Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Một số nghề - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Vạn Phước

I. Tranh ảnh đồ dùng

- Giáo án điện tử GDAN bài hát “Bác đưa thư vui tính”, KPKH: Khám phá nghề nông

- Tranh ảnh về chủ điểm Những nghề quanh bé.

- Tranh nghề may, nghề nông, nghề thợ mộc, nghề thợ xây, cô giáo, bác sĩ, thợ rèn, nấu ăn .)

- Tranh vẽ các dụng cụ một số nghề .

- Tranh cắt dán các sản phẩm của 1 số nghề .

- Tranh photo một số nghề .

- Tranh bài thơ cái bát xinh xinh.

- Tranh bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa.

- Tranh nước hiện tượng thiên nhiên

- Truyện tranh, sách, ảnh về ngành nghề.

- Hình ảnh clips các nghề nông, xây dựng, may, thợ mộc

- Hình ảnh câu chuyện ngôi nhà tránh rét.

- Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm Những nghề quanh bé.

- Giấy thủ công, giấy A4.

- Đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu, bút chì.

- Các loại sách, báo, tạp chí cũ.

- Các loại vật liệu có sẵn: Giấy các loại, vải vụn, len vụn các màu,.

- Đồ chơi xây dựng, gia đình.

- Một số nguyên vật liệu để trẻ làm đồ dùng.

- Đồ dùng dụng cụ kéo, kim chỉ, kiềm búa, cuốc, lưỡi liêm, dao

II. Nguyên vật liệu

- Trao đổi với phụ huynh, về lịch cũ, bìa và các nguyên vật liệu cũ để sử dụng các hoạt động.

- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm, giúp trẻ có kiến thức về chủ điểm. Một số cây hoa, cây xanh các loại. Kim chỉ vải vụn

- Hột hạt đủ loại hạt khác nhau. Đĩa hư, nắp hộp, hộp sữa các loại, cát nước cây cảnh, bình tưới, khuông làm bánh .

- Lá khô, giấy màu, giấy A4, keo dán.

- Một số đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.

 

