Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Bé biết gì về nước

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Mục tiêu, nội dung

- Cháu biết 1 số đặc điểm nổi bật của mùa hè, biết ăn mặc phù hợp với mùa hè: mặc quần áo thoáng mát khi ở nhà, đội nón khi ra ngoài trời.

- Biết một số hoạt động trong mùa hè.

- Biết ngoài mùa hè còn có các mùa khác: mùa xuân, mùa thu, mùa đông.

HOẠT ĐỘNG

+ Thứ 4: KPKH: một số hiện tượng thiên nhiên

 

docx22 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Bé biết gì về nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 
CĐ NHÁNH : BÉ BIẾT GÌ VỀ NƯỚC
TUẦN 2 (từ 22/3 đến 26/32021)
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
*Mục tiêu, nội dung
- Cháu tham gia vào các hoạt động rèn luyện thân thể: TDS, TDGH, HĐNT
- Cháu được tập luyện các động tác của bài tập: tung, bắt bóng
- Chơi được các TCVĐ: Thả đĩa ba ba
HOẠT ĐỘNG
+ Thứ 4: TDGH: tung bóng lên cao và bts bóng
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
*Mục tiêu, nội dung
- Cháu biết gọi tên các hiện tượng thiên nhiên bằng ngôn ngữ của mình.
- Nghe và hiểu được nội dung câu chuyện “ Cóc kiện trời”, bài thơ, câu đố, đồng dao
- Cháu phát âm đúng khi trả lời câu hỏi của cô.
HOẠT ĐỘNG
+ Thứ 6: PTNN kể chuyện theo tranh về mà hè
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
* Mục tiêu, nội dung
- Cháu biết bảo vệ môi trường tự nhiên XQ mình, bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.
- Có ý thức tự giác không xả rác nơi công cộng, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, trồng nhiều cây xanh.
- Giao tiếp tự nhiên, lễ phép với mọi người.
HOẠT ĐỘNG
+ Nghe hát đọc thơ kể chuyện về các hiện tượng thiên nhiên.
+ Xem album ảnh về các hiện tượng thiên nhiên.
+ Sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* Mục tiêu, nội dung
- Yêu thích cảnh đẹp tự nhiên xung quanh mình.
- Cảm nhận vẻ đẹp của bầu trời, mặt trăng, các vì sao
 HOẠT ĐỘNG
+ Thứ 5: GDAN
Dạy VĐ: Trời nắng trời mưa 
NH: Mưa rơi
+ Thứ 3: TH: Trang trí phao bơi
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Mục tiêu, nội dung
- Cháu biết 1 số đặc điểm nổi bật của mùa hè, biết ăn mặc phù hợp với mùa hè: mặc quần áo thoáng mát khi ở nhà, đội nón khi ra ngoài trời.
- Biết một số hoạt động trong mùa hè.
- Biết ngoài mùa hè còn có các mùa khác: mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
HOẠT ĐỘNG
+ Thứ 4: KPKH: một số hiện tượng thiên nhiên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUÀN 1
CHỦ ĐỀ : CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Chủ đề nhánh: Bé biết gì về nước?
Thời gian thực hiện : từ 22 đến 26 tháng 3 năm 2021
HOẠT ĐỘNG
 Thứ 2	
22/3
THỨ 3
23/3
THỨ 4
24/3
THỨ 5
25/3
THỨ6
26/3
 Đón trẻ
Điểm danh
- Vệ sinh lớp, thông thoáng nhóm lớp.
