Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé

- Đón trẻ vào lớp,trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

- Trò chuyện cùng trẻ về các cơ thể của bé

-Thể dục sáng theo nhạc toàn trường

*Lĩnh vực phát triển nhận thức:

LQVT: Xác định vị trí của đồ vật (phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau) so với 1 vật nào đó làm chuẩn *Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

LQCC: Trò chơi với chữ a ,ă , â

 

doc18 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH:
CƠ THỂ CỦA BÉ 
Thời gian thực hiện : 1 tuần
Từ ngày 16/ 10/ 2017 đến ngày 20/ 10/ 2017
 Giáo viên thực hiện : Phạm Thị Lệ Ga
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề nhánh: CƠ THỂ CỦA BÉ (1tuần)
Tuần thứ 6:Thực hiện từ ngày 16/10/2017 đến ngày 20/10/2017
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Lệ Ga
Thứ
Hoạt
 động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ vào lớp,trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. 
- Trò chuyện cùng trẻ về các cơ thể của bé
-Thể dục sáng theo nhạc toàn trường
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Lĩnh vực phát triển nhận thức
KHKH: Đôi tai của bé
*Lĩnh vực phát triển thể chất:
VĐCB: Ném xa bằng 1 tay
*Lĩnh vực phát triển nhận thức:
LQVT: Xác định vị trí của đồ vật (phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau) so với 1 vật nào đó làm chuẩn
*Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
LQCC: Trò chơi với chữ a ,ă , â
*Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
ÂM NHẠC: Tiết tổng hợp
HOẠT ĐỘNG GÓC
* GÓC XÂY DỰNG:
 - Xây trường học,xây hàng rào,vườn trường, lắp ghép đồ chơi, khu vui chơi, siêu thị
* GÓC ÂM NHẠC: 
- Hát và vận động các bài hát về bé, về bản thân
* GÓC PHÂN VAI:
 - Lớp mẫu giáo, gia đình, bác sĩ, cửa hàng.
* GÓC HỌC TẬP-SÁCH:
 - Vẽ cơ thể bé,vẽ đường đến lớp,nặn đồ chơi.
 - Làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có.
 - Xem truyện tranh,kể chuyện theo tranh về bản thân
 - Làm sách về các bộ phận cơ thể bé
*GÓC THIÊN NHIÊN – Chăm sóc cây xanh. Chơi với các hột , hạt.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát một số bức tranh về bản thân
- Chơi với cát,nước: Vẽ hình trên cát,vật nổi,vật chìm.
- Cho trẻ chơi một số trò chơi tập thể: “ U quạ”, “ Bịt mắt bắt dê”
- Chơi các trò chơi dân gian : vuốt hột nổ, tập tầm vông
- Tưới cây
VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA
- Rèn cho trẻ các thao tác rửa tay bằng xà phòng.
- Bố trí sắp xếp chỗ ngồi cho những trẻ ăn yếu, khó ăn để dễ dàng chăm sóc hơn.
- Cho trẻ đánh răng sau khi ăn để phòng ngừa sâu răng cho trẻ.
- Cho trẻ ngủ đúng giường,đúng giờ,không nói chuyện khi lên giường ngủ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Rèn đội hình đội ngũ cho trẻ.
Cho trẻ làm vở tạo hình
Cho trẻ làm quen với các bài hát trong chủ để.
Cho trẻ làm vở LQVT
Đánh giá, nêu gương bé ngoan cuối tuần
TRẢ TRẺ
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ.
- Cho trẻ về các góc chơi
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
- Trả trẻ.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ SUNG:
KẾ HOẠCH NGÀY
 	 Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC: 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG : KPKH
 ĐÔI TAI CỦA BÉ
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết tên gọi,đặc điểm,cấu tạo và chức năng của đôi tai và biết cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho đôi tai của mình.
Rèn khả năng ghi nhớ, quan sát, ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ.
Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho đôi tai của mình.
Chuẩn bị: 
Tranh ảnh, slide về đôi tai.
Trống, sắc xô.
 Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chơi “ Trán cằm tai”
Cô cho trẻ tập trung xung quanh cô.
Cùng trẻ chơi trò chơi.
Trò chuyện về trò chơi:
+ Cô và các con vừa chơi trò chơi có tên là gì ?
+ Trong trò chơi có nhắc đến bộ phận nào trên cơ thở của chúng ta?
+ Các con biết gì về đôi tai của mình nào?
* Để biết rõ hơn về đặc điểm cấu tạo cũng như chức năng của đôi tai của chúng ta thì bây giờ cô mời các con cùng khám phá với cô nha.
Hoạt động 2: Đôi tai của bé!
Cô cho trẻ về vị trí ngồi và cho trẻ nghe âm thanh từ trống.
+ Cô đánh 1,2 tiếng trống.
+ Các con cho cô biết các con vừa được nghe tiếng gì?
+ Cô cho trẻ đưa hai tay lên bịt tai lại và nghe cô gõ phách.
+ Khi các con bịt tai lại các con có nghe gì không?
+ Khi chúng ta bịt tai lại chúng ta sẽ không nghe được gì cả. Vậy để nghe được tiếng trống các con cần có cái gì nào?
- Đôi tai hay còn gọi là thính giác là cơ quan giúp chúng ta nghe va cảm nhận được âm thanh phát ra từ bên ngoài một cách chính xác nhất.
-	Bây giờ các con cùng cô nhìn lên slide mà cô đã chuẩn bị sẵn để khám phá xem đôi tai có những đặc điểm gì nhé.
 + Các con đang xem hình ảnh gì đây?
 + Các co hãy sờ lên tai của mình xem các con có mấy cái tai?
 + Cô chỉ vào vành tai và hỏi trẻ đây là gì?
+ Các con sờ vào vành tai của mình thử xem các con thấy thế nào ?
+ Cô cho trẻ xem lỗ tai và hỏi trẻ đây là gì?
+ Bên trong lỗ tai thì có gì vậy các con?
+ Cô gợi ý và khuyến khích trẻ trả lời.
 - Cô mời một bạn lên nhìn vào slide và nhắc lại cho cả lớp biết cấu tạo của tai.
Tai hay còn goi là thính giác là cơ quan giúp cho chúng ta nghe và cảm nhận âm thanh từ bên ngoài.Tai của của chúng ta gồm có vành tai , lỗ tai trong lỗ tai thì có màng nhĩ giúp chúng ta nghe âm thanh từ xung quanh ngoài ra lỗ tai còn có rất nhiều lông để bảo vệ màng nhĩ.Tai là cơ quan rất là quan trọng trên cơ thể của chúng ta nên các con phải biết bảo vệ và giữu gìn vệ sinh sach sẽ cho đôi tai của mình nhé, đặc biệt là các con tuyệt đối không được lấy bất kỳ vật gì bỏ vào tai mình nha.
Hoạt động 3: Tai ai tinh
Cô cho trẻ về vị trí ngồi vào vị trí và tổ chức trò chơi.
Cô phổ biến cách chơi cho trẻ.
Cô sẽ cho trẻ nhắm mắt lại,khi các bạn nhấm mắt cô sẽ làm tiếng động từ các đồ vật có trong lớp rồi cho trẻ đoán.
Cho trẻ chơi.
Quan sát giúp đỡ trẻ.
Kết thúc , nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Rèn nề nếp, đội hình , đội ngũ cho trẻ.
Cho trẻ xếp hàng dọc, ngang, vòng tròn, chữ U. 
Cho trẻ thực hiện các hiệu lệnh đội hình đội ngũ
ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
NÉM XA BẰNG MỘT TAY
Mục đích , yêu cầu:
Trẻ biết thực hiện được vân động “Ném xa bằng một tay”.
Rèn kỹ năng khéo léo và khỏe khoắn ở đôi bàn tay.
Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động.
Chẩn bị:
Sân tập thoáng mát, rộng rãi.
Nhạc : Lên thăm chú Cuội
Băng keo, còi, 3 cây gậy xanh , đỏ, vàng
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
Cô tập trung trẻ thành 4 hàng dọc, chuyển đội hình vòng tròn thực hiện đi các kiểu chân: đi bình thường – đi bằng gót chân – đi bình thường – đi bằng mũi chân- đi bình thường – đi bằng má chân – đi bình thường- chạy chậm – chạy nhanh- thổi bong bóng .Cô cho trẻ về lại đội hình 4 hàng ngang.
Hoạt động 2 : Trọng động
Bài tập phát triển chung:
Để có cơ thể thật khỏe mạnh tham gia vào các hoạt động sắp diễn ra chúng ta cùng tập bài tập phát triển chung nha. 
Cô cho trẻ tập theo nhac bài “ Lên thăm chú Cuội”
Tay : hai tay lên cao, sang ngang ( 4l/ 8n)
Bụng : hay tay lên cao , gập người cho hai tay chạm vào mũi bàn chân ( 2l/ 8n)
Chân : nhấc chân cao vuông góc 90 độ duỗi thẳng mũi chân. (2l / 8n )
Bật nhảy: bật tách khép chân (2l/8n)
Cô cho trẻ về vị trí theo đội hình đối diện nhau
Vận động cơ bản: Ném xa bằng một tay
- Cô giới thiệu tên bài tập vận động và cho trẻ nhắc lại.
Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ xem
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích kỹ thuật vận động: tư thế chuẩn bị, đứng ngay vạch chuẩn tay phải cầm túi cát, chân trái đứng trước chân phải đứng sau, khi có hiệu lệnh ném của cô các con đưa tay phải cầm túi cát từ trước ra sau khụy gối chân phải và dùng hết sức ném thật mạnh túi cát về phía trước kết thúc vận động các con về vị trị.
