó chọn hai trẻ khác. Mỗi lần chơi chỉ cho trẻ chơi 1 phút, nếu không bắt được coi như thua cuộc.(Rèn sức khỏe, nhanh nhẹn, rèn khả năng định hướng và phát triển thị lực nhạy bén của trẻ).
- Cho trẻ chơi vài lần.
- Cô nhận xét – tuyên dương.
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Khu vực chơi với cát: Đào cát (Trẻ biết cách đào cát, cách chơi tránh đùa giỡn vây vào mắt).
* Khu vực 2: Khu vực với thiên nhiên: Tưới cây, nhổ cỏ (Trẻ biết cách cầm bình tưới nước, chăm sóc cho cây 1 cách tỉ mỉ)
* Khu vực 3: Khu vực chơi dân gian: Cò chẹp (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết cò 1 chân vào 1 ô, chẹp xuống bằng 2 chân)
* Khu vực 4: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Cầu tuột.(Trẻ biết chờ đến lượt, biết đi vòng lên cầu thang tuột xuống và đi vòng lại cầu thang, không trèo ngược lên cầu tuột)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
- Rửa tay, điểm danh vào lớp
Hoạt Động Học
VĐCB: ĐI TRÊN VẠCH KẺ THẲNG TRÊN SÀN
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn một cách nhịp nhàng 
- Rèn cho trẻ kỷ năng đi nhanh nhẹn 
- Trẻ mạnh dạn tự tin tập cùng cô và bạn và tham gia trò chơi tích cực và sáng tạo.
2. Chuẩn bị:
- Kẻ 2 đường thẳng trên sàn.
- Vạch suất phát.
- Sân tập thoáng mát và rộng rãi.
3. Tổ chức hoạt động:
Khởi động
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài: “Vui đến trường” vừa đi vòng tròn kết hợp với các kiểu chân
Trọng động
* Bài phát triển chung: Kết hợp bài hát “ Chào bình minh” 
- Hô hấp :Thổi bóng bay (2 lần)
- Tay: Tay đưa trước lên cao (2 lần)
- Chân: Đứng kiểng gót hạ gót chân(4 lần)
- Bụng lườn: Hai tay lên cao ngiêng người sang hai bên.(2 lần)
- Bật: Tách chân khép chân.(4 lần) 
 Vận động cơ bản: “Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn” 
*Cô làm mẫu và giải thích :
- Cô đi mẫu lần 1 cho trẻ quan sát.
- Cô đi lần 2 và giải thích: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh, cô bước đi trên đường kẻ, bàn chân luôn luôn bước đúng trên đường kẻ và giữ đuợc thăng bằng, 2 tay để tự nhiên. Khi hết đướng kẻ thẳng, rồi về cuối hàng.
- cho trẻ thực hiện thử.
-Trẻ thực hiện: Cho từng nhóm thực hiện . Cô quan sát và sửa sai.
-Cho trẻ thực hiện tốt thực hiện lại cho bạn xem.
-Cho trẻ chia 2 đội thi đua
 Trò chơi: “Bắt chước tạo dáng
-Cô làm 1 số điệu bộ , thao tác làm việc của các cô bác. Sau đó trẻ nghĩ ra 1 điệu bộ, thao tác nào đó, tự làm . Cả lớp bắt chước theo bạn .
-Các con ơi! Các con chơi có vui không? Có thích đến trường không?
Hồi tĩnh:Trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng..
Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc
- Góc xây dựng, lắp ghép: Xây dựng mái trường thân yêu, hàng rào.
Chuẩn bị: Hàng rào, cây, hoa,
 + Xây dựng: Trẻ có kỹ năng sử dụng các khối gạch để ghép lại để xây dựng hàng rào, khuôn viên trường Mầm Non.
 + Lắp ghép: Trẻ lắp ghép hàng rào, cây hoa, cây xanh, thảm cỏ, đặt các khối hình bạn học sinh đến trường,
- Góc học tập – thư viện: Tô màu, xem tranh ảnh
Chuẩn bị: Tranh A4 rỗng về trường MN, các hoạt động của bé ở trường MN,
 + Tô màu: Biết cầm bút màu, ngồi đúng tư thế, biết chọn màu để phối hợp tô màu.
