Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 3: “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi”

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc ta. Khi còn sống Bác rất yêu thương và quan tâm tới cháu thiếu nhi nhi đồng

- Bác sống và làm việc tại ngôi nhà đơn sơ của phủ chủ tịch. Nay bác không còn nữa Bác đang yên nghỉ trong lăng tại thủ đô Hà Nội

- Trẻ bit chọn khối có các số từ 1 đến 5 để XD Lăng Bác

- Trẻ biết lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng

- Trẻ biết vẽ, tô màu trang trí khung ảnh cho Bác Hồ theo ý tưởng của mình

- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Bác Hồ của em”

- Trẻ biết hát -VĐ theo nhịp bài hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ”

- Trẻ biết tham gia hội thao nhân ngày sinh của Bác

- Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về Bác Hồ

- Biết tô, vẽ, xé dán, nặn làm quà mừng sinh nhật Bác

- Biết đóng vai, thể hiện vai chơi trong các góc chơi

 

docx29 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 3: “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường MN Nghĩa Tiến
Lớp MGN 4 tuổi C
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH III: “BÁC HỒ VỚI CÁC CHÁU THIẾU NHI”
Thực hiện từ ngày 14/05 đến ngày 18/05/2019
 Ngày 
Hoạt 
động
Thứ 2
14/05
Thứ 3
15/05
Thứ 4
16/05
Thứ 5
17/05
Thứ 6
18/05
Đón trẻ
-
TDS
- Đón trẻ: Trò chuyện cùng trẻ để trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam, lúc còn sống mặc dù bận trăm công ngàn việc Bác vẫn quan tâm đến các cháu nhi đồng
- TDS: Tập với bài “Nhớ ơn Bác”
 BTTD: Tay 2, Chân 2, Bụng 2, Bật 3 
Hoạt động học
PTNT:
 KPKH
Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu
 PTTC:
Thể dục 
Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng
 PTTM:
Tạo hình
Trang trí khung ảnh Bác Hồ 
 PTNN:
Văn học
Thơ “Bác Hồ của em”
PTTM:
Âm nhạc
Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát cây hoa vạn thọ
- TCVĐ: “Kéo co”
- Chơi tự do
- Quan sát cây dây leo
- TCVĐ “Đi trên dây”
- Chơi tự do
- Quan sát cánh đồng lúa
- TCVĐ: “Gieo hạt”
- Chơi tự do
- Quan sát cây lộc vừng
- TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
- Chơi tự do
- Quan sát cây hoa sữa
- TCVĐ “Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc đóng vai: Cửa hàng lưu niệm. Triển lãm tranh ảnh về Bác Hồ
- Góc âm nhạc – tạo hình: Biểu diễn văn nghệ chúc mừng sinh nhật Bác. Trang trí ảnh bác. 
- Góc khoa học và toán: Chọn khối có số 1- 5 xếp hình Lăng Bác. Tô màu theo quy tắc
- Góc sách chuyện: Xem sách, tranh chuyện về Quê hương đất nước Bác Hồ. Kể chuyện theo tranh
- Góc xây dựng- lắp ráp: Xây lăng Bác .
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa
Hoạt động chiều
Làm quen trò chơi “Bánh xe quay”
- Hoạt động ở các góc
Làm quen bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”
- Hoạt động ở các góc
Làm quen bài thơ “Bác Hồ của em”
- Hoạt động ở các góc
Làm quen bài hát - VĐ “Nhớ giọng hát Bác Hồ”
- Hoạt động ở các góc
Nêu gương-Phát phiếu bé ngoan
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ NHÁNH III: “BÁC HỒ VỚI CÁC CHÁU THIẾU NHI”
Thời gian thực hiện: Từ ngày 14/05 – 18/05/2019
* Mục tiêu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc ta. Khi còn sống Bác rất yêu thương và quan tâm tới cháu thiếu nhi nhi đồng
- Bác sống và làm việc tại ngôi nhà đơn sơ của phủ chủ tịch. Nay bác không còn nữa Bác đang yên nghỉ trong lăng tại thủ đô Hà Nội
