Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Các trò chơi, mục tiêu hướng đến :

- Cho trẻ quan sát xung quanh sân trường, cùng nhau nhặt rát, nhặt lá già, lau các đồ chơi trên sân: để trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung theo 5 điều Bác Hồ dạy, bảo vệ môi trường

- Trò chơi liên hoàn : 1 Cò chẹp, ném vòng vào chai; 2 đi bằng gáo dừa vượt, chuyền bóng qua phải qua trái ; 3 ném xa bằng 1 tay nhặt bóng ném bóng vào sọt ; 4 ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh hái quả ; 5 chạy nhanh nhặt bóng, ném trúng đích: trẻ biết kết hợp tay, mắt khi thực hiện trò chơi, cử động khéo léo thực hiện liên tục các trò chơi, hình thành kỷ năng chơi, chơi tập thể

- Các trò dân gian: “nhảy bao”,“kéo mo cau”,“mèo bắt chuột”, “lộn cầu vòng”,“nhảy dây”: trẻ biết cùng nhau chơi trò chơi dân gian, biết cùng nhau chơi, biết bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn

- Trò chơi với thiết bị : polling, ném bóng rỗ, cầu tuột, xích đu, cờ chuột,

- Cát nước: trẻ biết chơi đồ chơi cát nước, biết giữ vệ sinh,

- Chơi các đồ chơi có sẵn trên sân : trẻ hứng thú tham gia chơi, biết cách chơi, biết nhường nhịn, chơi hòa đồng cùng bạn

Chuẩn bị:

- Không gian đủ rộng, thoáng, sạch, an toàn cho trẻ hoạt động

- Đồ chơi liên hoàn, bể chơi cát nước, mão mèo, chuột, dây thung, góc chơi cò chẹp, vòng và các chai nước, gáo dừa để trẻ đi, bao, mo cau,đồ chơi polling, cột ném bóng rỗ, bóng, các đồ chơi có sẵn trên sân trường

Tiến hành:

-Cô giới thiệu, tạo hứng thú để trẻ tập trung nghe để hiểu luật chơi các trò chơi

- Cho trẻ tiến hành chơi, cô quan sát, khuyến khích, nhắc nhỡ trẻ, giáo dục bảo vệ an toàn cho trẻ,

 