doc48 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Một số nghề - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Vạn Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN VẠN NINH
 TRƯỜNG MẦM NON VẠN PHƯỚC
 —&œ–
KẾ HOẠCH 
NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC
Lớp Mẫu Giáo: 4 – 5 Tuổi	 B1
 Chủ đề: Một Số Nghề
 Thời gian thực hiện: 4 Tuần
 Từ ngày 6/2/2023 đến 3/3/2023
Năm học: 2022 - 2023
 CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐIỂM
 (Một Số Nghề)
I. Tranh ảnh đồ dùng
- Giáo án điện tử GDAN bài hát “Bác đưa thư vui tính”, KPKH: Khám phá nghề nông
- Tranh ảnh về chủ điểm Những nghề quanh bé.
- Tranh nghề may, nghề nông, nghề thợ mộc, nghề thợ xây, cô giáo, bác sĩ, thợ rèn, nấu ăn.)
- Tranh vẽ các dụng cụ một số nghề .
- Tranh cắt dán các sản phẩm của 1 số nghề .
- Tranh photo một số nghề .
- Tranh bài thơ cái bát xinh xinh.
- Tranh bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa.
- Tranh nước hiện tượng thiên nhiên
- Truyện tranh, sách, ảnh về ngành nghề.
- Hình ảnh clips các nghề nông, xây dựng, may, thợ mộc 
- Hình ảnh câu chuyện ngôi nhà tránh rét.
- Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm Những nghề quanh bé.
- Giấy thủ công, giấy A4.
- Đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu, bút chì.
- Các loại sách, báo, tạp chí cũ.
- Các loại vật liệu có sẵn: Giấy các loại, vải vụn, len vụn các màu,...
- Đồ chơi xây dựng, gia đình.
- Một số nguyên vật liệu để trẻ làm đồ dùng.
- Đồ dùng dụng cụ kéo, kim chỉ, kiềm búa, cuốc, lưỡi liêm, dao 
II. Nguyên vật liệu
- Trao đổi với phụ huynh, về lịch cũ, bìa và các nguyên vật liệu cũ để sử dụng các hoạt động.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm, giúp trẻ có kiến thức về chủ điểm. Một số cây hoa, cây xanh các loại. Kim chỉ vải vụn
- Hột hạt đủ loại hạt khác nhau. Đĩa hư, nắp hộp, hộp sữa các loại, cát nước cây cảnh, bình tưới, khuông làm bánh .
- Lá khô, giấy màu, giấy A4, keo dán.
- Một số đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
 Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2023
 TD: CHẠY CHẬM 60 – 80 CM
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết phối hợp chạy chậm 60 – 80 cm không chen lấn
- Trẻ thực hiện được vận động.
- Trẻ có ý thức trật tự trong giờ học.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết chạy chậm 60 – 80 cm 
- Trẻ thực hiện được vận động theo khả năng.
- Trẻ có thái độ trật tự trong giờ học.
II. Chuẩn bị 
- Cờ đích
	- Dây thừng
 X X X X X X X 
 X 
 X
 X X X X X X X 
	III. Tiến hành hoạt động
	1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy kết hợp với các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô.
	2. Trọng động: Bài tập phát triển chung :
- ĐT tay : Tay đưa ngang gập khuỷu tay	 (4l x 4n).
- ĐT bụng : Đứng cúi gập người tay chạm ngón chân (2l x 4n).
- ĐT chân : Ngồi khuỵu gối (4l x 4n).
- ĐT bật : Tách chân khép chân 	 	 (2l x 4n).
* Vận động cơ bản : Chạy chậm 60 – 80 cm
- Cô làm mẫu lần 1, lần 2 và 3 cô giải thích.
TTCB: Đứng 2 chân rộng bằng vai trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh chạy phối hợp tay chân mắt nhìn thẳng chạy chậm đến đích. 
- Mời 1,2 trẻ thực hiện cho lớp xem.
- Lớp thực hiện : Lớp thực hiện cô theo dõi nhắc nhỡ trẻ .
- Cô mời trẻ thực hiện tốt và cũng cố lại.
* Chơi trò chơi " Kéo co "
3. Hồi tỉnh: Đi hít thở nhẹ.
* Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương lớp.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2023
 GDAN: BÁC ĐƯA THƯ VUI TÍNH
 Nhạc và lời “Hoàng Long”
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết hát theo nhạc bài hát “Bác đưa thư vui tính”.
- Trẻ hát được theo nhạc bài hát.
- Trẻ có tình cảm yêu mến nghề đưa thư.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết hát bài hát “Bác đưa thư vui tính”.
- Trẻ hát được bài hát theo khả năng.
- Trẻ có thái độ yêu mến nghề đưa thư.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh bác đưa thư đạp xe đi đến nhà.
- Dụng cụ hoặc hình ảnh một số nghề.
