Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ” - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thanh

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ”, hiểu nội dung của bài và đọc thuộc bài đồng dao.

- Biết kết hợp đọc đồng dao với chơi 1 số trò chơi dân gian

 2. Kỹ năng:

- Trẻ đọc thơ theo đúng nhịp và thể hiện sự vui tươi, dí dỏm của bài đồng dao

- Có khả năng điều chỉnh giọng đọc phù hợp (tốc độ nhanh chậm, to nhỏ)

- Đọc đồng dao theo các cách khác nhau: đọc nối tiếp

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ :

- Trẻ yêu thích đồng dao và các trò chơi dân gian

- Trẻ hứng thú, mạnh dạn tham gia hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết yêu quí các nghề. Biết chăm chỉ siêng năng làm việc

 

doc8 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ” - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\UBND THỊ XÃ THUẬN THÀNH
TRƯỜNG MẦM NON HOÀI THƯỢNG
GIÁO ÁN
(Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Thị xã)
Năm học: 2023-2024
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề
Hoạt động
Đề tài
Đối tượng
Thời gian
Ngày soạn
Ngày dạy
Người thực hiện
Đơn vị
:
:
:
:
:
:
:
:
Nghề nghiệp
Làm quen Văn học
Đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ”
Trẻ 4 – 5 tuổi
22 – 25 phút
 /12/2023
 /12/2023
Lê Thị Thanh
Trường Mầm non Hoài Thượng 

