Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Lớp học thân yêu

* Phát triển thể chất:

2. Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.

9. Biết thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.

- Đi kiễng gót liên tục (3m).

- Làm quen cách đánh răng, lau mặt.

-Tập rửa tay bằng xà phòng.

- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh * Hoạt động học:

PTTC: Đi kiễng gót (3m).

* Hoạt động chiều:

Dạy cho trẻ làm quen với cách đánh răng.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Lớp học thân yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH
“LỚP HỌC THÂN YÊU”
(Từ ngày 11/9 đến ngày 15/9/2017)
MỤC TIÊU CỤ THỂ
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
* Phát triển thể chất:
2. Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
9. Biết thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Đi kiễng gót liên tục (3m).
- Làm quen cách đánh răng, lau mặt.
-Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
* Hoạt động học:
PTTC: Đi kiễng gót (3m).
* Hoạt động chiều:
Dạy cho trẻ làm quen với cách đánh răng.
* Phát triển nhận thức:
22. Trẻ nhận biết hình dạng.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật; nhận dạng các hình trong thực tế.
- Sử dụng các hình để chắp ghép.
* Hoạt động học:
PTNT: Nhận biết hình vuông và hình tròn.
* Phát triển ngôn ngữ:
39. Biết nhận ra được một số kí hiệu trong cuộc sống.
34. Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Làm quen với kí hiệu thông thường trong cuộc sống: kí hiệu đồ dùng cá nhân tại lớp, nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông.
- Trẻ đọc được các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi phù hợp với chủ đề 
* Hoạt động chiều:
Trò chuyện với trẻ về các bạn, cô giáo và đồ chơi trong lớp.
* Hoạt động học:
PTNN: Bài thơ “Cô dạy”.
* Phát triển TC – XH:
46. Trẻ thực hiện được một số hành vi và các quy tắc ứng xử xã hội
- Cử chỉ, lời nói lễ phép(chào hỏi, cảm ơn, sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, chơi hòa thuận với bạn).
* Hoạt động học:
PTTCXH: Lớp mầm bé yêu.
* Phát triển thẫm mĩ:
53. Trẻ biết tô màu một số tranh có bố cục đơn giản.
- Tranh ảnh có nội dung liên quan chủ đề.
* Hoạt động học:
PTTM: Tô màu hình vuông và hình tròn.
***************************************************************
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2
“LỚP HỌC THÂN YÊU”
(từ ngày 11/9 đến ngày 15/9/2017)
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, chơi, thể sáng
- Xem tranh, trò chuyện, nghe hát
- Chơi theo ý thích
- Thể dục sáng
- Tập bài: Ánh bình minh.
* Khởi động: Vòng tròn theo nhạc
* Trọng động: 
Theo bài hát “Ánh bình minh”.
 + ĐT thở: Cho trẻ thổi 4 lần
 + ĐT1: Đưa 2 tay vẫy cổ tay từ thấp lên cao, rồi hạ xuống kết hợp chân nhịp theo nhạc
 + ĐT2: vỗ tay theo phách kết hợp giẫm chân theo nhạc.
 + ĐT3: Hai tay đưa cao, nghiêng người sang 2 bên.
 + ĐT4: Nhảy đá chân về phía trước thay phiên
* Hồi tỉnh: theo nhạc 
 - Hít sâu và thở ra
Hoạt động ngoài trời
* Hoạt động có mục đích
- Quan sát các lớp trong trường
- Trò chuyện về lớp mầm của bé
- Trò chuyện về đồ dùng trong lớp
- Thơ : Cô dạy
- Hát: Lớp chúng mình
- Đồng dao: “dung dăng dung dẻ”
- Trò chơi vận động: “ Nhảy tiếp sức”; “Chi chi chành chành”; “Gió thổi”.
