Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Ngày tết, mùa xuân và những loại cây, quả, rau xung quanh bé - Đề tài: Nặn một số loại hoa (Nặn theo ý thích - Tống Thị Huyền Trang

1. Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức:

- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của một số loại hoa.

- Trẻ biết nặn một số loại hoa theo ý thích.

- Biết chia sẻ cảm xúc nói lên những suy nghĩ của mình về sản phẩm của nhóm mình.

b. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng tập trung chú ý, khả năng tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng quan sát thảo luận chia sẻ của trẻ.

- Phát triển kỹ năng xoay tròn, lăn tròn, ấn dẹt, để tạo thành các loại hoa.

- Kỹ năng sử dụng các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm sáng tạo theo ý thích; kỹ năng thao tác chơi các trò chơi.

- Phát triển cơ bàn tay, cổ tay cho trẻ.

c. Thái độ:

- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Trẻ yêu quý giữ gìn sản phẩm; có ý thức hoàn thành công việc được giao.

- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc bảo về các loại hoa.

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đồ dùng đồ chơi.

 - Trẻ đoàn kết, có ý thức kỉ luật.

2. Chuẩn bị.

a. Chuẩn bị cho cô:

- Trang phục gọn gàng.

- Video về một số loại hoa.

- Các loại hoa thật: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen

- Nhạc bài hát: “Ra vườn hoa”, nhạc không lời.

- Khu trưng bày sản phẩm.

 

