Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất
- Thưc hiện và phối hợp nhịp nhàng các động tác thể dục và các vận động cơ bản như chuyền bóng,trườn sấp, bật qua, bật xa, ném xa, trèo , đi.
- Biết lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe của bản thân.
- Biết 1 số hành vi vệ sinh trong ăn uống (ăn chín, uống sôi, ăn rau quả sạch )
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ nhận biết được các đặc điểm của một số loài hoa quả, rau quen thuộc. Biết về ngày tết cổ truyền hằng năm.
- Trẻ nhận biết một số loại cây và môi trường sống của chúng như: đất, nước, không khí, ánh sáng. đối với con người.
-Trẻ biết đo,biết phân biệt,biết đếm đến 9,nhận biếtvà tạo nhóm ,chia nhómcó số lượng là 9.
-Xác định vị trí,phía phải ,phìa trái của đối tượng ( có sự định hướng)
3.Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái l,m ,n, h, k.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,thuộc thơ, biết dùng ngôn ngữ để kể chuyện.
Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT (Thời gian 6 tuần từ ngày 07/ 01 đến 01/ 03 .năm 2013) I/ MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất - Thưc hiện và phối hợp nhịp nhàng các động tác thể dục và các vận động cơ bản như chuyền bóng,trườn sấp, bật qua, bật xa, ném xa, trèo , đi. - Biết lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe của bản thân. - Biết 1 số hành vi vệ sinh trong ăn uống (ăn chín, uống sôi, ăn rau quả sạch) 2. Phát triển nhận thức - Trẻ nhận biết được các đặc điểm của một số loài hoa quả, rau quen thuộc. Biết về ngày tết cổ truyền hằng năm. - Trẻ nhận biết một số loại cây và môi trường sống của chúng như: đất, nước, không khí, ánh sáng. đối với con người. -Trẻ biết đo,biết phân biệt,biết đếm đến 9,nhận biếtvà tạo nhóm ,chia nhómcó số lượng là 9. -Xác định vị trí,phía phải ,phìa trái của đối tượng ( có sự định hướng) 3.Phát triển ngôn ngữ - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái l,m ,n, h, k. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,thuộc thơ, biết dùng ngôn ngữ để kể chuyện. 4. Phát triển thẩm mĩ - Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán tạo ra các sản phẩm về thế giới thiên nhiên. - Biết làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải - Trẻ biết gieo trồng chăm sóc và bảo vệ cây trồng, các loại hoa quả. 5. Phát triển tình cảm – xã hội - Trẻ yêu thích và có ý thức bảo vệ các loài hoa, cây, không bẻ hoa, không giẫm lên thảm cỏ. - Biết kính trọng người trồng cây, yêu quí thiên nhiên xung quanh trẻ. Thích trồng cây và biết ra công chăm sóc cho cây tốt Trẻ tìm hiểu và khám phám một số loại hoa,rau, quả II/ MẠNG NỘI DUNG: Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT - Đặc điểm, ích lợi của các loại quả đối với con người. - So sánh sự khác và giống nhau của một số loại quả. - Phân loại quả theo 2-3 dấu hiệu. - Cách trồng cây ăn quả và giữ gìn các loại quả. - Hiện tượng thời tiết mùa xuân. - Sinh hoạt của con người trong mùa xuân. - Biết tết nguyên Đán là tết truyền thống của người Việt Nam. - Giáo dục cháu vui chơi, dinh dưỡng hợp lý trong ngày tết. - Đặc điểm, ích lợi của các loài hoa đối với con người. - So sánh sự khác và giống nhau của một số loại hoa. - Phân loại hoa theo 2-3 dấu hiệu. - cách trồng