 + Xem tranh, ảnh, sách truyện về trường mầm non: Có kĩ năng lặt từng trang vở, không làm nhàu rách vở, ngồi đúng tư thế
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, yêu quí trường học của mình và bảo vệ trường lớp của mình.
Vệ sinh – Ăn Trưa – Ngủ Trưa
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
- Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. Biết mời cô và bạn cùng ăn.
- Biết giúp cô trải giường, nệm ngay ngắn.
- Rèn cho trẻ xếp nệm ngay ngắn, để đúng nơi quy định.
- Cho trẻ vận động tay chân sau khi ngủ dậy.
Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích
- Hỏi bé lại 1 vài câu hỏi về trường, lớp bé đang học, tên cô giáo.
- Bài mới: Thơ “Bàn tay cô giáo”
- Cho trẻ hát 1 số bài hát về Trường MN.
- Dạy trẻ 1 số kĩ năng về rửa mặt, rửa tay theo các bước
- Dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết giữ gìn vệ sinh chung ( để rác đúng nơi qui định, dội nước sau khi đi vệ sinh,)
- Cho trẻ quan sát lớp học, giới thiệu 1 số góc ở lớp và trò chuyện.
- Cho trẻ chơi: Con thỏ
Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ
- Nêu gương: Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan; cá nhân nhận xét; cho trẻ nhận xét; cắm cờ.
- Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, chải đầu, đeo cặp da, 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích.
- Trả trẻ. 
Nhận Xét
............................................................................................................................
Thứ ba, ngày 08 tháng 09 năm 2020
THƠ: BÀN TAY CÔ GIÁO
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GHI CHÚ
Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng
* Đón trẻ: 
- Cô nhắc trẻ chào cô, chào bố, mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ.
- Chơi tự do 
Cho trẻ hát bài hát và trò chuyện: Trường chúng cháu là trường mầm non
+ Các con vừa hát nói về ai?
+ Công việc của cô giáo làm gì?
+ Thế các con phải làm gì để biết ơn cô giáo?
+ Khi đến trường bé phải như thế nào ?
+ Đi học về con phải làm gì?
* Thể dục sáng:
Khởi động: kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chào bình minh”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi bóng.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra lên cao, ra phía trước, sang ngang.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang 2 bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
 + Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
Chơi Ngoài Trời
1. Quan sát thiên nhiên, sân trường.
- Quan sát về cảnh quan sân trường.
- Quan sát bầu trời.
- Hôm nay không khí sân trường mình mát mẻ, vậy cô và các con cùng nhau chơi trò chơi nha.
2. Chơi tập thể.
TC: “Mèo đuổi chuột”
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi.
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Khu vực chơi với cát: Đào cát (Trẻ biết cách đào cát, cách chơi tránh đùa giỡn vây vào mắt).
* Khu vực 2: Khu vực với thiên nhiên: Tưới cây, nhổ cỏ (Trẻ biết cách cầm bình tưới nước, chăm sóc cho cây 1 cách tỉ mỉ)
* Khu vực 3: Khu vực chơi dân gian: Cò chẹp (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết cò 1 chân vào 1 ô, chẹp xuống bằng 2 chân)
* Khu vực 4: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Cầu tuột.(Trẻ biết chờ đến lượt, biết đi vòng lên cầu thang tuột xuống và đi vòng lại cầu thang, không trèo ngược lên cầu tuột)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
- Rửa tay, điểm danh vào lớp
Hoạt Động Học 
 Dạy đọc thơ: BÀN TAY CÔ GIÁO
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết tên bài thơ, thuộc và hiểu nội dung bài thơ “ Bàn tay cô giáo”.
- Thể hiện ngôn ngữ mạch lạc, ngắt giọng khi đọc thơ.
- Hứng thú tham gia đọc thơ, thể hiện tình yêu thương đối với cô giáo của mình
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ “Bàn tay cô giáo”
- Bài hát: Em đi mẫu giáo
3. Tổ chức hoạt động:
Em yêu cô giáo
- Cho trẻ hát: “Em đi mẫu giáo” với nhạc.
* Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cháu đi mẫu giáo đến trường thì gặp ai?
- Cô giáo dạy các bạn làm gì?
- Các con hãy mô tả hình ảnh cô giáo mà con yêu thích nhe!
- Cho 2-3 trẻ mô tả.
- Con làm gì để cô yêu thương mình?
- Con quý nhất cô giáo của mình ở điểm nào?