- Trẻ bit chọn khối có các số từ 1 đến 5 để XD Lăng Bác
- Trẻ biết lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng
- Trẻ biết vẽ, tô màu trang trí khung ảnh cho Bác Hồ theo ý tưởng của mình
- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Bác Hồ của em”
- Trẻ biết hát -VĐ theo nhịp bài hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ”
- Trẻ biết tham gia hội thao nhân ngày sinh của Bác
- Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về Bác Hồ
- Biết tô, vẽ, xé dán, nặn làm quà mừng sinh nhật Bác
- Biết đóng vai, thể hiện vai chơi trong các góc chơi
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng vẽ,nặn, tô màu, cắt dán
- Kỹ năng thể hiện cảm xúc khi hát, đọc thơ, kể chuyện
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ kính yêu Bác Hồ
1. TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ
 - Cô trò chuyện với trẻ về Bác Hồ kính yêu:
 + Bác Hồ là tên gọi gần gũi của ai? 
 + Bác Hồ lúc còn sống đối với các cháu thiếu nhi nhi đồng như thế nào?
 + Tình cảm của các cháu đối với Bác?
 + Hiện nay Bác đang yên nghỉ tại đâu?
 + Các con có yêu Bác Hồ không?
 + Yêu Bác Hồ các con phải làm gì?
 + Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ
2. THỂ DỤC SÁNG
Tập với bài “Nhớ ơn bác”
a/ Yêu cầu:
- Trẻ tập đúng các động tác kết hợp với lời bài hát
b/ Chuẩn bị:
- Sân rộng, bằng phẳng.
- Đĩa nhạc.
c/ Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Khởi động: 
- Cô dùng xắc xô làm hiệu lệnh.
- Cho trẻ đi vòng tròn- kết hợp đi các kiểu chân, chuyển đội hình 4 hàng ngang.
* Trọng động:
* Bài tập thể dục: Tay 2: Hai tay đưa ngang lên cao.
Chân 2: Ngồi khuỵu gối.
Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước.
 Bật 2: Bật cao.
c. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng làm chim bay vào lớp.
- Trẻ đi vòng tròn và đi theo yêu cầu
- Trẻ tập luyện
- Trẻ tập luyện
- Trẻ tập luyện
- Trẻ tập luyện
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng
Kế hoạch hoạt động góc chủ đề nhánh III: “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi”
 Thời gian: Từ ngày 14/05 – 18/05/2019
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến trình hoạt động
1. Góc đóng vai: 
 Cửa hàng lưu niệm
Triển lãm tranh ảnh về Bác Hồ
2. Góc tạo hình - âm nhạc:
Biểu diễn văn nghệ chúc mừng sinh nhật Bác
 Trang trí ảnh Bác
3. Góc khoa học 
- Toán
Chọn khối từ 
1-5 xếp hình lăng Bác
Tô màu theo quy tắc
4. Góc sách truyện: 
Xem sách, tranh chuyện về Bác Hồ. Kể chuyện theo tranh
5. Góc xây dựng - Lắp ráp:
Xây lăng Bác
6. Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa
- Trẻ biết mô phỏng hành động của vai chơi: người bán hàng niềm nở với khách, xem triển lãm trảnh ảnh về Bác Hồ
- Trẻ hát, múa, thể hiện tình cảm với các bài hát về Bác Hồ
- Biết trang trí ảnh Bác. Làm dây hoa trang trí lớp
- Trẻ biết chọn đúng khối xếp hình lăng Bác 
 Biết tô màu nhóm cờ, hoa có số lượng 10
- Trẻ biết cách giở sách xem sách, tranh ảnh về Bác Hồ
- Biết làm bộ sưu tập về các hoạt động về Bác
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu và sự sáng tạo của mình để xây dựng, lắp ráp lăng Bác theo trí tưởng tượng 
- Trẻ biết các thao tác cắt, tỉa,.. chăm sóc cây hoa
- Quầy hàng với các sản phẩm lưu niệm về Bác
Triển lãm tranh về Bác
- Giấy màu, kéo, keo dán
ảnh Bác 
Đàn, nhạc cụ âm nhạc
- Các khối: cầu, vuông, chữ nhật, tam giác có gắn số từ 1-5
Các nhóm cờ, hoa có số lượng 10
- Sách, tranh ảnh về Bác Hồ
- Kéo, gim, hồ dán