- Trao đổi với phụ huynh về những điều cần thiết , – Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Điểm danh theo hình thức : Tổ trưởng điểm danh
TDS
Tập thể dục theo bài hát “nắng sớm”
Hoạt động học có chủ đích
THỂ DỤC
Bật qua rãnh nước
PTTM
 Vẽ mưa, cây cỏ 
KPKH
Vì sao có mưa
PTNT
Tách thành 2 nhóm 
GDAN
 NDTT: Dạy vỗ nhịp: “Cho tôi đi làm mưa với”
LQVH
 Thơ : ‘Nắng 4 mùa” 
HĐNT:TCVĐ
Trời nắng trời mưa 
Quan sát vườn cổ tích 
Thí nghiệm vật chìm, nổi
Quan sát bầu trời ,nắng mưa
Quan sát hoa sứ và hoa dâm bụt 
Thí nghiệm nước bốc hơi
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Góc phân vai: Cửa hàng giải khát, chơi mẹ con 
Góc xây dựng: Công viên nước
Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán mưa rơi, tô màu tranh
Góc học tập:Xem tranh các loại động vật, thực vật sống ở dưới nước
Góc thiên nhiên : Đong nước, tạo màu cho nước
Hoạt động chuyển tiếp
- Hát : Cho tôi đi làm mưa với, yêu biển lắm
- Trò chơi: Gieo hạt, Lộn cầu vòng
- Đọc thơ: Mưa, nắng bốn mùa, cầu vòng.
Vệ sinh ăn trưa, Ngủ trưa, ăn chiều
- Vệ sinh cá nhân trước khi ăn
- Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa. vs sau khi ăn: Chải răng, rửa mặt, lau tay
- Ngủ trưa – Vệ sinh – ăn chiều
Hoạt động chiều
Dạy trẻ các thao tác chải răng đúng cách.
Hướng dẫn trò chơi: Nhảy tiếp sức
THNTH
Chủ đề Nước và HTTN 
Hát một số bài hát theo chủ đề
Lao động tập thể
Nêu gương – trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Nêu gương cuối ngày( thứ 6 tổ chức cho trẻ nêu gương cuối tuần)
- Trả trẻ: Cho trẻ xem tranh, chơi tự do. Trao đổi phụ huynh điều cần thiết
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 
CĐ NHÁNH : BÉ VỚI CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN 
TUẦN 2 (từ 22/3 đến 26/3/2021)
Hoạt động
Mục đích và yêu cầu
Biện pháp tổ chức thực hiện
1.Đón trẻ
-Trẻ biết được mỗi sáng trẻ đến lớp biết chào cô, chào ba, mẹ để vào lớp học và được chơi những đồ chơi mả trẻ thích.
- Rèn cháu khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Giáo dục cháu biết chào hỏi lễ phép
- Cô đón cháu vào lớp nhắc cháu chào ba, mẹ.
-Cô trao đổi với phụ huynh về thói quen và sở thích của cháu. Quan tâm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Trao đổi với phụ huynh những trẻ cá biệt, bệnh
- Hỏi trẻ về đặc điểm thời tiết, khí hậu. Quan sát tranh chủ đề “hiện tượng thiên nhiên - tết và mùa xuân” các bạn trong lớp của bé, các hoạt động trong ngày của bé 
- Gợi ý cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian, chơi vi tính, xem sách.
-Trao đổi, vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu (sách báo, các nguyên vật liệu phục vụ việc học tập của trẻ).
- Cho trẻ chơi tự do với những đồ dùng theo chủ điểm.
2. Thể dục sáng
- Trẻ tập được các động tác bài thể dục sáng.
- Rèn trẻ tập đúng các động tác của thể dục sáng.
- Giáo dục cháu hít thở đều khi tập.
CHUẨN BỊ: Sân rộng mát, quần áo gọn gàng
HƯỚNG DẪN
 a) Khởi động: ( 3”) Đội hình 3 hàng dọc Cho cháu đi vòng tròn với các kiểu đi; đi thường, đi mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy châm, chạy nhanh đi thường
b) Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp 
Đội hình 3 hàng ngang –Thở 4
-Tập kết hợp với bài “ Nắng sớm ”
¯“Mở cửa ra.múa vòng ” 
ĐT: 2 tay đưa ngang lên cao
¯“Có con. cũng hồng”
ĐT: Lần lượt đưa từng chân ra trước 
¯ “Mở cửa ra .múa vòng ”
ĐT: Cúi gập người tay chạm mũi chân 
¯“Có con. cũng hồng”
ĐT: Bật dạng tách khép chân
c.Hồi tĩnh( 2”) -Trẻ đi vòng tròn hít thở tự do vào lớp
3. Khám tay
- Cháu biết khám tay các bạn trong tổ của mình.
- Rèn trẻ biết tên của các bạn trong tổ và trong lớp.
- GD cháu đi học đều.