Cô lần lượt cho trẻ lên thực hiện vận động.
Cô chuyển hình thức thi đua vận động để trẻ hứng thú hơn.
Cô quan sát, giúp đỡ trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động, đồng thời động viên , khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào vận động
Trò chơi vận động: Đôi nào nhanh nhất
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho trẻ.
Cô chia trẻ làm 3 đội mỗi đội sẽ có 1 cây gậy khác màu nhau, khi có lệnh “bắt đầu” thì các bạn trong đội lần lược chuyền gậy thật nhanh cho bạn đội mình, đội nào chuyền nhanh và đúng quy định sẽ được thưởng.
Cô cho trẻ thực hiện chơi.
Nhận xét sau mỗi lượt chơi.
Hoạt động 3 : Hồi tĩnh.
Cô cho trẻ chơi trò chơi nhẹ “Pha nước chanh” 
Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
Kết thức , nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ thực hiện vở tạo hình.
- Cho trẻ về bàn và thực hiện theo vở tạo hình có trong chủ đề
- Cô hướng dẫn , quan sát, giúp trẻ trong quá trình thực hiện.
- Cho trẻ thu dọn đồ dung sau khi thực hiện xong.
ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
....................
* NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
............................................................................................
Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG : LQVT
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ĐỒ VẬT ( PHÍA TRÊN – PHÍA DƯỚI, PHÍA TRƯỚC- PHÍA SAU) SO VỚI MỘT VẬT NÀO ĐÓ LÀM CHUẨN.
Mục đích – yêu cầu:
Trẻ biết xác định được vị trí phía trên – phía dưới, phía trước-phía sau của đồ vật so với một vật nào đó làm chuẩn.
Rèn kỹ năng định hướng trong không gian ở trẻ, tư duy phán đoán ở trẻ.
-	Trẻ hứng thú tham gia học
II. Chuẩn bị:
- 	Phòng học thoáng mát, sạch sẽ.
- 	Đồ dùng của cô:
 	+ Nhạc khiêu vũ, mô hình búp bê với các đồ vật: bóng bay, chậu hoa, hộp quà, thảm xếp xung quanh.
- 	Đồ dùng của trẻ:
+ 3 bàn, búp bê, bóng bay, chậu hoa, hộp quà, thảm đủ cho trẻ.
+ Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
 III. Tiến hành: 
* Hoạt động 1: Trải nghiệm:
- Cô mở nhạc, khuyến khích trẻ nhảy tự do cùng cô.
* Hoạt động 2:  Ôn xác định vị trí trên- dưới- trước- sau của bản thân trẻ:
- Hỏi trẻ: Điệu cha cha cha khiêu vũ như thế nào?(bước  phía sau 1 bước, bước phía trước 3 bước)
-	 Cô chính xác lại và mở nhạc cho trẻ khiêu vũ cùng cô.
-	 Tắt nhạc, cô cho cá nhân trẻ nhắc lại.
- 	Cho trẻ nói về vị trí đứng của trẻ (phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau trẻ có gì?)
- 	Cô chính xác lại khen ngợi trẻ.
 *Hoạt động 3: * Xác định vị trí trên- dưới- trước- sau so với một vật làm chuẩn:
- Cô dẫn dắt vào bài: hôm nay là sinh nhật bạn búp bê, mẹ bạn đã trang trí bữa tiệc sinh nhật cho bạn, chúng ta cùng đến xem.
- Cô xuất hiện mô hình búp bê và cho trẻ nói lên vị trí của các đồ vật so với búp bê.
+ Bóng bay ở phía trên búp bê.
+ Thảm ở phía dưới búp bê.
+ Hộp quà ở phía trước búp bê.
+ Chậu hoa ở phía sau búp bê.
- Cô chính xác lại và cho trẻ nhắc lại theo cá nhân, nhóm. Cô động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ. 
* Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô nói tên đồ vật (hộp quà) thì cháu nói vị trí của đồ vật (phía trước búp bê), ngược lại, cô nói vị trí đồ vật thì cháu nói tên đồ vật.
- Luật chơi: bạn nào nói nhanh và đúng bạn đó thắng.
- Cô tổ chức cho cháu chơi 4- 5 lần, động viên, khen ngợi trẻ.
- Kết thúc: Nhận xét + Tuyên dương trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Cho trẻ ôn lại một số bài thơ, bài hát trong chủ đề
ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
...........
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: 
.........................................................................................
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LQCC
