Giáo án mầm non lớp chồi - Cây xanh và môi trường sống
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ 3, 4 tuổi: Trẻ nhận biết chữ cái theo gợi ý của cô.
- Trẻ 5 tuổi: Nhận biết đúng chữ cái i, t, c.
2. Kỹ năng:
- Trẻ 3, 4 tuổi: Phát âm chữ cái theo cô.
- Trẻ 5 tuổi: Phát âm đúng chữ cái i, t, c.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức học bài, biết yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình.
4. Kết quả mong đợi: Trẻ phát âm được chữ cái i, t, c.
II.Chuẩn bị
- Búp bê, Thẻ chữ của trẻ.
- Thẻ chữ rời, chữ cắt cho cô chữ in hoa, chữ in thường, chữ viết thường.
3.1: Lĩnh vực phát triển:.............................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.2: Hoạt động ngoài trời:........................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.3: Hoạt động vui chơi:.............................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.4: Sinh hoạt chiều:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.5: Những biểu hiện đặc biệt của trẻ.......................................................................... 4. Biện pháp khắc phục:.............................................................................................. ____________________________________ Tuần 15 CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT Thực hiện 5 tuần (từ ngày 14 – 15/1/2016) Nhánh 1: Cây xanh và môi trường sống Thời gian thực hiện 1 tuần: từ ngày 14/12 - 18/12/2015 Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2015 TRÒ CHUYỆN SÁNG - Trò chuyện với trẻ về một số loại cây lấy gỗ - Giáo dục trẻ biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHỮ CÁI Làm quen chữ cái i, t, c I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ 3, 4 tuổi: Trẻ nhận biết chữ cái theo gợi ý của cô. - Trẻ 5 tuổi: Nhận biết đúng chữ cái i, t, c. 2. Kỹ năng: - Trẻ 3, 4 tuổi: Phát âm chữ cái theo cô. - Trẻ 5 tuổi: Phát âm đúng chữ cái i, t, c. 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức học bài, biết yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình. 4. Kết quả mong đợi: Trẻ phát âm được chữ cái i, t, c. II.Chuẩn bị - Búp bê, Thẻ chữ của trẻ. - Thẻ chữ rời, chữ cắt cho cô chữ in hoa, chữ in thường, chữ viết thường. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện - Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Bài hát nói lên điều gì?. - Trong xã hội có những ghề nào?. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng người lao động. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái i, t, c. * Làm quen chữ i - Cô có bức tranh gì nhỉ? - Cho trẻ phát âm “cây ổi”. - Cô ghép được thẻ chữ rời từ “Cây ổi”. - Cho trẻ đọc từ “Cây ổi” 1 - 2 lần. - Cô giới thiệu dấu hỏi cho trẻ đọc. - Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ (ô, â). - Hôm nay cô giới thiệu với lớp mình chữ i. - Cô phát âm mẫu và cho trẻ đọc. - Bạn nào có nhận xét về đặc điểm chữ i nào? - Cô phân tích đặc điểm chữ i và cho trẻ nói đặc điểm chữ i (i có một nét sổ thẳng bên trên có dấu i). - Cô giới thiệu chữ i in thường và chữ i viết thường, i viết hoa. - Các cách viết có khác nhau nhưng đều phát âm là i. - Cô phát âm sau đó cho trẻ phát âm, cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. b. Làm quen chữ t - Trong bức tranh có cây gì đây? - Cô đã ghép thẻ chữ rời được từ “Cây quýt”. - Cho trẻ đọc từ “Cây quýt”. - Cô giới thiệu thanh huyềnsắc và cho trẻ đọc . - Cho trẻ tìm chữ cái đã học. - Hôm nay cô giới thiệu với lớp mình chữ t. - Cô phát âm mẫu và cho trẻ đọc. - Bạn nào có nhận xét về đặc điểm chữ t nào? - Cô phân tích đặc điểm chữ t và cho trẻ nói đặc điểm chữ t (t có một nét sổ thẳng bên phải, bên trên có nét ngang). - Cô giới thiệu chữ t in thường, chữ t viết thường, t viết