Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bé thích khám phá bản thân

II. CHUẨN BỊ

1. Môi trường trong và ngoài lớp

- Tranh ảnh về về gia đình, bé trai ,bé gái, các bộ phận cơ thể về chủ đề bản thân

- Tranh truyện ,tranh thơ, lô tô xung quanh lớp học

- Đồ dùng , dồ chơi các góc: Gạch xây dựng, hoa quả, đồ chơi nấu ăn, bác sĩ , xắc xô, tranh truyện,.

-Môi trường ngoài lớp: Đồ dùng đồ chơi ngoài trời vệ sinh sạch sẽ, an toàn với trẻ, nước sát khuẩn, khẩu trang để phòng chống dịch covid

2. Đồ dùng của cô

- Kế hoạch thực hiện chủ đề bản thân, các bài hát, bài thơ, truyện, câu đố về chủ đề ban thân.

- Tháp dinh dưỡng, lô tô về dinh dưỡng

-Một số đồ dùng của bé trai, bé gái

-Các bài thơ, bài hát về chủ đề bản thân

 -Tranh ảnh, keo , kéo, giấy màu, đất nặn, bảng phấn,.

 - Tranh cô hướng dẫn trẻ tạo hình, làm quen với toán

 

docx88 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bé thích khám phá bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ 
CHỦ ĐỀ: BÉ THÍCH KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày 27 / 9 đến ngày 22 / 10/ 2021)
I/ MỤC TIÊU, NỘI DUNG GIÁO DỤC
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
1. Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất
- MT 1: Trẻ thực hiện đầy đủ đúng nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh 
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay).
+ Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
- Lưng, bụng, lườn: 
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau. 
+ Quay sang trái, sang
phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Chân: 
+ Nhún chân.
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
+ Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
Thể dục buổi sáng, tập kết hợp các bài hát trong chủ đề
 Hoạt động học : Bài tập phát triển chung:
- MT 8. Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
- Chạy 15m trong khoảng 10 giây. 
- Bò bằng bàn tay và bàn chân
- Ném xa bằng 2 tay - Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân 
* Các trò chơi vận động, tạo hình, hoạt động hàng ngày .
- MT 10. Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng cử động của nhóm cơ trong các bài tập chạy (CS6)
+ Chạy 15 m trong khoảng 10 giây
+ Chạy chậm 60-80m
+ Chạy nhanh 10m
- MT 14. Trẻ biết thể hiện kỹ năng vận động để chuyền bóng, lăn bóng
+ Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân
+ Lăn bóng và di chuyển theo bóng
+ Lăn bóng trong đường hẹp
- MT 12. Trẻ biết phối hợp tay- chân- mắt các vận động bò
+ Bò dích dắc qua 3 -4 điểm
+ Bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5 m
+ Bò chui qua cổng, ống dài
- MT 19. Xây dựng, lắp ráp, xếp chồng với 10 - 12 khối. (CS8)
Lắp ghép hình
- MT 21. Trẻ biết tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, kéo khóa (CS9)
Cài, cởi cúc, sâu, buộc dây
- MT 23: Biết một số thực phẩm cùng nhóm:
- Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).
VD: Thịt, cá, ...có nhiều chất đạm.
 Rau, quả chín có nhiều vitamin.
- Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn. 
- Các hoạt động học, chơi, ăn, ngủ, vệ sinh ... trong sinh hoạt hàng ngày.
- Các hoạt động học, chơi, ăn, ngủ, vệ sinh ... trong sinh hoạt hàng ngày.
- MT 25. Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật 
 Trẻ biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng, biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật. (ỉa chảy, sâu răng, SDD, béo phì).
 - MT 26. Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở ( CS13)
+ Tập luyện kĩ năng: Đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
