Giáo án mầm non lớp chồi - Bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến
I. Mục đích và yêu cầu
1. Kiến thức
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ
- Nhớ tựa đề " Trăng ơi.từ đâu đến"
- Nhận biết được nhịp 2/3, vần điệu êm dịu, cách so sánh cụ thể của bài thơ. Từ đó hiểu được nội dung của bài thơ là miêu tả về trăng
2. Kỹ năng
- Nghe và tưởng tượng được vẻ đẹp của trăng
- Biết trả lời được câu hỏi và nói trọn câu
Nhớ được câu thơ so sanh về màu sắc hình dáng của trăng
3.Phát triển
- Phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ
4. Giáo dục
- Trăng là vẽ đẹo của thiên nhiên. Yêu trăng trong thiên nhiên là yêu vẻ đẹp của đất nước chúng ta
II. Phương pháp chủ đạo
- Đọc diễn cầm bài thơ
Giáo án văn học Bài thơ : Trăng ơi từ đâu đến Tiết 1 I. Mục đích và yêu cầu 1. Kiến thức - Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ - Nhớ tựa đề " Trăng ơi..từ đâu đến" - Nhận biết được nhịp 2/3, vần điệu êm dịu, cách so sánh cụ thể của bài thơ. Từ đó hiểu được nội dung của bài thơ là miêu tả về trăng 2. Kỹ năng - Nghe và tưởng tượng được vẻ đẹp của trăng - Biết trả lời được câu hỏi và nói trọn câu Nhớ được câu thơ so sanh về màu sắc hình dáng của trăng 3.Phát triển - Phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ 4. Giáo dục - Trăng là vẽ đẹo của thiên nhiên. Yêu trăng trong thiên nhiên là yêu vẻ đẹp của đất nước chúng ta II. Phương pháp chủ đạo - Đọc diễn cầm bài thơ III. Chuẩn bị - Tranh 1: Cảnh trăng tròn trên sân nhà, cạnh nhà là cây có quả chín hồng - Tranh 2: Cảnh trăng tròn chiếu xuống mặt nước. Một con cá đang bơi, mắt tròn - Tranh 3: Cảnh trăng tròn trên sân chơi. Trên sân một vài trẻ đá bóng IV. Hướng dẫn Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định - Cùng nhau hát bài " Lại đây với cô" 2. Giới thiệu - Cho trẻ xem tranh 1, chỉ tranh và hỏi: Đây là gì? Các con thấy trăng bao giờ chưa? A! Có khi trăng tròn trăng khuyết. Vậy khi trăng tròn các con thấy trăng như thế nào? - Trăng tròn sáng và rất đẹp. Để các con biết thêm về trăng cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ "Trăng ơi ...từ đâu đến" của chú Trần Đăng Khoa nha 3. Tiến hành a. Cô đọc bài thơ - Lần 1: Cô đọc diễn cảm không tranh - Lần 2: Cô đọc trích dẫn, chuyển tải nội dung + giáo dục Ở bài thơ tác giả đã tưởng tượng trăng ở nhiều nơi + Đầu tiên trăng ở trên cánh đồng lúa và so trăng hồng như quả chín + Sau đó trăng lên khỏi biển khơi so trăng tròn như mắt cá + Cuối cùng là trăng bay lên từ sân chơi và so trăng bay như quả bóng - Lần 3: cô đọc diễn cảm + có tranh - Sau mỗi lần cô hỏi trẻ tên bài thơ và tên tác giả b. Trẻ đọc bài thơ - Trẻ đọc tập thể theo cô nhiều lần c. Đàm thoại - Bài thơ nói về cái gì? - Khi nghe cô đọc bài thơ các con thấy nhịp điệu bài thơ như thế nào? - Bài thơ tả về trăng nên ta phải đọc chậm rãi nhẹ nhàng để mọi người nghe thấy được vẽ đẹp của trăng - Trong bài thơ tác giả thấy trăng từ đâu đến? - Khi trăng lên từ cácnh đồng tác giả so sánh trăng như các gì? - Khi trăng lên từ biển tác giả so sánh trăng như thế nào? - Cuối cùng là sân chơi, sự so sánh ở đây ra sao? - Trăng trong bài thơ của tác giả như thế nào? về màu sắc hình dáng? - À! Đúng rồi ! Trăng tròn sáng rất đẹp và gần gũi với chúng ta - Bây