doc121 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Nguyễn Thị Thảo Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 
CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH 
Thời gian thực hiện 4 tuần: từ ngày 16/11 – 11/12/2020
Mục tiêu GD
Nội dung GD
Hoạt động GD
( Chơi, học, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)
Giáo dục phát triển thể chất
5. Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động
- Chuyền bóng qua phải, qua trái
- Ném xa bằng 1 tay, chạy nhặt bóng
- Ném xa bằng 2 tay, chạy nhặt bóng
- Ném trúng đích theo chiều nằm ngang
- HĐH: Vận động cơ bản, các trò chơi lồng ghép trong các đề tài khác 
- HĐNT: Trò chơi liên hoàn
9. Trẻ biết một số thực phẩm cùng nhóm: Thịt, cá, rau, quả, trứng, sữa, đường,
- Trẻ nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng): Thịt, cá,có nhiều chất đạm; rau, quả chín có nhiều vitamin
- Hoạt động ăn-ngủ: cho trẻ nhận biết, gọi tên các thực phẩm có trong món ăn
- Hoạt động vui chơi các góc: trẻ chơi góc phân vai (gia đình..)
- Hoạt động tự do theo ý thích lồng ghép giáo dục vệ sinh dinh dưỡng
- Hoạt động trả trẻ: trò chuyện cùng trẻ về thực phẩm dinh dưỡng,...
10. Trẻ biết nói tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản.
11.Trẻ biết ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Trẻ biết nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật
- Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn: Rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, xào, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo,
- Trẻ nhận biết các bữa ăn trong ngày và biết ăn là để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.
- Trẻ nhận biết ăn quả sống uống nước lã sẽ bị tiêu chảy; ăn nhiều bánh kẹo ngọt sẽ dẫn đến sâu răng; không ăn hết phần ăn kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng hay ăn uống quá nhiều sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì
 - Hoạt động vui chơi các góc: trẻ chơi góc phân vai (gia đình..)
-Dạy trẻ nhận biết được lợi ích của việc ăn uống và phòng tránh những bệnh thường gặp.
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
43. Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự
- Trẻ nhận biết và kể lại một sự việc nào đó mà trẻ từng tham gia hay từng thấy theo trình tự như: Một ngày của bé; Tối nay bé làm gì?...
- HĐH: các bài thơ, câu chuyện, bài hát mang ý nghĩa giáo dục trẻ 
Giáo dục phát triển nhận thức
35. Trẻ biết được các ngày lễ hội, sự kiện văn hóa
27. Trẻ biết cách so sánh và sắp xếp theo qui tắc và tạo ra qui tắc để sắp xếp.
- Trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật của các ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương đất nước: Ngày khai trường; tết trung thu; ngày 20/10; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12; ngày Giáng sinh; ngày tết cổ truyền; ngày 8/3; ngày 30/4; 01/5; ngày vui vào hè của bé; ngày quốc tế thiếu nhi.
- Trẻ biết xếp các ngôi nhà theo quy tắc to – nhỏ và ngược lại
- Trẻ phân loại hạt để xâu theo màu sắc, hình dạng.
- Trẻ nhận biết được 3 đối tượng và sắp xếp 3 đối tượng theo kích thước.
- Trẻ phân loại, tìm ra những vật không cùng loại.
- HĐH: Trẻ biết Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày tết của thầy giáo, cô giáo ( giáo viên)
- HĐH: Dạy trẻ biết so sánh, sắp xếp theo quy tắc về chiều cao đối với 3 đối tượng
- HĐVC góc: trẻ biết chơi so sánh hình, chữ cái; biết xếp theo quy tắc nhỏ- to và ngược lại, 
