Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Thơ “Ông mặt trời bật lửa” - Trần Thị Quyên
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “ Ông mặt trời bật lửa”, của tác giả “ Đỗ Xuân Thanh”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ “ông mặt trời bật lửa” nói về các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa, sấm, chớp, trăng sao, những hiện tượng đó được xuất hiện vào lúc trời mưa, sau những ngày hạn hán kéo dài, khi mưa rơi xuống thì cây cối và mặt đất vui mừng chào đón.
- Trẻ thể hiện được âm điệu nhẹ nhàng, vui nhộn của bài thơ, biết ngắt giọng khi đọc thơ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi và bộc lộ cảm xúc khi nghe, đọc thơ.
- Khả năng cảm thụ văn học, tư duy, so sánh, phát triển sự liên tưởng của trẻ về hình ảnh mây mưa sấm chớp được ví như con người.
- Giải thích từ “hả hê” có nghĩa là sự vui mừng chào đón.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học, yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên, yêu quý cô giáo, người thân, bạn bè.
II. Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- Máy tính, một số hình ảnh nội dung bài thơ cho trẻ .
- Tranh truyện
- Quyển sách tự làm minh họa về nội dung bài thơ.
- Giọt mưa
- Giáo án điện tử
- Cô thuộc thơ đọc diễn cảm
- Bài hát “Giọt mưa và em bé”, nhạc không lời bài “Cháu vẽ ông mặt trời”, nhạc bài hát ‘ Ông mặt trời bật lửa”
- Hình ảnh hành vi đúng, sai.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA SƠN GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ : NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI : THƠ “ ÔNG MẶT TRỜI BẬT LỬA” THỜI GIAN : 25 – 30 PHÚT ĐỘ TUỔI : 4 – 5 TUỔI GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ QUYÊN Dạy tốt Học tốt I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ “ Ông mặt trời bật lửa”, của tác giả “ Đỗ Xuân Thanh” - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “ông mặt trời bật lửa” nói về các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa, sấm, chớp, trăng sao, những hiện tượng đó được xuất hiện vào lúc trời mưa, sau những ngày hạn hán kéo dài, khi mưa rơi xuống thì cây cối và mặt đất vui mừng chào đón. - Trẻ thể hiện được âm điệu nhẹ nhàng, vui nhộn của bài thơ, biết ngắt giọng khi đọc thơ. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết trả lời các câu hỏi và bộc lộ cảm xúc khi nghe, đọc thơ. - Khả năng cảm thụ văn học, tư duy, so sánh, phát triển sự liên tưởng của trẻ về hình ảnh mây mưa sấm chớp được ví như con người. - Giải thích từ “hả hê” có nghĩa là sự vui mừng chào đón. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú trong giờ học, yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên, yêu quý cô giáo, người thân, bạn bè. II. Chuẩn bị: *Đồ dùng của cô: - Máy tính, một số hình ảnh nội dung bài thơ cho trẻ . - Tranh truyện - Quyển sách tự làm minh họa về nội dung bài thơ. - Giọt mưa - Giáo án điện tử - Cô thuộc thơ đọc diễn cảm - Bài hát “Giọt mưa và em bé”, nhạc không lời bài “Cháu vẽ ông mặt trời”, nhạc bài hát ‘ Ông mặt trời bật lửa” - Hình ảnh hành vi đúng, sai. *Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi cho trẻ - Trẻ mặc gọn gàng - Mũ đội ông mặt trời, mây. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của cô giáo Dk hoạt động của trẻ 1.