+ Tập luyện thói quen: Rửa mặt, chải răng hàng ngày
+ Thay quần, áo khi bị ướt, bẩn
 - MT 28. Trẻ biết và thực hiện 1 số hành động để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch
Trẻ biết và thực hiện thông điệp 5k của Bộ Y tế để phòng chống dịch Covid, một số dịch bệnh
- MT 30. Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở ( CS12)
Không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ không uống rượu, bia, cà phê; không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn
- MT 31. Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
+ Lợi ích của việc gi gìn vệ sinh thân thể 
+ Lựa chọn trang phục để mặc phù hợp với thời tiết.
2. Lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức
- MT 42. Trẻ biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng 
Kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm để tìm hiểu đặc điểm nổi bật của con vật, cây, hoa, quả gần gũi, đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
Hoạt động học (LQVMTXQ), Các hoạt động hàng ngày
- MT 51. Trẻ biết nói được họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện 
Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.
- MT 63. So sánh số lượng, chiều dài của hai nhóm, đối tượng 
So sánh chiều dài của 2 đối tượng, số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn - ít hơn, dài hơn - ngắn hơn
Làm quen với toán
- So sánh, thêm bớt số lượng trong phạm 2
- Tách, gộp nhóm có số lượng 2
- Đếm đến 3, nhận biết các nhóm có số lượng 3, nhận biết chữ số 3
- So sánh, thêm bớt số lượng trong phạm 3
- MT 64. Gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả.
Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
- MT 65. Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn.
Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- MT 66. Sử dụng các số từ 1-5 để chỉ số lượng, số thứ tự. (CS20)
Nhận biếtchữsố, số lượng vàsốthứtựtrong phạm vi5.
3. Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ
- MT 77. Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại ( CS24)
+ Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
+ Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
- Các hoạt động học (LQVVH), giờ chơi, ăn, ngủ, vệ sinh ... mọi lúc mọi nơi.
- MT 82. Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao...
- Kể lại truyện đã được nghe.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
- MT 84. Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
+ Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh.
+ Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.
+ Đóng kịch.
4. Lĩnh vực giáo dục phát triển Tình cảm - kĩ năng, xã hội
- MT 92. Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ.
Tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ 
Hoạt động học, 
Hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi.
- MT 93. Nói được Sở thích, khả năng của bản thân 
Nói điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được.
- MT 94. Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích
chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích của bản thân
5. Lĩnh vực giáo dục phát triển Thẩm mĩ
- MT 112. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát (CS33)
-Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ.
Hoạt động học (Âm nhạc, tạo hình), Hoạt động chơi
- MT 114. Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm. (CS35)
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm.
- MT 116. Nhận xét các sản phẩm tạo hình.
Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng
II. CHUẨN BỊ
