Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia Đình Của Bé - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Vạn Phước

- Giáo án điện tử, GDAN “Bé quét nhà” LQVH chuyện “Ba cô gái”

- Tranh ảnh về chủ điểm Tranh ảnh về chủ điểm mái ấm gia đình, PTGT.

- Tranh “ Gia đình đông con gia đình ít con”, bé nhặt rau giúp mẹ, tranh, sách, ảnh về đồ dùng gia đình.

- Tranh ảnh về chủ điểm “PTGT”

- Tranh chủ điểm photo gia đình, đồ dùng gia đình cho trẻ tô màu

- Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm mái ấm gia đình.

- Hình ảnh clips bài thơ “Em yêu nhà em, quạt cho bà ngủ”.

- Lô tô các loại đồ dùng gia đình

- Lô tô đồ dùng gia đình

- Các bài tập toán

- Thẻ số, 1,2

- Bóng, rổ đựng đồ chơi ở các góc.

- Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm mái ấm gia đình.

- Giấy thủ công, giấy A4.

- Đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu, bút chì.

- Các loại sách, báo, tạp chí cũ, nguyên vật liệu có sẵn: giấy các loại, vải vụn, len vụn các màu, hạt cườm.

- Đồ chơi xây dựng, gia đình: mủ dép, quần áo, khăn mặt, bàn chải răng

- Hoa các loại, quả nhựa, bánh kẹo bằng xốp màu

- Chữ cái I,t,c, và số 1, 2, bằng bìa cứng.

- Lá khô, giấy màu, giấy A4, keo dán.

- Hột hạt đủ loại hạt khác nhau, cát nước cây cảnh.

- Bình tưới, khuông làm bánh .

 