- Có một bài thơ nói về bàn tay khéo léo của cô giáo rất thương các em nhỏ như: chảy tóc, vá áo các con có biết đó là bài thơ cô giáo của em.
Bàn tay cô giáo.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe diễn cảm.
=> Bài thơ nói về hình ảnh của cô giáo như người mẹ thứ hai, người chị cả đã chăm lo các bé từng mái tóc, chiếc áo, nắn nót từng nét chữ giúp cho bé mỗi ngày một lớn khôn.
- Cô đọc lần 2 kèm tranh minh họa + Giải thích từ khó
- Đoạn 1: Bàn taymẹ hiền.
+ “ Tết tóc” là chảy tóc cho suông, bím bính lại cho ngay và đẹp.
+ “ Nắn từng nét chữ” rèn cho bé từ li từ tí những chữ vở lòng của bé.
- Khi ở trường cô giáo đã làm gì?
- Cô giáo được ví như những ai?
- Đoạn thơ nói lên điều gì?
=> Đoạn thơ nói lên bàn tay cô giáo rất khéo léo, cô chăm sóc các bạn nhỏ khi ở trường giống như một người mẹ người chị.
- Đoạn 2: “Dạy em ..đến khéo.
- Cô đã dạy em những gì ở trường?
- Đoạn thơ nói lên điều gì?
=> Khi đến trường cô dạy em múa rất dẻo.
- Đoạn 3: Cô dắt ..đất nước.
- Cô dắt em đi đến đâu?
=> Khi đến trường cô đã dắt em đi khắp mọi nơi trên đất nước của mình.
* Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- GD lồng ghép: Các con ơi! Cô giáo như người mẹ thứ hai của các con đã dạy con biết bao điều hay, lẽ phải vì thế con phải luôn kính trọng, yêu mến cô giáo của mình nhé các con.
Ai đọc thơ hay
- Dạy trẻ đọc từng câu cho đến hết bài thơ
- Nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ.
- Nhóm đọc thơ đối đáp.
- Cho cả lớp đọc thơ diễn cảm.
 Bé cùng ghép tranh
- Cô giải thích cách chơi: Cô có 3 bức tranh chưa hoàn thiện, mỗi nhóm lên lấy một bức tranh về giúp cô ghép lại cho hoàn thiện bức tranh. Sau đó cử đại diện một bạn trong nhóm lên kể lại nội dung bức tranh của mình. 
- Kết thúc hát bài: “Em đi mẫu giáo” 
- Kết thúc, nhận xét.
Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc
* Góc phân vai: Bán đồ dùng cho học sinh, nấu ăn
Chuẩn bị các ĐDĐC về chủ đề trường MN cho trẻ phân vai, các tranh ảnh, truyện,
- Nấu ăn: Trẻ biết tự phân vai chơi và thực hiện 1 số công việc nhà, nấu ăn. Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của vai chơi, sử dụng đúng các dụng cụ đồ chơi
- Bán đồ dùng cho học sinh: 
+ Trẻ nắm được công việc của người bán hàng, mời khách mua hàng. Thái độ niềm nở khi trao đổi với khách mua hàng, trưng bày gian hàng hợp lý.
+ Trẻ tự lấy hàng trưng bày trên kệ, rao bán hàng, giao tiếp niềm nở với khách hàng, giới thiệu đồ chơi của cửa hàng của mình cho khách biết, trả tiền khi mua xong đồ chơi, người bán biết thồi tiền và nói cám ơn.
- Trẻ biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn
* Góc thư viện – học tâp: Dạy trẻ đếm đến 1 và nhận biết số 1, tranh tô màu về trường Mầm non, đọc sách kể chuyện sáng tạo
- Chuẩn bị: Một số hình ảnh sưu tầm từ sách báo, các hình ảnh về trường mầm non.
+ Dạy trẻ đếm đến 1 và nhận biết số 1.
+ Đọc sách,kể chuyện sáng tạo
- Trẻ đọc sách theo ý thích
- Trẻ xem tranh và trò chuyện về chủ đề trường mầm non, kể chuyện theo nội dung tranh hoặc theo trí tưởng tượng.
- Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
Vệ sinh- Ăn Trưa
Ngủ Trưa
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
- Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. Trẻ biết mời cô và bạn cùng ăn,
- Biết lấy đúng nệm, giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn. 