Môi trường trong và ngoài lớp
- Tranh ảnh về về gia đình, bé trai ,bé gái, các bộ phận cơ thể về chủ đề bản thân
- Tranh truyện ,tranh thơ, lô tô xung quanh lớp học
- Đồ dùng , dồ chơi các góc: Gạch xây dựng, hoa quả, đồ chơi nấu ăn, bác sĩ , xắc xô, tranh truyện,..
-Môi trường ngoài lớp: Đồ dùng đồ chơi ngoài trời vệ sinh sạch sẽ, an toàn với trẻ, nước sát khuẩn, khẩu trang để phòng chống dịch covid
2. Đồ dùng của cô
- Kế hoạch thực hiện chủ đề bản thân, các bài hát, bài thơ, truyện, câu đố về chủ đề ban thân.
- Tháp dinh dưỡng, lô tô về dinh dưỡng
-Một số đồ dùng của bé trai, bé gái
-Các bài thơ, bài hát về chủ đề bản thân
 -Tranh ảnh, keo , kéo, giấy màu, đất nặn, bảng phấn,..
 - Tranh cô hướng dẫn trẻ tạo hình, làm quen với toán
3. Đồ dùng của trẻ
- sách vở của trẻ, bút màu, đất nặn, giấy a4, keo, kéo, 
- Tranh ảnh về chủ đề cho trẻ tô màu, lô tô, tranh truyện ,..
-Đồ dùng , đồ chơi xung quanh lớp có số lượng từ 1đến 3, chữ số 3
- Đồ dùng cá nhân: khăn mặt, cốc ướng nước, .
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1:TÔI LÀ AI
Thời gian thực hiện 1 tuần:Từ ngày 27/09/2021 đến 01/10/2021
 Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
-Đón trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và tình trạng của trẻ. Về trang phục phù hợp với thời tiết.
 - Cho trẻ xem tranh chủ đề mới qua trang trí môi trường trong và ngoài lớp.
 - Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh: 
 - Cô điểm danh trẻ đến lớp.
Thể dục sáng 
- Tập các động tác hô hấp, tay, lườn – bụng, chân 
- tập kết hợp bài “ cái mũi”	
Hoạt động học
KPKH
- Tìm hiểu các bộ phận của cơ thể
Thể dục
Chạy 15m trong vòng 10 giây
Toán
So sánh, thêm bớt số lượng trong phạm vi 2
PTNN
- Thơ: Lời chào
Tạo hình
Vẽ, tô màu khuôn mặt của bé 
Chơi ngoài trời
- Quan sát cây đa và cây lộc vừng
TCVĐ: Gieo hạt, mèo và chim sẻ”
Chơi tự do: các đồ chơi ngoài trời
Quan sát : rau cải –rau muống
Trò chơi: Gieo hạt ,nu na nu nống,
CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời 
Quan sát cây đa và cây bằng lăng,
chơi vận động “ Gieo hạt”, “mèo đủôi chuột”
Chơi tự do: các đồ chơi ngoài trời
- Quan sát: Đồ dùng bạn trai, bạn gái.
- TC: Tạo dáng; Bạn có gì khác.
- Quan sát : Bạn trai- bạn gái.
- Trò chơi: Tạo dáng; Tay phải tay trái của bé.
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc phân vai: Gia đình; Bác sĩ.
- Góc xây dựng: Xây nhà cho bé.
- Góc nghệ thuật: Nghe nhạc và vận động theo nhạc các bài hát trong chủ đề. Tô màu, vẽ chân dung bạn trai, bạn gái,nặn búp bê
- Góc học tập: Phân biệt tay phải- trái; phía phải- trái. Xếp tương ưng 1- 1, so sánh số lượng các nhómđồ vật
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trước cửa lớp
Vệ sinh, ăn, ngủ
Tập và tự làm một số công việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh: kê bàn ghế, đeo yếm, chuẩn bị đồ dùng, lấy chăn, gối, ...
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Trẻ ăn uống gọn gàng, ăn hết xuất.
- Trẻ được dảm bảo giấc ngủ trưa.
- Ăn quà chiều.
Chơi, hoạt động theo ý thích (buổi chiều)
- Chơi với phấn vẽ khuôn mặt vui, buồn.
- Vẽ một số bộ phận cơ thể
-Xem tranh ảnh về chủ đề .
- Chơi theo ý thích, chơi cắp cua bỏ giỏ, xâu hoa,..
- Nghe kể truyện, chơi với lô tô, đất nặn .
- Hát múa về chủ đề; Cái mũi, tập rửa mặt
-Nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ dùng đồ chơi.
 - Nhắc nhở trẻ vệ sinh, chỉnh trang quần áo, đầu tóc trước khi ra về.
 - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi (nếu có)
 - Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, tình hình của trẻ trong ngày
THỰC HIỆN