Giáo dục phát triển thẩm mỹ
58. Trẻ có thể biết một số kĩ năng trong hoạt động tạo hình
- Trẻ phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
- Trẻ xé, cắt theo đường thẳng, đường cong,và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.
- Trẻ làm lõm, dỗ bẹt, bè loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.
- Trẻ phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
- HĐH: Trẻ thích thú khi nhìn thấy sản phẩm đẹp và nói lên suy nghĩ, ý tưởng của mình về cái đẹp ( bức tranh đẹp về cách phối màu, cách sắp xếp bố cục trong tranh,..)
- Trò chơi: Đánh giá sản phẩm của mình và của bạn khi hoàn thành sản phẩm
Giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội.
69. Trẻ biết biểu lộ cảm xúc của mình
70. Trẻ biết mối quan hệ hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.
- Trẻ nhận biết được một số cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát; vận động; vẽ, nặn, xếp hình.
- Trẻ an ủi và chia sẽ niềm vui với người thân và bạn bè trong mọi hoạt động
- HĐH: Trẻ hát múa nhịp nhàng theo nhạc, vui vẽ, hứng thú khi tham gia chơi.
- Dạy trẻ chơi hòa đồng cùng bạn, biết chia sẽ với bạn khi chơi.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
NGHỀ CỦA CHA MẸ, NGHỀ GIÁO VIÊN
LỚP CHỒI 3
Từ ngày 16/11 – 20/11/2020
Thời gian/ hoạt động
Thứ hai
16/11/2020
Thứ ba
17/11/2020
Thứ tư
18/11/2020
Thứ năm
19/11/2020
Thứ sáu
20/11/2020
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi; Cô cùng trẻ trò chuyện về tuần lễ sự kiện ngày hội ngày lễ “Ngày tết nhà giáo Việt Nam 20/11”
- Chơi: với các đồ chơi trong lớp
- Thể dục sang
Học
- KPKH: 
Bé và Nghề của cha mẹ, nghề giáo viên
- LQVT: Đếm đến 2, nhận biết chữ số 2
- GDAN: 
Cô và mẹ
- LQVH: 
Thơ “Cô giáo của con”
- HĐTH: Tô màu bình hoa tặng cô giáo
Chơi ngoài trời
Các trò chơi, mục tiêu hướng đến :
- Cho trẻ quan sát xung quanh sân trường, cùng nhau nhặt rát, nhặt lá già, lau các đồ chơi trên sân: để trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung theo 5 điều Bác Hồ dạy, bảo vệ môi trường
- Trò chơi liên hoàn : 1 Cò chẹp, ném vòng vào chai; 2 đi bằng gáo dừa vượt, chuyền bóng qua phải qua trái ; 3 ném xa bằng 1 tay nhặt bóng ném bóng vào sọt ; 4 ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh hái quả ; 5 chạy nhanh nhặt bóng, ném trúng đích: trẻ biết kết hợp tay, mắt khi thực hiện trò chơi, cử động khéo léo thực hiện liên tục các trò chơi, hình thành kỷ năng chơi, chơi tập thể
- Các trò dân gian: “nhảy bao”,“kéo mo cau”,“mèo bắt chuột”, “lộn cầu vòng”,“nhảy dây”: trẻ biết cùng nhau chơi trò chơi dân gian, biết cùng nhau chơi, biết bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn
- Trò chơi với thiết bị : polling, ném bóng rỗ, cầu tuột, xích đu, cờ chuột,
- Cát nước: trẻ biết chơi đồ chơi cát nước, biết giữ vệ sinh, 
- Chơi các đồ chơi có sẵn trên sân : trẻ hứng thú tham gia chơi, biết cách chơi, biết nhường nhịn, chơi hòa đồng cùng bạn
Chuẩn bị:
- Không gian đủ rộng, thoáng, sạch, an toàn cho trẻ hoạt động
- Đồ chơi liên hoàn, bể chơi cát nước, mão mèo, chuột, dây thung, góc chơi cò chẹp, vòng và các chai nước, gáo dừa để trẻ đi, bao, mo cau,đồ chơi polling, cột ném bóng rỗ, bóng, các đồ chơi có sẵn trên sân trường
Tiến hành:
-Cô giới thiệu, tạo hứng thú để trẻ tập trung nghe để hiểu luật chơi các trò chơi
- Cho trẻ tiến hành chơi, cô quan sát, khuyến khích, nhắc nhỡ trẻ, giáo dục bảo vệ an toàn cho trẻ,