- Cô cho các cháu cùng hát bài “khám tay”
- Các tổ trưởng sẽ đi khám tay các bạn trong tổ của mình và báo cáo cho cô. Khi tổ trưởng lên báo cáo cô.
- Cô nhắc nhở trẻ luôn giữ gìn tay, chân sạch sẽ
4. Điểm danh
 Nắm sỉ số học sinh hằng ngày
- Trẻ phát hiện ra bạn vắng trong tổ của mình.
- Rèn trẻ biết tên của các bạn trong tổ và trong lớp.
- GD cháu phải đi học đều
*Chuẩn bị: Sổ điểm danh
*Tiến hành: Cho từng tổ điểm danh, tổ trưởng thông báo bạn vắng trong tổ.
- Nêu lý do cháu vắng, ghi tên những cháu vắng vào sổ điểm danh.
Cô nhắc những cháu gần nhà bạn tìm hiểu nguyên nhân bạn vắng và nhắc bạn đi học đều.
5. Tiêu chuẩn bé ngoan
1. Giữ gìn trật tự trong giở học
2. Xả nước sau khi đi vệ sinh
3.Biết tự giác chào hỏi.
- Cháu biết thực hiện đạt ba tiêu chuẩn bé ngoan để được cắm cờ vào cuối ngày.
- Rèn cháu đi nhẹ nhàng không kéo lê dép.
- GD cháu biết chào hỏi lễ phép và biết nhường nhịn bạn .
Hướng dẫn: 
- Cô hỏi trẻ ngày chủ nhật hôm qua trẻ được đi đâu và làm gì?
- Cô đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho cả lớp đọc vài lầ.n
- Mời tổ trực hay cá nhân đọc.
- Cô giáo dục tư tưởng và đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan.
6.Hoạt động ngoài trời
Thứ 2:
Quan sát vườn cổ tích.
-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của vườn cổ tích.
- Rèn trẻ phát âm đúng trả lời tròn câu. 
- Giáo dục cháu biết chăm sóc, bảo vệ cây để có không khí trong lành.
Chuẩn bị: Sân rộng sạch sẽ và một số đồ chơi. 
Tiến hành:
 Hát: Cho tôi đi làm mưa với
 Quan sát vườn cổ tích.
 Trong vườn cổ tích con thấy gì ?(có hoa và một số nhân vật cổ tích 
 Trong các nhận vật đó có trong câu chuyện nào ? (bạch tuyết và bảy chú lùn .)
 Giáo dục trẻ khi ra vườn cổ tích chơi con không đi lên bài cỏ và chăm sóc cây xanh .
Thứ Ba: Khám phá vật nổi vật chìm
Trẻ biết được khái niệm “ Chìm, nổi” trong nước.
Biết được khả năng chìm hay nổi của một số vật
- Tập trung dặn dò trẻ trước khi ra sân
HĐ 1: Khám phá vật nổi vật chìm
- Quan sát vật chìm vật nổi
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài hát “cho tôi đi làm mưa với”
-Cô và các con vừa hát bài hát gì?
-Trong bài hát có nói về gì?
-Vậy hôm nay cô và các con cùng quan sát vật chìm vật nổi nha!
 -Các con nhìn xem cô có gì?( Trẻ kể tự do)
-Vậy bây giờ các con nhìn xem cô làm gì nha!
-Các con thấy cô bỏ cục đá vào nước thì cục đá như thế nào?
-Ah cục đá chìm.vậy bây giờ các con nhìn xem cô bỏ cục xốp vào nước xem như thế nào nha!
-Các con nhìn thấy cục xốp của cô có chìm không?
-Ah cục xốp không chìm.tại sao?( trẻ kể tự do)
-Hiện tượng như vậy gọi là vật chìm vật nổi nha các con!
-Giáo dục trẻ các con phải bảo vệ nguồn nước của mình không xả rác xuống sông ngòi,ao hồ,..
HĐ 2 Chơi vận động : “Nắng và mưa”
-Cách chơi:Trẻ đứng tự do trên sân. Khi nghe hiệu lệnh của cô “Trời nắng ấm áp các con ơi ra đi dạo nào, trẻ vừa đi vừa hát trên sân. Khi nghe cô nói “mưa rồi các con nhanh về nhà thôi, trẻ chạy nhanh về 1 góc cô đã qui định ngôi nhà
HĐ3: Chơi tự do:
-Cô giới thiệu các nhóm chơi,
- Trẻ tự do chọn nhóm chơi.
