Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Nhận biết và sử dụng đồ dùng, đồ chơi an toàn trong lớp bé - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hoa

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và kể tên được một số đồ dùng, đồ chơi có ở trong lớp: Kéo, bút chì, sáp mầu, các loại hột hạt, đồ chơi nấu ăn, búp bế

- Trẻ nhận ra được hành vi đúng- sai về sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp

- Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi các trò chơi: Đội nào nhanh hơn? Bé ngoan bé khéo.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định, kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ.

- Trẻ có kĩ năng khéo léo khi chơi trò chơi: Đội nào nhanh hơn? Bé khéo tay

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ: Diễn đạt câu đầy đủ, trọn nghĩa.

3. Thái độ

- GD trẻ biết phòng, tránh, sử dụng những đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm

- Tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2 - Trường MN Họa My Bích Động

2. Đồ dùng của cô

- Giáo án

- Âm nhạc: Các bài hát: Bóng tròn to, nhạc không lời

- Tranh ảnh, vi deo về việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi

 - Ti vi, máy tính, loa,

- Bảng to: 3 chiếc.

 - Lô tô khuôn mặt cười, khuôn mặt mếu

 

doc5 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Nhận biết và sử dụng đồ dùng, đồ chơi an toàn trong lớp bé - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẦM NON HỌA MY BÍCH ĐỘNG
GIÁO ÁN RÈN KỸ NĂNG SỐNG
	Đề tài: Nhận biết và sử dụng đồ dùng, đồ chơi an toàn trong lớp bé
	Chủ đề: Gia Đình
	Đối tượng: Trẻ MG 4-5 tuổi
 Thời gian: 25 – 30 phút
	Ngày soạn: 01/11/2019
	Ngày dạy: 08/11/2019
 Người soạn và dạy: Hoàng Thị Thoa
	I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết và kể tên được một số đồ dùng, đồ chơi có ở trong lớp: Kéo, bút chì, sáp mầu, các loại hột hạt, đồ chơi nấu ăn, búp bế
- Trẻ nhận ra được hành vi đúng- sai về sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp
- Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi các trò chơi: Đội nào nhanh hơn? Bé ngoan bé khéo.
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định, kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ.
- Trẻ có kĩ năng khéo léo khi chơi trò chơi: Đội nào nhanh hơn? Bé khéo tay
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ: Diễn đạt câu đầy đủ, trọn nghĩa.
3. Thái độ 
- GD trẻ biết phòng, tránh, sử dụng những đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động. 
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm
- Tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2 - Trường MN Họa My Bích Động
2. Đồ dùng của cô
- Giáo án
- Âm nhạc: Các bài hát: Bóng tròn to, nhạc không lời
- Tranh ảnh, vi deo về việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi 
 - Ti vi, máy tính, loa,
- Bảng to: 3 chiếc.
 - Lô tô khuôn mặt cười, khuôn mặt mếu
3. Đồ dùng của trẻ
- Kéo 30-35 chiếc
- Bút chì: 30 chiếc
- Sáp mầu, hồ dán
- Giấy mầu
- Các loại hột hạt
- Đồ chơi ghép hình hoa, đồ chơi nấu ăn, búp bê
- Lô tô về: hành động đúng- sai khi sử dụng đồ dùng- đồ chơi trong lớp
- Trang phục gọn gàng, đẹp mắt
- Trẻ vui vẻ, thoải mái.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (3-5 phút)
- Cho trẻ hát và chơi TVĐ “ Bóng tròn to” để chào đón các cô
- Chúng mình vừa chơi TC gì?
- Trong lớp mình ngoài bóng ra các con còn dc sử dụng ĐDĐC gì nữa? 
- Hôm nay cô sẽ dạy các con cách nhận biết và sử dụng ĐDĐC an toàn
2. Hoạt động 2: Bài mới (22 phút)
* Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi an toàn
- Cô cho trẻ chia thành 3 nhóm, 1 nhóm đi lấy đồ dùng học tập, 2 nhóm lấy đồ chơi trong lớp và hỏi trẻ:
+ Nhóm con đã lấy được đồ dùng gì?
+ Cô mời các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm của bạn:
=> Giáo dục trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách, nhẹ nhàng, cẩn thận, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
=> Cô khái quát lại cho trẻ
- Tương tự cô mời các nhóm khác nêu ý kiến
+ Nhóm con lấy được đồ chơi gì?
+Khi chơi với các đồ chơi đó các con phải lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn?
+ Nếu cho các loại đồ chơi nhỏ vào mồm, mũi thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Còn bạn nào lấy được loại đồ chơi khác không? 