Chơi, hoạt động ở các góc
Góc phân vai: 
- Bé làm cô giáo, thợ may, bác sĩ : trẻ biết thỏa thuận, phân vai chơi, tuân thủ luật chơi, thể hiện được rõ vai chơi cô giáo, học sinh, bác sĩ, bệnh nhân,..
+ Chuẩn bị: bố trí góc chơi có bàn, ghế, trang phục cô giáo, thợ may, bác sĩ, dụng cụ dạy học, dụng cụ may đo, dụng cụ bác sĩ, búp bê,
- Cửa hàng Bách hóa xanh : trẻ biết đóng vai nhân viên bán hàng, khách hàng, thể hiện tốt vai chơi của mình, giao tiếp lịch sự văn hóa nơi công cộng
+ Chuẩn bị : góc chơi, các gian hàng như hoa, rau, củ quả, trang phục, túi xách, nón, giầy dép,..làm từ nguyên vật liệu ; giấy ký hiệu cho trẻ biết đếm số lượng giả làm tiền, túi giấy đựng thực phẩm(dạy trẻ biết sử dụng túi giấy thay cho túi nilong để bảo vệ môi trường), một số đồ dùng khác
Góc xây dựng - lắp ghép:
- Xây dựng: mô hình trường Mẫu giáo Phú Quới, Ngôi nhà của bé
+ Chuẩn bị: mô hình ngôi trường, cây xanh, cột cờ, đồ chơi trên sân,.. ; cây xanh, vườn hoa, rau,.. trong mô hình ngồi nhà,
- Lắp ghép : hàng rào cho mô hình, ghép ngôi nhà, ngôi trường,
+ Chuẩn bị: bộ ghép nút lớn để làm hàng rào, ngôi trường, ngôi nhà,
Góc học tập – thư viện:
- Học tập: đếm và nhận biết số lượng 2; tô chữ số 1,2; tô chữ rỗng o, ô,ơ, gạch chân chữ cái o, ô, ơ trong các từ trong tranh
+ Chuẩn bị: tranh lô tô chủ đề để trẻ đếm, chữ số 1,2 và chữ cái rỗng cho trẻ tô màu,  
- Thư viện: xem tranh chủ đề nghề giáo viên 
+ Chuẩn bị: bàn, gối ngồi, tranh chủ đề về nghề giáo viên, công nhân, thợ may, 
Góc nghệ thuật:
- Tạo hình: tạo hình hoa từ củ cải, lá khô, giấy vụn
+ Chuẩn bị: giấy, bút màu, màu nước, hoa được tỉa từ củ cải, lá khô, giấy vụn được cắt thành hình, keo, khăn giấy, 
- Âm nhạc: Chồi 3 vui hát (Ca khúc chủ đề: cả nhà thương nhau, cô giáo em, cô và mẹ)
+ Chuẩn bị: đàn organ, nhạc các bài hát chủ đề, nhạc cụ, trang phục biểu diễn, 
Góc Thiên nhiên- khoa học :
- Thiên nhiên: Bé học cách gieo hạt cải,tưới cây
+ Chuẩn bị: bộ dụng cụ tưới cây, chậu đất, hạt giống, nước
- Khoa học: pha màu nước, vật nổi vật chìm. 
+ Chuẩn bị: ly nhựa, nước, màu nước, muỗng, phểu, bể nước, đá sỏi, mút xốp, 
àTiến hành: cô giới thiệu/ cho trẻ quan sát tự chọn và rủ bạn chơi, tiến hành chơi, cô quan sán chơi cùng trẻ kết hợp giáo dục lồng ghép vệ sinh, an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng cần thiết qua các trò chơi trên. 
Ăn, ngủ, VS
- Trẻ biết chủ động mời ăn, ngồi ăn trật tự, ăn hết phần ăn; biết kể tên món ăn, thành phần trong món ăn trẻ đang ăn
- Biết tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Biết phụ giúp cô xếp, trãi nệm, ngủ đúng giờ
Học / Chơi, hoạt động theo ý thích
- Ôn bài củ, giới thiệu sơ lượt về nội dung đề tài mới
- Giáo dục lồng ghép học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ,
- Chơi với các đồ chơi mà trẻ thích
Trả trẻ
- Cho trẻ tự nhận xét bản thân và bạn sau một ngày hoạt động ở lớp, tuyên dương trẻ
- Rèn trẻ dẹp đồ chơi đúng nơi quy định
- Dạy trẻ biết chào cô, chào người thân trước khi về.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, để trẻ tự cất đồ dùng cá nhân, cô quan sát nhắc nhở trẻ để đồ dùng đúng nơi qui định.
- Cho trẻ chơi tự do, ăn sáng (bánh, sữa trẻ mang theo)
- Cho trẻ kể về các loại hoa.
- Trò chuyện nghề của cha mẹ
Thể dục sáng theo nhạc:
* Khởi động:
- Trẻ đứng đội hình vòng tròn.
- Trẻ khởi động theo nhạc kết hợp các kiểu chân.
- Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