- Cô bao quát theo dõi trẻ chơi
- Cô báo sắp hết giờ-Hết giờ cho trẻ thu dọn đồ chơi
Thứ tư:
Quan sát bầu trời nắng mưa.
-Trẻ biết hiện 
tượng nắng mưa.
- Rèn trẻ trả lời to rõ, tròn câu.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường để có môi trường xanh- sạch- đẹp.
 * Chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi, sân rộng, sạch.
 * Tiến hành : 	
- Đọc thơ “ Gió”.
- Cô dẫn trẻ đi dạo xung quanh trường.
- Cô gợi ý cho trẻ xem bầu trời hôm nay như thế nào? 
- Cho trẻ nhìn mọi vật xung quanh, nhìn ông mặt trời và gợi ý trẻ phát biểu theo hiểu biết về hiện tượng thời tiết “ Trời nắng”
- GD trẻ cách ăn mặc, đội mũ nón khi ra trờ nắng .
Thứ năm: 
Quan sát hoa sứ, hoa dâm bụt.
- Cháu biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của hoa sứ và hoa dâm bụt.
- Rèn cháu nói, nhớ tên hoa sứ, hoa dam bụt. 
- Giáo dục cháu biết bảo vệ sức khoẻ khi thay đổi thời tiết.
Thứ 4: Quan sát hoa sứ - hoa dâm bụt 
 Chuẩn bị:
 - Hệ thống câu hỏi, sân rộng, sạch.
 Tiến hành :
Hát cho tôi đi làm mưa với 
Cô cho trẻ đi dạo xung quanh sân 
Quan sát hoa sứ: 
-Hoa sứ có hoa màu gì ?
-Hoa sứ có bộ phận nào ?
-Lá hoa sứ có màu gì và hình dạng như thế nào ?
Quan sát hoa dâm bụt :
-Hoa dâm bụt có màu gì ?( Hồng ,đỏ .)
-Hoa dâm bụt có mấy cánh hoa ?(5 cánh )
-Để cho hoa luôn tươi tốt con phải làm gì ?
Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, chăm sóc tưới cây 
Thứ sáu: Quan sát sự bốc hơi của nước
Trẻ khám phá và biết được những đồ vật xung quanh trẻ khi ở trong nước có thể chìm hoặc nổi.
  - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
 - Trẻ yêu thích hoạt động khám phá, tích cực tham gia hoạt động.
Chuẩn bi: nước, bình thủy tinh trong suốt
- Tập trung dặn dò trẻ trước khi ra sân
HĐ 1:Quan sát sự bốc hơi của nước
 - Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
-Cô và các con vừa hát bài hát gì?
-Trong bài hát có nói tới hạt gì?
-Vậy hôm nay cô và các con cùng quan sát về sự bay hơi của nước .
 -Cô cho trẻ quan sát một cái bình thủy tinh cô chưa nước nóng và cô đậy nấp lại 1 lúc 
-Tại sao các con thấy có đọng trên cái bình những giọt nước đọng lại
-Vì nhiệt độ nóng, nước sẽ bốc hơi lên và tụ lai tạo thành những giọt nước 
-Vậy người ta còn là sự bay hơi của nước nha các con.
 -Giáo dục trẻ các con phải biết tiết kiệm nước,bảo vệ nguồn nước nha các con
* Chơi VĐ: “ Mèo đuổi chuột”
-Cô nhắc lại cách chơi – Luật chơi cho trẻ nắm
- Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lần
* Chơi tự do
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Trẻ tự do chọn nhóm chơi.
- Cô bao quát theo dõi trẻ chơi
-Cô báo sắp hết giờ-Hết giờ cho trẻ thu dọn đồ chơi
TCVĐ: 
Thứ 2- 4 
Chơi” trời nắng trời mưa”
Thứ 3, 6 - 5
Chơi cướp cờ.
TCTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời và các vật dụng thiên nhiên như: sỏi, lá cây...
- Cháu chơi được trò chơi lộn cầu vòng và trò chơi tìm bạn.
