Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ - Năm 2012

I/ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

 Trẻ thể hiện vận động: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm

 Trẻ thể hiện vận động: Bật nhảy từ trên cao xuống ( 20 – 45 cm )

 Thực hiện những vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay : Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản ( 7 )

 Có một thói quen, hành vi vệ sinh văn minh ăn uống và phòng bệnh

 Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp ( 17 )

 Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc ( 26 )

 

doc80 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ - Năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Thời gian thực hiện 3 tuần : từ ngày 04/05/2020 đến ngày 23/05/2020
I/ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
Trẻ thể hiện vận động: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm
Trẻ thể hiện vận động: Bật nhảy từ trên cao xuống ( 20 – 45 cm )
Thực hiện những vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay : Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản ( 7 ) 
Có một thói quen, hành vi vệ sinh văn minh ăn uống và phòng bệnh 
Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp ( 17 )
Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc ( 26 )
II/ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI:
Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình: nơi mình đang sinh sống, địa chỉ gia đình, số điện thoại gia đình,...(27)
Cố gắng thực hiện công việc đến cùng: tích cực tham gia lễ hội để chuẩn bị đón ngày thống nhất đát nước 30-4, làm hoa, cảm nhận cái đẹp, trang trí khung ảnh của Bác để mừng sinh nhật Bác ngày 19-5 ( 31)
Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp, cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm của mình qua vẽ, xé dán tạo ra tạo ra các sản phẩm quê hương ( 38 )
Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai cảu con người đối với môi trường ( 56 )
Yêu quý tự hào về đất nước và con người VN, kính trọng và yêu quý Bác Hồ 
Cảm nhận được tình yêu thương của Bác đối với các bạn thiếu nhi đồng đối với Bác..
Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình ( 59 )
III/LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ-GIAO TIẾP:
Nghe hiểu nội dung câu chuyện thơ, đồng giao, ca dao dành cho cho lứa tuổi của tuổi trẻ theo chủ đề “ Quê hương – Đất nước – Bác Hồ”
Sử dụng đúng và nói rõ ràng các từ địa danh ở quê hương, tên của Bác, quê hương Bác, nơi hoạt động, nơi làm việc,..( 65 )
Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày ( 66 )
Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định ( 71 )
Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ , điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói ( 76 )
Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh về quê hương – đất nước . Phát âm đúng chữ cái X,S tậ p tô X,S ( 79 )
Biết kể chuyện theo tranhtheo chủ đề ( 85 )
Biết ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống ( 82 )
IV/LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
Nhận ra giai điệu ( vui, buồn, êm dịu )của bài hát hoặc bản nhạc theo chủ đề ( 99 )
Ôn số lượng 10 , tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm ( 105 )
Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo ( 106 )
Xác định vị trí ( trong, ngoài, trên, dưới, trước, phải, sau) của một vật so với một vật khác ( 108 )
Biết tên đất nước VN, nhận biết cờ tổ quốc qua tranh ảnh, băng hình, biết Hà Nội là thủ đô của nước VN