*Trọng động: Trẻ tập bài tập phát triển chung kết hợp với bài hát 
“bài thể dục tháng 11”
- Hô hấp 1: Hít thở thật sâu và thở ra để nở lồng ngực bằng cách tay gian ngang, đưa về trước và đưa lên cao kết hợp hít sâu thở mạnh
- Tay 1: Tay đưa lên cao, đưa ra trước, giang ngang
TTCB: Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, thả tay xuôi, không cúi đầu, mắt nhìn về trước
 + ĐT 1: Hai tay đưa lên cao quá đầu
 + ĐT 2: Hai tay đưa thẳng ra trước, cao bằng vai
 + ĐT 3: Ha tay dang ngang, cao bằng vai
 + ĐT 4: Đứng thẳng, tay thả xuôi
- Chân 3:Nhảy lên, đưa một chân về phái trước, một chân về phía sau
TTCB: Đứng thẳng, hai chân chụm, tay thả xuôi
 + ĐT 1: Bật lên, đưa chân phải ra phía trước, hai tay chống hông
 + ĐT 2: Bật lên, thu hai chân về, tay thả xuôi
 + ĐT 3: Bật lên, đưa chân trái về phía trước, hai tay chống hông
 + ĐT 4: Bật lên, thu hai chân về, hai tay thả xuôi
- Bụng 3: Ngồi cúi về phía trước, ngữa ra phái sau, hai tay đưa lên cao
+ ĐT 1: Hai tay đưa thẳng lên cao
+ĐT 2: Cúi xuống, hai tay đưa về trước, bàn tay chạm đất
+ ĐT 3: Ngồi thẳng, ngữa người ra phía sau, hai tay chống xuống đất
+ ĐT 4: Ngồi thẳng, hai tay để tự do
- Bật 1: Bật về phía trước, bật về phái sau:
+ ĐT 1: Nhảy lên phía trước
+ ĐT 2: Nhảy về phía sau
+ ĐT 3: Nhảy sang bên phải
+ ĐT 4: Nhảy sang bên trái
Hồi tỉnh : Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
Học
BÉ VÀ NGHỀ CỦA CHA MẸ,
TÌM HIỂU NGHỀ GIÁO VIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết kể tên công việc của bố mẹ (nghề xây dựng, nghề giáo viên); Trẻ biết sản phẩm, dụng cụ, công việc và trang phục của các nghề: nghề giáo viên, nghề may
- Trẻ trả lời các câu hỏi to, rõ ràng, mạch lạc, đủ câu; Rèn trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ 
- Trẻ hứng thú tham gia trò chuyện cùng cô và các bạn để tìm hiểu về nghề của cha, của mẹ, nghề giáo viên; Tích cực hoạt động cùng các bạn; yêu kính các nghề...
MT 35: Trẻ biết được các ngày hội ngày lễ (Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11)
MT 69: Trẻ biết biểu lộ cảm xúc của mình khi nghe cô kể về công việc của cha mẹ, của cô giáo,...
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của cô:
- Giáo án điện tử
- Nhạc 
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tranh lô tô các nghề xây dựng, giáo viên. 
- Hoa 
III./ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
* Cho trẻ cùng hát bài cả nhà thương nhau
*Trò chuyện cùng trẻ về công việc của cha và mẹ:
- Cha và mẹ con làm công việc gì?
- Con biết nghề của cha và mẹ như thế nào không? Trang phục, cách làm,...
- Ngoài xe máy con còn biết những loại xe nào nữa
* Cô cho trẻ xem video công việc của cha và mẹ bé Na
- Cha Na làm công nhân xây dựng: làm việc ngoài công trình, phải đứng dưới trời nắng, mặc trang phục màu xanh nước biển, đội nón bảo hộ, làm việc chân tay rất vất vã
- Cô dạy trẻ gọi tên: nghề công nhân- chú công nhân; dạy trẻ biết chú công nhân xây dựng nên ngôi nhà, cầu, đường, trường học, bệnh viện,...; Dạy trẻ biết yêu quý và kính trọng chú công nhân, nghề xây dựng
* Tương tự cho trẻ xem video công việc của mẹ Na (cô giáo):
- Con biết mẹ bạn Na làm nghề gì không?
- Thế công việc của cô giáo là những việc gì?
- Vậy nghề của cô giáo gọi là gì?
- Cô dạy trẻ biết nghề giáo viên: là người dạy học, dạy chữ, dạy cho con biết kiến thức để con lớn lên có thể làm nghề mà con thích, người dạy học gọi là giáo viên.
- Dạy trẻ phát âm to rõ tên các nghề