- Rèn cháu chơi đúng luật
- Giáo dục cháu biết tuân thủ các luật chơi.
- Cháu biết chọn những trò chơi cháu thích 
- Giáo dục cháu biết nhường nhịn bạn khi chơi.
Chuẩn bị: sân rộng thoáng mát.
Hướng dẫn: Cô giới thiệu tên trò chơi
Cô giải thích cách chơi, luật chơi.
Cho các cháu chơi.
Cô bao quát nhắc cháu chơi đúng luật.
Nhận xét tuyên dương.
Chơi tự do
Cô giới thiệu khoảng sân cho trẻ chơi và những đồ chơi từ các vật dụng thiên nhiên.
Cháu chơi cô bao quát khi trẻ chơi.
Kết thúc buổi chơi.
Cô tập trung cháu lại cho cháu vệ sinh chân tay sạch sẽ và vào lớp.
6. Hoạt động vui chơi:
*Góc xây dựng:
Xây khu vui chơi giải trí.
- Trẻ biết sắp xếp và xây được ngôi nhà hài hòa, cân đối.
- Hình thành kỹ năng lắp ráp, sắp xếp bố cục hài hòa.
- Giáo dục trẻ tích cực khi làm việc để hoàn thành mô hình .
Chuẩn bị: Hộp giấy, hộp sữa, gỗ, cây khô, ghế đá, đất nặn, vỏ sò, muốt xốp, keo dán, giấy thủ công, cổng
 Tiến hành:
- Trẻ dùng hộp sữa làm hàng rào, cắt dán, nặn cây xanh hoa lá cắt dán làm một số đồ chơicắt dán làm 1 số đồ chơi sắp xếp vào mô hình ngày tết. 
*Góc phân vai: Cửa hàng giải khát, gia đình nấu ăn, nội trợ làm bánh phục linh 
- Cháu biết đóng vai của người mẹ, con, biết cách pha nước cam.
- Rèn cháu kỹ năng bắt chước cách giao tiếp của người lớn...
- Giáo dục cháu biết trật tự khi chơi.
Chuẩn bị:
Đồ chơi nấu ăn, kệ bán hàng, các loại nước giải khát, bột, khuôn bánh, tạp dề
 Tiến hành:
- Trẻ bày bán các loại nước giải khát, biết chơi bán hàng, chơi gia đình nấu ăn.
 - Trẻ biết cách làm bánh phục linh.
*Góc học tập: Sao chép từ, đồ chữ cái đã học. Làm bài tập toán.
Sao chép từ, Đồ chữ cái đã học. Làm bài tập toán . Chơi kidsmart. Chơi dân gian : Ném vòng
- Trẻ chơi được lô tô về chủ đề, chơi cờ gánh và các trò chơi kidsmart.
-Đồ viết chữ u,ư.
- Giáo dục cháu không tranh giành đồ chơi với bạn.
Chuẩn bị: Sách bé tập tô, bút, vở, bút màu, máy tính, một số truyện, đôminô bốn mùa.
Tiến hành:
- Trẻ đồ chữ cái, số, sao chép từ đã học. 
- Dùng bút màu tô màu truyện tranh, vòng
-Trẻ biết chơi trò chơi kidsmart, biết chơi trò chơi đôminô bốn mùa và biết cách chơi trò chơi vận động.
*Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán, tô màu tranh theo mùa, làm bảng thời tiết
- Biết vẽ, xé dán, tô màu tranh về bản thân.
- Rèn các kĩ năng vẽ tô màu, kỹ năng hát múa theo chủ đề.
- Giáo dục trẻ đoàn kết phối hợp cùng nhau khi chơi
Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì,bút màu, báo, tạp chí, kéo, hồ dán, khăn lau
 Tiến hành:
- Trẻ dùng giấy thủ công xé dán, dùng bút vẽ tô màu tranh theo mùa, cắt dán sưu tầm tranh theo mùa.
-Trẻ cắt dán một số hình ảnh( mây, mưa, nắng, mặt trời, gió) làm bảng thời tiết, dung bút viết ngày tháng năm
Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên, chơi với nước.
- Trẻ biết yêu quý và chăm sóc góc thiên nhiên, tưới nước cho cây...