docx8 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Ngày tết, mùa xuân và những loại cây, quả, rau xung quanh bé - Đề tài: Nặn một số loại hoa (Nặn theo ý thích - Tống Thị Huyền Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
Đề tài: Nặn một số loại hoa (Nặn theo ý thích)
Chủ đề: Ngày tết, mùa xuân và những loại cây, quả, rau xung quanh bé.
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trang
1. Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của một số loại hoa.
- Trẻ biết nặn một số loại hoa theo ý thích.
- Biết chia sẻ cảm xúc nói lên những suy nghĩ của mình về sản phẩm của nhóm mình.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng tập trung chú ý, khả năng tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng quan sát thảo luận chia sẻ của trẻ.
- Phát triển kỹ năng xoay tròn, lăn tròn, ấn dẹt, để tạo thành các loại hoa.
- Kỹ năng sử dụng các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm sáng tạo theo ý thích; kỹ năng thao tác chơi các trò chơi.
- Phát triển cơ bàn tay, cổ tay cho trẻ.
c. Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ yêu quý giữ gìn sản phẩm; có ý thức hoàn thành công việc được giao.
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc bảo về các loại hoa.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đồ dùng đồ chơi.
	- Trẻ đoàn kết, có ý thức kỉ luật.
2. Chuẩn bị.
a. Chuẩn bị cho cô: 
- Trang phục gọn gàng. 
- Video về một số loại hoa.
- Các loại hoa thật: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen
- Nhạc bài hát: “Ra vườn hoa”, nhạc không lời.
- Khu trưng bày sản phẩm.
b. Chuẩn bị cho trẻ
- Cô và trẻ trang phục gọn gàng.
- Đủ sức khoẻ tham gia hoạt động.
- Bảng con, đất nặn, các nguyên liệu để trang trí mẫu nặn: Lá cây, tăm bông, bông, giấy màu, hột hạt, nắp chai.
3. Tổ chức hoạt động.
 Hoạt động của cô
Dk Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, tạo hứng thú
- Cho trẻ xem video về vườn hoa mùa xuân. Sau đó, cô cho trẻ quan sát những lọ hoa cô đã chuẩn bị: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen.
=> Đặt tình huống có vấn đề:
- Các con đã nghe thấy những âm thanh gì và nhìn thấy các loài hoa như thế nào? Chúng có hình dáng và màu sắc như thế nào?
- Các loài hoa là một phần không thể thiếu của mùa xuân, chúng góp phần tô điểm thêm hương sắc cho mùa xuân. Cứ mỗi độ tết đến xuân về là các loài hoa đua nhau khoe sắc toả hương đấy.
- Các con có muốn mang vườn hoa mùa xuân vào trong không gian lớp học của chúng mình để giúp cho lớp học của chúng mình rực rỡ như vườn hoa mùa xuân không?
- Bây giờ chúng mình sẽ cùng tạo ra những bông hoa đáng yêu này nhé?
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Trải nghiệm kiến thức (Quan sát) 
- Cho trẻ quan sát từng loại hoa: (Cho trẻ tự do thảo luận về về các loại hoa được quan sát, cô gợi ý cho trẻ nhận xét về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, ... của các loại hoa):
+ Con có nhận xét gì về đặc điểm của các loại hoa này? (hình dáng, màu sắc)
+ Chúng có màu sắc như thế nào?
- Các con hãy suy nghĩ và tưởng tượng xem chúng mình sẽ nặn hoa gì nhé! 
- Các con hãy chia sẻ ý tưởng của mình cho cô và các bạn cùng biết nào? (Cá nhân trẻ được nêu ý tưởng)
- Cô gợi ý:
+ Con định sẽ nặn những hoa gì? Màu sắc như thế nào?
+ Con sẽ dùng kĩ năng gì để thực hiện ý tưởng của mình?
+ Con cần những nguyên liệu nào để thực hiện ý tưởng của mình?
- Với nguyên vật liệu là đất nặn, lá cây cành cây, hột hạt, bông, xốp, hột hạt, tăm bông, nút chai  mà cô đã chuẩn bị các con sẽ có ý tưởng gì với NVL ấy?
- Ai có ý kiến giống bạn?
- Những bạn nào có ý kiến khác?
- Cô khuyến khích cho trẻ hợp tác thảo luận cùng nhau; khuyến khích trẻ chia sẻ hiểu biết của bản thân về đặc điểm của các loài hoa.
- Cô thấy mỗi bạn đều có ý tưởng của riêng mình rồi đấy, ý tưởng nào cũng rất hay, độc đáo, chúc các con sẽ có nhiều sản phẩm thật đẹp nhé!
- Những bạn có chung ý tưởng với nhau hãy về cùng nhóm để thực hiện ý tưởng nhé!
- Cô tạo nhóm những trẻ có cùng ý tưởng giúp trẻ có tính đoàn kết giúp đỡ nhau tạo ra sản phẩm của nhóm mình.
* Hoạt động 2: Trẻ thực hành sáng tạo
- Cô cho trẻ về nhóm thực hiện nhiệm vụ. (Trên nền nhạc không lời nhẹ nhàng)
- Cô quan sát trẻ thực hiện, trong lúc trẻ thực hiện cô chỉ gợi ý hỗ trợ trẻ khi trẻ có khó khăn và cần có sự trợ giúp của cô, không tham gia vào quá trình trẻ thực hiện; động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
+ Cô gợi ý: Vậy con phải làm sao? Ngoài màu vàng mặt trời có màu gì? 
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ tự lên trưng bày sản phẩm.
- Cô khuyến khích trẻ sử dụng các khái niệm lăn tròn, ấn dẹt, lăn dọc
- Trẻ đại diện cho nhóm giới thiệu về sản phẩm đã tạo ra.
- Cô lắng nghe tạo dựng những cuộc thảo luận cho trẻ: 
+ Tên loài hoa con nặn được? 
+ Trang trí như thế nào để bông hoa thêm sinh động? 
+ Các con sử dụng kỹ năng gì để nặn?
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Cô khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cho các bạn:
+ Các con hãy cùng nhau chia sẻ về cách nặn ra những bông hoa đẹp? 
+ Cách trang trí?
- Cô khuyến khích trẻ chia sẻ khó khăn mà trẻ gặp phải khi thực hiện.
+ Vậy con phải làm sao cho đất mềm ra?
+ Con dùng gì để tạo thêm lá cho hoa?...
- Tiếp tục đưa ra các gợi mở để trẻ thực hiện ý tưởng (vào các hoạt động khác)
- Với những sản phẩm mà các con vừa nặn thì các con sẽ làm gì?
- Nếu có thời gian con muốn thêm chi tiết gì để sản phẩm sinh động hơn?
3. Kết thúc
- Khi nặn được những bông hoa đẹp con thấy như thế nào?
- Các con hôm nay rất giỏi; chúng mình đã tạo thêm những sắc màu tươi mới cho mùa xuân với muôn hoa khoe sắc thắm. Buổi trải nghiệm với hoa hôm nay, cô thấy bạn nào cũng chăm chỉ, tích cự và sáng tạo cô khen tất cả các con.
- Cô và trẻ VĐ theo bài hát: “Ra vườn hoa”

