Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Biểu diễn chương trình “Bé yêu âm nhạc”. Trò chơi: Vũ điệu hóa đá - Năm học 2024-2025 - Vũ Thị Hiền

I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức: - Trẻ hiểu được nội dung ý nghĩa các bài hát khi xem các bạn biểu diễn

- Trẻ biết hình thức biểu diễn của các bài: Hát và vận động múa minh họa, vỗ tay theo tiết tấu chậm, hát nối tiếp…

- Biết chơi trò chơi: “Vũ điệu hóa đá” đúng cách và đúng luật.

2. Kỹ năng: - Trẻ hát to rõ lời, có kĩ năng biểu diễn theo giai điệu của từng bài

- Phát triển kĩ năng vận động múa minh họa, vỗ tay theo tiết tấu chậm ….

- Phát triển kĩ năng nghe, cảm thụ âm nhạc tinh, nhanh, kĩ năng chú ý, ghi nhớ, phản xạ kịp thời.

- Phát triển kĩ năng làm việc hợp tác cùng bạn trong tổ, nhóm, khả năng biểu diễn tự tin

3. Giáo dục:

* Giáo dục quyền trẻ em: Khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ tự lựa chọn các dụng cụ biểu diễn, phong cách thể hiện khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

- Trẻ hứng thú tham gia giờ học, biết thể hiện cảm xúc khi hát và vận động theo nhạc.

- Trẻ biết thể hiện tình yêu thương của mình dành cho ba mẹ qua các bài hát, giáo dục trẻ ngoan nghe lời ba mẹ.