I.Thể dục sáng(MT1)
1.Mục đích: - Trẻ tập các động tác đều, đẹp, dứt khoát 
2- Chuẩn bị: sân tập bằng phẳng, đầu video, đĩa nhạc
3. Tiến trình:
- KĐ: cho trẻ đi, chạy, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng chân, đi mũi chân
- TĐ: Tập theo nhạc bài “Nắng sớm”
- Hô hấp: Gà gáy ò ó o..
- Động tác tay: 2 tay đưa ra trước lên cao,
- Chân ;ngồi khuỵu (Tay đưa sang ngang, ra phía trước)
-Bụng; hai tay đưa lên cao nghiêng sang trái,phải
 -Bật tiến về phía trước 
- Trò chơi: Chim bay cò bay, gieo hạt, cho trẻ chơi 3-4 lần
- HT: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp
II. Chơi, hoạt động ở các góc : 
1, Góc phân vai : Chơi mẹ con, chơi bế em
a, Mục đích :
- Trẻ biết về nhóm để chơi theo nhóm ,biết phân vai chơi và thể hiện vai chơi của mình
 b, Chuẩn bị
 - Búp bê
 - Đồ chơi nấu ăn
 c, Dự kiến tình huống chơi
 - Cho trẻ về góc chơi và thỏa thuận với nhau về vai chơi 
 - Trong quá trình trẻ chơi cô qs tháo gỡ khó khăn giúp trẻ. Trò chuyện nhập vai chơi cùng trẻ: Ai bế em bé, ai là người nấu ăn? Chị đang làm gì thế? Chị bế em như thế nào để e không bị ngã ? Chị cho em ăn chưa? Hôm nay chị cho em bé ăn bột nấu với gì thế?... khi e khóc chị phải làm gì? E bé ngủ thì chị phải làm gì?...Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi sáng tạo.
 - Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
 2, Góc xây dựng : Xây dựng ngôi nhà của bé
 a, Mục đích :
 - Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh những viên gạch, biêt xếp nối tiếp nhau để tạo thành ngôi nhà 
 b, Chuẩn bị :
 - Đồ chơi xây dựng : Gạch, hàng rào, các khối gổ
 c, Dự kiến
 - Cô cho trẻ về góc chơi và tham gia chơi
 - Trong quá trình trẻ chơi cô hướng dẫn gợi ý trẻ chơi: Ai là chủ công trình, ai chở vật liệu? Ai làm bác thợ xây? Bác thợ xây nhà mấy tầng?.... cô nhập vai chơi cùng trẻ khi cần thiết. Động viên khuyến trẻ chơi.	
 - KT: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
 3, Góc học tập : Xem tranh ảnh về cơ thể bé
 a, Mục đích :
 - Trẻ được xem tranh về bản thân biết được các đặc điểm bộ phận của bản thân
 b, Chuẩn bị :
 - Tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể bé
 c, Dự kiến
 - Cô hướng đẫn trẻ cách xem tranh và nói về bức tranh.: Bức tranh vẽ gì? Dây là bộ phận nào của bé? Có tác dụng gì? Bạn nào có bộ phận này giống bạn? ..
 - Cô động viên, khuyến khích trẻ trò chuện về bức tranh.
 4, Góc nghệ thuật ; Tô màu bạn trai, bạn gái.
 a, Mục đích
 - Biết cầm bút tay phải và tô màu bạn trai, bạn gái
 b, Chuẩn bị 
 - Bút sáp màu, tranh cho trẻ tô màu.
 c, Dự kiến :
 - Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút và tô màu tranh bạn trai, bạn gái.
 - Cô động viên khuyến khích trẻ 
 - Giúp trẻ phân biệt bạn trai ,bạn gái
 5, Góc thiên nhiên : chơi thả thuyền
 a, Mục đích :
 - Trẻ biết cách gấp thuyền và thả thuyền
 b, Chuẩn bị :
 - Giấy gấp thuyền
 - Bể chơi cát, nước
 c,Dự kiến :
 - Cô hướng dẫn trẻ cách gấp thuyền và thả thuyền không để nước bắn lên quần áo. Cô đọng viên khuyến khích trẻ chơi.
 - Cô bao quát, nhắc trẻ chơi đoàn kết
 Tiến hành hoat động 
Hoạt động 1:Thoả thuận chơi
- Cho trẻ hát bài hát bài hát: “Cái mũi”. Cô hỏi trẻ.
+ Bài hát nói về gì?
+ Cái mũi dùng để làm gì?
+ Nếu không có mũi thì cơ thể chúng ta có tồn tại được không?
+ Các con có biết lớp mình đang hoạt động ở chủ đề gì không?
+ Với chủ đề này cô và các con cùng nhau chơi các trò chơi các con có đồng ý không?
+ Ở chủ đề này lớp mình có mấy góc chơi? Đó là những góc chơi nào?
+ Hôm nay các con thích chơi mấy góc? Đó là những góc nào?
+ Vậy góc phân vai thích chơi những gì? ( Gia đình, bác sĩ)