- Chơi tự do: Phấn, xếp thuyền, lá cây, tô màu, nặm, trò chơi ngoài trời
Hoạt động học
Nhận biết hình vuông và hình tròn
Bài thơ: Cô dạy
Lớp mầm bé yêu 
PTTC: Đi kiễng gót liên tục (3m)
Tô màu hình vuông và hình tròn
Chơi, hoạt động ở các góc
1.Góc phân vai: - Gia đình, cô giáo
2. Góc xây dựng: - Xây dựng lớp học của bé
3.Góc học tập: - xem tranh ảnh album, lô tô, ghép tranh rời, so hình, bù chỗ thiếu, đọc thơ, kể chuyện, trò chơi dân gian
4.Góc nghệ thuật: - làm tranh về chủ đề lớp học, tô màu về lớp học
5.Góc thiên nhiên: - Tưới cây, chăm sóc, chơi với cát.
Ăn, ngủ
- Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi ăn đúng cách
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Lộn cầu vồng, mèo duổi chuột
- Nhún nhảy theo giai diệu, nhịp điệu của bài hát “Vui đến trường”, “Trường của chúng cháu là trường mầm non”.
- Tự chọn sách để xem
- Tô màu lớp học của bé
- Đọc thơ “Cô dạy”
Nêu gương, trả trẻ
- Tiêu chuẩn bé ngoan:
Đi học đều đúng giờ
Đến lớp không khóc nhè
Biết để dép đúng nơi quy định
*************************************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Ngày thứ nhất: Thứ 2 ngày 11 tháng 9 năm 2017
BÉ THÍCH HÌNH NÀO
 I. MỤC TIÊU
22. Trẻ nhận biết hình dạng.
- Trẻ gọi tên và nhận biết được hình vuông và hình tròn, trẻ phân biệt được hình vuông và hình tròn.
 9. Biết thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt. 
- Rèn kỹ năng tư duy, ghi nhớ, so sánh giữa 2 hình.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học, chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi trong lớp, không xả rác bừa bãi, biết tiết kiệm nước, điện cho lớp.
 II. CHUẨN BỊ
- Bài hát
- Hình vuông, hình tròn
- Que tính cô cắt các vòng tròn để trẻ nối
- Đồ dùng hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.
 III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1. ĐÓN TRẺ
Bé đến trường
- Cô ân cần cởi mở đón trẻ vào lớp.
- Nhắc trẻ chào ba mẹ và chào cô.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình cháu ở trường
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non và đồ chơi xung quanh trường.
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Lớp học thân yêu
* Cho trẻ dạo chơi xung quanh trường, rồi cho trẻ hát bài hát “lớp chúng mình”
- CC vừa hát bài hát nói về gì ?
- CC nhìn xem cô có bức tranh vẻ về gì đây nào ?
- CC học lớp nào ?
- Trong lớp các con có những ai ?
- Cô giáo dạy con tên là gì ?
- Thế các con có thích đến lớp học không ?
- À đúng rồi, đến lớp học rất vui, có cô giáo, bạn bè vì vậy đến lớp học các con không được khóc nhè nhé.
- Tổ chức trò chơi.
Trò chơi vận động “đuổi bắt cô giáo”
Trò chơi tự do: Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian như là nhảy cò chẹp, ô ăn quan, xếp hột hạt, vẽ về lớp học 
Cô theo dõi, bao quát cháu chơi.
* Nhận xét buổi chơi: 
Giáo dục trẻ khi chơi phải cẩn thận.
Để sân trường đẹp hơn thì các con phải biết làm gì ?
Nhặt rác và không xả rác ngoài sân trường
Giáo dục trẻ yêu thương và quý trọng cô bác trong trường 
* Tổ chức trò chơi:
- Trò chơi vận động: đuổi bắt các bạn.
- Chơi tự do: Chí chí chành chành, phấn, gắp cua, tô màu, nặn, chơi xích đu, cầu trượt 
* Nhận xét:
3. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT: Bé thích hình nào
* Hoạt động 1: Lớp mầm bé yêu:
- Hát “Lớp chúng mình” 
Các con vừa hát bài hát gì vậy ?