pdf4 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Biểu diễn chương trình “Bé yêu âm nhạc”. Trò chơi: Vũ điệu hóa đá - Năm học 2024-2025 - Vũ Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN 
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ 
Chủ đề: Gia đình 
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc 
Đề tài: NDTT: Biểu diễn chương trình “Bé yêu âm nhạc” 
 1. Nhà mình rất vui (Sáng tác: Lê Đưc Hùng) 
 2. Mẹ ơi có biết (Sáng tác: Nguyễn Văn Chung) 
 3. Cả nhà thương nhau (Sáng tác: Phan Văn Minh) 
 4. Chiếc khăn tay (Sáng tác: Văn Tấn) 
 NDKH: Trò chơi: Vũ điệu hóa đá 
Lứa tuổi: 4-5 tuổi 
Thời gian: 25 - 30 phút 
Ngày dạy: 06/11/ 2024 
Người soạn: Vũ Thị Hiền. 
Đơn vị: Trường mầm non Thanh Nê 
I. Mục đích - yêu cầu 
1. Kiến thức: 
- Trẻ hiểu được nội dung ý nghĩa các bài hát khi xem các bạn biểu diễn 
- Trẻ biết hình thức biểu diễn của các bài: Hát và vận động múa minh họa, vỗ tay 
theo tiết tấu chậm, hát nối tiếp 
- Biết chơi trò chơi: “Vũ điệu hóa đá” đúng cách và đúng luật. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ hát to rõ lời, có kĩ năng biểu diễn theo giai điệu của từng bài 
- Phát triển kĩ năng vận động múa minh họa, vỗ tay theo tiết tấu chậm . 
- Phát triển kĩ năng nghe, cảm thụ âm nhạc tinh, nhanh, kĩ năng chú ý, ghi nhớ, phản 
xạ kịp thời. 
- Phát triển kĩ năng làm việc hợp tác cùng bạn trong tổ, nhóm, khả năng biểu diễn tự 
tin 
3. Giáo dục: 
* Giáo dục quyền trẻ em: Khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ tự lựa chọn các dụng cụ 
biểu diễn, phong cách thể hiện khi tham gia các hoạt động âm nhạc. 
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học, biết thể hiện cảm xúc khi hát và vận động theo 
nhạc. 
- Trẻ biết thể hiện tình yêu thương của mình dành cho ba mẹ qua các bài hát, giáo 
dục trẻ ngoan nghe lời ba mẹ. 
II. Chuẩn bị: 
 + Cô: Trang phục biểu diễn: Đồng phục, váy 
 - Nhạc các bài: Nhà mình rất vui, mẹ ơi có biết, cả nhà thương nhau, chiếc khăn tay, 
 nhạc chơi trò chơi. 
 - Trang trí sân khấu chương trình 
 + Trẻ: Ghế ngồi đủ số trẻ 
 - Nhạc cụ âm nhạc, đạo cụ: Đàn, mic 
 - Trang phục biểu diễn đẹp. 
 - Khu vực ngồi của trẻ. 
 III. Cách tiến hành 
 Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 
1. Ổn định tổ chức: 
- Cô giới thiệu các vị khách mời, xin nhiệt liệt - Trẻ lắng nghe 
chào mừng các bé lớp 4 tuổi A2 đến với chương 
trình: “Bé yêu âm nhạc” ngày hôm nay. 
- Đến với chương trình biểu diễn âm nhạc ngày 
hôm nay với sự góp vui của 3 gia đình: 
+ Gia đình Bướm Vàng 
+ Gia đình Chim Non - Trẻ vỗ tay 
+ Gia đình Thỏ Trắng 
2. Nội dung: 
 Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ “Vui cùng 
bé yêu” 
Mở đầu chương trình văn nghệ chào mừng xin - Trẻ lắng nghe 
mời các gia đình cùng thể hiện ca khúc: “Nhà 
mình rất vui” Sáng tác Lê Đức Hùng. Xin mời 3 
gia đình cùng lên thể hiện nào. - Trẻ biểu diễn 
- Cả 3 gia đình đã có một màn trình diễn rất hay 
phải không nào. Thưởng một tràng pháo tay dành - Trẻ vỗ tay 
tặng cho cả 3 gia đình. 
+ Trẻ vận động múa minh họa bài: “Mẹ ơi có 
biết” Sáng tác: Nguyễn Văn Chung 
- Các con ạ! Mẹ rất là vất vả hàng ngày đi làm về 
mẹ còn chăm sóc chúng mình nữa đấy. Gia đình 
Bướm Vàng thể hiện qua tiết mục múa “Mẹ ơi có - Trẻ lắng nghe 
biết” Sáng tác Nguyễn Văn Chung để dành tặng 
mẹ của mình. 
- Xin cảm ơn gia đình Bướm Vàng. Một lần nữa - Gia đình Bướm Vàng biểu diễn. 
các con hãy dành 1 tràng pháo tay cho gia đình 
Bướm Vàng nào. - Trẻ vỗ tay 
+ Cô và trẻ hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm “Cả 
nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh 
 Với một giai điệu nhẹ nhàng thể hiện tình cảm 
yêu thương của ba mẹ dành cho con được gia 
đình Chim Non, Thỏ Trắng thể hiện qua bài “Cả 
nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh. Nào 
chúng ta hãy cùng hướng mắt lên sân khấu để 
thưởng thức tiết mục này nhé. - Trẻ tham gia biểu diễn 
+ Trẻ biểu diễn bài “Chiếc khăn tay” theo 
hình thức hát nối tiếp 
 Để quý vị đại biểu, quý thầy cô không phải chờ 
lâu sau đây là tiết mục biểu diễn bài “Chiếc khăn - Trẻ tham gia biểu diễn. 
tay” theo hình thức hát nối tiếp. Xin mời 3 gia 
đình cùng lên thể hiện nào. 
* Giáo dục quyền trẻ em: Khuyến khích, tạo cơ 
hội để trẻ tự lựa chọn các dụng cụ biểu diễn, - Trẻ lắng nghe 
phong cách thể hiện khi tham gia các hoạt động 
âm nhạc. 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Vũ điệu hóa đá”. 
 Tiếp theo chương trình văn nghệ ngày hôm nay 
sẽ là phần chơi hết sức thú vị mà các gia đình - Trẻ lắng nghe 
chắc chắn sẽ rất háo hức chờ đợi, đó là phần “Trò 
chơi âm nhạc” với trò chơi “Vũ điêu hóa đá”. 
- Cách chơi: Các bạn sẽ vận động theo nhạc bất 
kỳ của chương trình, khi bản nhạc dừng lại thì - Trẻ chơi trò chơi 
các bạn sẽ giữ nguyên tư thế vận động của mình 
giống như bức tượng. 
- Luật chơi: Khi nhạc dừng mà bạn nào vẫn cử 
động chưa tạo thành tượng thì bạn đó sẽ phải 
nhảy lò cò rồi về chỗ của mình. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. 
3. Kết thúc: 
 Trò chơi “Vũ điệu hóa đá” đã khép lại chương 
trình “Bé yêu âm nhạc” ngày hôm nay. Xin cảm - Trẻ vỗ tay 
ơn những tiết mục vô cùng xuất sắc đến từ 3 gia 
đình. Một tràng pháo tay thật ròn rã dành cho 3 
gia đình. 
 Giáo viên 
Vũ Thị Hiền 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_gia_dinh_de_tai_bieu_dien_ch.pdf