Biết tên của Bác Hồ, quê hương sinh ra Bác, biết những nơi làm việc của Bác, biết về cuộc đời của Bác, cuộc sống giản dị của Bác
Giải thích được môi quan hệ nguyên nhân-kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày ( 114 )
Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc ( 116 )
Kể lại câu chuyện quen thuộc trong chủ đề theo cách khác ( 120 )
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Chủ đề nhánh : Mùa hè và các mùa trong năm
 Nhánh I: Thực hiện từ ngày 04/05 – 09/05/2020
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC
1.Phát triển thể chất: 
- Trẻ được rèn luyện và phát triẻn các cơ hô hấp cơ tay , chân và toàn thân 
qua các động tác thể dục sáng và thể dục nhịp điệu .
- Thường xuyên rèn cho trẻ có thói quen phản xạ nhanh với các hiệu lệnh của cô 
- Phát triển sự phối hợp của các giác quan qua các trò chơi vận động 
- Trẻ thực hiện được vận động: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5x30cm
2. Phát triển nhận thức :
- Trò chuyện để bé hiểu thêm về các mùa 
- nhận biết số lượng trong phạm vi 10
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nói và biểu cảm về sở thích của các bé theo 4 mùa
- Sử dụng đúng các từ có thể kể chuyện, đọc thơ và kể về mùa hè và các mùa trong năm
4. Phát triển tình cảm – xã hội:
- Xem tranh ảnh và trò chuyện về thời tiết các mùa trong năm
- Biết lợi ích, tác hại của thời tiết các mùa trong năm 
- Biết vẽ bãi biển mùa hè
- Thích chơi trò chơi dân gian ,hát các bài hát về chủ đề ..
KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
Nhánh I: Mùa hè và các mùa trong năm
Từ ngày 4/5/2020 đến ngày 9/5/2020
Hoạt động
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Thứ 7
Đón trẻ
 Đón trẻ vào lớp. Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và các bạn, vào lớp vui vẻ
- Trẻ tự cất đồ dùng – mỗi ngày thử hỏi kỹ một trẻ
Trò chuyện 
 - Trò chuyện với trẻ về mùa hè và một số mùa trong năm
 - Cho trẻ xem tranh ảnh về mùa hè và một số mùa trong năm
Thể dục
-Tập bài hát kết hợp với động tác thể dục bài “ Nắng hè ”
Hot động ngoài trời
- TC Vận động: Trời nắng
 - TC Dân gian: 4 mùa
 - Chơi tự do:chơi với nước cát, phấn vẽ trên sân, chơi với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động có chủ đích
KPKH
- Khám phá về mùa hè và các mùa trong
Thể dục
Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5x30cm
Tạo hình:
Vẽ bãi biển mùa hè
Toán
Đếm, nhận biết số lượng 10
Văn học
Thơ: nắng mùa hè
Âm nhạc:
Dạy hát: Mùa hè vui
Hoạt động góc
*Góc phân vai:Bác sỹ thú y
* Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi.
* Góc học tập: Phân nhóm cây cối, hoa cỏ theo mùa
 * Góc âm nhạc: Múa hát những bài hát có trong chủ đề
* Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh
 Vệ Sinh
Ăn trưa
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sang
- Giới thiệu món ăn xế và động viên trẻ ăn hết khẩu phần của mình
Tăng cường tiếng Việt
Mùa xuân
Mát mẻ
Lợi ích
trèo cao
Quần áo
Sắp xếp
Nắng hè
Ôn lại các từ đã học
Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ.
- Ôn bài BS:- Khám phá về mùa hè và các mùa trong
-LQBM: Trườn kết hợp trèo qua qua ghế dài 1,5x30cm
- Nêu gương cuối ngày
- Vận động nhẹ.
- Ôn bài BS
Trườn kết hợp trèo qua qua ghế dài 1,5x30cm 
- LQBM: vẽ bãi biển mùa hè
- Nêu gương cuối ngày
- Vận động nhẹ.
- Ôn bài BS:Vẽ trang phục theo ý thích của bé
LQBM:
 - Nêu gương cuối ngày
- Vận động nhẹ.
- Ôn bài BS: Đếm, nhận biết số lượng 10 LQBM: Thơ : Nắng mùa hè 
- Nêu gương cuối ngày
- Vận động nhẹ.
- Ôn bài BS: Thơ: nắng mùa hè 
LQBM: Dạy hát: Mùa hè vui
- Nêu gương cuối ngày
- Vận động 
nhẹ.
- Vui văn nghệ cuối tuần
-Nêu gương cuối ngày
-Vệ sinh cuối tuần
