Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Đồ dùng trong gia đình - Đề tài: Khám phá, phân nhóm đồ dùng trong gia đình

 GIÁO ÁN THAO GIẢNG

 CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

 Chủ đề: Đồ dùng trong gia đình

 Đề tài: Khám phá, phân nhóm đồ dùng trong gia đình.

 Lớp: 5 tuổi B

 Giáo viên: Lê Thị Thơm

 Ngày dạy: 12/11/12015

I: Mục đích:

- Trẻ nhận biết gọi tên đúng các đồ dùng sinh hoạt thông dụng trong gia đình. - - - Phân nhóm các đồ dùng theo công dụng riêng như: đồ dùng để nấu, đồ dùng dùng để ăn, đồ dùng dùng để uống hàng ngày trong gia đình.

- Rèn trẻ kỷ năng loại đối tượng không cùng nhóm.

- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động khám phá.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. biết sử dụng đồ dùng vào đúng mục đích sinh hoạt hàng ngày phù hợp.

II: Chuẩn bị:

-Bài hát: bé quét nhà.

-Câu đố về đồ dùng: cái giường, cái phích nước, cái ghế,

-Giáo án: Powerpoint

-Máy chiếu:

-TC: Chung sức. 1 rổ đồ chơi nhà bếp, 3 rổ đựng của 3 đội gia đình

- TC: Loại đối tượng không cùng nhóm. giấy A4 in hình 3 nhóm đồ dùng để ăn, uống, để nấu(có lẫn lộn nhóm). Bút màu.

-Trẻ ngồi chiếu hình chữ U

 