- Các con đến lớp có vui không ?
- Đến lớp có nhiều đồ chơi không nào ?
- Có rất nhiều đồ chơi và đồ dùng của các con nè (cho trẻ đếm).
- Vậy các con có biết được các hình dạng của đồ vật này chưa ? Cô hỏi trẻ, cho trẻ đọc các hình dạng để hiểu rõ hơn về các hình thì giờ học hôm nay cô sẻ cho các con biết hình dạng của các đồ vật này nhé. Nhận biết hình vuông và hình tròn. 
* Hoạt động 2: Cùng cô tìm hiểu.
- Có rất nhiều đồ dùng nè, bây giờ cô mời một bạn lên chọn cho co hình vuông gắn lên bảng.
- Cho cả lớp đọc, tổ đọc, nhóm, cá nhân đọc.
- Hình vuông có màu gì ?
- Hình vuông có mấy cạnh và mấy góc ?
- Hình vuông có 4 cạnh và 4 góc (cho trẻ đọc).
- Hình vuông có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau.
- Hình tròn có màu gì ?
- Hình tròn có góc và có cạnh như hình vuông không ?
- Hình tròn có đường bao cong tròn và lăn được.
+ Cho trẻ so sánh hình tròn và hình vuông:
Hình tròn lăn được, hình vuông có cạnh không lăn được
* Hoạt động 3: Bé nào giỏi.
- Cho 2 trẻ lên chọn hình vuông và hình tròn theo yêu cầu của cô.
- Cô cho cả lớp kiểm tra lại, nhận xét và tuyên dương.
* Hoạt động 4: Cùng nhau trổ tài.
- Trò chơi: Bé xếp hình
- Cô chuẩn bị các que tính cho trẻ xếp hình vuông
- Cô cắt các đường cong cho trẻ lấy và xếp lại thành hình tròn.
+ Trò chơi: Nối hình tương ứng.
Cô có bức tranh vẽ các đồ dùng có dạng hình vuông và hình tròn, bây giờ các con sẻ nối hình vuông với đồ dùng có dạng hình vuông, hình tròn nối với đồ dùng có dạng hình tròn, ba tổ thi nhau nối đuôi nhé.
+ Trò chơi: Về đúng nhà.
- Cô dán nhà có dạng hình vuông và hình tròn trẻ sẽ cầm hình vuông và hình tròn vừa đi vừa hát, khi nào cô nói trời mưa rồi, về nhà thôi, trẻ sẽ tìm về nhà có hình tương ứng.
- Cô kiểm tra lại và sửa sai cho những trẻ chưa tìm đúng nhà.
- Cho trẻ đồi hình và chơi lại.
* Kết thúc.
4. HOẠT ĐỘNG GÓC
Ai thông minh
* Góc xây dựng: Xây lớp học của bé.
- Trẻ thể hiện ý tưởng xây lớp học với các chi tiết như: Cổng, hàng rào, bồn hoa, rau xanh, các lớp học, sắp xếp phù hợp trong khuôn viên cây xanh, hoa, ghế đá 
* Góc phân vai: Gia đình, bán hàng.
- Mẹ đưa con đi chợ mua ruần áo, đồ dùng, nhắc con biết chào hỏi người bán hàng.
- Người bán hàng niềm nở với khách, chào hỏi, mời khách, cám ơn khi khách trả tiền. 
* Góc nghệ thuật: 
- Làm tranh ảnh đẹp từ nguyên vật liệu mở, vẽ, tô màu, nặn đồ dùng để tặng cho cô và bạn. 
* Góc học tập: 
- Xem album tranh ảnh về chủ đề, lô tô, ghép hình, làm toán 
* Góc thanh niên: Cho trẻ tưới cây, lau lá, trồng rau.