Vệ sinh trả trẻ
* Cho trẻ xem băng hình về các con vật nuôi trong gia đình.
* Vệ sinh chiều . * Trả trẻ: dặn dò trẻ ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ
H/P Chuyên Môn Giáo viên
 PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 4 tháng 05 năm 2020
Chủ đề nhánh:
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Hoạt động có chủ đích: KPKH
Đề tài: Việt Nam thân yêu của bé
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NGÀY
I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
Trẻ đến lớp cô vui vẻ đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh về những điều cần thiết về trẻ,
về việc mặc quần áo đồng phục đến lớp
- Hướng trẻ quan sát góc của chủ đề mới. Trò chuyện với trẻ về đất nước Việt Nam,
nhắc nhở trẻ biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
II. Thể dục buổi sáng:
- Trẻ tham gia tập thể dục buổi sáng theo nhạc về chủ đề “quê hương – đất nước – Bác
Hồ” kết hợp với các động tác tay, chân, bụng, bật
- Tập với dụng cụ thể dục
III. Hoat động ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đi dạo, quan sát thiên nhiên và nêu cảm nhận của mình về thời tiết, thiên
nhiên.
- Trẻ biết tên các trò chơi và hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi vận động, trò chơi dân
gian, chơi liên hoàn
b. Kỹ năng:
- Rèn kỷ năng quan sát chú ý ở trẻ
- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ qua các trò chơi.
c. Thái độ:
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ hứng thú tham gia các trò chơi,
biết chơi đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Vị trí quan sát, sân sạch sẽ.
- Bóng, rổ, vòng, chai, boing
3. Cách tiến hành.
- Dạo chơi, quan sát TC về thiên nhiên, thời tiết và trò chuyện về chủ đề đất nước Việt
Nam
- LQBM: Việt Nam thân yêu của bé
* TCVĐ: Đua xe đạp
- Phân tích cách chơi luật chơi: chia trẻ thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 3 trẻ) xếp thành
3 hàng dọc dưới vạch xuất phát. Trong từng nhóm, trẻ trên cùng đứng hai tay hơi co,
trẻ thứ 2 đặt hai tay lên 2 vai bạn đằng trước giả làm người đi xe đạp, trẻ thứ 3 cầm lấy
thắt lưng trẻ thứ 2 (cô buộc cho trẻ thứ 2 một dây vòng bụng để có chỗ cầm cho trẻ
đằng sau) giả làm bánh xe đạp. Khi có hiệu lệnh của cô, các trẻ giả làm xe đạp cùng
chạy bước nhỏ đến vạch đích. Nhóm nào đến đích trước, hàng ngũ không bị đứt, nhóm
đó thắng.
- Cần khen ngợi trẻ kịp thời
* TCDG: Uốn lượn
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi: Chia trẻ thành 2-4 hàng dọc đứng đối diện nhau,
hàng nọ cách hàng kia 1 cánh tay, 2 trẻ đứng đối diện nhau nắm tay nhau tạo thành một
đường đi chui ở dưới gọi là “hang”. Khi nghe hiệu lệnh của cô, đôi cuối cùng cầm tay
nhau cúi người chui qua hang, từ cuối hàng lên đầu hàng. Chui đến trên cùng, đứng
thẳng lên nắm tay nhau tiếp tục làm hang. Đôi thứ nhất đi rồi, đôi sau tiếp tục. trò chơi
cứ lần lượt cho đến hết thì dừng lại và đổi hướng (quay đằng sau), sau đó trò chơi tiếp
tục như lúc đầu.
* Chơi tự do: Vẽ tự do, chơi liên hoàn, ném vòng cổ chai, chơi với nguyên vật liệu mở.
- Cô giới thiệu với trẻ các nhóm chơi
- Trẻ chơi theo nhóm.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Nhận xét và kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét chung, khen những bạn chơi ngoan, đúng, nhắc nhở những bạn chơi chưa
đúng và chưa ngoan lần sau chú ý hơn.
IV. Hoạt động có chủ đích
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Việt Nam thân yêu của bé
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết được tên đất nước, quốc kỳ của đất nước Việt Nam.
- Biết Hà Nội là thủ đô của đất nước.