+ Gia đình thì có những ai?
+ Hàng ngày họ làm những việc gì?
+ Những việc đó giúp ích gì cho cơ thể?
+ Còn góc xây dựng thì con thích xây gì?
+ Góc xây dựng cần có những vai chơi nào? 
+ Cần những vật liệu gì? 
+ Góc tạo hình thì cháu thích chơi gì?
+ Cần có những đồ dùng đồ chơi gì? 
+ Góc sách thì cháu thích chơi gì?
+ Cần có những đồ dùng, đồ chơi gì? 
- Khi chơi các con phải nên chú ý đến các vật nhọn như kéo, khối gỗ, hồ dán, cây que đều gây cho chúng ta tai nạn vì thế mà phải cẩn thận khi sử dụng nhé.
- Bây giờ bạn nào thích chơi ở góc nào thì đi lấy ký hiệu đeo và về góc chơi để thỏa thuận vai chơi.
Hoạt động 2 : Quá trình chơi
- Cô nhập vai chơi cùng trẻ, cô quan sát, giúp đỡ và tạo tình huống để trẻ hoạt động tích cực hơn trong khi tham gia chơi.
- Cô động viên trẻ để trẻ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.
* Lưu ý: Khi cần thiết thì mới can thiệp, không nên can thiệp sớm sẽ làm mất sự hứng thú của trẻ.
Hoạt động 3: kết thúc chơi
- Cô đi đến từng góc để nhận xét sản phẩm, vai chơi, hành vi, cách giao tiếp, ứng xử và hành động chơi của trẻ trong suốt quá trình chơi. Sau đó trẻ cùng cô đi đến góc chơi khác để nhận xét .
- Cô nhận xét chung và mở ra hướng chơi mới. Động viên cháu để lần sau cháu chơi tốt hơn.
- Kết thúc cô cho hát bài” Hết giời rồi” sau đó cho trẻ thu dọn các đồ dùng đồ chơi còn lại để vào nơi qui định
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2021
****************************
I. Đón trẻ-Điểm danh- thể dục sáng: (MT1,MT28): Theo kế hoạch tuần
II. Học: MT42,MT92, MT93 
KPKH: Tìm hiểu các bộ phận của cơ thể
1.Mục đích
* Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên một số bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ biết tác dụng, lợi ích và tầm quan trọng của các bộ phận trên cơ thể.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết cách bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể.
* Phát triển:
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ ở trẻ.
* Giáo dục:
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể
2. Chuẩn bị
- Băng đĩa về chủ đề.
- Tranh ảnh về một số bộ phận cơ thể.
- Bàn ghế, giấy bút, bảng cài.
3. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động trẻ
* Trò chuyện: 
- Cô và trẻ cùng hát bài: ” Cái mũi”. Cô gợi hỏi trẻ.
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về cái gì?
+ Cái mũi dùng để làm gì?
+ Ngoài cái mũi ra cơ thể chúng ta còn có các bộ phận nào nữa?
- Để biết rõ hơn các bộ phận đó cũng như tác dụng, lợi ích. Hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu nhé!
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận cơ thể.
- Cô treo tranh vẽ các bộ phận cơ thể lên cho trẻ xem. Cô hỏi trẻ.
+ Trong tranh vẽ những gì?
- Cô chỉ vào từng bộ phận của cơ thể cho trẻ gọi tên và nói tác dụng cũng như lợi ích của chúng. Cô nói: Cơ thể chúng ta có 3 bộ phận lớn đó là: Đầu, mình, chân. (Cô vừa nói vừa chỉ vào tranh cho trẻ xem). Cô hỏi trẻ.
+ Ở phần đầu có những bộ phận nào nữa? Tác dụng của chúng? Lợi ích của chúng? (Mời vài trẻ)
- Cô nhận xét và mở rộng cho trẻ hiểu thêm.
- Tương tự với mình, chân.
- Cô nhận xét và giáo dục trẻ. Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ bảo vệ, giữ gìn vệ sinh thân thể.
2/ Hoạt động 2: Trải nghiệm.
- Cô cho trẻ trải nghiệm để biết rõ hơn về các bộ phận cơ thể. VD: Cô cho trẻ dùng mũi ngử đồ vật có mùi thơm, bịt mũi trẻ lại xem trẻ có thở được không, bịt mắt trẻ lại xem trẻ có thấy mọi vật quanh mình không.
 - Cô nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể
3/ Hoạt động 3 : Chơi trò chơi.
- Cô phát giấy bút cho trẻ vẽ một số bộ phận của cơ thể.
- Cô nhận xét sản phẩm và giáo dục trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định 
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ chú ý quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ chơi
 III. Chơi ngòai trời: MT 31,MT42,
Quan sát cây đa và cây bằng lăng,
chơi vận động “ Gieo hạt”, “mèo và chim sẻ”
Chơi tự do: các đồ chơi ngoài trời
1. Mục Đích
Trẻ nhận biết được đặc điểm, ích lợi của cây đa, cây bằng lăng, biết được sự lớn lên của cây, biết chăm sóc và bảo vệ cây
2. Chuẩn bị
Cây ở sân trường 
3. Dự kiến câu hỏi
Hôm nay bầu trời thế nào ?
Các con nhìn lên ngọn cây xem có gì khác với mọi ngày không ?
Cây bàng hôm nay khác gì so với mọi ngày ?
Lá đa to hay nhỏ ?
Lá đa màu gì ?
Thân cây đa như thế nào ?
Cây bằng lăng cao hay thấp?
Lá bằng lăng to hay nhỏ ?
Tán cây như thế nào ?
Con có biết cây lớn lên nhờ đâu không ?
Cây có lợi ích gì cho cuộc sống của chúng ta
Các con phải làm gì để có nhiều cây xanh /
Cô giáo dục trẻ chăm sóc cây, bảo vệ cây
3. Chơi vận động “Gie hạt”, “mèo cà chim sẻ”
Cô nói luật chơi, cách chơi sau đó cô co cả lớp cùng chơi
4. Chơi tự do
Chơi với các đồ chơi ngoài trời 
IV. Chơi, hoạt động ở các góc(MT94, MT19): Theo kế hoạch tuần
V. Ăn, ngủ: (MT 21, MT23, MT25, MT28, MT30)
 - Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
 - Trẻ ăn uống gọn gàng, hết xuất.
 - Đảm bảo giấc ngủ trưa.
 - Ăn bữa chiều 	
=> GD trẻ giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch bệnh covid -19: rửa tay sạch bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài; Không tiếp xúc người lạ; Không đến nơi đông người....	
VI. Chơi, hoạt động theo ý thích. (MT31, MT94
Xem tranh ảnh về các bộ phận cơ thể, bạn trai bạn gái
Chơi với phấn vẽ khuôn mặt vui, buồn 
+ Cô phát phấn cho trẻ và yêu cầu trẻ hãy vẽ khuôn mặt vui hoặc khuôn mặt buồn. Sau đó cô cùng trẻ quan sát và nhận xét xem bạn nào vẽ đẹp nhất. 
+ Tuyên duơng những bạn vẽ đẹp, vẽ nhanh.
Động viên, khơi gợi ở trẻ niềm yêu thích khi được tới lớp
VII/ Trả trẻ (MT21, Mt28, MT31.)
 - Dọn dẹp đồ dùng đồ chơi.
 - Nhắc nhở trẻ vệ sinh, chỉnh trang quần áo, đầu tóc trước khi ra về.
 - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi (nếu có)
 - Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, tình hình của trẻ trong ngày 
Nhật ký ngày:
- Sĩ số : 
- Trẻ ra lớp: 
-Vắng mặt:
+Sức khỏe trẻ trong lớp/ngày: 
+ Thực hiện các HĐ trong ngày: 
..
+Lưu ý trong ngày:.
Thứ 3 ngày 28 tháng 09 năm 2021
-------------------------------------------
I. Đón trẻ-Điểm danh- thể dục sáng: (MT1,MT28): Theo kế hoạch tuần
II. Học : 
THỂ DỤC(MT10)
 Chạy 15m trong khoảng 10 giây
TCVĐ: Tung bóng
1, Mục tiêu 
a. Kiến thức :
- Trẻ biết chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong khoảng thời gian 10 giây
b. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng phản xạ theo hiệu lệnh
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ
c. Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn tham gia tập luyện
2 , Chuẩn bị:
-Vạch chuẩn
- 4-5 quả bóng
3, Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động trẻ
1. khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài” Em là chim câu trắng”  kết hợp các kiểu chân: kiễng gót, đi thường, đi băng mũi bàn chân, đi nhanh, châm.
- Sau đó Về 4 hàng ngang.
2.Trọng động:
a. BTPTC:
Tập các  động tác
+, ĐT tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao    (Thực hiện 4Lx4N)
- TTCB: người đứng 

File đính kèm:

  • docxgiao an chu de ban than 45 tuoi_13224720.docx