và chăm sóc các loại hoa. Mùa xuân đang về Duyên dáng các loài hoa Các loại quả ngộ nghĩnh BÉ VỚI THỰC VẬT VÀ MÙA XUÂN Cây lương thực quanh bé Bé với cây xanh Bé biết nhiều loại rau, củ - Đặc điểm, ích lợi đối với con người. - So sánh sự khác và giống nhau của một số loại cây. - Phân loại cây theo 2-3 dấu hiệu. - Quá trình phát triển của cây, điều kiện sống của một số loại cây. - Cách trồng cây ăn quả và giữ gìn các loại quả. - Quan sát mối liên hệ giữa cây với môi trường sống. - Đặc điểm, ích lợi của các loại rau, củ đối với con người. - So sánh sự khác và giống nhau của một số loại rau, củ. - Phân loại rau, củ theo 2-3 dấu hiệu. - Cách trồng và chăm sóc các loại rau, củ. - Đặc điểm, ích lợi của cây lương thực đôí với con người. - So sánh sự khác và giống nhau của một số loại cây lương thực. - Phân loại cây lương thực theo 2-3 dấu hiệu. - Cách trồng và chăm sóc các loại cây lương thực. III/ KẾT QUẢ MONG ĐỢI: - Thông qua các việc kkhám phá chủ đề nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện 5 mặt của giáo dục + Phân loại thực vật theo một số đặc điểm cơ bản: Nhóm rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả; các loại hoa, nhóm lương thực, ngũ cốc, một số gia vị. + Trẻ nhận biết và gọi tên các bộ phận cơ bản của cây xanh + Đọc thuộc và diễn càm các bài thơ về chủ đề thực vật + Biết sử dụng từ để đặt câu hỏi, đặt câu hỏi, kể chuyện sáng tạo bằng ngôn ngữ mạch lạc. + Biết cách thể hiện vẽ đẹp của thiên nhiên, cây cối qua các hoạt động nghệ thuật: Vẽ nặn, xé dán, in hình từ rau củ + Biết một số hành vi ăn uống vệ sinh, văn minh, cách chế biến và ích lợi của một số món ăn từ thực vật + Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh ,Biết thực hành một số thao tác: Lau lá, tưới cây, gieo hạt - Thông qua các hoạt động phát triển thẩm mỹ, thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hộivà qua chủ điểm nhằm góp phần giáo dục trẻ. - Qua hoạt động khám phá chủ đề của trẻ được trải nghiệm qua mọi hoạt động khác nhau. Từ đó hình thành những tình cảm, kỹ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp. - Thời gian khám phá chủ đề 6 tuần. IV/ MẠNG HOẠT ĐỘNG: Phát triển nhận thức: * Làm quen với toán: - Đo một số đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. - So sánh cao – thấp, to – nhỏ - Đếm đến 9. Nhận biếtcác nhóm có 9 đối tượng. Nhận biết số 9. - Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9. Tạo nhóm có số lượng là 9. - Chia 9 đồ vật thành 2 phần. Luyện tập them bớt trong phạm vi 9. - Xác định vị trí, phía phải phía trái của đối tượng(có sự định hướng). * Khám phá khoa học, xã hội: - Bé tìm hiểu mùa xuân và Tết nguyên Đán. - Khám phá sự phát triển của cây từ hạt. - Cây xanh và môi trường sống. - Bé khám phá các loại rau. - Bé tìm hiểu 1 số loại hoa. - Bé biết gì về các loại quả. Phát triển thể chất: - Chuyền bóng bên phải bên trái chạy chậm 120m. - Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. - Bật qua 3-4 vòng chạy nhanh 15m. - Bật xa, ném xa bằng một tay - Trèo lên xuống thang. - Đi trên ghế thể dục bước qua các chướng ngại vật. Phát triển thẩm mĩ: * Tạo hình: - Vẽ hoa mùa xuân - Xé dán hoa dây. - Nặn một số loại quả - Vẽ vườn cây xanh - Vẽ và tô màu cây lương thực - Vẽ 1 số loại rau, củ. * Âm