- Bộ lắp ghép, cây xanh, cây hoa, thảm cỏ, sỏi, gạch...
- Vườn hoa trước cửa lớp
1. Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô cho trẻ hát “Nhớ ơn Bác”
- Các con vừa hát về ai? 
- Hiện nay Bác đang yên nghỉ tại đâu?
- Muốn mua quà lưu niệm thì đến đâu?
- Triển lãm tranh có gì?
- Các sản phẩm đó được bán ở đâu?
- Muốn xem triển lãm tranh về Bác Hồ thì đến đâu?
- Ở góc tạo hình - âm nhạc con thích chơi gì? Chúng mình cùng trang trí ảnh Bác.
- Góc khoa học- toán con thích chơi gì?
- Chúng mình cùng chọn khối xếp hình lăng Bác. 
- Còn ở góc sách chúng mình chơi gì? Chúng mình được xem sách, tranh ảnh Bác Hồ Góc xây dựng con thích chơi gì? 
- Chúng mình cùng lắp ráp xây lăng Bác
2. Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ lấy kí hiệu về góc chơi. Cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô tạo tình huống cho trẻ cùng chơi.Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi, mời 1 trẻ nhóm trưởng giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
- Cuối cùng cho trẻ về góc nào chơi tốt nhất để nhận xét.
- Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
Thứ 2 ngày 14 tháng 05 năm 2019
* Đón trẻ, thể dục sáng : Cô đón trẻ vào lớp và cho trẻ chơi với các đồ chơi có trong lớp sau đó cô cho trẻ ra sân tập thể dục sáng
* Hoạt động học: Phát triển nhận thức: Khám phá khoa học
 Đề tài: ‘Trò chuyện về Bác Hồ’
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước Việt Nam. Biết được tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, nhi đồng và tình cảm của các cháu đối với bác Hồ.
- Biết Bác Hồ rất thương các cụ già, các chú bộ đội...
- Trẻ biết quê hương Bác Hồ ở Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng ghi nhớ có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ, biết chăm ngoan học giỏi vâng lời mọi người.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của cô
- Thiết kế Slice các hình ảnh
+ Bác Hồ với các cháu thiếu nhi nhi đồng,
+ Bác Hồ với các cụ già, bộ đội, quê bác
- Bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”, bài thơ “Bác Hồ của em”
Chuẩn bị của trẻ
 - Giấy A4, bút màu.
 - Tâm thế thoải mái
 - Quần áo gọn gàng.
 - Trẻ ngồi hình chữ U
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu (1-2p)
- Cô và trẻ hát múa bài “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”
- Bác Hồ là ai nào?
- Các con có biết tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu niên nhi đồng như thế nào?
- Hôm nay cô cháu chúng mình cùng nhau tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu nhé.
2 Nội dung (19-21p)
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu về Bác Hồ
- Cho trẻ xem ảnh Bác Hồ..
- Chúng mình vừa được xem hình ảnh về ai ?
- Lớp mình có bạn nào biết về ngày sinh nhật Bác chưa?
* Cô giới thiệu: Bác Hồ là vị lãnh tụ của Nhân dân Việt Nam. Khi còn sống Bác luôn dành những tình cảm của mình cho các cháu thiếu niên và nhi đồng. Vì vậy nhân dân Việt Nam ai cũng kính trọng và biết ơn Bác Hồ kính yêu.
- Chúng mình có biết quê của Bác Hồ ở đâu không?
- Quê hương của Bác Hồ ở Làng Sen- xã Kim Liên Huyện Nam Đàn Tỉnh Nghệ An.
(Cho trẻ xem hình ảnh quê hương Bác)
- Ai giỏi kể được các tên gọi khác của Bác Hồ?
( Bác còn có các tên gọi khác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) và nhân dân Việt Nam thường gọi Bác với cách gọi rất gần gũi là Bác Hồ.