- Đĩa nhạc bài hát “Bác đưa thư vui tính”Ba em là công nhân lái xe”
- Hình ảnh cô thợ dệt, bác đưa thư, công nhân lái xe, làm chú bộ đội
- Bảng, que chỉ, xắc xô 3 cái, rổ đựng hộp quà, bông hoa mặt cười.
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Cô cho trẻ xem hình ảnh bác đưa thư đến nhà bé.
- Đây là hình ảnh của ai ? làm công việc gì ? (Bác đưa thư, đang đi làm công việc đưa thư)
- Giáo dục trẻ yêu quí nghề đưa thư và kính trọng lễ phép khi có khách đến nhà.
- Trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề có ý nghĩa riêng của nó, và nghề đưa thư là nghề dịch vụ cũng là một nghề có ý nghĩa nên nhạc sĩ “ Hoàng Lân” sang tác ra bài hát nói về nghề đưa thư đó là bài hát “Bác đưa thư vui tính” Hôm nay cô và các con cùng tập hát.
- Cô hát lần 1 diễn cảm với nhạc.
- Cô hát lần 2 với nhạc.
- Lớp hát cùng cô vài lần với nhạc, cô chú ý sửa sai.
- Mời tổ, nhóm hát cô sửa sai.
- Lớp hát theo nhiều hình thức.
* Hoạt động 2: Nghe hát bài “Ba em là công nhân lái xe”
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần liên tiếp với nhạc.
- Cô cho trẻ nghe nhạc, cô và trẻ vận động minh họa theo bài hát.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Nhận hình đoán tên bài hát”
- Lớp chia hai đội .
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Cô mở hình ảnh hai đội cùng đoán bài hát và hát đúng với nội dung hình ảnh, đội nào hát không đúng thì nhường quyền cho đội bên cuối trò chơi đội nào đoán và hát nhiều bài hát là thắng cuộc.
+ Luật chơi: Mỗi đội đoán một lần, nếu đoán và hát không đúng thì mất lượt chơi.
- Trẻ chơi cô theo dõi gợi ý
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2023
 KPKH: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau
- Trẻ trả lời được câu hỏi
- Trẻ yêu quí sản phẩm và nhớ ơn người lao động.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết một số nghề phổ biến
- Trẻ trả lời được câu hỏi theo khả năng
- Trẻ có thái độ nhớ ơn người lao động.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh về, nghề thợ may, thợ mộc, nghề nông, nghề bác sĩ, nghề dịch vụ, nghề xây dựng và công cụ, sản phẩm của các nghề khác nhau.
- Tranh lô tô dụng cụ, sản phẩm của một số nghề.
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Trò chuyện về một số nghề
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” 
- Bài thơ nói về những nghề gì ?(Trẻ trả lời)
- Giáo dục trẻ biết ích lợi và ý nghĩa của các nghề.
- Cô đọc câu đố về cây súng của chú bộ đội,
“Cây gì chú bộ đội
 Cứ bồng để đánh thù
 Khi nào nghe tiếng nổ
 Là diệt tan kẻ thù”
 Là gì các con ? (Cây súng)
+ Các cháu biết công việc của chú bộ đội là làm gì ?(Canh giữ hải đảo)
+ Cháu có biết trang phục của chú màu gì ?(màu xanh)
- Cô khái quát: Không những trang phục màu xanh mà còn nhiều khác, mỗi bộ đội là một trang phục khác nhau như: Bộ độ không quân là trang phục mùa trắng.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh của các chú bộ đội với trang phục.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh nghề xây dựng. 
+ Chú công nhân đang làm gì ?(Xây nhà)
+ Chú đã sử dụng những dụng cụ gì để xây dựng ? (Trẻ trả lời)
+ Sản phẩm của chú làm ra là gì ? Có ích lợi gì ?(Trẻ trả lời)
- Cô khái quát giáo dục trẻ
+ Ai đã chữa khỏi bệnh cho các cháu ? Bác sĩ làm gì ? Y tá làm gì ?( Trẻ trả lời)
+ Bác sĩ đã sử dụng những dụng cụ gì để khám bệnh ?(Ống nghe, cặp nhiệt độ)
+ Cho trẻ xem hình ảnh của bác sĩ khám bệnh cho các bệnh nhân, và xem một số dụng cụ của nghề bác sĩ.
	- Cháu kể những nghề mà trẻ biết, xem hình ảnh một số nghề .
	- Cho cháu kể về nghề của bố mẹ. Lớn lên cháu mơ ước làm nghề gì ? (Trẻ trả lời)
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội.
 * Hoạt động 2: Chơi chọn lô tô các nghề theo yêu cầu.
 - Khi cô nói hoặc đưa dụng cụ nào đó thì cháu chọn nhanh nghề đó giơ lên và đọc to nghề đó, và ngược lại.
 - Trẻ chơi vài lần cô quan sát tuyên dương động viên trẻ chơi đúng.
* Trò chơi “Thi ai nhanh”
 - Chia lớp 3 đội.
 - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
 + Luật chơi: Cháu chọn nhanh những dụng cụ, sản phẩm nghề mà cháu thích chạy về đúng nơi qui định.
 + Cách chơi: Cháu vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh chọn nhanh sản phẩm hay dụng cụ về nơi đã qui định theo mỗi nghề. Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra .
 - Cho trẻ đếm số lượng đồ dùng trẻ chọn được.
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp .
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..
 Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2023
 HĐTH: DÁN TRANG TRÍ VÁY ÁO
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết dán trang trí lên chiếc váy áo bằng các nguyên vật liệu mà trẻ thích.
- Trẻ dán trang trí được váy áo.
- Trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm do mình tạo ra, và yêu thích nghề may.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết dán trang trí váy áo.
- Trẻ dán trang trí được váy áo theo hướng dẫn.
- Trẻ có thái độ yêu thích nghề may.
II. Chuẩn bị
- Tranh mẫu váy áo cắt dán trang trí các kiểu khác nhau của cô .
- Máy may, kéo, vải, thướt dây, thướt cây, phấn vẽ, kim chỉ 
- Giấy màu các hình tròn vuông, tam giác, giấy hoa cắt hoa lá, dây ru băng, keo dán, móc áo, khăn lau tay, đĩa đựng khăn, bảng con, giá tạo hình, rổ, keo kéo
- Mỗi trẻ một cái áo bằng giấy.
- Bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Bé xem mẫu váy áo – đàm thoại
- Cô và trẻ hát bài " Cháu yêu cô chú công nhân ”
- Các con vừa hát bài hát nói về ai ?(Cô chú công nhân)
- Trong bài hát cô chú công nhân làm nghề gì ?(Nghề thợ may, nghề xây dựng)
- Ngoài nghề xây dựng và nghề may con còn biết nghề gì trong cuộc sống nữa ?(Trẻ kể)
=> Trong xã hội có rất nhiều nghề, và mỗi nghề tạo ra một sản phẩm hay khác nhau vì vậy khi chúng ta dùng sản phẩm thì phải nhớ đến công lao động của các cô chú công nhân.
- Bây giờ cô cho các con xem một số đồ dùng dụng cụ của một nghề và các con xem đó là đồ dùng dụng cụ của nghề nào ?
- Các con vừa xem những dụng cụ của nghề nào ?(Trẻ trả lời)
- Sản phẩm của người thợ may tạo ra là gì ?(Trẻ trả lời)
- Các con có thích làm người thợ may không ? Hôm nay cô và các con cùng làm người thợ may, cắt dán và trang trí lên những chiếc áo váy bằng các nguyên vật liệu thật đẹp để tặng cho các bạn búp bê nhân dịp noen sắp tới.
- Cô giới thiệu cho cháu một số mẫu áo cắt dán trang trí bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
- Cô treo tranh mẫu cho trẻ quan sát.
- Hỏi trẻ cô cắt dán trang trí váy áo như thế nào ?
- Đây là váy áo dài hay ngắn.
- Cô dùng nguyên vật liệu gì để dán trang trí ?
- Đây là nguên vật liệu cô cắt từ giấy màu, giấy hoa, giấy bạc, dây kim tuyến, dây ru băng để các cháu cắt dán trang trí, khi học các con phải cẩn thận khi sử dụng kéo, học xong các con phải biết rửa tay sạch sẽ.
* Hoạt động 2: Bé khéo tay
- Cô hỏi ý định trẻ cắt dán trang trí váy áo ngắn hay váy áo dài, bôi keo mặt nào để dán ?
- Cô nhắc trẻ không được tranh dành, phải biết cẩn thận và giữ gìn vệ sinh.
- Cô cho trẻ về nhóm cắt dán trang trí váy áo theo ý thích.
- Cô theo dõi gợi ý nhắc nhở, thông báo sắp hết giờ để trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
- Trẻ làm xong cô nhắc trẻ treo sản phẩm lên giá tạo hình và về chổ ngồi.
* Hoạt động 3: Xem ai cắt dán trang trí đẹp
- Trẻ treo sản phẩm lên giá, cô mời trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
- Cô nhận xét bổ sung ý kiến trẻ.
* Kết thúc : Nhận xét tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2023
 LQVH: Thơ “EM LÀM THỢ XÂY”
 Tác giả “Hoàng Dân”
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ nhớ tên bài thơ tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ, “Em làm thơ xây” 
- Trẻ gắn được các tranh theo nội dung của bài thơ.
- Trẻ có ý thức yêu nghề của địa phương.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ nhớ tên bài thơ, “Em làm thơ xây” của Tác giả “Hoàng Dân”
- Trẻ trả lời được câu hỏi theo khả năng.