- Trẻ biết giúp đỡ bạn trong khi chơi
Chuẩn bị: Giẻ lau, bình nước, xô ca, lọ, quặng
Tiến hành: 
- Cháu dùng giẻ để lau lá cây sạch bụi, dùng bình nước để tưới cây ở góc thiên nhiên.
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ
- Gần hết giờ cô nhận xét từng góc chơi. Cho trẻ lại góc chơi chính cùng nhận xét và tham quan.
 Kết thúc hoạt động.
7. Trò chơi chuyển tiết 
-Thứ 2,3,5 trò chơi: “Rồng rắn lên mây”
- Thứ 4,6 trò chơi: “Chi chi chành chành.
- Cô chuẩn bị trò chơi cho cháu chơi.
- Trẻ hứng thú, vui thích khi chơi. 
- Trẻ cùng nhau chơi. 
Chuẩn bị: Chỗ chơi sạch sẽ thoáng mát
Hướng dẫn: Cô hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Dạy trẻ thuộc bài đồng dao trước khi chơi. 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi - luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần. 
9.Vệ sinh ăn - ngủ trưa- Ăn chiều.
-Cháu được rửa tay bằng xà phòng và lau mặt sạch sẽ trước khi ăn
-Sau khi ăn biết chải răng đúng cách.
Vệ sinh cá nhân trước khi ăn: Rửa mặt, rửa tay
Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
Vệ sinh sau khi ăn: Chải răng, rửa mặt, lau mặt
Ngủ trưa: Không gian thoáng mát yên tĩnh.
Vệ sinh ăn chiều.
10.Lễ giáo 
Cháu biết Không nói tục, chửi bậy
- Cháu trẻ được nhắc nhở thường xuên, trong lớp không có bé nào nói tục chửi bậy.
Cô nhắc nhở cháu mọi lúc, mọi nơi.
11. LĐVS: Biết lau bụi lá cây.
- Cháu biết phụ giúp cô làm trực nhật.
- Cô theo dõi và nhắc nhở cháu mọi lúc, mọi nơi.
- Quan sát nhắc nhở trẻ để chén muỗn nhẹ nhàng.
12.Hoạt động nêu gương:
 Nêu gương cuối ngày
- Cháu biết tự nhận xét về bản thân về các bạn khác.
- Cháu đạt 3 tiêu chuẩn được 1 cờ bé ngoan.
*Chuẩn bị: Cờ, bảng bé ngoan, sổ theo dõi nhóm lớp
*Tiến hành:
- Cho trẻ hát bài “Càng lớn càng ngoan” trò chuyện về nội dung bài hát.
Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần, tự nhận xét về mình và bạn.
- Tổ chức cho trẻ cấm cờ, các bạn cùng tuyên dương động viên bạn.
-Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết nghe lời và tự phục vụ.
Nêu gương cuối tuần
Trẻ đạt 4 -5 cờ được 1 phiếu bé ngoan
* Chuẩn bị: Cờ, phiếu bé ngoan, sổ bé ngan, sổ điểm danh, sổ theo dõi nhóm lớp 
* Tiến hành: 
Cô tổ chức cho trẻ liên hoan văn nghệ cuối tuần: trẻ hát múa bài hát theo chủ đề.
Cho hát bài “Cả tuần đều ngoan” trò chuyện về nội dung bài hát.
Cho trẻ đọc 3 TCBN trong tuần, tự nhận xét về mình và bạn.
Tổ chức cho trẻ cấm cờ, các bạn cùng tuyên dương cỗ vũ bạn cấm cờ.
Cho trẻ cấm cờ tổ.
Cô tuyên dương và cho trẻ nêu gương tốt của bạn trong tuần. Cô nêu 1 vài gương tốt.
- Cho từng tổ lên nhận sổ bé ngoan
- Cho tổ nào nhiều bé ngoan lên nhận hoa hồng.
- Phát những sổ chưa đạt bé ngoan
- Động viên những cháu chưa đạt bé ngoan
- Cho các cháu lên hát văn nghệ, cho đội văn nghệ lên biểu diễn văn nghệ cho cả lớp xem.
- Cô nêu tiêu chuẩn tuần sau, nhắc trẻ thực hiện tốt để đạt phiếu bé ngoan.