- Khi tham gia hoạt động cách mạng phải giữ bí mật nên Bác đã phải thay đổi nhiều tên gọi khác nhau. Khi Bác còn sống Bác đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến dành lại độc lập tự do cho đất nước và Bác là người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam vào ngày 2/9/1945.
- Trò chuyện về hình ảnh ao cá của Bác Hồ.
(vừa xem vừa trò chuyện...).
- Tuy bận rất nhiều công việc song Bác vẫn cùng mọi người tăng gia sản xuất và luôn quan tâm đến mọi người đặc biệt là người già và các em nhỏ.
(Cho trẻ xem hình ảnh Bác cùng mọi người và các em nhỏ)
2.2. Hoạt Động 2: Xem video về Bác Hồ, trò chuyện theo nội dung:
- Để biết Bác đã dành những tình cảm như thế nào đối với thiếu nhi thì chúng mình cùng xem video nhé !
( Cho trẻ xem các hình ảnh và trò chuyện nội dung )
- Cô trình chiếu cho trẻ xem hình ảnh Bác Hồ đang ôm hôn em bé
- Hình ảnh về ai?
- Bác Hồ đang làm gì?
- Tình cảm của bác Hồ đối với các cháu như thế nào?
- Cô trình chiếu cho trẻ xem hình ảnh Bác Hồ múa hát với các cháu 
- Hình ảnh về gì?
- Bác Hồ múa hát với các cháu như thế nào?
- Còn các cháu làm gì bên Bác?
- Cô trình chiếu cho trẻ xem hình ảnh Bác Hồ chia kẹo cho các cháu, Bác Hồ đút cơm cho cháu bé
- Hình ảnh Bác Hồ đang làm gì?
- Cô trình chiếu cho trẻ xem hình ảnh các cháu tặng hoa cho Bác, các cháu quây quần bên Bác
- Tình cảm của các cháu đối với Bác?
Cô cung cấp kiến thức cho trẻ: Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước ta. Khi còn sống mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác luôn quan tâm và chăm lo cho các cháu nhi đồng và tất cả mọi người, mong cho mọi người được ấm no, hạnh phúc được học hành. Tuy Bác Hồ không còn nữa nhưng những tình cảm kính yêu dành cho Bác vẫn ở trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Khi Bác qua đời, lăng bác được xây dựng để Bác yên nghỉ tại đó, hằng ngày có rất nhiều người đã vào Lăng viếng Bác.
- Vậy chúng mình dành tình cảm như thế nào đối với Bác Hồ?
- Chúng mình sẽ làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
( Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy) cho trẻ đọc 5 điều Bác Hồ dạy
+ Lớp mình bạn nào đã được đi thăm Lăng Bác Hồ rồi?
+ Lăng Bác Hồ ở đâu?
( Lăng Bác Hồ nằm ở Quảng trường Ba Đình Thủ đô Hà Nội, hàng ngày mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước đã về thủ đô và vào lăng viếng Bác).
2.3. Hoạt động 3: Múa hát tưởng nhớ về bác 
- Để tỏ lòng kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc đối với bác, các nhạc sĩ, nhà thơ đã sáng tác nhiều bài hát, bài thơ về Bác, các con hát múa, đọc thơ chúc mừng sinh nhật Bác
- Cô cho trẻ múa hát tỏ lòng kính yêu bác Hồ
3. Kết thúc: (1-2p)
Trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” và về góc vẽ
- Trẻ hát múa cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát trò chuyện
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vui múa hát các bài hát chúc mừng sinh nhật Bác
- Trẻ đọc thơ và về góc vẽ.
* Hoạt động góc
- Góc đóng vai: Cửa hàng lưu niệm. Triển lãm tranh ảnh về Bác Hồ
- Góc âm nhạc – tạo hình: Biểu diễn văn nghệ chúc mừng sinh nhật Bác. 
- Góc khoa học và toán: Chọn khối có số 1- 5 xếp hình Lăng Bác. 
- Góc xây dựng- lắp ráp: Xây lăng Bác .
* Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: Quan sát cây hoa vạn thọ
- TCVĐ: “Kéo co”
- Chơi tự do
I. Chuẩn bị
Chuẩn bị của cô
- Địa điểm quan sát sạch sẽ, an toàn
- Sân chơi đảm bảo an toàn
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại, xắc xô, thước chỉ
- Trẻ quan sát, gọi tên và nhận xét về các đặc điểm nổi bật của cây hoa