giờ cả lớp cùng đọc lại bài thơ với cô nha? d. Kết thúc - Cho trẻ ra sân, dùng phấn vẽ xuống sân và tô màu - Nhận xét và tuyên dương - Ngồi đội hình chữ U - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ thích thú khi nghe cô kể về trăng - Đọc theo yêu cầu của cô( cả lớp, tổ nhóm, cá nhân) - Bài thơ nói về trăng - Dạ thưa cô chậm - Trong bài thơ tác giả thấy trăng từ cánh đồng từ biển và từ sân chơi - Khi trăng lên từ cánh đồng tác giả đã so sánh: " Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà" "Khi trăng như mắt cá Không bao giờ chớp mi " - Khi trăng lên từ sân chơi tác giả đã so sánh: " Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời" - Trăng tròn, trăng đẹp trăng sáng trăng hồng như quả chín, trăng có hình tròn như mắt cá... - Dạ vâng ạ! Giáo án văn học Bài thơ : Trăng ơi ... từ đâu đến Tiết 2 I. Mục đích và yêu cầu - Trẻ ghi nhớ và đọc diễn cảm bài thơ Biết ngắt nhịp 2/3 Đọc và nhấn mạnh các từ: trăng hồng ...lửng lơ... Trăng tròn ... Trăng bay - Phát triển trí nhớ và cảm xúc với hình tượng của trăng - Giáo dục trẻ yêu trăng II. Chuẩn bị - Giáo cụ như tiết 1 III. Hướng dẫn Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định -giới thiệu - Cô và trẻ cùng hát bài" Bóng trăng tròn" - Hôm trước cô và các con đã làm quen với một bài miêu tả về trăng. Các con còn nhớ bài thơ gì không? - Hôm nay cô sẽ giúp các con học thuộc và đọc thật hay bài thơ này nhé. 2. Tiến hành a. Cô đọc bài thơ - Lần 1: Cô đọc diễn cảm không tranh - Lưu ý cách đọc: Muốn đọc bài thơ hay các con phải đọc chậm rãi cứ đọc hai tiếng lại dừng một chút rồi đọc tiếp " Trăng ơi ...từ đâu đến" Hay từ cánh đồng xa" - Để thể hiện vẻ đẹp của trăng, khi đọc đến các từ tả về màu sắc và hình dáng của trăng, chúng ta phải đọc chậm và lớn hơn một chút: " Trăng hồng như quả chín Trăng lửng lơ ...nhà" Lần 2: Cô đọc diễn cảm + tranh b. Trẻ đọc bài thơ - Bạn nào giỏi hãy nhớ và đọc lại cho cô và các bạn nghe đoạn thơ miêu tả trăng lên từ cách đồng? - Thế khi trăng đến từ biển, trăng được tả như thế nào? - Khổ thơ cuối tả trăng lên từ đâu? - Sau khi trẻ đọc, cô lưu ý sửa sai cho trẻ và cho cả lớp cùng đọc lại. c. Đàm thoại - Chúng ta vừa đọc bài thơ có tựa đề là gì? - Bài thơ tả cảnh gì? - Vì bài thơ tả về trăng nên khi đọc chúng ta phải đọc như thế nào? - À! Các con thấy đấy, trăng ở trên trời nhưng trăng rất gần gũi và thân thiết với chúng ta. Trăng chiếu sáng khắp mọi miền đất nước. Dù ở làng quê, vùng biển hay thành phố chúng ta cũng đều gặp trăng. Trăng là vẽ đẹp của thiên nhiên. Yêu trăng chúng ta càng yêu đất nước mình thể hiện qua việc gì? d. Kết thúc - Củng cố: Cho một vài trẻ đọc lại bài thơ - Nhận xét và tuyên dương - Trẻ hát - Dạ thưa cô! Đó là bài thơ " Trăng từ đâu đến" của tác giả Trần Đăng Khoa - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ đọc nhẩm theo cô - Trẻ đọc: " Trăng ơi ...từ đâu đến Hay từ cánh đồng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà" - Trẻ đọc : " Trăng ơi ...từ đâu đến Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời" - Bài thơ có tựa đề " Trăng ơi từ đâu đến" - Bài thơ tả về trăng - Chúng ta đọc chậm rãi nhẹ nhàng - Con học ngoan, con tươi cây, con không bức hoa...
File đính kèm:
- Giao_an_Trang_Oi_Tu_Dau_Den.doc