hoa. - Các cách viết có khác nhau nhưng đều phát âm là t. - Các con tìm thẻ chữ t trong rổ giơ lên và phát âm. - Cô phát âm sau đó cho trẻ phát âm, cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. - Tri giác: Cô cho trẻ tri giác chữ t cắt và nói đặc điểm chữ t. c. Làm quen chữ c - Trốn cô, trốn cô. - Cô có tranh có ai đây? - Cô đã ghép thẻ chữ rời được từ “Cây keo”. - Cho trẻ đọc từ “Cây keo”. - Cho trẻ tìm chữ cái đã học. - Hôm nay cô giới thiệu với lớp mình chữ c. - Cô phát âm mẫu và cho trẻ đọc. - Bạn nào có nhận xét về đặc điểm chữ c nào? - Cô phân tích đặc điểm chữ c và cho trẻ nói đặc điểm chữ c (c là một nét cong hở phải). - Cô giới thiệu chữ c in thường, chữ c viết thường, c viết hoa. - Các cách viết có khác nhau nhưng đều phát âm là c. - Các con tìm thẻ chữ c trong rổ giơ lên và phát âm. - Cô phát âm sau đó cho trẻ phát âm, cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. - Tri giác: Cô cho trẻ tri giác chữ c cắt và nói đặc điểm chữ c. * Trò chơi + Trò chơi “Hái quả” - Luật chơi: Chữ nào sai sẽ không được tính, chỉ được bật lên khi bạn đã về đến tổ. - Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 tổ đứng thành dọc trước suối (Vạch 45cm). Khi có hiệu lệnh “Bắt đâu” thì bạn đầu hàng của 3 tổ sẽ bật qua suối để lên hái quả của tổ mình. Tổ 1 hái quả có chữ i, tổ 2 hái quả có chữ t, tổ 3 hái quả có chữ c sau đó bỏ quả vào rổ của tổ mình và chạy về đứng cuối hàng. Bạn thứ 2 tiếp tục bật qua suối lên hái quả. Trò chơi diễn ra trong vòng 1 phút, khi cô sẽ lắc xắc xô có nghĩa là trò chơi kết thúc. - Cho trẻ chơi 3 lần - Sau khi chơi cô cho trẻ kiểm tra kết quả. + Trò chơi “Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô”. - Luật chơi: Tìm nhầm phải tìm lại cho đúng. - Cách chơi: Cho trẻ xếp chữ cái ra trước mặt khi cô phát âm hoặc nêu đặc điểm chữ cái nào thì trẻ giơ chữ đó lên và đọc thật to. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Cô bao quát trẻ chơi. Hoạt động 4: Kết thúc - Cho trẻ nhẹ nhàng ra sân. - Tập thể trẻ hát - Cả lớp trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ quan sát - Cả lớp đọc - Cả lớp đọc - Cá nhân trẻ tìm - Trẻ đọc - Cá nhân trẻ nhận xét - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ phát âm - Cả lớp trả lời - Cả lớp đọc - Cá nhân trẻ tìm - Trẻ chú ý nghe - Cá nhân trẻ nhận xét - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ phát âm - Cả lớp thực hiện - Cả lớp trả lời - Cả lớp đọc - Cá nhân trẻ tìm - Trẻ chú ý nghe - Cá nhân trẻ nhận xét - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ phát âm - Cả lớp thực hiện - Trẻ chú ý nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Cả lớp chơi - Trẻ lắng nghe - Cả lớp chơi - Trẻ đi ra sân HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Bầu trời Trò chơi dân gian: Kéo co Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ 3, 4 tuổi biết quan sát và nêu nhận xét về bầu trời theo anh chị, biết chơi trò chơi. - Trẻ 5 tuổi biết quan sát và nêu nhận xét về bầu trời, biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ 3, 4 tuổi tập quan sát, nêu đặc điểm theo anh chị. - Trẻ 5 tuổi rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ. 3. Thái độ: - Trẻ ngoan, biết nghe lời, có ý thức học bài. 4. Kết quả mong đợi: - Trẻ quan sát tốt. II. Chuẩn bị - Trang phục của trẻ gọn gàng, sạch sẽ. Sân chơi bằng phẳng. III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Quan sát - Cô cho trẻ quan sát bầu trời và hỏi trẻ. - Các con quan sát xem bầu trời hôm nay như thế nào? - Trời nắng hay mưa? - Nắng có từ đâu? - Ông mặt trời có lợi ích như thế nào? - Ngoài ông mặt trời ra trên trời còn có gì nữa? - Các đám mây như thế nào? - Khi đi dưới trời nắng các con phải làm gì? - Giáo dục trẻ phải mặc quần áo ấm, đội mũ, nón khi đi