docx3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3426 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Đồ dùng trong gia đình - Đề tài: Khám phá, phân nhóm đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  GIÁO ÁN THAO GIẢNG 
                    CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
               Chủ đề: Đồ dùng trong gia đình
               Đề tài: Khám phá, phân nhóm đồ dùng trong gia đình.
               Lớp: 5 tuổi B
               Giáo viên: Lê Thị Thơm
                Ngày dạy: 12/11/12015
I: Mục đích:
- Trẻ nhận biết gọi tên đúng các đồ dùng sinh hoạt thông dụng trong gia đình.  - - - Phân nhóm các đồ dùng theo công dụng riêng như: đồ dùng để nấu, đồ dùng dùng để ăn, đồ dùng dùng để uống hàng  ngày  trong gia đình.
- Rèn trẻ kỷ năng loại đối tượng không cùng nhóm.
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động khám phá.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. biết sử dụng đồ dùng vào đúng mục đích sinh hoạt hàng ngày phù hợp.
II: Chuẩn bị:
-Bài hát: bé quét nhà.
-Câu đố về đồ dùng: cái giường, cái phích nước, cái ghế,
-Giáo án: Powerpoint
-Máy chiếu:
-TC: Chung sức. 1 rổ đồ chơi nhà bếp, 3 rổ đựng của 3 đội gia đình
- TC: Loại đối tượng không cùng nhóm. giấy A4 in hình 3 nhóm đồ dùng để ăn, uống, để nấu(có lẫn lộn nhóm). Bút màu.
-Trẻ ngồi chiếu hình chữ U
- Bảng gắn.
III: Hướng dẫn hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1: GỢI MỞ
- Cô trò chuyện về sự kiện ngày 20-11 để ổn định trẻ:
+ Trong tháng 11 có sự kiện gì đặc biệt?
+20-11 là ngày gì?
+ Nhà bạn nào có bố mệ hay người thân làm nghề dạy học? ( cho cá nhân trẻ trả lời)
       ->Chúng ta sẽ học thật giỏi, hát hay, để hát đọc thơ tặng các cô giáo nhân ngày lễ. các bạn đồng ý không?
- Cô cho trẻ hát vận động bài hát: bé quét nhà.
- Trò chuyện về bài hát:
+Trong bài hát nói về hình ảnh gì?
+Muốn ngôi nhà chúng ta hàng ngày sạch sẽ chúng ta phải làm gì? Khi quét nhà lau nhà chúng ta cần sử dụng đồ dùng gì?( Cho cá nhân trẻ trả lời)
        ->Cô nhắc lại: Chúng ta muón ngôi nhà hàng ngày mát mẻ, sạch gọn gàng chúng ta phải biết quét nhà hàng ngày , lau nhà, cất dọn đồ dùng gọn gàng. Khi quét nhà chúng ta cần cái chổi, lau nhà cần cái cây lau, đó là đồ dùng để sử dụng vệ sinh nhà của. Hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu về một số các đồ dùng khác nữa sử dụng hàng ngày trong gia đình.
                        HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ
* Thử tài của bé:
- Cô đọc cấu đố trẻ đoán kết hợp cô cho trẻ xem hình ảnh máy chiếu minh họa.
+Cái giường: Có chân mà chẳng biết đi
                      Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi
                      Bạn bè với chiếu chăn thôi
Đỡ người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày                                         Là cái gì?
+Cái phích:  Mình tròn hình trụ
                     Ruột chứa nước sôi
                     Mọi nhà dùng tôi
                     Giữ cho nước nóng?    
                                                Là cái gì?
+Cái ghế:     Có chân mà chẳng biết đi
                     Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên? 
                                                 Là Cái gì?
        -> Cô kết hợp cô cho trẻ xem  hình ảnh về đồ dùng trên máy.
* Mở rộng: Cô trò chuyện cho trẻ kể thêm về các đồ dùng khác sử dụng trong gia đình.
+Trong gia đình con có đồ dùng gì nữa? Đồ dùng đó dùng để làm gì?...              
             ( một số cá nhân trẻ kể )
          -> Cô giới thiệu mở rộng trong gia đình còn nhiều đồ dùng khác: Xe dùng để làm phương tiẹn đi lại, tủ lạnh dùng đựng thức ăn bảo quản thức ăn, bộ bàn ghế dùng để ngồi tiếp khách, ..
+Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu xem cô còn có những đồ dùng gì đây nữa nhé:
* Khám phá nhóm đồ dùng:
 - Cô mở hình ảnh máy chiếu các đồ dùng: Nồi, bếp ga, chảoCho trẻ quan sát nhận biết gọi tên về các đồ dùng, nói về công dụng của chúng.
        ->Cô nhắc lại: nồi, chảo, bếp ..là những đồ dùng dùng để nấu nướng hàng ngày.
            (Mở hình ảnh nấu ăn cho trẻ xem)
- Khi nấu xong bữa ăn cần có những đồ dùng gì để dọn mâm cơm ăn:
+Trẻ kể xong cô mở máy chiếu ra hình ảnh: Cái bát to, bát nhỏ, đĩa, thìa, đũa, môi  canh ..
        ->Sau đó cô nhắc lại: bát tô dùng múc canh, bát nhỏ dùng để ăn cơm, cái đĩa dùng để đựng thịt, cá, rau..thìa xúc cơm, đữa gắp để và cơm,
            (Cô mở hình ảnh mâm cơm trẻ xem)
- Hàng ngày khi ăn xong chúng ta phải làm gì ? Khi uống nước dùng đồ dùng gì?
+ Trẻ trả lời xong Sau đó cô mở hình ảnh:  ly, ca, cốc, phích đựng nước.
         ->Cô nhắc lại: phích, ca, để dụng nước, cái cốc, cái ly để uống nước, ( Mở hình ảnh uống nước cho trẻ xem)
        =>Cô giáo dục trẻ ý thức, kỷ năng sử dụng các đồ dùng hàng ngày cẩn thận giữ gìn ngăn nắp
 *TC luyện tập: Hãy nói nhanh
- Cách chơi: Cô nói tên nhóm đồ dùng. Trẻ kể nhanh tên các loại đồ dùng nhóm đó.
+Cô nói:   Đồ dùng dùng để ăn.
                 Đồ dùng dùng để uống
                 Đồ dùng dùng để nấu
        Hoạt động 3: Trò chơi trãi nghiệm
*TC 1:  Chung sức
- Cô giới thiệu trò chơi.
-Cô hướng dẫn cách chơi:
+Cô chia trẻ ra 3 gia đình chơi: cô có 1 rổ các đồ chơi lẫn lộn. các gia đình số 1, số 2, số 3 lần lượt một bạn chạy lên sẽ phải tìm lấy một đồ dùng theo yêu cầu của gia đình mình, sau đó chạy về bỏ vào rổ và đứng về cuối hàng, bạn khác sẽ chạy tiếp lên chọn. cứ như thế sau 3 phút đồng hồ là hết giờ. cô kiểm tra xem đội nào chung sức tìm được nhiều đồ dùng hơn.
+Đội gia đình số 1: tìm đồ dùng dùng để ăn,
+Đội gia đình số 2 tìm đồ dùng dùng để uống.
+Đội gia đình số 3: tìm đồ dùng sử dụng dùng để nấu.
- Cô tổ chức trẻ chơi.
 -> Nhận xét đếm kết quả cùng trẻ.
*TC 2: Loại đối tượng không cùng nhóm.
- Cô cho trẻ về  3 nhóm chơi: Các bạn ở mỗi nhóm có 1 tranh về 1 nhóm đồ dùng nhưng sắp xếp chưa đúng.
 + Nhiệm vụ các bạn hãy  tìm gạch bỏ đồ dùng không cùng nhóm với các đồ dùng còn lại. sau đó tô màu nhóm đồ dùng đó. Sau khi nghe xong 4 lần bài nhạc: cả nhà thương nhau hết giờ, cô kiểm tra kết quả Các nhóm
+ Cô cho trẻ thực hiện:
->Nhận xét kết quả của trẻ thực hiện.
Hoạt động 4: Kết thúc
=>Nhận xét buổi học của trẻ giáo dục trẻ nề nếp học tập động viên trẻ.    

File đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 4 tuoi_12202103.docx