13. Trả trẻ: 
-Quần áo, đầu tóc cháu gọn gàng.
- Trẻ vui vẻ thoái mái sau 1 ngày học.
Kể chuyện cho trẻ nghe.
Cho trẻ chơi đồ chơi lắp ghép
Trả trẻ khi có phụ huynh tới đón.
3/ Hoạt động khác:
Vệ sinh , uống nước, chuẩn bị ra sân.
Ngày soạn: 17/03/2021 
Ngày dạy: thứ hai ngày 22/03 /2021
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG CHUNG : KPKH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
ĐỀ TÀI: Vì sao có mưa
 I/.Yêu cầu:
- Giúp trẻ biết được các quá trình tạo thành mưa. Biết các hiện tượng tự nhiên khi trời mưa: Sấm chớp, gió, mưa Biết các loại mưa khác nhau và một số ích lợi, tác hại của mưa.
- Trẻ tích cực tham gia đàm thoại, nói rõ, tròn câu.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.
II/.Chuẩn bị: 
Các slide hình ảnh về quá trình tạo mưa, một số hình ảnh về ích lợi và tác hại của mưa.
- Sân trường có nhiều lá cây, mỗi trẻ 1 rổ nhựa. Thùng rác.
- Vòng, phấn, bóng cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Đặt một hàng ghế làm “nhà” của trẻ.
- Tranh vẽ cảnh mùa hè cho trẻ.
- Sáp màu cho trẻ.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động học: KPKH: “Vì sao có mưa?”
* Gây hứng thú: Trò chơi: “Mưa to mưa nhỏ”
- Cách chơi: Khi cô nói: “Trời nắng”, các con nói “đội mũ” và 2 tay che đầu.
+ Trời mưa - che ô và 2 tay giơ cao che đầu.
+ Mưa nhỏ - tí tách, tí tách và 2 ngón tay trỏ lần lượt chạm vào nhau.
+ Mưa to - lộp bộp, lộp bộp và vỗ mạnh kết hợp giậm chân.
+ Gió thổi - ào ào, ào ào, kết hợp đưa tay sang 2 bên.
+ Sớm chớp nổ - đùng đoàng, đùng đoàng và nhanh chân đi chốn.
- Luật chơi: Khi chạy chốn cô bắt được ai người đó phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi.
* Trọng tâm
Hoạt động 1: Quá trình tạo thành mưa
- Các con vừa được chơi trò chơi gì?
- Con biết các loại mưa nào hãy kể lại cho cô và các bạn cùng nghe? (mưa rào, mưa phùn, mưa to, mưa nhỏ...)
- Tại sao trời lại có mưa? Ai có thể cho cô biết?
- Để biết được tại sao trời lại có mưa các con hãy nhìn lên màn hình nhé! (Cô bật video clip quá trình tạo thành mưa)
- Cô giải thích: Khi mặt trời chiếu ánh nắng xuống trái đất, mặt nước ao, hồ, sông, biển, nóng lên rồi bốc hơi lên cao, hơi nước bay lên gặp không khí lạnh tạo thành mây, hơi nước bốc lên càng nhiều thì mây càng nặng hơn và mây trả lại các hạt nước về mặt đất - người ta gọi đó là mưa.
- Khi mưa có những hiện tượng gì xảy ra? (gió, sấm, chớp)
* Hoạt động 2: Ích lợi và tác hại của mưa.
- Các con hãy thử suy nghĩ xem nếu nhiều ngày không có mưa thì sao?
- Vậy mưa có ích lợi gì?
- Hãy cùng nhìn lên màn hình để xem ích lợi của mưa nhé: Mưa làm cây xanh tốt, mưa giúp cho đời sống sinh hoạt của con người, mưa làm sạch đường phố
- Nếu gặp mưa thì con sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe?
- Nếu mưa to quá, kèm theo gió giật, sấm chớp thì điều gì sẽ xảy ra?
- Hãy cùng nhìn xem tác hại của mưa to như thế nào nhé: lũ lụt, bão, mưa đá, mưa 

File đính kèm:

  • docxHTTN 1 ĐÚNG. 2020-2021.docx
Giáo Án Liên Quan