- Trẻ chơi cả lớp
- Góc bệp bênh, cầu trượt
Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế trẻ thoải mái hứng thú tham gia vào hoạt động
- Trang phục trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết
II. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định (1-2p)
- Chúng mình cùng hát bài hát “ra chơi vườn hoa” và cùng đi ra địa điểm quan sát mà cô đã chuẩn bị nhé.
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Nội dung của bài hát nói về điều gì?
- Khi đi chơi vườn hoa chúng mình có được hái hoa, bẻ cành không nào?
* GD: Không được bẻ cành, hái hoa khi đi tham quan các vườn hoa, cây xanh
2. Nội dung (19-21p)
2.1. Hoạt động 1: Quan sát cây hoa vạn thọ
- Chúng mình đang đứng trước luống hoa gì đây?
- Cô cho trẻ đứng xung quanh luống hoa, cùng quan sát và nhận xét về luống hoa
- Bạn nào có nhận xét gì về luống hoa vạn thọ không nào?
- Cây có đặc điểm gì?
- Rễ của cây ở đâu? Rễ cây có nhiệm vụ gì?
- Thân cây có màu gì? Thân cây cao hay thấp, mềm hay cứng?
- Cành cây mọc ra từ đâu?
- Trên cành cây có gì?
- Lá cây có màu gì? Hình dáng lá như thế nào?
- Lá cây có chức năng gì cho cây?
- Hoa có màu gì?
- Chúng mình cùng ngửi xem hoa có thơm không nhé.
- Chúng mình có biết vì sao cây hoa lại có tên là hoa vạn thọ không?
- Vì từ khi hoa nở cho đến khi hoa tàn, chúng ta sẽ thấy bông hoa sẽ tươi rất lâu, thời gian có thể kéo dài hơn 1 tháng. Vì thế mọi người gọi đó là hoa vạn thọ.
- Cây hoa sống được là nhờ những yếu tố nào?
- Nếu như thiếu nước hay ánh sáng thì cây có sống và phát triển tốt được không?
- Muốn cho cây hoa tươi lâu thì chúng mình phải làm gì?
- Chúng mình có muốn cùng cô chăm sóc cây hoa không nào?
- Cô đã chuẩn bị một số dụng cụ chăm sóc cây và nước tưới, chúng mình hãy giúp các cô chăm sóc cây hoa nhé.
* GD trẻ: Biết yêu quý thiên nhiên quanh trẻ, không bẻ cành hái hoa...
2.2. Hoạt động 2: TCVĐ: “Kéo cô”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi hứng thú
2.3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Trẻ chơi tự do ở khu vực bập bênh, cầu trượt
- Cô quản lý trẻ chơi an toàn
3. Kết thúc (1-2p)
- Cô nhận xét hoạt động và cho trẻ vào lớp
- Trẻ hát và cùng đi ra địa điểm quan sát
- Trẻ trả lời
- trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ giúp cô chăm sóc cây
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi tự do
- Trẻ đi vào lớp
* Hoạt động chiều
 Làm quen trò chơi “Bánh xe quay”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi của trò chơi
- Tham gia chơi trò chơi hứng thú và vui vẻ
- Biết đoàn kết, giúp đỡ chia sẻ cùng bạn trong khi tham gia vào trò chơi
II. Chuẩn bị
- Sân chơi, lớp học sạch sẽ an toàn
- Xắc xô
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định
2. Nội dung
Hôm nay cô sẽ cho chúng mình cùng làm quen với một trò chơi mới, trò chơi của cô có tên “Bánh xe quay”.
- Cách chơi: Cô cho lớp chúng mình đứng thành 2 vòng tròn đứng nắm tay nhau, 1 vòng tròn nhỏ đứng ở trong và một vòng tròn to đứng ở ngoài. Khi cô lắc xắc xô, chúng mình sẽ cùng nắm tay nhau và đi. Khi cô lắc xắc xô nhanh thì các bạn đi nhanh, cô lắc chậm thì các bạn đi chậm lại và khi cô không lắc xắc xô thì các bạn sẽ dừng lại không đi nữa.
- Luật chơi: Bạn nào đi không đúng với các hiệu lệnh của cô sẽ phải ra ngoài một lượt chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Trong khi trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ tham gia chơi vui vẻ hứng thú với các bạn