5. HOẠT
ĐỘNG CHIỀU 
Ươm mầm xanh
- Cô cho trẻ hát bài hát lớp chúng mình.
- Trò chuyện về lớp học của bé.
- Gọi trẻ đứng lên nói về lớp học của mình, có những ai và có gì ?
- Cho trẻ chơi trò chơi “chọn đồ dùng của lớp mình”.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ghép hình”
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
Nêu gương
Trả trẻ
- Nhận xét nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
- Dọn dẹp đồ chơi: chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
 ************************************************
Ngày thứ hai: Thứ 3 ngày 12 tháng 9 năm 2017
BÉ NHỚ LỜI CÔ
 I. MỤC TIÊU
34. Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ thông qua bài thơ trẻ biết dữ gìn đôi tay sạch sẽ, không nên cãi nhau với bạn.
39. Biết nhận ra được một số kí hiệu trong cuộc sống.
- Trẻ thuộc thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ diễn đạt rõ ràng.
- Trẻ biết giữ gìn đôi tay sạch sẽ, yêu quý và tôn trọng bạn bè.
 II. CHUẨN BỊ
- Tranh bài thơ
- Đĩa nhạc
- Đồ dùng đồ chơi hoạt động góc và hoạt động ngoài trời.
 III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐÔNG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1. ĐÓN TRẺ
Bé đến trường
- Cô ân cần, cởi mở đón trẻ vào lớp.
- Nhắc trẻ chào ba mẹ và chào cô.
- Trao đổi với trẻ về tình hình của trẻ ở trường.
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non và đồ chơi xung quanh trường.
2.HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
Bé đọc thơ
* Cho trẻ hát bài hát “Lớp chúng mình” giới thiệu về buổi hoạt động ngoài trời.
- Cô giới thiệu tổ chức cho trẻ đọc bài thơ “Cô dạy”.
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ đọc thơ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Chú ý sữa sai cho trẻ.
* TCVĐ: Cáo và thỏ.
* TC dân gian: Chi chi chành chành.
* Chơi tự do: Chi chi chành chành, phấn, gắp cua, tô màu, nặn, chơi với xích đu, cầu trượt.
3. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC-XH
PTNN: Trường mầm non thân yêu
* Hoạt động 1: Hát vui cùng bé
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cô và mẹ”
- Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát và giới thiệu về đề tài dạy.
* Hoạt động 2: Cô giáo cũng là nhà thơ
- Cô đọc mẫu.
- Cô đọc mẫu lần 1: Diễn cảm
- Cô đọc lần 2: Kết hợp xem tranh chữ to, giải thích từ khó, giải thích cách đọc
Mẹ mẹ ơi cô dạy
Phải giữ gìn đôi tay
Nàn tay mà dây bẩn
Sách áo cũng bẩn ngay
Đoạn thơ này nói lên cô luôn dạy trẻ giữ gìn cho đôi tay luôn sạch sẽ.
+ Giây bẩn: Là chơi bẩn.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc thơ, đọc to, đọc nhỏ.
- Mời từng tổ đọc nối tiếp.
- Chia trẻ thành 2 nhóm: Nhóm bạn trai và nhóm bạn gái đọc thơ. Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm 1 đoạn.
* Đàm thoại:
- Cô vừa dạy cho cc đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô giáo dạy cc điều gì?
- Muốn cho đôi tay luôn sạch sẽ cc phải làm gì?
- Nếu tay cc bẩn thì phải làm sao?
- Đối với bạn bè cc có được cãi nhau không?
- Cái miệng xinh dùng để nói điều gì vậy cc?
- À đúng rồi qua bài thơ này cc phải biết giữ gìn cho đôi tay luon sạch nè và không được cãi nhau với bạn bè nhé.
* Hoạt động 4: Bé khéo tay
- Cô cho 3 tổ vẽ, tô màu về đôi bàn tay và cái miệng.