* Cho trẻ xem và gọi to tên một số nghề trong tranh: bác sĩ, bộ đội, cảnh sát,..
* Luyện tập: 
- Cho trẻ xem trong rỗ có gì, cô yêu cầu trẻ lấy và giới thiệu loại xe mà trẻ cầm trên tay: tên gọi, đặc điểm chức năng,
- Dạy trẻ biết biểu lộ cảm xúc của mình để thể hiện lòng yêu kính với cha mẹ, cô giáo với những người làm các nghề giúp ích cho cộng đồng, xã hội.
* Trò chơi: bật ô lấy hoa
- Giải thích luật chơi.
- Cho cả lớp chơi 
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
- Kết thúc
Hoạt động ngoài trời
Các trò chơi, mục tiêu hướng đến :
- Cho trẻ quan sát xung quanh sân trường, cùng nhau nhặt rát, nhặt lá già, lau các đồ chơi trên sân: để trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung theo 5 điều Bác Hồ dạy, bảo vệ môi trường
- Trò chơi liên hoàn : Cò chẹp, ném vòng vào chai: trẻ biết kết hợp tay, mắt khi thực hiện trò chơi, cử động khéo léo thực hiện liên tục các trò chơi, hình thành kỷ năng chơi, chơi tập thể
- Các trò dân gian: “nhảy bao”,“kéo mo cau”: trẻ biết cùng nhau chơi trò chơi dân gian, biết cùng nhau chơi, biết bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn
- Trò chơi với thiết bị : polling, ném bóng rỗ
- Cát nước: trẻ biết chơi đồ chơi cát nước, biết giữ vệ sinh, 
- Chơi các đồ chơi có sẵn trên sân : trẻ hứng thú tham gia chơi, biết cách chơi, biết nhường nhịn, chơi hòa đồng cùng bạn
Chuẩn bị:
- Không gian đủ rộng, thoáng, sạch, an toàn cho trẻ hoạt động
- Đồ chơi liên hoàn, bể chơi cát nước, vòng và các chai nước, bao, mo cau,đồ chơi polling, cột ném bóng rỗ, bóng, các đồ chơi có sẵn trên sân trường
Tiến hành:
-Cô giới thiệu, tạo hứng thú để trẻ tập trung nghe để hiểu luật chơi các trò chơi
- Cho trẻ tiến hành chơi, cô quan sát, khuyến khích, nhắc nhỡ trẻ, giáo dục bảo vệ an toàn cho trẻ,
Chơi, hoạt động ở các góc
Góc phân vai: 
- Bé làm cô giáo, thợ may, bác sĩ : trẻ biết thỏa thuận, phân vai chơi, tuân thủ luật chơi, thể hiện được rõ vai chơi cô giáo, học sinh, bác sĩ, bệnh nhân,..
+ Chuẩn bị: bố trí góc chơi có bàn, ghế, trang phục cô giáo, thợ may, bác sĩ, dụng cụ dạy học, dụng cụ may đo, dụng cụ bác sĩ, búp bê,
- Cửa hàng Bách hóa xanh : trẻ biết đóng vai nhân viên bán hàng, khách hàng, thể hiện tốt vai chơi của mình, giao tiếp lịch sự văn hóa nơi công cộng
+ Chuẩn bị : góc chơi, các gian hàng như hoa, rau, củ quả, trang phục, túi xách, nón, giầy dép,..làm từ nguyên vật liệu ; giấy ký hiệu cho trẻ biết đếm số lượng giả làm tiền, túi giấy đựng thực phẩm(dạy trẻ biết sử dụng túi giấy thay cho túi nilong để bảo vệ môi trường), một số đồ dùng khác
Góc xây dựng - lắp ghép:
- Xây dựng: mô hình trường Mẫu giáo Phú Quới
+ Chuẩn bị: mô hình ngôi trường, cây xanh, cột cờ, đồ chơi trên sân,.. ; 
- Lắp ghép : hàng rào cho mô hình, ngôi trường,
+ Chuẩn bị: bộ ghép nút lớn để làm hàng rào, ngôi trường,
Góc Thiên nhiên- khoa học :
- Thiên nhiên: Bé học cách gieo hạt cải,tưới cây
+ Chuẩn bị: bộ dụng cụ tưới cây, chậu đất, hạt giống, nước
- Khoa học: pha màu nước, vật nổi vật chìm. 
+ Chuẩn bị: ly nhựa, nước, màu nước, muỗng, phểu, bể nước, đá sỏi, mút xốp, 
àTiến hành: cô giới thiệu/ cho trẻ quan sát tự chọn và rủ bạn chơi, tiến hành chơi, cô quan sán chơi cùng trẻ kết hợp giáo dục lồng ghép vệ sinh, an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng cần thiết qua các trò chơi trên. 
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, cô quan sát giúp đỡ trẻ rửa tay đúng quy trình