TRÒ CHƠI VỚI CHỮ A, Ă, Â
I. Mục đích – yêu cầu: 
- 	Trẻ nhận biết được âm “a,ă,â”và biết tô đồ âm “a,ă,â” đúng đẹp.
-	 Rèn khả năng phát âm, khả năng quan sátdduwovaf khéo léo ở đôi bàn tay.
-	 Trẻ biết giữ gìn trật tự, im lặng trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Phòng học thoáng mát sạch sẽ.
- Bút chì, bút màu.
- Vở LQCC.
- Nhạc bài hát Trăng thu.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: tập trung, gây hứng thú
Cô tập trung trẻ lại xung quanh cô.
Cho trẻ hát bài hát “ Trời nắng trời mưa”
Đàm thoại về nội dung bài hát.
Cô dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học
Hoạt động 2: Trò chơi với chữ cái “ a,ă,â”
* 	Chữ ” a”
- Trẻ cùng cô đọc to bài thơ “ Bống Bống Bang Bang”
+ Cùng tìm âm “ a” có trong bài thơ.
- Đọc các cụm từ có bên dưới và gạch chân âm “a”.
- Bây giờ các con cùng cầm bút màu màu đen đồ theo âm “a” và dùng các bút màu sắc khác nhau tô âm “ a” trống cho thật đẹp nhé.
* Âm”ă,â” thực hiện tương tự như âm “a”.
- Kết thúc, nhận xét .
 - Hoạt động 3: Trăng thu
Cô cùng trẻ hát và vân động theo bài hát “ Trăng thu”
Cô cho trẻ thực hiện.
Kết thúc , chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Cho trẻ thực hiện vở làm quen với toán.
- Cho trẻ về bàn, nhắc nhở trẻ trật tự
- Cô hướng dẫn, giúp đỡ trẻ trong quá trình thực hiện.
ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
............................................................................................
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
HOẠT ĐỘNG: 
ÂM NHẠC TỔNG HỢP
Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết hát và vận đọng các bài hát có trong chủ đề.
- Rèn kĩ năng hát và vận động theo nhac cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô..
- Giáo dục trẻ vui tươi, thích thú khi tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị :
Nhạc bài hát có trong chủ đề.
Dụng cụ âm nhac: phách, gõ , song loan, xắc xô.
III. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động 1: Giới thiệu buổi văn nghệ
- Cô có món quà tặng cho lớp mình, chào mừng các bạn đến với buổi văn nghệ ngày hôm nay.
- Bây giờ các con cùng cô lắng nghe bạn Thanh trúc hát bài hát”Con chim vành khuyên “ nhé.
- Sau đây là song ca Bảo Thy và Diệp Nhi cùng hát bài”Năm ngón tay ngon”.
- Mời các bạn cùng đọc bài thơ”Bé yêu trăng”.
	+ Các con có cảm nhận gì về bài thơ này nào?
- Bây giờ để thay đổi không khí cho buổi văn nghệ ngày hôm nay cô xin mời 4 bạn: Bảo Trúc,Viết Hưng,Thanh Hiếu và bạn Gia Hưng cùng hát và vận động bài hát “Con chim vành khuyên”.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
Hoạt động 2: Nghe nhạc đoán tên bài hát
Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con chơi một trò chơi,trò chơi của cô mang tên” Nghe nhạc đoán tên bài hát” các con đã sẵn sàng chơi chưa nào?
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
+ Cách chơi: Cho trẻ nghe một đoạn nhạc trẻ đoán tên bài hatsvaf hát lại hết bài hát với đội của mình.
+ Luật chơi: Đội nào hát sai sẽ hụt sì dầu 10 lần.
-	cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
-	Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Hoạt động 3 : Cùng nghe hát nào
Hôm nay các bạn học rất giỏi nên cô Mỹ Kim sẽ hát tặng cho cả lớp mình bài hát ‘ Một gia đình nhỏ , hạnh phúc to’ các bạn vỗ tay thật to nào.
Cô Kim vừa hát tặng cho lớp mình bài hát gì đó?
Do ai sáng tác?
Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào?
Bây giờ cô và cả lớp mình vừa hát và vừa vận động theo bài hát “ Cây xanh “ nha cả lớp.
Kết thúc nhận xét tuyên dương.
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vệ sinh xung quanh lớp học
Nhận xét, đánh giá , nêu gương bé ngoan cuối tuần.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
*NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG :
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docphat_trien_the_chat.doc
Giáo Án Liên Quan