doc43 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia Đình Của Bé - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Vạn Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN VẠN NINH
 TRƯỜNG MẦM NON VẠN PHƯỚC
----------– & —---------
KẾ HOẠCH
NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC
 Lớp Mẫu Giáo: 4 – 5 Tuổi B1 
 Chủ đề: Gia Đình Của Bé
 Thời gian thực hiện: 4 Tuần
 Từ ngày 24/10/2022 đến 18/11/2022
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐIỂM
(Gia đình của bé)
I. Tranh ảnh đồ dùng
 	- Giáo án điện tử, GDAN “Bé quét nhà” LQVH chuyện “Ba cô gái”
- Tranh ảnh về chủ điểm Tranh ảnh về chủ điểm mái ấm gia đình, PTGT.
- Tranh “ Gia đình đông con gia đình ít con”, bé nhặt rau giúp mẹ, tranh, sách, ảnh về đồ dùng gia đình.
- Tranh ảnh về chủ điểm “PTGT”
- Tranh chủ điểm photo gia đình, đồ dùng gia đình cho trẻ tô màu
- Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm mái ấm gia đình.
- Hình ảnh clips bài thơ “Em yêu nhà em, quạt cho bà ngủ”.
- Lô tô các loại đồ dùng gia đình
- Lô tô đồ dùng gia đình
- Các bài tập toán
- Thẻ số, 1,2
- Bóng, rổ đựng đồ chơi ở các góc.
- Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm mái ấm gia đình.
- Giấy thủ công, giấy A4.
- Đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu, bút chì.
- Các loại sách, báo, tạp chí cũ, nguyên vật liệu có sẵn: giấy các loại, vải vụn, len vụn các màu, hạt cườm...
- Đồ chơi xây dựng, gia đình: mủ dép, quần áo, khăn mặt, bàn chải răng
- Hoa các loại, quả nhựa, bánh kẹo bằng xốp màu
- Chữ cái I,t,c, và số 1, 2, bằng bìa cứng.
- Lá khô, giấy màu, giấy A4, keo dán.
- Hột hạt đủ loại hạt khác nhau, cát nước cây cảnh.
- Bình tưới, khuông làm bánh .
II. Nguyên vật liệu
- Trao đổi với phụ huynh, về lịch cũ, bìa và các nguyên vật liệu cũ như: Thùng giấy, vỏ chai, hột hạt, lá khô, cây cảnh, đĩa hư, vỏ hộp sữa... để sử dụng các hoạt động để làm đồ dùng.
 Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2022
KPXH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết địa chỉ nơi ở, biết gia đình đông con, gia đình ít con
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô.
- Trẻ có thái độ yêu thương những người trong gia đình.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết gia đình đông con, gia đình ít con
- Trẻ trả lời được câu hỏi theo khả năng.
- Trẻ yêu thương người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị 
- Hình ảnh bố mẹ con ( gia đình ít con, gia đình đông con...)
 - Hình bố mẹ, ông bà, con.
 - Tranh lô tô về gia đình, tranh gia đình, bút, màu tô.
 - Bài hát “ Cả nhà thương nhau”
 - Bàn ghế, xắc xô
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Trò chuyện và khám phá về gia đình 
- Lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Con vừa hát bài hát gì ? Gia đình này như thế nào ? (Thương nhau)
- Giáo dục trẻ dẫn dắt vào bài.
- Cho trẻ xem hình ảnh gia đình ít con ? (bố me, chị và em)
- Gia đình bạn Lan có bao nhiêu người con? ( 2 người )
- Cho trẻ xem tiếp hình ảnh gia đình đông con( Bố mẹ và 3 người con)
- Gia đình nhà việt có bao nhiêu người con ? (Có 3 người con)
- Vậy gia đình nhà bạn lan là gia đình ít con hay gia đình đông con ? (Ít con)
- Còn gia đình nhà bạn việt là gia đình gì ? (Gia đình đông con)
- Trong lớp chúng ta nhà bạn nào đông con, và gia đình bạn nào ít con.
- Cô cho trẻ kể về gia đình của trẻ ? ( Trẻ kể )
- Cô khái quát với gia đình ít con, thì cuộc sống tốt hơn, gia đình đông con sẽ tốn kém hơn vì có nhiều người.
- Con thích sống ở gia đình ít con hay đông con ? ( trẻ trả lời )
- Mọi người trong gia đình sống phải như thế nào ? (Thương yêu giúp đỡ)
* So sánh 2 gia đình đông con và ít con
+ Khác nhau: Gia đình đông con và gia đình ít con.
+ Giống nhau: Đều có bố mẹ, con.
- Vậy trong mỗi chúng ta, ai cũng có gia đình dù là gia đình đông con hay ít con, các thành viên trong gia đình phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau, phải thương nhau.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Tô màu tranh người thân trong gia đình”.