- Trẻ xem video chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ trả lời theo những gì trẻ nghe được.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hào hứng trả lời cô giáo.
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đưa ra nhận xét: hoa cúc có màu vàng, hoa hồng màu đỏ, hoa sen màu hồng
- Trẻ thảo luận cùng nhau.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chia sẻ ý tưởng.
- Trẻ trả lời về những kĩ năng đã học: Lăn tròn, lăn dài, ấn dẹt 
- Đất nặn nhiều màu sắc, lá cây, bông, xốp, hột hạt, tăm bông, nút chai .
- Trẻ nêu ý tưởng của mình (trang trí những bông hoa đã nặn .)
- Trẻ trả lời
- 1 số trẻ nêu ý kiến: Con thích hoa hướng dương.
- Trẻ kể về các loài hoa mình biết
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ về nhóm theo tín hiệu của cô.
- Trẻ chủ động lựa chọn nguyên liệu thực hiện theo nhóm cùng ý tưởng; sáng tạo sản phẩm theo ý thích của cá nhân.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ tự tìm giải pháp khắc phục khó khăn theo gợi ý của cô.
(Con muốn nặn thêm ông mặt trời, nhưng con không có màu vàng?...)
- Trẻ trưng bày sản phẩm theo ý thích.
- Trẻ giải thích các cách sử dụng kĩ năng đã học để sáng tạo nặn hoa mùa xuân. 
- Trẻ mô tả lại quá trình đã tạo ra sản phẩm, sử dụng nguyên liệu, cách thức thực hiện.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chia sẻ kết quả trải nghiệm, chia sẻ vấn đề (VD: Để nặn bông hoa cúc sẽ dùng kỹ năng lăn tròn, ấn dẹt, trang trí lá, nhụy)
- Trẻ hỏi bạn: Bạn đoán xem bông hoa mình nặn ntn? Bạn thực hiện bằng cách nào? ....
- Trẻ chia sẻ: Đất nặn cứng, muốn nặn nhiều hoa, lá 
- Trẻ trả lời
- Con sẽ trang trí lớp học, làm quà tặng, lưu niệm
- Con sẽ dùng bông chấm màu để làm nhụy hoa; thêm nhiều lá cho cành hoa 
- Trẻ chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của mình trong quá trình thực hành. 
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ vận động cùng cô

3. Nhận xét buổi chơi ( CÁCH 1)
- Cô đưa tín hiệu tập trung trẻ, nhắc trẻ mang những sản phẩm đã tạo được về để trưng bày
- Hôm nay con đã chơi gì?
- Con có cảm nhận gì về buổi dạo chơi hôm nay?
- Buổi chơi hôm nay con đã tạo được sản phẩm
 gì?
- Cô cho từng nhóm lần lượt giới thiệu về sản phẩm mà nhóm đã tạo ra
+ Nhóm con tạo được sản phẩm gì? 
+ Có mấy sản phẩm?
+ Con đã lựa chọn nguyên vật liệu gì để làm
+ Con chia sẻ cách làm cho cả lớp cùng biết
+ Để tạo được sản phẩm đó các bạn trong nhóm phân công mỗi bạn làm 1 công đoạn để hoàn thiện sản phẩm 
- Các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn
- Cô nhận xét về từng sản phẩm của nhóm chơi
- Cô cho trẻ mang những sản phẩm mà trẻ đã tạo ra để đưa về góc trưng bày.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_ngay_tet_mua_xuan_va_nhung_l.docx
Giáo Án Liên Quan