+ Khi chơi với các đồ chơi đó các con phải chú ý điều gì?
- Cô cho trẻ xem đoạn video về sử dụng đồ dùng đồ chơi.
+ Trong đoạn video nói về điều gì?
+ Chúng mình có được làm giống như vậy không? Vì sao?
=> Cô khái quát: Trong lớp chúng mình có rất nhiều loại đồ chơi khác nhau, nhưng để đảm bảo an toàn trong khi chơi thì các con nhớ sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách nhé.
* Mở rộng: 
+ Khi ngồi ăn cơm, vẽthì các con ngồi vào đâu?
- Cô cho trẻ quan sát tranh về các bạn sử dụng bàn ghế và hỏi trẻ:
+ Bạn đang làm gì đây?
+ Nếu là con, con có làm giống như bạn không? Vì sao?
+ Khi ngồi vào bàn, ghế các con phải ngồi như thế nào?...
=>Cô khái quát lại: Khi ngồi vào bàn ghế để học hay để ăn cơm thì phải ngồi ngay ngắn, ko dc trèo lên bàn ghế. 
- Cho trẻ quan sát bức tranh thứ 2: Trẻ trèo lên tủ đựng đồ các nhân
+ Bạn đang làm gì đây?
+ Con có trèo giống bạn ko? Vì sao?
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh thứ 3: Trẻ chùm chăn lên đầu bạn:
+ Bạn đang làm gì đây ?
+ Nếu là con con có chùm chăn lên đầu như bạn không? Vì sao?
+ Bạn đang làm gì đây?
+ Các con có nên học tập bạn không? Vì sao?
=> Cô khái quát: Để đảm bảo an toàn cho mình thì các con nhớ không được trèo lên tủ để đồ hay chùm chăn kín đầu nhé
b. Trò chơi củng cố
* TC 1: Đội nào nhanh hơn? 
- Cách chơi: Lớp chia làm 3 đội, lấy và gắn buức tranh có hành động đúng vào mặt cười, hành động sai vào mặt mếu 
- Luật chơi: Trong thời gian là một bản nhạc đội nào gắn được nhiều đáp án đúng hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
* TC 2: Bé ngoan bé khéo.
- Cô cho trẻ chơi với các đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Nhắc trẻ khi chơi nhớ sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách để đảm bảo an toàn cho mình và cho bạn.
- Khi dừng trò chơi, cô cho trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ
3. Hoạt động 3. Kết thúc (1-3 phút)
- Cô hỏi lại trẻ tên bài học
- Cho trẻ mang sản phẩm tặng các cô và cất dọn ĐDĐC
- Trẻ hát và chơi cùng cô “Bóng tròn to”
- Bóng tròn to ạ
- Trẻ trả lời: Con thưa cô có búp bê, ghép hìnhạ
- Vâng ạ
- Trẻ về 3 nhóm
- Trẻ đi lấy đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô
- Các nhóm cùng thảo luận về: Tên gọi, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi an toàn
- Con thưa cô nhóm con lấy được cái kéo, bút chì, sáp mầu ạ
- Cái kéo rất sắc và nhọn nên khi sử dụng kéo con cầm cẩn thận, khi dùng xong con cất đúng nơi quy định ạ
- Bút chì, sáp mầu có đầu nhọn nên khi dùng con cầm bút cẩn thận, không cầm chạy đi chơi ạ
- Có được cầm kéo chọc vào người khác không?
- Nếu cầm kéo chọc vào người khác thì sẽ có điều gì xảy ra?
- Trẻ trả lời các câu hỏi mà nhóm bạn đã đưa ra:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Con lấy được hạt để sâu vòng, hạt đỗ xanh, đỗ đen, đất nặnạ
- Con không cho đồ chơi vào mồm, mũi, tai, chơi xong con cất đồ chơi gọn gàng
- Con thưa cô sẽ bị hóc, ngạt thở ạ
- Con lấy được các loại quả, nồi, bát
- Chơi nhẹ nhàng, không cầm đồ chơi ném vào người bạn ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Con thưa cô bạn chơi đồ chơi và ném đồ chơi vào người nhau ạ.
- Không ạ. Vì sẽ bị đau, sưng lên ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Con thưa cô bàn ghế ạ
- Trẻ chú ý quan sát
- Bạn đang trèo lên ghế, bàn ạ
- Con không ạ. Vì trèo lên ghế, bàn sẽ bị ngã đau ạ
- Con thưa cô ngồi ngay ngắn ạ.
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe 
- Bạn trèo lên tủ để ba lô ạ 
- Không ạ
- Vì sẽ bị ngã đau ạ
- Trẻ quan sát tranh
- Trùm chăn lên đầu bạn
- Không ạ. Vì sẽ bị ngạt thở ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ quan sát tranh
- Bạn đang trèo lên tủ ạ
- Con không ạ. Vì sẽ bị ngã đau ạ
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô
- Trẻ về đội chơi của mình, gắn bức tranh có hành động đúng về sử dụng đồ dùng đồ chơi an toàn trong lớp, tranh có hành động chưa đúng thì các con sẽ gắn bên phía mặt mếu. 
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Trẻ tham gia vào trò chơi
- Trẻ tự về lấy và chơi với đồ chơi mà trẻ thích
- Trẻ cất đồ dùng gọn gàng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_gia_dinh_de_tai_nhan_biet_va.doc
Giáo Án Liên Quan