- Trẻ có thái độ yêu nghề của địa phương.
II. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử bài thơ “Em làm thợ xây”.
- Tranh các nghề trong bài thơ cho trẻ gắn.
- Bài hát “Bác đưa thư vui tính”
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Đọc thơ trẻ nghe
- Cô và trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính”
- Bài hát nói về ai?(Bác đưa thư)
- Bác đưa thư là công việc của nghề gì ?(Nghề bưu điện)
- Ngoài nghề bưu điện ra còn nghề gì trong xã hội nữa ?(Trẻ kể)
=>Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề điều có dụng cụ và sản phẩm riêng của nó.Vì vậy khi các con dùng dụng cụ hay sản phẩm gì phải biết giữ gìn cẩn thận. Có một bài thơ nói về các nghề nghiệp mà bé đến lớp học và tập làm ở lớp, đó là bài thơ “Bé làm thợ xây” của tác giả “Hoàng Dân” Hôm nay cô và các con cùng đọc.
- Cô đọc thơ lần một diễn cảm.
- Cô đọc thơ lần hai kết hợp cho trẻ xem hình ảnh bài thơ.
* Đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì ? Của tác giả nào sáng tác ? (Bé làm thợ xây của Hoàng Dân)
- Trong bài thơ bé làm thợ gì ?(Thợ xây)
- Bé xây nhà cho ai ? (Cho bà, mẹ, chị và cha)
- Tay bé cầm dụng cụ gì để xây ? (Cầm dao, cầm gạch).
- Câu thơ nào nói lên bé làm nhanh ?(Tay nhanh thoăn thoắt)
- Em làm chú thợ như bác thợ gì ? (Bác thợ nề).
- Giáo dục trẻ phải biết quí trọng các nghề vì nó tạo cho ta những sản phẩm và dụng cụ đồ dùng cho ta dùng, và phải nhớ ơn các cô chú làm thợ, làm nghề.
* Trẻ đọc thơ
- Lớp đọc thơ cùng cô vài lần 
- Mời tổ ,nhóm đọc thơ cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Mời cá nhân đọc thơ.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Gắn tranh theo nội dung bài thơ”
- Lớp chia 2 đội. Cô phổ biến luật chơi cách chơi.
+ Cách chơi: hai đội đứng sát vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, thì 2 bạn đầu hàng chạy lên chọn gắn một tranh rồi chạy về cuối hàng bạn thứ hai tiếp tục, cứ như vậy đội nào gắn hoàn thành đúng qui trình theo nội dung bài thơ.
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ gắn một tranh, khi ban gắn xong chạy về đập vào tay thì bạn thứ hai mới chạy lên gắn, cuối trò chơi đội nào gắn nhanh và đúng là thắng 
- Trẻ chơi cô theo dõi động viên khích lệ tinh thần.
- Kiểm tra kết quả hai đội.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
 NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2023
 KPXH: TÌM HIỂU VỀ NGHỀ DẠY HỌC
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết nghề dạy học là một nghề cao quý trong xã hội.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ biết nghề dạy học dạy.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô theo khả năng
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Bài giảng điện tử ( Đoạn video clip về công việc của cô giáo) đàn organ
- Nhạc không lời bài “ cô giáo”, “ Bàn tay cô giáo”
- Xắc xô, thẻ số, tranh ảnh, vòng thể dục
- Bảng xanh to để chơi trò chơi 
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Trò chuyện tìm hiểu về nghề cô giáo
- Hát và vận động theo nhạc bài : Cô giáo
- Các con vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói về ai ? Ai thường chải đầu, tết tóc cho con?
- Để biết được về công việc của cô giáo bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu.
- Cho trẻ xem hình ảnh và đàm thoại về cô giáo.
 + Các con xem ai đây nào ? 
 + Các con có nhận xét gì về hình ảnh trên đây ?
 + Cô giáo đang làm gì?
 - Cô nhắc lại và cũng cố lời của trẻ.
 + Thế hàng ngày cô dạy các con những gì?
 + Khi dạy học cô giáo cần những đồ dùng gì?
 + Cho mỗi trẻ đi lấy đồ dùng dạy học theo ý thích mà cô đã chuẩn bị sẵn ở các góc và về chỗ ngồi.
 + Con có đồ dùng gì ?
 + Cô giáo sử dụng xắc xô để làm gì ?
 + Cô sử dụng như thế nào ?
 * Cho trẻ xem hình ảnh về cô giáo cho trẻ ăn.
 - Các con có nhận xét gì về hình ảnh này ?
 + Các bạn đang làm gì ?
 + Ai cho các bạn ăn cơm ?
 + Cô giáo đang làm gì đây ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_mot_so_nghe_nam_hoc_2022_202.doc
Giáo Án Liên Quan