nhạc: - Mùa xuân ơi - Lá xanh. - Quả gì? - Em yêu cây xanh. - Màu hoa. - Cánh đồng và bé ngoan Phát triển ngôn ngữ: * Thơ: Ăn quả, Hoa cúc vàng. Rau ngót, rau đay * Truyện: Sự tích bánh chưng Bánh dày, Sự tích cây khoai lang. Quả bầu tiên. * LQCC: l, n, m. h, k Bé khéo tay tô đẹp: l, n, m. h, k THẾ GIỚI THỰC VẬT QUANH BÉ Tình cảm kĩ năng xã hội: - Tình cảm: Cháu biết yêu thiên nhiên, chăm sóc các loài cây, có ý thức bảo vệ môi trường. - Kĩ năng: Dạy trẻ một số kĩ năng vẽ, nặn, xé dán các loại thực vật. - Trò chơi: Phân vai: Cửa hàng bán hoa ,thu mua nông sản,cửa hàng bán trái cây. Xây dựng: Xây vườn hoa , xây công viên xanh ,Làm vườn rau. Góc thiên nhiên: Trồng cây rau, hoa, quả theo dõi sự phát triển của cây. Thư viện: Xem tranh về các loại rau, củ, quả, hoa, cây lương thực. Âm nhạc: Biểu diễn bài hát theo chủ đề. Tạo hình: Xé, dán, năn, vẽ theo chủ đề. Trò chơi học tập: Chọn rau, chọn quả, chọn hoa. Chơi ngoài trời: Trò chơi vận động: Bỏ lá, thi nói nhanh, cánh cửa kỳ diệu. Trò chơi dân gian : Cờ lúa ngô, chồng nụ chồng hoa, chơi đồ KẾ HOẠCH TUẦN 19 CHỦ ĐỀ NHÁNH : Các loại quả ngộ nghĩnh (Thực hiện từ ngày 07 đến ngày 11 /01 năm 2013) STT Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 1 Đón trẻ Cô vui vẻ đón trẻ và nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu. 2 Thể dục sáng Tập các động tác : Hô hấp 5, Tay 6, Chân 5, Bụng 4, bật 3 (Tập kết hợp với bài hát “Quả gì?”) 3 Hoạt động ngoài trời Dạo chơi quan sát: Dạo chơi quan sát, tắm nắng, ôn bài cũ và làm quen bài mới. Trò chơi dân gian: Chồng nụ chồng hoa Trò chơi vận động: Lá và gió 4 Hoạt động học PT nhận thức: Đo một số đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. PT thể chất Chuyền bóng bên phải, bên trái chạy chậm 120m PT ngôn ngữ - Thơ: Ăn quả. - LQCC: l, n, m. PT thẩm mỹ - Vẽ vườn cây ăn quả. - ÂN: Quả gì? Khám phá khoa học Bé biết gì về các loại quả. 5 Hoạt động góc Góc phân vai: Cửa hàng bán trái cây. Góc xây dưng : Xây vườn hoa. Góc tạo hình : Nặn, vẽ, xé, dán theo chủ đề Góc thiên nhiên: Trồng cây theo dõi sự phát triển của cây Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát theo chủ đề 6 Vệ sinh Trả trẻ -Ôn bài cũ,làm quen bài mới. -Trò chơi học tập:Chọn quả THỂ DỤC SÁNG - Động tác hô hấp 5: Thổi bóng - Động tác tay vai 6: Hai tay giang ngang, vỗ tay - Động tác chân 5: Đứng đưa một chân ra trước, lên cao. - Động tác bụng 4: Nghiên người sang bên - Động tác bật 3:Bật tiến về phía trước. (Tập kết hợp với bài hát “Quả gì?”) HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Cửa hàng bán trái cây. a) Yêu cầu: - Trẻ hứng thú tham gia các góc chơi, nhận biết nội dung, yêu cầu của góc chơi, trẻ biết liên kết các góc chơi - Trẻ biết nhận vai và nhập vai chơi và thể hiện được vai chơi của mình - Trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định - Trẻ biết gắn đúng kí hiệu vào góc chơi b) Chuẩn bị - Các loại trái cây :Qủa cam , quả ổi, quả xoài c) Tổ chức hoạt động: - Thoả thuận chơi: Trò truyện cùng với trẻ theo chủ đề.Giới thiệu các góc chơi cô đã chuẩn bị, đàm thoại với trẻ về nhân vật từng góc chơi, cho trẻ lấy ký hiệu vào góc, bầu nhóm trưởng, chỉ huy góc chơi của mình. - Tiến hành chơi: Cho trẻ lấy đồ dùng, đồ chơi về góc chơi của