- Cho trẻ vận động nhẹ tay chân sau khi ngủ dậy.
Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích
- Ôn lai bài thơ “Bàn tay cô giáo”, Bạn mới, Cô dạy
- Tiếp tục rèn trẻ có kĩ năng rửa tay theo các bước, đi vệ sinh đúng nơi qui định và giữ gìn vệ sinh.
- Lồng ghép CĐ ATGT: Trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông khi tham gia giao thông: đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn khi ngồi trên xe, không giơ tay chân ra ngoài cửa sổ khi ngồi trên tàu xe
- Cho trẻ dạo sân trường, chơi trò chơi: “Tìm bạn”
+ Luật chơi: Mỗi bạn cần phải tìm nhanh và đúng cho mình 1 người bạn: bạn trai phải tìm cho mình 1 bạn gái, bạn gái phải tìm cho mình 1 bạn trai. Không xô đẩy nhau khi chơi. 
+ Cách chơi: Số bạn trai, gái phải bằng nhau. Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân”. Khi hát hết bài hoặc khi đang hát nghe cô ra hiệu lệnh: “Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ tìm cho mình 1 người bạn. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát, đến khi cô nói “Đổi bạn” thì trẻ phải tách và tìm cho mình 1 bạn khác theo đúng luật chơi. Trò chơi tiếp tục 3 – 4 lần. 
Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
- Cho trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường MN” và trò chuyện với trẻ.
Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ
- Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận xét, cắm cờ.
- Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ
- Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của cháu trong ngày
- Trả trẻ.
Nhận Xét
..........................................................................................................................
Thứ tư, ngày 09 tháng 09 năm 2020
Dạy vận động: NGÀY VUI CỦA BÉ
Nghe hát: ĐI HỌC
Trò chơi âm nhạc: HÁT THEO TRANH VẼ
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GHI CHÚ
Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng
* Đón trẻ:
- Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định.
- Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp.
- Cô trò chuyện cùng trẻ và giáo dục trẻ phải biết chào và lễ phéo với ông bà cha mẹ, khi đến lớp phải biết chào cô. Biết yêu thương cô và bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi bạn cần giúp
* Thể dục sáng:
Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chào bình minh”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi bóng.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra lên cao, ra phía trước, sang ngang.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang 2 bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
 + Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
Chơi Ngoài Trời
1. Quan sát bầu trời, sân trường.
- Quan sát bầu trời hôm nay như thế nào?
- Hỏi lại trẻ về trường, lớp hoc và các phòng ở trường
2. Chơi tập thể.
- TCVĐ: “Cáo ơi ngủ à”
{ Luật chơi:
Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu bạn phải chạm vào người bạn.
 { Cách chơi:
Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng tròn chính giữa. Các bạn khác cầm tay nhau đi xung quanh nói “Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe các bạn hỏi lần 2 thì cáo kêu Hừm! Hừm! Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy lò cò đuổi bắt, ai bị bắt phải chờ bạn cứu. Đổi vai cáo chơi tiếp.
* Giáo dục trẻ: Chơi không được đùa giởn không xô đẩy bạn, không tranh giành đồ chơi, chơi xích du nhẹ nhàng không đưa nhanh
- Nếu không nghe lời cô bị té ngã nguy hiểm nghe các con 
- Chơi xong đi vs và rữa tay sạch sẽ
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Khu vực chơi với cát: In hình trên cát (Trẻ biết cách xới cát và in thành nhiều hình dạng trẻ yêu thích, biết cách chơi tránh đùa giỡn vây vào mắt).
* Khu vực 2: Khu vực với thiên nhiên: Trồng thêm 1 số cây hoa mới (Trẻ biết cách xới đất, trồng hoa, cầm bình tưới nước, chăm sóc cho cây 1 cách tỉ mỉ)
* Khu vực 3: Khu vực chơi dân gian: Đi trên gáo dừa (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết cách đi thăng bằng trên gáo dừa, kết hợp tay và chân 1 cách khéo léo)
* Khu vực 4: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Đi trên cầu bánh xe. (Trẻ biết chờ đến lượt, biết đi khéo léo không để bị té)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
- Rửa tay, điểm danh vào lớp
Hoạt Động Học 
Vận động: NGÀY VUI CỦA BÉ
1. Mục tiêu:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát “Ngày vui của bé”
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát, hát dúng giai điệu “Ngày vui của bé”. 