- Cô tiến hành cho trẻ vẽ, tô màu và nhận xét ngắn gọn.
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát “Lớp chúng mình”.
4. HOẠT
ĐỘNG GÓC
Bé thi tài
* Góc xây dựng: Xây lớp học của bé
- Trẻ thể hiện ý tưởng xây lớp học với các chi tiết như: Cổng, hàng rào, bồn hoa, cây xanh, các lớp học sắp xếp phù hợp trong khuôn viên cây xanh, hoa, ghế đá.
* Góc phân vai: Gia đình, bán hàng
- Mẹ đưa con đi chợ mua đồ: Quần áo, đồ dùng, nhắc nhở con biết chào hỏi người bán hàng.
- Người bán hàng niềm nở với khách, chào hỏi mời khách, cảm ơn khi khách trả tiền.
* Góc nghệ thuật:
- Làm tranh ảnh đẹp từ nguyên vật liệu mở, vẽ, tô màu, nặn đồ dùng để tặng cho cô và các bạn.
* Góc học tập:
Xem album tranh ảnh về chủ đề, lô tô, ghép hình, làm toán.
* Góc thiên nhiên: Cho trẻ tưới cây, lau lá, trồng rau.
5. HOẠT
ĐỘNGCHIỀU
Tay ai đẹp
- Cho trẻ hát bài: khám tay.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay.
- Trước tiên cc xả nước làm ướt tay sau đólấy xà bông xoa vào tay tạo bọt,c/c xoay từng ngón tay sau đó đổi tay sau đó c/c chà cổ tay mu bàn tay hông bàn tay đổi sang tay khác sau đó kì từng kẻ ngón tay đổi tay,cuối cùng c/c chụm 5 đầu ngón tay xoay váo tay kia.
- Cô rửa lại cho trẻ xem.
- Tổ chức cho trẻ thực hiện
- Tuyên dương trẻ làm tốt.
Nêu gương
Trả trẻ
 - Nhận xét nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
 - Dọn dẹp đồ chơi: chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về.
 ĐÁNH GIÁ 
 CUỐI NGÀY
........
*************************************************
Ngày thứ ba: thứ 4 ngày 13 tháng 9 năm 2017
LỚP MẦM BÉ YÊU
 I. MỤC TIÊU
46. Trẻ thực hiện được một số hành vi và các quy tắc ứng xử xã hội.
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình đối với lớp học, cô giáo, bạn bè bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.
- Trẻ biết phối hợp những kỹ năng đơn giản để tạo ra những sản phẩm đẹp về lớp học để tặng cho cô và bạn bè.
- Trẻ biết kính trọng và yêu quý lớp học, cô giáo, bạn bè và cố gắng chăm ngoan, học giỏi.
 II. CHUẦN BỊ
- Đĩa nhạc
- Tranh ảnh về lớp học.
- Đồ dùng đồ chơi ngoài sân, hoạt động góc.
 III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
 NỘI DUNG
1. ĐÓN TRẺ
Bé đến
trường
 - Cô ân cần cởi mở đón trẻ vào lớp.
 - Nhắc trẻ chào ba mẹ và chào cô.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường.
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non và đồ dùng xung quanh trường.
2.HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
Vui đến trường
* Hát vận động bài: Lớp chúng mình
- Giới thiệu về buổi hoạt động ngoài trời và các trò chơi mà trẻ được chơi.
- Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, trò chuyện về lớp học của bé, quan sát nêu ý kiến những gì bé thích, bé biết về ở lớp.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý lớp học của mình.
- Tổ chức trò chơi
* Trò chơi vận động “Đuổi bắt cô giáo”.
* Trò chơi tự do:
- Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian như: Nhảy cò chẹp, ô ăn quan, xếp hột hạt, vẽ về lớp học.
- Cô theo dõi, bao quát cháu chơi.