GIÁO ÁN
(Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Thị xã)
Năm học: 2023-2024
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề: 
Hoạt động
Đề tài
Đối tượng
Thời gian
Ngày soạn
Ngày dạy
Người thực hiện
Đơn vị
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Nghề nghiệp
Làm quen Văn học
Đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ”
Trẻ 4 – 5 tuổi
22 – 25 phút
 /12/2023
 12/2023
Lê Thị Thanh
Trường Mầm non Hoài Thượng 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ”, hiểu nội dung của bài và đọc thuộc bài đồng dao. 
- Biết kết hợp đọc đồng dao với chơi 1 số trò chơi dân gian
 2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc thơ theo đúng nhịp và thể hiện sự vui tươi, dí dỏm của bài đồng dao
- Có khả năng điều chỉnh giọng đọc phù hợp (tốc độ nhanh chậm, to nhỏ)
- Đọc đồng dao theo các cách khác nhau: đọc nối tiếp
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
3. Thái độ :
- Trẻ yêu thích đồng dao và các trò chơi dân gian
- Trẻ hứng thú, mạnh dạn tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí các nghề. Biết chăm chỉ siêng năng làm việc
 II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Máy tính. Giáo án điện tử
- Nhạc đồng dao để trẻ đọc 
- Nhạc bài hát “ Kéo cưa lừa xẻ”, “Dung dăng dung dẻ”
- Trẻ mặc trang phục hợp thời tiết, gọn gàng.
- Một số đồ dùng, dụng cụ âm nhạc để trẻ minh họa cho bài đồng dao: Trống, xắc xô, Xúc xắc, bóng, hộp giấy, khăn von...
III. TỔ CHỨC HOẠT DỘNG
Dự kiến hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú ( 3 phút)
- Cô Bắc: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi "Chi chi chành chành". 
- Các con ơi, hôm nay anh Mõ hẹn đến chơi với lớp mình mà sao giờ này vẫn chưa đến nhỉ? Cho cả lớp gọi anh Mõ. 
+ Anh Mõ xuất hiện và trò chuyện với trẻ?
+ Anh đi xem Lễ hội dân gian, ở đó người ta tổ chức nhiều trò chơi dân gian lắm các em ạ? Anh thấy các em vừa chơi trò chơi vừa đọc bài đồng dao gì mà hay thế?
+ Ngoài trò chơi " Chi chi chành chành " ra các em còn biết những trò chơi dân gian gắn với đọc đồng dao nào khác? 
+ Đến chơi với các bạn anh Mõ có mang tặng 1 điều bất ngờ cho các em chúng mình cùng khám phá nào. 
(Trò chuyện với trẻ về cái cưa)
+ Anh Mõ biết có một bài đồng dao liên quan đến cái cưa và nghề thợ mộc rất hay nhé, các em đoán xem đó là bài gì?
+ Bạn nào đã thuộc bài đồng dao đó lên đọc cho anh và cả lớp cùng nghe nào?
+ Các em thấy bạn đọc bài đồng dao như thế nào?
+ Vậy để đọc hay như bạn các em hãy ngồi lại gần đây và lắng nghe anh đọc lại bài đồng dao này nhé!
2. Hoạt động 2: Nội dung (19 phút)
2.1. Cô đọc đồng dao, giảng nội dung, đàm thoại:
- Lần 1: Cô đọc kết hợp nhạc cụ 
( Trẻ ngồi xúm xít bên cô)
+ Bài đồng dao anh Mõ vừa đọc có tên là gì?
+ Chúng mình thấy anh Mõ đọc bài đồng dao này với giọng đọc như thế nào? 
+ Anh ngắt nghỉ theo nhịp như thế nào các em nhỉ? 
(ngắt nghỉ theo nhịp 2/2 là mỗi câu thơ có 2 nhịp, cần chú ý ngắt nghỉ đúng nhịp). 
- Cô Bắc: Anh Mõ ơi cô Bắc thấy bài đồng dao này rất hay và còn có thể được đọc và thể hiện bằng trò chơi minh họa đấy. Anh Mõ cho cô Bắc cùng thể hiện nhé!
- Cô Thanh: Vậy anh Mõ mời các em về chỗ ngồi và cùng nghe anh Mõ và cô Bắc thể hiện nhé.
* Đàm thoại về bài đồng dao 
- Ai thông minh là ai thông minh
- Để biết ai thông minh hơn bây giờ anh Mõ sẽ mời 3 đội của lớp mình thử sức qua các câu hỏi. Thời gian cho các đội là 5 giây. Mỗi câu hỏi sẽ có 3 đáp án hoặc đúng hay sai. Kết thúc 5s đội nào có câu trả lời đúng đội đó sẽ giành chiến thắng. Các em đã sẵn sàng chưa ?
- Câu hỏi số 1: Bài đồng dao có tên là gì?
Đáp án 1: Nu na nu nống
Đáp án 2 : Rồng rắn lên mây
Đáp án 3 : Kéo cưa lừa xẻ
Thời gian 5s dành cho 3 đội bắt đầu.
+ Đáp án 3 là hoàn toàn chính xác, xin chúc mừng đội ..
- Câu hỏi số 2: Trong bài đồng dao nói về bác thợ xây đúng hay sai ?
Thời gian 5s dành cho 3 đội bắt đầu.
+ Vậy đáp án đúng sẽ là gì?
+ Xin chúc mừng độivì đã có câu trả lời đúng.
+ Vậy bạn nào có thể cho anh biết trong bài đồng dao các bác thợ làm những công việc gì?
( Cô hỏi 1,2 nhóm nêu ý kiến) 
+ Câu hỏi số 3: Ông thợ nào trong bài đồng dao được ăn cơm vua?
Đáp án 1: Ông thợ thua
Đáp án 2 : Ông thợ khỏe
Đáp án 3 : Ông thợ lười làm
( Cô cho trẻ trích dẫn đoạn thơ)
- Cô Bắc: Ô Cô Thanh và các bạn ơi, Cơm vua là cơm như thế nào?
- Cô Thanh: Các bạn nói đúng rồi, Cơm vua có nghĩa là cơm ngon, có nhiều thức ăn ngon, bổ dưỡng dành cho vua chúa ngày xưa. Chúng mình cùng chờ đợi câu hỏi tiếp theo.
+ Câu hỏi số 4: Xin chào các bạn, Cô có 1 câu hỏi dành cho các bạn như sau: Ông thợ thua thì sẽ làm gì? 
Đáp án 1: Được ăn cơm
Đáp án 2 : Được đi chơi
Đáp án 3 : Về bú tí mẹ
Thời gian bắt đầu.
- Cô Thanh: Cô Bắc ơi, cô hãy đặt 1 câu hỏi dành cho các bạn lớp mình đi nào.
- Cô Bắc : Câu hỏi gì nhỉ? À, theo các bạn nếu làm ít ăn nhiều, nằm đâu ngủ đấy thì điều gì sẽ xảy ra?
( Cô mời các đội nêu ý kiến)
+ 3 đội trả lời rất chính xác.
+ Câu hỏi số 5: Công việc của bác thợ mộc rất vất vả đúng hay sai?
+ Xin chúc mừng độivì đã có câu trả lời hoàn toàn đúng.
=> Giáo dục: Công việc của bác thợ mộc rất vất vả, các em phải luôn luôn yêu quý bác thợ mộc và các sản phẩm các bác thợ làm ra. Ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt, khi kéo cưa không bị thua, trở thành em bé ngoan, biết chăm chỉ siêng năng làm việc các em nhé.
2.2. Trẻ đọc đồng dao
- Giới thiệu sân khấu.
- Cả lớp đọc (Ngồi đọc)
- Bài đồng dao này có nhịp 2/2 rất vui nhộn đấy anh Mõ muốn nghe các em thể hiện lại vừa đọc vừa vỗ theo nhịp nhé.
- Bây giờ chúng mình thử tài đọc đối đáp nhé! 
( Trẻ đọc xong, cô nhận xét, mời trẻ ngồi)
Cô Bắc ơi cô Băc thấy các bạn hôm nay đọc bài như thế nào?
* Cô Bắc: Anh Mõ ơi! Cô Bắc thấy các bạn lớp 4TE thể hiện đọc bài cả lớp rất hay rồi và các bạn cũng đang rất háo hức muốn tiếp tục thể hiện tài năng rồi đấy
* Cho từng nhóm trẻ lên thể hiện cách đọc đồng dao của nhóm mình
- Tổ 1: Đọc + Vỗ xắc xô.
- Tổ 2: Đọc + Xúc xắc
- Tổ 3: Đọc + Gõ trống
- Nhóm trẻ, cá nhân trẻ đọc đồng dao
- Đố các em trò chơi gì mà khi anh đưa tay lên cao các em đọc to, khi anh đưa tay xuống thấp các em đọc nhỏ đấy?
Vậy bây giờ các em sẽ đứng lên và thử thách đọc đồng dao qua trò chơi này nhé.
- Các em ơi bài đồng dao kéo cưa lừa xẻ còn được chuyển thể thành một bài hát rất hay đấy. Bây giờ anh và các em sẽ cũng thể hiện hát này cùng với trò chơi kéo cưa lừa xẻ nhé.
3. Hoạt động 3: Kết thúc (2 phút)
* Bài hát đồng dao kéo cưa lừa xẻ đã khép lại buổi thăm lớp của anh Mõ ngày hôm nay. Qua bài đồng dao này anh Mõ mong các em sẽ luôn nghe lời ông bà bố mẹ, chăm chỉ học bài và giúp đỡ người lớn các em có đồng ý không ?
- Bài học của chúng mình đến đây là kết thúc rồi, anh Mõ xin chào và hẹn gặp lại các cô và các em ở những bài học lần sau. Chúc các cô và các em có sức khỏe thật tốt, mọi điều bình an. Tạm biệt.