- Cô nhận xét động viên khen ngợi trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi
- Trẻ tham gia chơi
* Trẻ chơi tự do ở các góc
* Đánh giá trẻ cuối ngày
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 15 tháng 05 năm 2019
* Đón trẻ, thể dục sáng: Cô đón trẻ vào lớp và cho trẻ chơi với các đồ chơi có trong lớp sau đó cô cho trẻ ra sân tập thể dục sáng.
* Hoạt động học: Phát triển thể chất: Thể dục
 Đề tài: “Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên của vận động, thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật của vận động
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa chân, tay và mắt để có thể lăn và di chuyển khéo léo theo bóng.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi của trò chơi
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện và phát triển cơ, chân, toàn thân
- Phát triển khả năng nhanh nhẹn và khéo léo ở trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính kỷ luật trong giờ học và thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của cô
 - Sân sạch sẽ
 - Sơ đồ sân tập
 - 6 quả bóng, xắc xô.
Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế trẻ thoải mái hứng thú tham gia tập luyện
- Trẻ có sức khỏe tốt 
- Quần áo gọn gàng, phù hợp với thời tiết
III. Tiến trình hoạt đông
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định ( 1- 2p)
- Trò chuyện cùng trẻ, kiểm tra sức khỏe trẻ.
2. Nội dung: ( 19- 21p)
2.1: Khởi động 
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi bình thường, đi mũi bàn chân, gót chân, đi khom lưng, chạy chậm, chạy nhanh, đi bình thường.
 Sau đó cho trẻ đứng thành 4 hàng ngang.
2.2: Trọng động.
a. BTTC 
*Bài tập thể dục: 
Tay 2: Hai tay đưa ngang lên cao.
Chân 2: Ngồi khuỵu gối.
Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước.
 Bật 2: Bật tại chỗ
b. VĐCB ‘Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng’
* Sơ đồ tập
 x x x x x x x
 x
 x
 x x x x x x x
- Cho trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô giới thiệu bài: “Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng”
- Cô làm mẫu lần 1: (Không phân tích)
- Cô làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích
Cô đi từ đầu hàng lên đứng trước vạch chuẩn, cô cầm bóng và đặt xuống đất, hai bàn tay cô xòe rộng các ngón tay bao quanh lấy quả bóng. Cô cúi khom người xuống, đầu gối hơi khụyu. Khi có hiệu lệnh lăn cô dùng ngón tay lăn bóng đẩy bóng về phía trước lăn bóng di chuyển theo đường thẳng. Khi lăn bóng về đến đích cô cầm bóng lên và đi về để bóng vào rổ rồi về cuối hàng đứng 
- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Lần lượt cô cho 2 trẻ ở 2 hàng đầu lên thực hiện cho đến hết hàng. Cô bao quát chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ luyện tập.
- Cô tổ chức cho 2 đội thi đua.
- Cho cá nhân thi đua nhau đi.
- Các con vừa tập bài tập thể dục gì?
* Giáo dục: Các con thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh và biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
c. TCVĐ: “Đá bóng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
2. 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở sâu xung quanh sân tập 1-2 vòng
3. Kết thúc (1-2p)
Cô nhận xét và cho trẻ đi vào lớp
- Trẻ khởi động đi chạy theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ về 4 hàng 
- Trẻ tập 4 lần 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần 8 nhip
- Trẻ tập 2 lần

File đính kèm:

  • docxLop 4 tuoi_12954048.docx