* Nhận xét buổi chơi
3. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTCXH
Tấm hình dễ thương
* Hoạt động 1: Hát vui cùng bé
- Cho trẻ hát bài hát “ Lớp chúng mình”.
- Các con vừa hát bài hát nói về gì? 
- Thế các con có thích đến lớp học không?
- Giờ hoạt động hôm nay các con hãy thể hiện tình cảm của mình đối với lớp học của mình nhé.
* Hoạt động 2: Trò chuyện cùng bé
- Bây giờ cô và cc xem một số hình ảnh về lớp học của cc nhé.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về lớp học mà cô đã chụp được.
- Các con vừa được xem các hình ảnh mà cô đã chụp lại.
- Cc thấy trong hình cô giáo đang làm gì vậy?
- Vậy hàng ngày cô làm gì vậy?
- Vậy cc có yêu cô giáo của mình không?
- Thế cc thấy đến lớp học có vui không?
- Thế cc muốn thể hiện tình cảm, tình thương của mình đối với cô và bạn bè bằng những gì?
* Hoạt động 3: Món quà tặng bạn
- Cho trẻ nặn quà, làm quà từ nguyên vật liệu mở.
- Tô màu vẽ tranh để tặng cô và các bạn.
* Kết thúc:
4. HOẠT
ĐỘNG GÓC
Bé đóng vai
* Góc xây dựng: Xây lớp học của bé
- Trẻ thể hiện ý tưởng xây lớp học với các chi tiết như: Cổng, hàng rào, bồn hoa, cây xanh, các lớp học. sắp xếp phù hợp trong khuôn viên cây xanh, hoa, ghế đá.
* Góc phân vai: Gia đình, bán hàng
- Mẹ đưa con đi chợ mua đồ: Quần áo, đồ dùng, nhắc nhở con biết chào hỏi người bán hàng.
- Người bán hàng niềm nở với khách, chào hỏi mời khách, cảm ơn khi khách trả tiền.
* GÓC óc nghệ thuật:
- Làm tranh ảnh đẹp từ nguyên vật liệu mở, vẽ, tô màu, nặn đồ dùng để tặng cho cô và các bạn.
* Góc thiên nhiên: Cho trẻ tưới cây, lau lá, trồng rau.
5. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cô hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng đất nặn.
- Hướng dẫn trẻ nặn đất sét, nặn đồ chơi trong lớp.
- Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi dùng đất sét.
 Nêu gương
 Trả trẻ
- Nhận xét nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
- Dọn dẹp đồ chơi: chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về.
 ĐÁNH GIÁ 
 CUỐI NGÀY
....
....
.
.
.
.
.
.
...
..
 Ngày thứ tư: Thứ 5 ngày 14 tháng 9 năm 2017
BÉ NÀO GIỎI
 I. MUC TIÊU: 
 2. Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Trẻ biết cách đi kiễng gót, đi đúng và không hạ gót chân xuống đất.
9. Biết thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Rèn kĩ năng đi kiễng gót thành thạo, khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin.
- giáo dục trẻ thường xuyên vận động để cơ thể khỏe mạnh, khi chơi không tranh dành với bạn, biết tham gia hoạt động theo thứ tự.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh về trường mầm non, lễ hội bé đến trường.
- Vạch mức.
- Đồ dùng đồ chơi hoạt động góc, hoạt động ngoài trời .
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
 NỘI DUNG 
1. ĐÓN TRẺ
Bé đến trường
- Cô ân cần, cởi mở đón trẻ vào lớp.
- Nhắc trẻ chào ba mẹ và chào cô.
- Trò chuyện với trẻ về cô bác trong trường.
- Giáo dục trẻ biết kính trọng cô bác trong trường.
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Bé thích đồ chơi nào
* Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi:
- Cho trẻ đi dạo xung quanh trường đọc đồng dao “Dung găng dung dẻ” trò chuyện về trường và đồ chơi có trong sân trường.