 - Cho trẻ về chỗ ngồi và tô màu tranh gia đình
- Trẻ thực hiện cô theo dõi nhắc nhỡ gợi ý trẻ tô màu đẹp.
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
 Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2022
TD: BẬT XA 20 - 25 CM
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết bật xa 20 - 25 cm bằng 2 chân, chạm đất nhẹ nhàng.
- Trẻ giữ thăng bằng bật xa được 20-25cm
- Trẻ ý thức trật tự trong giờ học, mạnh dạn khi bật.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết bật xa 20 - 25 cm bằng 2 chân
- Trẻ bật xa được 20-25cm
- Trẻ có thái độ trật tự trong giờ học
II. Chuẩn bị
- Xắc xô.
- Bóng.
 X X X X X X X X X 
 X
 X
 X X X X X X X X X 
III. Tiến hành hoạt động
1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô.
2. Trọng động: Tập BTPTC
- ĐT tay: Tay đưa ngang gập khuỷu tay.(2l x 4n)
- ĐT bụng: Tay chống hông nghiêng người sang 2 bên (2l x4n)
- ĐT chân: Ngồi khuyụ gối.(2l x4n)
- ĐT bật: Bật tách chân khép chân.(4l x4n)
* VĐCB: Bật sâu 25 cm.
- Cô làm mẫu lần 1, không giải thích.
- Làm mẫu lần 2, 3 kết hợp giải thích.
TTCB: Đứng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh bước lên bục và bật hai tay đưa ra trước lăn nhẹ ra trước xuống dưới ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu khi bật dùng sức mạnh của đôi chân bật mạnh sâu xuống đất 25 cm bằng đầu bàn chân đến cả bàn chân, gối hơi khuỵu.
- Mời 1 trẻ lên thực hiện cho lớp xem.
- Cho cả lớp thực hiện.
- Cô theo dõi sữa sai cho trẻ.
- Cho trẻ tập luyện dưới hình thức thi đua giữa 2 đội.
- Cho trẻ thi đua bật cá nhân
* Trò chơi VĐ: “Chuyền bóng qua đầu”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Yêu cầu trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát nhắc nhở gợi ý trẻ chơi tốt trò chơi
- Nhận xét tuyên trẻ sau mỗi lần chơi
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022
 LQVH: THƠ “EM YÊU NHÀ EM”
 Tác giả “ Đoàn Thị Lam Luyến”
I. Mục đích yêu cầu
 * Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ “Em yêu nhà em”
- Trẻ tô màu được ngôi nhà.
- Trẻ có thái độ yêu quí ngôi nhà của mình.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả “Em yêu nhà em”
- Trẻ tô màu ngôi nhà theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ yêu quí ngôi nhà của mình.
II. Chuẩn bị
- Clips bài thơ “ Em yêu nhà em”.
- Tranh nhà trệt và nhà cao tầng (tranh lô tô nhà trệt nhà cao tầng đủ cho trẻ)
- Bài hát “Nhà của tôi”
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ
	- Lớp hát bài “Nhà của tôi”. 
	- Các con vừa hát bài hát gì ? (nhà của tôi).
	- Nhà bạn nào là nhà cao tầng ? Nhà bạn nào là nhà trệt ? (Trẻ trả lời)
	- Mỗi chúng ta ai cũng có gia đình có nhà để ở, dù nhà nhỏ hay nhà to lớn các con phải biết yêu quý ngôi nhà. Có một bài thơ nói về bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình, mặc dù bạn nhỏ đi học nhưng vẫn nghĩ đến ngôi nhà thân quen của mình, đó là nội dung bài thơ “Em yêu nhà em” của tác giả “Đoàn Thị Lam Luyến” Bây giờ cô cháu mình cùng đọc.
	- Cô đọc thơ trẻ nghe lần 1 diễn cảm
	- Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem clips bài thơ.
* Giảng giải từ khó
 + Từ khó “Líu lo” Là tiếng chim hót nghe âm thanh rạng rở của không khí của quê nhà.
 + “Chuối mật” Là quả chuối đang chín vàng.
 + “ Ngô bắp” Là quả bắp
* Đàm thoại 
	- Cô vưà đọc bài thơ gì ? Của tác giả nào ?(Em yêu nhà em, của Đoàn Thị lam Luyến)
	- Trong bài thơ ngôi nhà của bạn nhỏ có những gì ?(Trẻ trả lời)
	- Tình cảm của các bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình như thế nào ? (Trẻ trả lời)?
	- Thế còn các con đối với ngôi nhà của mình ra sao ? 
	- Giáo dục trẻ yêu thương ngôi nhà của mình.
- Lớp đọc thơ cùng cô vài lần (cô chú ý sữa sai cho trẻ)
- Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ (Cô chú ý sửa sai)
- Mời trẻ đọc thơ mọi hình thức khác nhau.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Về đúng nhà”