- Biết một số danh lam thắng cảnh thủ đô Hà Nội có: Hồ Gươm, lăng Bác, Chùa một
cột, Công viên Lênin, nhà hát kich,..
- Biết được Việt Nam còn có các vùng biển với 2 quần đảo lớn: Q.Đ Hoàng sa và
Trường Sa.
- Biết một số lễ hội truyền thông: Ngày Quốc Khánh, Giỗ Tổ Hùng Vương.
2. Kỹ năng :
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ: 
- GD: Trẻ biết yêu quý, giữ gìn bảo vệ quê hương đất nước của mình.
II. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: Trong lớp học
- Bài giảng trên máy chiếu.
- Nhạc bài hát “Việt Nam ơi”, “Yêu Hà Nội”, “Quốc ca”, “Em tập lái ô tô”, “Đường
em đi”.
- Một số tranh để chơi trò chơi.
III. Phương pháp:
- Luyện tập
- Dùng lời
IV. Tiến trình hoạt động có chủ đích:
* HĐ 1: Trò chuyện:
Các con ơi, cô có món quà tặng chúng mình, c/m cùng xem đó là món quà gì nhé.
- Cô mở nhạc bài hát “Quốc ca”
- Đó là bài hát gì?
- Vì sao lại gọi là Quốc Ca.
- Quốc ca là bài hát truyền thống, bài hát chính thức của nước Việt Nam ta.
- Chúng mình rất giỏi cô thưởng cho chúng mình một chuyến đi chơi nhé.
* HĐ 2: Trò chuyện tìm hiểu về đất nước:
- Cô mở nhạc bài hát “yêu Hà Nội” và cho trẻ về chỗ ngồi.
- Đến nơi rồi, chúng mình đến đâu đây nhỉ?
(Cô mở hình ảnh Cột Cờ Hà Nội)
- Trên cột cờ có gì?
- Cờ Tổ Quốc màu gì? Có gì ở giữa?
- Các con ơi, Hà Nội là nơi nào của nước ta?
- À đúng rồi, Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam có nhiều di tích lịch sử và nhiều
công trình lớn mà hôm nay cô cháu ta cùng tìm hiểu nhé!
- Nào chúng ta cùng lên ô tô và di chuyển đến 1 địa điểm khác của Hà Nội nhé. Cô và
trẻ đứng dậy hát bài “Em tập lái ô tô”
- A! đến rồi. Đây là đâu vậy các con?
- Đọc từ: Hồ Gươm.
- Vì sao gọi là Hồ Gươm?
- Ở giữa Hồ Gươm có gì?
- Xung quanh Tháp Rùa có gì?
- Đây là gì?
- Cầu Thê Húc dẫn vào đâu?
- Con thấy cầu Thê Húc thế nào?
- Xung quanh Hồ Gươm có gì?
- Tóm ý: Hồ Gươm có mặt nước trong xanh phẳng lặng như gương soi, ở giữa hồ có 1
gò đất, trên đó là Tháp Rùa, có cầu Thê Húc màu đỏ, cong như con tôm để đến Đền
Ngọc Sơn, Quanh hồ mát mẻ yên tĩnh nhờ có nhiều cây xanh và du khách rất thích đến
đây nghỉ mát và ngắm cảnh đấy.
- Chúng ta lại đi thăm 1 nơi nữa nhé!
- Đây là nơi nào?
- Vì sao gọi đây là chùa một cột?
- Để đi lên chùa thắp nhang cần đi ở đâu?
- Tóm ý: Chùa được xây ở 1 nơi yên tĩnh thoáng mát, xung quanh có hàng rào che
chắn, dưới hồ người ta trồng nhiều sen rất thơm, có 1 cầu thang để đi vào chùa thắp
nhang, ở đây thờ phật nghìn tay, không khí trong lành thanh thản, mát mẻ.
- Bây giờ cô cháu ta cùng đi ra đường để đi thăm 1 nơi rất nổi tiếng nữa nhé!
- Hát “đường em đi”.
- Đây là nơi nào?
- Đọc từ: Lăng Bác.
- Năm ngoái trường mình đã bạn nào được đi thăm Lăng bác rồi?
- Trước cổng lăng có gì?
- 2 chú công an mặc đồ gì?
- Các chú công an làm nhiệm vụ gì?
- Tóm ý: Lăng Bác là nơi nằm nghỉ của Bác, khi Bác mất đi nhân dân ta đã xây lăng để
đặt Bác nằm nghỉ trong lăng, để cho con cháu đời sau vẫn còn nhìn thấy Bác, để Bác
mãi mãi sống với nhân dân
- Ngoài ra ở Hà Nội còn có công viên Thủ Lệ, gò Đống Đa, nhà hát kịch Hà Nội.
- Bây giờ cô có câu hỏi khó hơn dành cho chúng mình này, chúng mình cùng nhìn lên
xem đây là gì?
- Cô cho xuất hiện bản đồ Việt nam.
- Ai nhận xét về bản đồ Việt nam?
- Bản đồ đất nước Việt nam có dạng hình chữ S. Chúng ta đang ở tỉnh Thái Nguyên, cô
chỉ trên bản đồ tỉnh Thái Nguyên.
- Việt nam có 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí
Minh và Cần thơ.
- Đó là về phần đất liền, còn về phần biển thì Việt nam có 2 quần đảo lớn là q.đ Hoàng
Sa và q.đ Trường Sa nữa đấy.
- Việt Nam còn có một số ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh (Khai