- Chơi vận động: Chuyền bóng.
Cô giải thích cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Chơi tự do: Chi chi chành chành, phấn, gắp cua, nặn, chơi với xích đu, cầu trượt
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC
Thi xem ai giỏi
* Cùng hát vang 
- Cho trẻ hát bài : “Lớp chúng mình”.
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cc ơi hôm nay cô sẽ cho cc chơi một trò chơi thi xem ai đi giỏi nhé đó là trò chơi đi kiễng gót nhé. Trước khi đi cô và cc cùng khởi động nhé.
* Bé vui khỏe: 
+ Khởi động:
- Cho trẻ đi, chạy theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi sau đó chuyển thành 3 hàng ngang theo tổ (Kết hợp bài hát “Lớp chúng mình”).
+ Bài tập phát triển chung:
- Hô hấp: thổi nơ.
- ĐT tay: Đưa 2 tay ra trước gập trước ngực.
- ĐT lườn: Đưa 2 tay lên cao nghiêng người sang trái , sang phải.
- ĐT bụng: Đưa 2 tay lên cao cúi gập người tay chạm gót.
- ĐT chân: Đứng 1 chân nâng cao gối.
- DT bật: Bật chụm tách chân.
+ Vận động cơ bản:
- Giới thiệu bài tập vận động cơ bản: Bé cùng bạn đến trường
- Cho trẻ đi tự do để kiểm tra khả năng của trẻ.
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2: Đứng trước vạch chuẩn, 2 tay chống hông khi nghe hiệu lệnh cc bắt đầu kiễng gót lên và đi đến vạch mức, khi đi mắt nhìn thẳng phía trước và không hạ gót chân xuống.
- Mời 1-2 trẻ lên thực hiện.
- Lần lượt cho 2 trẻ một lên thực hiện.
- Trong khi trẻ thực hiện, cô chú ý quaan sát và sửa sai cho trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ thi đua.
* Trò chơi: Chọn đồ chơi
- Cc ơi hôm nay cô sẽ tổ chức cho cc chơi 1 trò chơi “Chọn đồ chơi”.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi.
- Cô có rất nhiều đồ chơi bây giờ cô yêu cầu cc chạy lên chọn đồ chơi của lớp mình mang về nhé.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Hồi tỉnh: Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.
* Kết thúc:
HOẠT ĐỘNG GÓC
Bé nào giỏi
* Góc xây dựng: Xây lớp học của bé
- Trẻ thể hiện ý tưởng xây lớp học với các chi tiết như: Cổng, hàng rào, bồn hoa, cây xanh, các lớp học. sắp xếp phù hợp trong khuôn viên cây xanh, hoa, ghế đá.
* Góc phân vai: Gia đình, bán hàng
- Mẹ đưa con đi chợ mua đồ: Quần áo, đồ dùng, nhắc nhở con biết chào hỏi người bán hàng.
- Người bán hàng niềm nở với khách, chào hỏi mời khách, cảm ơn khi khách trả tiền.
* Góc nghệ thuật:
- Làm tranh ảnh đẹp từ nguyên vật liệu mở, vẽ, tô màu, nặn đồ dùng để tặng cho cô và các bạn.
* Góc học tập:
Xem album tranh ảnh về chủ đề, lô tô, ghép hình, làm toán.
* Góc thiên nhiên: Cho trẻ tưới cây, lau lá, trồng rau.
5.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Ôn lại bài thơ : Cô dạy
- Cho trẻ ôn lại các bài thơ bài hát có trong chủ đề
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân ôn lại.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ lao động, dọn dẹp vệ sinh.
Nêugương
Trả trẻ
- Nhận xét nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
- Dọn dẹp đồ chơi: chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....
....
..........
......
**********************************************

File đính kèm:

  • docTRUONG_MAM_NON.doc
Giáo Án Liên Quan