- Cô nói cách chơi và luật chơi
- Trẻ tiến hành chơi, cô theo dõi nhắc nhở gợi ý nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương.
 ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022 
HĐTH: TÔ MÀU NGÔI NHÀ
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
 - Trẻ biết lựa chọn màu sắc phù hợp để tô màu ngôi nhà.
 - Trẻ tô màu được ngôi nhà.
 - Trẻ yêu quí nhà của mình, cố gắng hoàn thành sản phẩm.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
 - Trẻ biết cầm bút tô màu ngôi nhà.
 - Trẻ tô màu được ngôi nhà theo hướng dẫn.
 - Trẻ có thái độ trong giờ học
II. Chuẩn bị 
- Mẫu gợi ý tô màu ngôi nhà.
 - Bàn ghế
 - Tranh photo ngôi nhà rỗng cho trẻ tô màu 
 - Đĩa nhạc không lời bài hát “Nhà của tôi”
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Bé trẻ xem tranh tô màu ngôi nhà – đàm thoại
 - Lớp nghe bài hát “Nhà của tôi”
 - Các con vừa nghe bài hát gì ?
 - Nhà con như thế nào ? nhà trệt hay nhà cao tầng?
 - Mỗi người chúng ta ai cũng có gia đình và có nhà để gia đình xum vầy bên nhau, dù nhà như thế nào nhà trệt hay nhà tầng các con phải yêu quí ngôi nhà của mình. Hôm nay cô cho các con tô màu ngôi nhà các con tô thật đẹp nhé. 
 - Cô cho trẻ quan sát nhiều tranh tô màu khác nhau và đàm thoại cùng cô về ngôi nhà.
 - Các con nhìn xem tranh cô vẽ gì ? (Vẽ ngôi nhà, cây xanh)
 - Ngôi nhà này tô màu như thế nào ? Tô những màu gì ?(Trẻ kể)
 - Mái ngói tô màu gì ? (màu đỏ)
 - Còn vách tường cô tô màu gì ? (Màu xanh)
 - Ngôi nhà có mấy cái cửa và tô màu gì ? 
 - Theo con để tô ngôi nhà cho đẹp con phải tô ra sao ?(Trẻ trả lời)
 - Muốn tô màu cho đẹp các con phải cầm bút bằng tay phải, khi tô các con đè nhẹ cây bút xuống và tô trùng khít lên để tạo cho bứt tranh thêm đẹp.
* Hoạt động 2: Bé thực hiện 
	 - Trẻ thực hiện. Cô quan sát nhắc nhỡ cháu tô màu tranh đẹp khi tô không được tô 
lem ra ngoài đường vẽ, khi di màu phải đều và kín hình vẽ.
 - Nhắc trẻ sắp hết thời gian để trẻ hoàn thành tranh của mình
* Hoạt động 3: Xem ai tô đẹp.
 - Cô cho trẻ treo sản phẩm lên giá tạo hình. Hỏi trẻ thích tranh nào nhất ? Vì sao con thích ?
 - Cô nhận xét bổ sung thêm.
 * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2022
 GDAN: HÁT BÀI " BÉ QUÉT NHÀ "
 Nhạc và lời “Hà Đức Hậu”
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết hát theo nhạc bài hát “Bé quét nhà” của tác giả “Hà Đức Hậu” 
- Trẻ hát đúng theo nhạc, hát được rõ lời bài hát
- Trẻ yêu thích ngôi nhà của mình.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết hát bài hát “Bé quét nhà” 
- Trẻ hát được bài hát theo khả năng
- Trẻ có thái độ trật tự trong giờ học.
II. Chuẩn bị 
- Tranh ngôi nhà, bé cầm chổi quét. 
- Đĩa nhạc bài hát “Bé quét nhà, niềm vui của em, nhạc không lời nhanh chậm”
- Máy tính, mặt nạ các loại.
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Cô tạo tình huống cho trẻ xem tranh ngôi nhà và tranh bé cầm chổi quét.
- Đây là hình ảnh bé đang làm gì ? (bé đang cầm chổi quét)
- Mỗi chúng ta ai cũng có ngôi nhà, nhà là nơi chúng ta sống nghĩ ngơi, sum hợp vui cười, vì vậy chúng ta phái biết yêu quí ngôi nhà của mình bằng cách quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Đó cũng là nội dung bài hát “ Bé quét nhà” nhạc và lời Hà Đức Hậu hôm nay cô dạy các con hát.
- Cô hát trẻ nghe 2 lần với nhạc. 
- Cô vừa hát bài gì ? Tác giả là ai ?(Trẻ trả lời)
- Cô bắt nhịp trẻ hát theo cô vài lần ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) .
- Mời trẻ hát dưới nhiều hình thức tổ, nhóm, cá nhân (Cô sửa sai)
* Hoạt động 2: Nghe hát bài "Niềm vui của em"
 - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 với nhạc.
 - Lần 2 cô cho trẻ nghe nhạc bài hát cô và trẻ vận động theo nhạc.
 * Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc "Nhảy theo điệu nhạc"
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Khi nghe nhạc nhanh thì các con nhảy nhanh, khi nhạc chậm thì các con chọn bạn và nhảy chậm theo điệu nhạc.