- Cho trẻ ăn xong, trẻ về lớp rửa tay xúc miệng, rửa mặt và đi ngủ.
- Trẻ ngủ đủ giất, không quấy khóc
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Cho trẻ thực hiện vận động “Ném xa bằng 1 tay- chạy nhặt bóng” 
- dạy trẻ học tập theo tư đưởng đạo đức Hồ Chí Minh về việc “bé ngoan, biết vâng lời người lớn”
- Giáo dục lồng ghép (MT9): Trò chuyện cùng trẻ về một số thực phẩm cùng nhóm :thịt, cá, rau, quả trứng, sữa, đường,...
- Nhận xét, khen thưởng.
Trả trẻ
* Vệ sinh cho trẻ:
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn
- Cho trẻ đi ăn xế, ăn xong trẻ về lớp tự xúc miệng rửa mặt, rửa tay thay quần áo chuẩn bị về
* Nêu gương: 
- Cô dạy trẻ biết tự nhận xét bản thân và nhận xét về bạn trong suốt thời gian ở lớp
- Cô khen ngợi, động viên trẻ
* Trả trẻ: giáo viên vui trẻ trả trẻ về cho phụ huynh, trau đổi một số vấn đề về bé trong ngày ở lớp cho phụ huynh biết ( nếu có)
Nhân xét cuối ngày
-Tình trạng sức khỏe:
..
..
..
-Thái độ cảm xúc, hành vi:
..
..
..
-Kiến thức, kỹ năng:
..
..
..
-Hoạt động học:
..
..
..
-Hoạt động chơi:
..
..
..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện ghi nhận ý kiến của phụ huynh về tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi vào lớp
- Cho trẻ chơi tự do
- Trò chuyện cùng trẻ về việc ăn uống đầy đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh
Thể dục sáng theo nhạc:
* Khởi động:
- Trẻ đứng đội hình vòng tròn.
- Trẻ khởi động theo nhạc kết hợp các kiểu chân.
- Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
*Trọng động: Trẻ tập bài tập phát triển chung kết hợp với bài hát 
“bài thể dục tháng 11”
- Hô hấp 1: Hít thở thật sâu và thở ra để nở lồng ngực bằng cách tay gian ngang, đưa về trước và đưa lên cao kết hợp hít sâu thở mạnh
- Tay 1: Tay đưa lên cao, đưa ra trước, giang ngang
TTCB: Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, thả tay xuôi, không cúi đầu, mắt nhìn về trước
- Chân 3:Nhảy lên, đưa một chân về phái trước, một chân về phía sau
- Bụng 3: Ngồi cúi về phía trước, ngữa ra phái sau, hai tay đưa lên cao
- Bật 1: Bật về phía trước, bật về phái sau:
Hồi tỉnh : Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
Học
ĐẾM VÀ NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 2
I/. MỤC TIÊU:	
- Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết nhóm có 1,2 đối tượng nhận biết chữ số 2.
- Có khả năng so sánh 2 nhóm đối tượng 1 và 2; kĩ năng xếp tương ứng 1-1.
- Trẻ tích cực hoạt động, phát huy tính sáng tạo trong giờ học.
II/. CHUẨN BỊ :
- Mổi trẻ có 2 cái chén, 2 cái muỗng, chử số 2 .
- Một số đồ dùng có số lượng 2 .
- Đồ dùng của cô : 2 cái bàn, 2 cái ghế , chữ số 2 .
- Tranh dán các đồ dùng cho trẻ luyện tập.
III TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
* Cho lớp hát bài ‘Cháu yêu bà”
Ôn nhận biết các nhóm có số lượng 1-2.
- Các con xem có những ai trong bài hát?
- À! Đúng rồi,vậy trong bài hát có mấy người?
- Các con nhìn xem tranh có ai đây? Ngoài ra còn có ai nữa? (giáo viên gắn thêm hình ảnh cho trẻ quan sát)
- Cô cho trẻ nhận xét và nói số lượng người trong tranh.
* Hãy tìm –hãy tìm.
- Cô nói: Các con ơi xung quanh lớp ta có rất nhiều đồ dùng, các con hãy giúp cô tìm và đếm những đồ dùng có số lượng 1 hoặc 2. Sau đó thông báo kết quả đếm cho các bạn cùng nghe.
- GV cho trẻ tìm, gọi tên, đếm số lượng.
Tạo nhóm số lượng 2, nhận

File đính kèm:

  • docGIAO AN GIA DINH 2021 Thao Nguyen_13016190.doc
Giáo Án Liên Quan