ổn định tổ chức gây hứng thú - Cô đi từ ngoài vào vừa đi vừa hát Là, lá, la - Ta là giọt mưa đây, ta đem nước đến cho mọi người, ta đem niềm vui đến cho mọi người, các bạn nhỏ có biết ta đến từ đâu không? - Tôi đến từ biển cả đấy, tôi được đi khắp mọi nơi, các bạn nhỏ có muốn đi cùng tôi không? - Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “Giọt mưa và em bé” - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói đến những hiện tượng tự nhiên nào vậy? - Mưa có ích gì đối với chúng ta nhỉ? => Mưa là một hiện tượng rất quan trọng đối với đời sống con người, mưa làm cây tươi tốt, thời tiết mát mẻ, con người sảng khoái, giúp cho con người và mọi vật có nước ăn uống và sinh hoạt. - Dẫn dắt giới thiệu bài:Các con ơi! ông mặt trời rực rỡ và những cơn mưa sẽ đưa chúng mình đi đến sứ sở thần tiên để khám phá những hiện tượng tự nhiên của thời tiết cô và các con cùng đến với bài thơ “Ông mặt trời bật lửa” của tác giả Đỗ xuân Thanh nhé. - Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé! 2: Nội dung *Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. ời - Cô đọc thơ : C« đọc thơ kÕt hîp cö chØ ®iÖu bé Thơ c« võa đọc Hay thËt lµ hay B¹n ¬i ®o¸n ngay Thơ g× thÕ nhØ? - Các con biÕt c« võa đọc bài thơ g× kh«ng? - Của tác giả nào? * Đọc thơ kết hợp tranh minh hoạ bài thơ - C« chỉ tên bài thơ, tên tác giả, cho trÎ xem hình ảnh bài thơ, những dòng chữ có nội dung của bài thơ , và đọc thơ cho trẻ nghe qua tranh. * C« giíi thiÖu néi dung : Bài thơ “Ông mặt trời bật lửa” nói về các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa, sấm, chớp, trăng sao.những hiện tượng đó được xuất hiện vào lúc trời mưa, sau những ngày hạn hán kéo dài, khi mưa xuống cây cối và mặt đất đều vui mừng chào đón. * Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ + Đọc trích dẫn kèm sách kỳ diệu: - §©y lµ quyển sách mang tên “Quyển sách kỳ diệu” do chính tay cô làm rất là đặc biệt đúng không? để biết quyển sách ấy kỳ diệu như thế nào? các con hãy chú ý xem những hình ảnh của bức tranh nói gì với chúng mình nhé. “Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào mưa ơi” - Khi chị mây kéo đến điều gì đã xảy ra? - Khổ thơ đầu tiên có hình ảnh cô mây, trăng sao, mặt đất, khi cô mây xuất hiện thì trăng sao trốn mất bầu trời tối đen, dưới mặt đất đang nóng lòng chờ đợi những cơn mưa rơi xuống. “Mưa! Mưa rơi xuống thật rồi Đất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giấc” - Khi mưa xuống đất đón nhận điều gì? - Ở khổ thơ thứ 2: Sau những ngày hạn hán kéo dài đất đai nứt nẻ khi mưa rơi xuống đất vui mừng đón nhận những hạt mưa, Từ “hả hê”nói về sự vui mừng của đất khi được đón nhận những giọt mưa rơi xuống, còn có ông sấm đang vui cùng đất vỗ tay cười to làm cho bé tỉnh giấc. “Chớp bỗng loè chói mắt Soi sáng khắp ruộng vườn Ơ! Ông trời bật lửa Xem lúa vừa trổ bông”. - Ở khổ thơ cuối cùng hình ảnh chớp loé lên giống như hình ảnh ông trời bật ra những tia lửa để soi sáng cánh đồng lúa chín. * Đàm thoại trên máy tính - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ của tác giả nào nhỉ? - Bài thơ nói đến những hiện tượng tự nhiên nào? - Khi chị mây xuất hiện thì điều gì đã xảy ra? - Đất đang nóng lòng chờ đợi điều gì? - Trong bài thơ khi hạt mưa rơi xuống thì có hiện tượng gì? - Vì sao em bé tỉnh giấc? - Khi chớp loé lên thì mọi người ngạc nhiên như thế nào? - Các con có biết ông trời bật lửa là như thế nào không? - Ông trời bật lửa có nghĩa