sinh ra nước Việt Nam 2-9), giỗ tổ Hùng Vương (10/3), sắp tới có ngày giải phóng
miền Nam (30/4) và một số ngày lễ khác. Những ngày lễ lớn này tất cả mọi người
đều được nghỉ lễ đấy.
- Chúng mình có yêu đất nước mình không?
- Yêu đất nước thì chúng mình phải chăm ngoan, học thật giỏi để giúp ích cho đất nước
nhé.
* HĐ3: Trò chơi: Ô cửa bí mật: cô cho trẻ chọn ô cửa bí mật và đoán xem đó là danh
lam thắng cảnh,di tích lịch sử của địa danh nào?
- Trò chơi 2: Cùng chung sức
- Thi đua ghép tranh ; Cô cho trẻ bật qua vòng thể dục và ghép tranh bằng các hình
hình học và nói tên danh lam thắng cảnh mà trẻ vừa ghép được
- Thi đua 2 đội
- Trò chơi 3: Về đúng nhà.
- Cách chơi: Chúng mình nhìn xem xung quanh lớp mình cô đã treo một số tranh ảnh
về Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Cột cờ c/c vừa đi vừa hát khi cô nói về
nhà chùa một cột.. thì c/c về đúng nhà..
- Luật chơi: Ai về nhầm nhà sẽ bị nhảy lò cò
Cho trẻ chơi 2-3 lần
Khi trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ
- Kết thúc: Chúng mình cùng múa hát về đất nước Việt Nam nhé.
- Cô mở nhạc bài “Việt nam ơi” Cho trẻ nhảy tự do
V. Hoạt động góc:
* Góc xây dựng: Xây Hồ Gươm
- Yêu cầu: Trẻ dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây được Hồ Gươm, tháp rùa và cầu
Thê Húc và sắp xếp theo bố cục mà trẻ nghĩ ra.
- Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, hàng rào, đồ lắp ráp tháp
rùa, dù, cây xanh, hoa, ghế đá, cầu
- Tiến hành: Cho trẻ tự nhận vai chơi, bầu ra 1 bạn làm đội trưởng, 1 bạn làm kỹ sư
thiết kế, nhóm xây dựng. Trẻ cùng hợp tác với nhau để xây Hồ Gươm.
* Góc phân vai: Chơi bán hàng, gia đình tổ chức đi du lịch
- Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện đúng công việc của người bán hàng và người mua hàng
biết tỏ thái độ tôn trọng, lịch sự, niềm nở với nhau. Biết cách xưng hô giữa các thành
viên trong gia đình
- Chuẩn bị: Bàn, ghế, đồ bán hàng, các phương tiện dụng cụ cần cho gia đình đi du
lịch.
- Tiến hành: cho trẻ đóng vai người bán hàng, người mua hàng trò chuyện giao tiếp với
nhau lịch sự, niềm nở. Đóng vai bố, mẹ, con cái
- Trẻ biết thể hiện từng vai chơi: Biết sắp xếp các dụng cụ và làm công việc đúng với
trách nhiệm của mình.
* Góc thư viện: Xem tranh, xem truyện về nước Việt Nam, các địa danh, di tích
lịch sử nổi tiếng
- Yêu cầu: Trẻ biết cách lật mở sách, nói được nội dung trong sách.
- Chuẩn bị: Sách truyện, tranh về nước Việt Nam, các địa danh, di tích lịch sử nổi tiếng
- Tiến hành: Trẻ về góc chơi, xem sách, truyện, hình ảnh về chủ đề.
* Góc tạo hình: Xé dán, vẽ, tô màu tranh về lá cờ Việt Nam
- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các kỹ năng vẽ, xé, dán, nặn về lá cờ Việt Nam.
- Chuẩn bị: Tranh. Giấy, hồ, bút màu, đất nặn, kéo, giấy màu.
- Tiến hành: Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, cùng nhau làm ra sản phẩm tạo hình.
* Góc học tập: Lắp ghép hình các cảnh thủ đô Hà Nội, in hình lá cờ
- Yêu cầu: Trẻ biết lắp ghép các mảnh ghép rời tạo thành bức tranh về cảnh thủ đô Hà
Nội. Biết đặt hình lên giấy và đồ theo hình
- Chuẩn bị: các mảnh ghép rời, hình lá cờ, giấy, bút.
- Tiến hành: Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, cùng nhau làm ra sản phẩm.
* Góc âm nhạc: Hát múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề
- Yêu cầu: Hát tự nhiên, đúng nhịp theo chủ điểm.
- Chuẩn bị: Phách gỗ, lắc nhạc, máy catset.
- Tiến hành: Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, nhóm hát, vận động với hình thức biểu
diễn
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới cây