+ Luật chơi: Bạn nào nhảy đẹp đúng được thưởng 1 bông hoa mặt cười.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần, cô tuyên dương sau lần chơi .
* Kết thúc : Nhận xét tuyên dương lớp.
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2022
 KPKH: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục đích yêu cầu
 * Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết tên gọi đặc điểm 1 số đồ dùng trong gia đình như: Xoang, chén, ly, ca, muỗng
- Trẻ trao đổi nhóm, nhận xét phân loại được một số đồ dùng gia đình.
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng cẩn thận.
 * Trẻ 3 - 4 tuổi
- Trẻ biết tên gọi 1 số đồ dùng trong gia đình như: Xoang, chén, ly, ca...
- Trẻ phân loại được một số đồ dùng gia đình.
- Trẻ có thái độ giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Một số đồ dùng gia đình chén, muỗng, ly, ca
- Sline một số đồ dùng khác trong gia đình như: Tủ, bàn, ghế, ti vi, máy giặt
- Bài đồng dao “Đi cầu đi quán”
- Lô tô một số đồ dùng gia đình
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình.
- Lớp đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán”
- Trong bài đồng dao có những đồ dùng gì ? (Trẻ trả lời)
- Cô khái quát dẫn dắt chuyển hoạt động
- Hôm nay cô đi chợ mua một số đồ dùng trong gia đình, các con xem đó là những đồ dùng gì ?
- Cô đưa ra từng loại đồ dùng cho trẻ cùng nhau đón và gọi tên
* Cô đưa ra cái chén.
- Đồ dùng này có tên là gì ?(Cái chén)
- Cái chén có màu gì ? (Màu trắng)
- Cái chén này được làm chất liệu gì ? (Làm bằng sứ)
- Cái chén dùng để làm gì ? (Để ăn cơm)
* Tương tự cô đưa cái xoang
- Đồ dùng này có tên là gì ? (Cái xoang)
- Cái xoang có màu gì ? (màu trắng)
- Cái xoang làm bằng chất liệu gì ? (làm bằng nhôm)
- Cái xoang dùng để làm gì ? (nấu cơm, canh)
* Tiếp tục cô đưa cái ly
- Đồ dùng gọi là gì ? (cái ly)
- Cái ly làm bằng chất liệu gì ? (Làm bằng sứ)
- Cái ly dùng để làm gì ? (Để uống nước, uống sữa)
- Cô đưa ra cái muỗng và hỏi
- Đây là cái gì ? (cái muỗng)
- Cái muỗng làm bằng chất liệu gì ? (Làm bằng inox)
- Cái muỗng dùng để làm gì ? (Để xúc cơm ăn)
* Cho trẻ chơi “Trời tối trời sáng”
- Cô cất dần đồ dùng còn lại cái ly và cái ca
* Cho trẻ so sánh cái ly và cái chén
+ Giống nhau: Đều là đồ dùng trong gia đình
+ Khác nhau: Ly làm bằng thủy tinh, chén làm bằng sứ.
 Ly dùng để uống, chén dùng để ăn
- Cô khái quát. Mở rộng giáo dục: Cô cho trẻ xem một số đồ dùng trên ti vi và đàm thoại
- các đồ dùng các con vừa xem đó là những đồ dùng trong gia đình được bố mẹ làm việc vất vả mua sắm khi dùng các con phải biết giữ gìn cẩn thận.
* Hoạt động 2: Chơi chọn lô tô đồ dùng theo yêu cầu.
- Cô nói đồ dùng nào các con tìm đồ dùng đó giơ lên và đọc to tên đồ dùng đó.
- Cô cho trẻ chơi vài lần, cô quan sát kiểm tra trẻ chọn đúng hay sai.
 + Chơi đi mua sắm
 - Lớp chia 2 đội
 - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
 + Cách chơi: Khi có hiệu lệnh hai bạn đứng đầu hàng chạy lên chọn mua một đồ dùng theo yêu cầu của cô rồi chạy nhanh về bỏ vào giỏ của đội mình sau đó về cuối hàng đứng, bạn thứ hai cũng như vậy, cứ tiếp tục cho đến hết thời gian, đội nào mua được nhiều đồ dùng đúng theo yêu cầu là thắng cuộc.
 + Luật chơi: Mỗi lần chạy lên chỉ chọn mua một đồ dùng rồi chạy về, khi nào bạn chạy về bạn thứ hai mới được chạy lên.
 - Trẻ chơi, cô quan sát nhận xét kiểm tra
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2022
 TD: BÒ CHUI QUA CỔNG
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi 
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng bò chui qua cổng
- Trẻ thực hiện được kỹ thuật bò chui qua cổng
- Trẻ có thái độ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện bài tập vận động.
* Trẻ 3 – 4 tuổi 
- Trẻ biết bò chui qua cổng
- Trẻ bò được chui qua cổng 
- Trẻ có thái độ thực hiện bài tập vận động.
II. Chuẩn bị
- 2 Trẻ làm mẫu VĐCB
- Sàn nhà sạch sẽ, tho

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_gia_dinh_cua_be_nam_hoc_2022.doc
Giáo Án Liên Quan