dưới trời nắng Hoạt động 2: Trò chơi dân gian “Kéo co” - Luật chơi: Bạn nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. - Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau, tương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhúm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào sợi dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân qua vạch chuẩn trước là thua cuộc. - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do - Cho trẻ chơi theo ý thích. - Cô bao quát trẻ chơi. - Trẻ quan sát - Tập thể trả lời - Cá nhân trả lời - Tập thể trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ lắng nghe - Tập thể trẻ chơi - Trẻ chơi theo ý thích SINH HOẠT CHIỀU 1. Lao động tự phục vụ: Xếp ghế - Cô hướng dẫn trẻ xếp ghế. - Cô bao quát trẻ 2. Trò chơi mới “Cửa hàng bán hoa” - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi. - Cô chơi mẫu một lần - Tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần - Cô bao quát trẻ chơi 3. Chơi tự do - Trẻ về góc chơi trẻ thích - Cô bao quát trẻ chơi 4. Nêu gương trả trẻ - Bình bầu trẻ ngoan, cho trẻ cắm cờ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khoẻ của trẻ:.................................................................................... 2. Trạng thái, hành vi, cảm xúc của trẻ ..................................................................................................................................... 3. Kiến thức kỹ năng 3.1: Lĩnh vực phát triển:.............................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.2: Hoạt động ngoài trời:........................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.3: Hoạt động vui chơi:.............................................................................................. ..................................................................................................................................... 3.4: Sinh hoạt chiều:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.5: Những biểu hiện đặc biệt của trẻ.......................................................................... 4. Biện pháp khắc phục:.............................................................................................. ____________________________ Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 2015 TRÒ CHUYỆN SÁNG - Trò chuyện với trẻ về một số loại cây bóng mát - Giáo dục trẻ biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THỂ DỤC Ném xa bằng hai tay TCVĐ: Mèo đuổi chuột I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ 3, 4 tuổi nói được tên vận động ném xa bằng hai tay. - Trẻ 5 tuổi nói được cách ném xa bằng hai tay. 2. Kỹ năng: - Trẻ 3, 4 tuổi: Bắt chước anh chị ném xa bằng hai tay. - Trẻ 5 tuổi: Rèn kỹ năng ném đúng kỹ thuật, biết dùng sức của cánh tay để ném túi cát đi xa. 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức kỷ luật, ngoan trong giờ. 4. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết ném xa bằng hai tay II. Chuẩn bị - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ - Túi cát III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ hát bài “Màu hoa” đi thành vòng tròn. Kết hợp đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô: Đi thường, đi bằng gót chân hai tay giơ cao, đi thường, đi bằng mũi bàn chân hai tay dang ngang, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy châm, đi thường, về đội hình 2 hàng ngang Hoạt động 2: Trọng động a. bài tập phát triển chung + Tay: Đưa tay ra phía trước, sang ngang - Đứng thẳng, hai chân bằng vai, hai tay giang ngang bằng vai. - Hai tay đưa ra phía trước - Hai tay đưa sang ngang - Hạ hai tay xuống + Chân: Nâng cao chân, gập đầu gối - Đứng hai chân ngang vai - Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối. - Hạ chân trái xuống, đứng thẳng - Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối - Hạ chân phải xuống, đứng thẳng + Bụng: Quay người sang bên - Đứng thẳng, bước chân sang ngang kết hợp đưa hai tay lên ngang bằng vai. - Quay người sang bên phải - Quay người sang bên trái - Đứng thẳng + Bật: Bật tiến về trước - Hai tay chống hông nhún bật bằng hai chân. b. Vận động cơ bản: Ném xa bằng hai tay - Cô làm mẫu lần 1: Giới thiệu bài - Cô làm mẫu lần 2: Phân tích động tác - Cô bước đến sát vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô đứng chân rộng bằng vai, hai tay cầm túi cát. Khi có hiệu lệnh “Ném” cô đưa tay từ dưới lên cao trên đầu, dùng sức của thân và tay ném túi cát đi xa. Sau đó đi nhẹ nhàng về đứng cuối hàng. - Cô gọi hai trẻ lên làm mẫu - Cho trẻ tập lần lượt - Cho trẻ tập thi đua giữa tổ - Cô chú ý sửa sai cho trẻ c. Trò chơi vận động “Mèo đuổi chuột” * Luật chơi: Mèo phải đuổi đúng lỗ chuột đã chạy, nếu mèo đuổi nhầm lỗ sẽ bị thua cuộc trò chơi kết thúc. Mèo không bắt được chuột thì coi như mèo bị thua. Nếu mèo bắt được chuột là mèo thắng cuộc * Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột. Khi có hiệu lệnh của cô, mèo đuổi bắt chuột. Chuột chui lỗ nào mèo đuổi lỗ ấy. sau mỗi lần chơi cô đổi vai chơi cho trẻ - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi trò chơi. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng - Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô - Cả lớp tập cùng cô - 3 lần x 8 nhịp - 2 lần x 8 nhịp - 2 lần x 8 nhịp - 2 lần x 8 nhịp x x x x x x x x x x x x x x - 2 trẻ tập mẫu - Trẻ thực hiện lần lượt - Trẻ tập thi đua - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Cả lớp chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây keo Trò chơi vận động: Tung bóng Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ 3, 4 tuổi biết gọi tên cây keo. - Trẻ 5 tuổi biết nêu đặc điểm, ích lợi của cây keo và biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ 3, 4 tuổi tập quan sát, nêu đặc điểm theo anh chị. - Trẻ 5 tuổi biết quan sát, nhận xét, miêu tả bằng lời, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc cây, không ngắt lá bẻ cành. 4. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhận biết và quan sát tốt. II. Chuẩn bị - Cây keo III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Quan sát - Cây gì đây các con? - Cho trẻ phất âm “Cây keo” - Các con có nhận xét gì về cây keo này? - Cây keo có đặc điểm gì? - Thân cây cấu tạo ra sao? - Cành cây như thế nào? - Lá cây keo có đặc điểm gì? - Trồng cây để làm gì? - Giáo dục trẻ trồng, chăm sóc, bảo vệ cây không ngắt lá bẻ cành. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Tung bóng” * Luật chơi: Ném, bắt bóng bằng hai tay. Ai bị rơi hai lần liền phải ra ngoài một lần chơi * Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm một quả bóng. Trẻ đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý bắt để bóng không bị rơi, vừa tung vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu: “Quả bóng con con Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Quả bóng tròn tròn Em tung bạn đỡ Bạn tung em đỡ Tung cao cao nữa Tung cao cao nữa Bạn bắt rất tài Em bắt rất tài” Cô bảo cả hai Chúng em đều giỏi - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi Hoạt động 3 : Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi theo ý thích - Cô bao quát trẻ chơi - Cả lớp trả lời - Cá nhân trả lời - Tập thể trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Cả lớp chơi - Trẻ chơi theo ý thích SINH HOẠT CHIỀU 1. Lao động tự phục vụ: Rửa chân - Cô hướng dẫn trẻ rửa chân - Cô bao quát trẻ 2. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VĂN HỌC Truyện “Sự tích cây vú sữa” I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ 3, 4 tuổi nói được tên truyện, tên các nhân vật trong truyện - Trẻ 5 tuổi biết tên truyện, tên tác giả, tính cách các nhân vật trong truyện. 2. Kỹ năng: - Trẻ 3, 4 tuổi: Nói được câu trả lời theo anh, chị. Biết nghe truyện. - Trẻ 5 tuổi: Rèn kỹ năng nghe truyện, quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hiểu nội dung câu truyện. 3. Thái độ: Trẻ ngoan, chú ý nghe truyện. 4. Kết quả mong đợi: Trẻ chú ý nghe truyện. II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ câu truyện III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện - Cô trò chuyện với trẻ về một số loại cây ăn quả - Giáo dục trẻ biết trồng, chăm sóc, bảo bệ cây Hoạt động 2: Truyện “Sự tích cây vú sữa” - Có một câu truyện nói về một loại cây. Để biết xem nội dung câu truyện đó như thế nào cô và các con cùng tìm hiểu nhé. - Cô kể lần 1: Giới thiệu tên truyện, tên tác giả - Cô kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh * Cho trẻ làm động tác “Gieo hạt” * Đàm thoại - giảng giải - trích dẫn - Cô vừa kể câu truyện gì? - Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Người mẹ đối với con ra sao? - Cậu bé là người như thế nào? + Hai mẹ con ở với nhau. Mẹ rất yêu thương, nuông chiều con, Người con thì nghịch, không chịu nghe lời, không thương mẹ + Trích “Từ đầu đến mẹ rất lo” - Khi bị mẹ mắng cậu bé đã làm gì? - Trên đường bỏ đi cậu bé đã gặp chuyện gì? - Lúc cậu bé chở về điều gì đã sảy ra? + Khi cậu bé bị mẹ mắng cậu đã bỏ nhà đi, cậu bị các bạn lớn hơn bắt nạt, vừa đói vừa rét cậu mới nhớ đến mẹ rồi chở về thì mẹ đã hoa thành cây + Trích “đoạn cuối” - Qua câu truyện này chúng ta học được điều gì? - Giáo dục trẻ biết yêu thương chăm sóc và nghe lời bố mẹ. - Lần 3: Cho trẻ xem đoạn phim về câu truyện. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài sân - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Cả lớp thực hiện - Cả lớp trả lời - Cá nhân trẻ kể - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Tập thể trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Tập thể trả lời - Trẻ chú ý nghe - Cả lớp ra sân 3. Chơi tự do - Trẻ về góc chơi trẻ thích - Cô bao quát trẻ chơi 4. Nêu gương trả trẻ - Bình bầu trẻ ngoan, cho trẻ cắm cờ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khoẻ của trẻ:.................................................................................... 2. Trạng thái, hành vi, cảm xúc của trẻ ..................................................................................................................................... 3. Kiến thức kỹ năng 3.1: Lĩnh vực phát triển:.............................................................................................. ..................................................................................................................................... 3.2: Hoạt động ngoài trời:........................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.3: Hoạt động vui chơi:.............................................................................................. ..................................................................................................................................... 3.4: Sinh hoạt chiều:.................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3.5: Những biểu hiện đặc biệt của trẻ.......................................................................... 4. Biện pháp khắc phục:.............................................................................................. ___________________________________ Thứ 4 ngày 16 tháng 12 năm 2015 TRÒ CHUYỆN SÁNG - Trò chuyện với trẻ về một số loại cây làm cảnh - Giáo dục trẻ biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨ
File đính kèm:
- g_ao_an.docx