- Yêu cầu: Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, khi làm nhẹ nhàng không
làm vây bẩn áo, quần.
- Chuẩn bị: Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi.
- Tiến hành: Chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm
nổi
=> Quá trình chơi:
- Trẻ tự chọn góc chơi cho mình
- Cô giúp trẻ thỏa thuận vai chơi
- Trẻ chơi, cô bao quát lớp, tạo tình huống cho trẻ
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét nhóm chơi và sản phẩm của trẻ
- Nhóm nào nhận xét xong cô nhắc trẻ cất dọn đồ chơi ở nhóm mình đúng nơi quy định
VI. Vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa - ăn chiều:
- Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. Rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt,
đánh răng.
- Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Trẻ có thói quen trước khi ăn mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi,
không nói chuyện trong khi ăn...
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.
Giới thiệu món ăn xế và động viên trẻ ăn hết khẩu phần của mình.
VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ôn kiến thức cũ: Việt Nam thân yêu của bé
- Làm quen kiến thức mới: Vận động: Ném đích ngang
- Nêu gương, bình cờ
- Chơi các góc, lau dọn, sắp xếp đdđc gọn gàng, ngăn nắp.
VII. Đánh giá
1. Kết quả đạt được sau khi hoạt động trong ngày:
* Ưu điểm:
HĐNT:...
HĐCCĐ:.....
HĐG:......
.......
* Khuyết điểm:
.....
2. Những thay đổi cần thiết:
..........
3. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (Về sức khoẻ và giáo dục) cần quan tâm chăm
sóc, giáo dục riêng (có thể hợp tác với gia đình):
....
**********************
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 5 tháng 05 năm 2020
Chủ đề nhánh:
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Hoạt động có chủ đích: PTVĐ
Đề tài: Ném đích ngang
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NGÀY
I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
Trẻ đến lớp cô vui vẻ đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh về những điều cần thiết về trẻ
về việc mặc quần áo đồng phục đến lớp
- Hướng trẻ quan sát góc của chủ đề mới. Trò chuyện với trẻ về đất nước Việt Nam,
nhắc nhở trẻ biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
II. Thể dục buổi sáng:
- Trẻ tham gia tập thể dục buổi sáng theo nhạc về chủ đề “quê hương – đất nước – Bác
Hồ” kết hợp với các động tác tay, chân, bụng, bật
- Tập với dụng cụ thể dục
III. Hoat động ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đi dạo, quan sát thiên nhiên và nêu cảm nhận của mình về thời tiết, thiên
nhiên.
- Trẻ biết tên các trò chơi và hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi vận động, trò chơi dân
gian, chơi liên hoàn
b. Kỹ năng:
- Rèn kỷ năng quan sát chú ý ở trẻ
- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ qua các trò chơi.
c. Thái độ:
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ hứng thú tham gia các trò chơi,
biết chơi đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Vị trí quan sát, sân sạch sẽ.
- Bóng, rổ, vòng, chai, boing
3. Cách tiến hành.
- Dạo chơi, quan sát TC về thiên nhiên, thời tiết và trò chuyện về chủ đề đất nước Việt
Nam
- LQBM: Ném đích ngang
* TCVĐ: Đua xe đạp
- Phân tích cách chơi luật chơi: chia trẻ thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 3 trẻ) xếp thành
3 hàng dọc dưới vạch xuất phát. Trong từng nhóm, trẻ trên cùng đứng hai tay hơi co,
trẻ thứ 2 đặt hai tay lên 2 vai bạn đằng trước giả làm người đi xe đạp, trẻ thứ 3 cầm lấy
thắt lưng t

File đính kèm:

  • docKham pha Khoa hoc 4 tuoi Giao an ca nam_12896171.doc
Giáo Án Liên Quan