Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - Đề tài: Dạy vận động “Khúc hát đôi bàn tay”

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết bài hát, tên tác giả, biết giai điệu của bài hát.

- Trẻ hiểu cách vận động minh hoạ theo giai điệu của bài hát “ Khúc hát đôi bàn tay”

- Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Làm theo giai điệu”

2. Kỹ năng:

- Trẻ nhận biết được các thể loại nhạc khác nhau thì sẽ phối hợp các động tác minh hoạ khác nhau phù hợp với từng tiết tấu giai điệu của bài hát. Trẻ sáng tạo ra các động tác minh hoạ theo ý thích.

- Trẻ hát thuộc lời thể hiện được nét mặt biểu cảm theo từng giai điệu của bài hát “Khúc hát đôi bàn tay”.

- Trẻ lắng nghe và làm theo giai điệu của bài hát “Bingo”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - Đề tài: Dạy vận động “Khúc hát đôi bàn tay”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON HỒNG DƯƠNG
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Tên đề tài: - Dạy vận động “Khúc hát đôi bàn tay”
 Nhạc sĩ: Phạm Tuyên
 TCAN: Làm theo giai điệu
	 Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
	 Số lượng trẻ: 15-20 trẻ
	 Thời gian tổ chức: 25 - 30 phút
	 Giáo viên thực hiện: Bạch Thị Huyền
NĂM HỌC 2020-2021
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bài hát, tên tác giả, biết giai điệu của bài hát.
- Trẻ hiểu cách vận động minh hoạ theo giai điệu của bài hát “ Khúc hát đôi bàn tay”
- Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Làm theo giai điệu”
2. Kỹ năng:
- Trẻ nhận biết được các thể loại nhạc khác nhau thì sẽ phối hợp các động tác minh hoạ khác nhau phù hợp với từng tiết tấu giai điệu của bài hát. Trẻ sáng tạo ra các động tác minh hoạ theo ý thích.
- Trẻ hát thuộc lời thể hiện được nét mặt biểu cảm theo từng giai điệu của bài hát “Khúc hát đôi bàn tay”.
- Trẻ lắng nghe và làm theo giai điệu của bài hát “Bingo”. 
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích và tham gia hoạt động Âm nhạc một cách hứng thú, tích cực.
II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi:
1. Không gian, địa điểm
- Phòng học rộng rãi, đủ cho số lượng trẻ 
2. Đồ dùng
+ Máy tính, loa, màn hình, powerpoint.
+ Nhạc bài hát “Khúc hát đôi bàn tay” theo các giai điệu khác nhau.
+ Nhạc bài hát “Bingo”.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức.
- Chào mừng tất cả các con đến với tiết học âm nhạc ngày hôm này!
- Trẻ chào khách.
- Cô cho trẻ xem video về virut Corona và trò chuyện dẫn dắt vào bài.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
HĐ1: vận động minh họa bài hát “ Khúc hát đôi bàn tay” (Phạm Tuyên)
* Xem video ( 2 video)
- Trước khi vào phần vận động cô mời tất cả các con cùng hướng mắt lên màn hình xem các bạn sẽ diễn gì nhé!
- Vừa rồi các con vừa nghe vừa cảm nhận giai điệu của bài hát và đã nảy sinh ra các ý tưởng sáng tạo rồi. Bây giờ các con hãy quan sát tiếp 1 đoạn video nữa nhé.
- Sau khi quan sát 2 video vận động của các bạn rồi thì bây giờ các con hãy nghe lại giai điệu của bài hát. Bạn nào thích vận động trên nền nhạc này thì hãy suy nghĩ các động tác vận động cho phù hợp với giai điệu này nhé.
* Bản nhạc 1: trong sáng, vui tươi, hồn nhiên.
- Bài hát có giai điệu ntn?
- Những bạn nào thích vận động theo tiết tấu này thì cô mời các con lên đây nào!
- Nhiệm vụ của các bạn ở dưới là gì phải chú ý lắng nghe và phải quan sát thật kĩ cho cô những bạn nào ở trên có động tác đẹp nhất và nói cho cô biết còn cô sẽ là người tổng hợp lại các động tác đó của các con thành 1 bài hoàn chỉnh. 
- Các con vừa quan sát phần vận động của nhóm 1 vậy ai có vận động đẹp nhỉ?
- Cô nhận xét.
- Cô tổng hợp và vận động lại.
* Bản nhạc 2: nhạc disco
- Cho trẻ nghe giai điệu thứ 2 và cảm nhận.
- Mời những bạn thích giai điệu disco và đã có ý tưởng vận động cho bản nhạc này lên.
- Vậy nhiệm vụ của các bạn ở dưới sẽ làm gì?
- Trẻ vận động sáng tạo theo cách của riêng mình.
- Trẻ nhận xét phần vận động của các bạn.
- Cô tổng hợp và vận động lại.
* Bản nhạc 3: rock. 
- Cô mở bản nhạc thứ 3 cho trẻ nghe và cảm nhận.
- Với giai điệu này thì các con có ý tưởng gì để bản nhạc thêm phong phú hơn.
- Cô mời những trẻ thích sử dụng nhạc cụ trên nền nhạc này lên thể hiện.
- Cô và các con cùng hưởng ứng theo giai điệu.
- Cô nhận xét.
* Nâng cao
- Vẫn các động tác đáng yêu, ngộ nghĩnh đó của các con thì cô đã kết hợp và thêm 1 số động tác để tạo thành 1 bài nhảy dân vũ trên nền nhạc sôi động của bài hát “Khúc hát đôi bàn tay” để các con có thể biểu diễn trong sự kiện sắp tới của trường đấy.
- Cô mời các con đứng thành đội hình vòng tròn.
=> Cùng là 1 bài hát nhưng được thể hiện trên nhiều thể loại tiết tấu nhạc khác nhau thì đều được các con nghĩ ra những cách thức vận động rất là phù hợp và sáng tạo để 
góp phần nhỏ bé của mình cổ vũ cho phong trào chống lại dịch covid 19 của cả nước. 
HĐ 2: TCAN ‘‘Làm theo giai điệu”
- Cách chơi: Mỗi bạn sẽ có 1 rổ đồ dùng gồm có các dụng cụ âm nhạc như: xúc xắc, belt, stick nhiệm vụ của các con là hãy lắng nghe và sử dụng dụng cụ theo sự yêu cầu của cô trên nền nhạc bài hát “Bingo” . 
- Luật chơi: Bạn nào chọn chưa đúng dụng cụ âm nhạc theo yêu cầu của cô thì bạn đó sẽ nhảy lò cò.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi.
- Trẻ đặt tên cho trò chơi.
- Cô Thi nhận xét.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét tiết học.
- Trẻ chào khách.
- Trẻ chào khách
- Trẻ xem video
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem video
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem video
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Những trẻ thích bản nhạc 1 lên vận động.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vận động theo cách của mình
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát cô vận động.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ vận động 
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ quan sát cô vận động.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên sân khấu
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đứng đội hình vòng tròn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đặt tên.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chào khách.

File đính kèm:

  • docLinh vuc phat trien tham mi 4 tuoi_12943779.doc
Giáo Án Liên Quan