- Trẻ tham gia chơi trò chơi.
- Anh Mõ ơi anh Mõ
- Trẻ chào anh Mõ
+ Anh Mõ đi đâu mà vui vậy?
- Thưa anh: Chi chi chành chành ạ!
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.
+ Trẻ đếm đến 3
+ Trẻ trò chuyện
- Trẻ trả lời.
- 1 trẻ lên đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ ngồi nghe 
- Trẻ trả lời.
- Thưa anh: Giọng đọc thể hiện sự vui tươi ạ.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe
- Tôi thông minh là tôi thông minh
- Sẵn sàng, sẵn sàng
- Trẻ chọn đáp án và trả lời
- Trẻ chọn đáp án và trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời ( Cưa gỗ)
- Trẻ trả lời theo ý hiểu và trích dẫn đoạn thơ đó.
- Trẻ trả lời ( cơm ngon)
- Trẻ trả lời và trích dẫn.
- Trẻ trả lời ( Bị lấy mất cưa)
- Trẻ trả lời.
- Vâng ạ.
- Cả lớp ngồi đọc kết hợp làm động tác kéo cưa
- Cả lớp đứng đọc kết hợp vỗ tay
- Trẻ đọc đối đáp bạn nam – bạn nữ
- Từng tổ đọc đồng dao
- Trẻ thể hiện đọc đồng dao
- Trò chơi giọng đọc to giọng đọc nhỏ ạ
- Trẻ đọc đồng dao
- Trẻ hát và chơi
- Vâng ạ
- Trẻ nhẹ nhàng ra ngoài.
 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_dong_dao.doc
Giáo Án Liên Quan