- Hứng thú được tham gia học, biết thể hiện cảm xúc theo giai điệu bài hát.
- Giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình khi tiếp xúc với cô giáo.
2. Chuẩn bị: 
- Nhạc
- Trò chơi
3. Tổ chức hoạt động:
Đi học rất vui
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Con Thỏ”
- Cô và các con vừa chơi trò chơi gì?
- Con thỏ làm gì trong trò chơi?
- Sáng thức dậy Thỏ được đi đâu?
- Tại sao Thỏ thích đi học các con?
- Vậy các con có thích đi học không?
- Tâm trạng của con như thế nào khi đến trường?
- Có một bài hát nói về một bạn nhỏ rất hân hoan, náo nức muốn được đến trường các con có biết đó là bài hát gì không?
Ngày vui của bé
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “Ngày vui của bé” và đoán tên bài hát
- Đây là bài hát gì?
- Vậy khi bé được đến trường thì tâm trạng của bé như thế nào?
- Đến trường rất vui, sân trường sạch sẽ con phải làm gì?
- Muốn giữ vệ sinh sân trường luôn sạch đẹp thì các con phải có ý thức như thế nào?
- Cho trẻ hát lại bài hát 2 lần với đàn
- Tổ hát với đàn
- Nhóm, cá nhân hát với đàn.
- Muốn bài hát này được hay hơn, nhộn nhịp hơn thì các con phải làm sao?
- Bạn nào biết có những loại vận động nào hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe?
- Cho 2-3 trẻ kể các loại vận động.
- Kể tên các loại vận động: vỗ tay theo nhịp, gõ phách, múa minh họa
- Riêng cô, cô thích loại vận động vỗ tay theo nhịp bây giờ cả lớp nhìn xem cô làm mẫu nhe!
- Lần 1: Cô vận động với đàn không giải thích.
- Lần 2: Vừa vận động vừa giải thích ( không đàn)+ nhạc cụ gỏ - Giải thích: Hai tay cô đưa sang hai bên, và cô vỗ tay vào khi nhịp bài hát rơi vào phách mạnh.
- Cho trẻ vận động: cả lớp, từng tổ, nhóm, cá nhân (cô chú ý sửa sai)
- Cá nhân vận động đẹp lên biểu diễn lại
- Chia 3 nhóm vận động theo ý thích của trẻ.
Nghe hát
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “Đi học”
- Con có cảm nhận gì với giai điệu bài hát này!
- Cô hát cho trẻ nghe với đàn.
- Múa minh họa cho trẻ xem với đàn
- Mời 1 trẻ lên minh họa cùng với cô
* Bé cùng chơi: “Hát theo tranh vẽ”
- Cô giới thiệu trò chơi: “Hát theo tranh vẽ”.
- Cách chơi: Cô chia lớp mình ra làm ba đội, mỗi đội chọn cho mình một hộp quà, bên trong hộp quà có rất nhiều tranh vẽ, các bạn có nhiệm vụ hát những bài hát có nội dung liên quan đến bức tranh đó.
- Luật chơi: Đội nào hát đúng bài hát theo bức tranh cô yêu cầu là đội thắng cuộc, đội thua là đội không hát đúng theo bức tranh đó.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Sau mỗi lần cô nhận xét.
- Kết thúc: Cô nhận xét, khen ngợi trẻ .
Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc
- Góc xây dựng, lắp ghép:
+ Xây dựng: Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựng thành khuôn viên trường MN của bé.
+ Lắp ghép: Trẻ lắp ghép cổng thảm cỏ, hàng rào, cây xanh, sân chơi...
- Góc âm nhạc – tạo hình: Hát về trường MN, về cô giáo.
+ Âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề trường MN (trẻ tự tin giới thiệu tên bài hát, hát nhịp nhàng các bài hát )
+ Tạo hình: Bé biết cầm bút bằng tay phải, biết cách tô màu không lem, tô về trường MN, các hoạt động ở lớp,
- Trẻ biết chơi và cất dọn đồ chơi đúng nơi qui định.
Vệ sinh- Ăn Trưa
Ngủ Trưa
- Trẻ biết rửa tay trước k

File đính kèm:

  • docxchu de truong mam non 45 tuoi_13004093.docx