là khi trời mưa to có hiện tượng sấm sét có những tia chớp loé lên sáng rực cả bầu trời được tác giả ví như hình ảnh ông trời bật lửa đấy. *Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ: - Các con vừa tìm hiểu về bài thơ “ Ông mặt trời bật lửa” - Bạn nào tự tin lên đọc bài thơ này cho cô và các bạn cùng nghe. - Chúng mình thấy bạn thể hiện bài thơ như thế nào? - Khi đọc bài thơ con sẽ thể hiện bài thơ này ra sao? - Bài thơ gồm 3 khổ thơ với giọng thơ vừa phải, vui nhộn, khi đọc thơ các con chú ý ngắt nhịp sau câu:“Mưa! Mưa xuống thật rồi với câu Ơ! Ông trời bật lửa thể hiện sự vui mừng ngạc nhiên các con đã nhớ chưa nào. - Cô cho cả lớp đọc thơ - Tổ đọc: - Tổ chức cho trẻ đọc thơ nối tiếp - Các bạn nam, nữ đọc thơ . - Gọi 1 trẻ đọc - Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai trẻ - Cô bao quát khuyến khích trẻ đọc thơ. * Củng cố: - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Qua bài thơ các con nhận biết được điều gì: - Mưa có ích gì đối với con người? - Khi đi trên đường gặp trời mưa con sẽ sử lý ra sao? + Giáo dục: - Mưa làm cho cây cối tốt tươi, thời tiết mát mẻ, mưa mang đến nguồn nước sạch cho mọi người. - Khi trời mưa thường có hiện tượng sấm sét xảy ra. Vì thế lúc trời mưa to chúng mình không nên trú mưa ở các gốc cây to, không được sờ vào các ổ điện, các vận dụng như dao, kéo nếu không sẽ rất nguy hiểm các con nhé. * Tích hợp: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Ông mặt trời bật lửa” được phổ trên nền nhạc. *Hoạt động 3: Trò chơi “ Bé nhanh tay chọn đúng” - Cô chia lớp mình thành 2 đội chơi đội “Mây” và đội “Ông mặt trời” - Trên tay cô là những hình ảnh nói về hành vi đúng và hành vi sai, nhiệm vụ của 2 đội là sẽ phải bật qua những chướng ngại vật để chọn những biểu tượng đúng gắn lên bảng , thời gian trong vòng một bản nhạc đội nào gắn được nhiều và chính xác sẽ là đội chiến thắng. - Cô khuyến khích, động viên trẻ. - Kiểm tra nhận xét buổi chơi. 3. Kết thúc - Cô nhận xét kết quả buổi học của lớp,khuyến khích động viên trẻ. - Các bạn ơi! Ngoài sân đầy Rực rỡ ánh vàng Nào hãy nhẹ nhàng Đi chơi bạn nhé! Cô và trẻ cùng nhau đi ra ngoài - Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ. - Trẻ trả lời theo ý thích của trẻ. - Trẻ và hưởng ứng hát cùng cô. - Trẻ suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. - Trẻ thảo luận, trả lời theo hiểu biết của trẻ. -Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ. -Trẻ thảo luận, suy nghĩ trả lời. - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. -Trẻ suy nghĩ trả lời theo ý hiểu. -Trẻ suy nghĩ trả lời theo ý hiểu. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Trẻ thảo luận và trả lời câu hỏi của cô. -Trẻ suy nghĩ, thảo luận với bạn và đưa ra câu trả lời. - Trẻ chú ý nghe câu hỏi và trả lời cô. - Trẻ lắng nghe cô giảng. -Trẻ tự tin lên đọc bài thơ. - Trẻ lắng nghe và mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý nghe theo hiệu lệnh của cô và hưởng ứng đọc cùng nhau. -Trẻ trả lời tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ suy nghĩ, thảo luận và trả lời những điều nhận biết được qua bài thơ vừa học -Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng. -Trẻ lắng nghe và hưởng ứng hát múa cùng cô. -Trẻ nhanh nhẹn tham gia chơi và hoạt động. - Trẻ ra ngoài chơi cùng cô
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nh.doc