mình, khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi quan sát và hướng dẫn cho trẻ nếu trẻ chưa nhập được vai chơi thì cô giáo nhập vai chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ cùng chơi và nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với bạn bè, biết liên kết các góc chơi với nhau, nhắc nhở trẻ phải có thái độ niềm nở lịch sự trong giao tiếp, khuyến khích đồ vật trẻ chơi tốt và hứng thú trong khi chơi từ đầu dến hết giờ. - Nhận xét sau khi chơi: Cô đến từng góc chơi nhận xét, trẻ nhóm trưởng phải tự nhận xét và giới thiệu quá trình chơi của nhóm chơi mình, sau đó cho cả lớp đến thăm quan góc xây dựng, bạn nhóm trưởng phải giới thiệu quá trình chơi của góc mình cho các bạn cùng nghe. 2. Góc xây dựng: Xây vườn hoa a) Yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây theo ý tưởng chung của cả nhóm. - Thông qua trò chơi trẻ tái tạo xây các công viên b) Chuẩn bị: - Các nguyên liệu khác nhau để xây dựng và trang trí. - Không gian chơi cho trẻ. c) Tổ chức hoạt động: - Thoả thuận chơi: Cho trẻ vào góc chơi, chọn bạn làm nhóm trưởng của nhóm xây dựng trong ngày, phân công công việc cho các bạn trong nhóm. - Tiến hành chơi: Trẻ chơi cô quan sát và giúp trẻ chơi làm phong phú hơn về nội dung chơi, gắn kết góc chơi này. Khi nào có sản phẩm thì cho các góc khác tham quan. - Nhận xét sau khi chơi: Hết giờ, cô nhận xét quá trình chơi của cả nhóm. 3. Góc tạo hình: Xé, dán, nặn, vẽ tô màu theo chủ đề. a) yêu cầu : - Trẻ biết cách tô màu, cắt, xé, dán, vẽ, nặn . - Phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ - Biết trân trọng và giữ gìn những sản phẩm mình làm ra b) chuẩn bị : Giấy màu, bút chì, bút màu, đất nặn c)Tổ chức hoạt động: Cô gợi ý cho trẻ kể về các loại quả mà trẻ biết (trẻ kể ) Hôm nay góc tạo hình của chúng ta sẽ vẽ, xé, nặn ..các loại quả mà các con yêu thích nhé - Trẻ về góc chơi - Cô bao quát trẻ khi chơi 4. Góc thiên nhiên: Trồng cây theo dõi sự phát triển của cây. a) Yêu cầu: - Thhông qua hoạt động giúp trẻ tự rèn luyện sức khoẻ, vệ sin môi trường sạch sẽ. Từ đó góp phần giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh chung, yêu thiên nhiên và lao động . b) Chuẩn bị: - Các dụng cụ thau, chum có nắp đậy. - Các dụngcụ lao động dọn vệ sinh. c) Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ vào góc và giáo nhiệm vụ cho trẻ chơi. - Trong quá trình chơi, cô bao quát để xử lý tình huống xảy ra. - Hết giờ cô nhận xét tuyên dương, kết thúc. 5. Góc âm nhạc: Biễu diễn các bài hát theo chủ đề a) Yêu cầu: Qua hoạt động trẻ biết nhận thức âm nhạc và qua hoạt động trong góc giúp trẻ ngày càng yêu cái đẹp trong giai điệu, tiết tấu các bài phù hợp với chủ đề và dần phát triển ở trẻ biết quý trọng bản thân và tự tin về mình. b) Chuẩn bị: - Các đồ dùng , đồ chơi âm thanh, thanh gõ, xắc sô. - Máy casset, băng nhạc, trang phục. c) Tiến hành chơi: - Gợi ý cho trẻ tự chọn các hoạt động khác nhau trong góc, nghe nhạc, ôn vận động cũ, hát theo nhạc. - Nhóm trẻ bầu chọn bạn trưởng nhóm để quán xuyến trò chơi. - Cô bao quát lớp và giúp trẻ khi cần thiết. - Hết giờ cô nhận xét tuyên dương, kết thúc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Dạo chơi quan sát: Cho trẻ đi xung quanh trường tắm năng và quan sát bầu trời. 2. Ôn bài mới và gợi bài cũ. 3. Các trò chơi: * Trò chơi dân gian: chồng nụ, chồng hoa (trang 12, tuyển tập thơ, trò chơi, sách 5-6 tuổi ) *Trò chơi vận động: Bỏ lá (trang 40, tuyển tập thơ, trò chơi giáo dục mầm non mới) 4. Chơi tự do: Chơi các đồ chơi trên sân trường, đồ chơi cô chuẩn bị. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Ngày soạn 05 tháng 1 năm 2013 Thứ 2 ngày 07 tháng 1 năm 2013 ĐÓN TRẺ - Cô vui vẻ đón trẻ trao đổi với phụ huynh về chủ đề sẽ học, trò chuyện với trẻ về thực vật. - Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định, ổn định lớp, điểm danh cùng với trẻ và cho trẻ chơi tự do, xem tranh ảnh về thực vật THỂ DỤC BUỔI SÁNG (Đã soạn đầu tuần 19) HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Dạo chơi, quan sát, chơi tự do: - Cô cho trẻ đi xung quanh trường và tắm nắng, quan sát bầu trời trong sân trường. 2. Ôn bài cũ: - Cho trẻ hát, đọc thơ các bài về chủ đề. 3. Làm quen bài mới: - Đo một số đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. 4. Chơi các trò chơi: Trò chơi dân gian: chồng nụ chồng hoa (trang 12, tuyển tập thơ, trò chơi sách 5-6 tuổi ) HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực phát triển nhận thứ ĐỀ TÀI: ĐO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG BẰNG CÁC ĐƠN VỊ ĐO KHÁC NHAU I/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ nhận biết mục đích của phép đo, biểu diển độ dài củ kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo. II/ Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 10 hình chữ nhật bằng nhau, 3 băng giấy khác màu có kích thước khác nhau( gấp 4,5,6 lần kích thước hình chữ nhật). - Chữ số 1- 8, băng giấy dài ngắn dán dây xúc xích, các hợp bánh mứt có kích thước khác nhau. * Tích hợp: Âm nhạc, Văn học III/ Tổ chức thực hiện: *Trò chuyện: - Cô cho trẻ hát bài “Quả gì?” - Đàm thoại trò chuyện theo chủ đề 1. Dạy trẻ đo một đối tượng - Cô gắn lần lượt 3 băng giấy dài ngắn khác nhau cho trẻ gọi tên. - Bây giờ cô sẽ đo 3 băng giấy này, xem băng giấy nào dài nhất và ngắn nhất nhé ! - Cô đặt trùng khít băng giấy vàng lên băng giấy đỏ sao cho một đầu băng giấy vàng cũng trùng khít với một đầu băng giấy đỏ.chiều dài băng giấy vàng cũng trùng khít lên chiều dài băng giấy đỏ, lần lượt băng giấy xanh cũng tương tự . - Các con nhìn xem băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn hơn, băng giấy nào ngắn nhất . + Cho trẻ thực hiện đo trên băng giấy của mình. - Biểu diễn cách đo chiều dài băng giấy qua chiều dài hình chữ nhật. - Cô cho trẻ dùng hình chữ nhật đặt liên tiếp lên băng giấy đỏ, xem chiều dài băng giấy bằng mấy hình chữ nhật , chọn chữ số tương ứng với số lượng hình chữ nhật đó . - Tương tự với các băng giấy còn lại, xem băng giấy nào được xếp nhiều hình chữ nhật nhất?, ít hình chữ nhật nhất. - Băng giấy nào dài nhất ? tại sao? - Băng giấy nào ngắn nhất? tại sao? 2.Trẻ đo các đơn vị đo khác nhau - Cô cho trẻ dùng hình chữ nhật đo chiều dài, chiều ngang hộp bánh, mứt. đo xong nói kết quả. - Cả lớp đo chiều dài , chiều ngang bàn cô, bàn trẻ, cửa lớp, cửa sổ, kệ đồ chơi của lớp , cô hỏi kết quả Các con đã biết được băng giấy nào dài nhất ngắn nhất, vậy các con hãy dùng các băng giấy dài ngắn xen kẻ nhau để dán, tạo thành dây xúc xích trang trí lớp mình ngày tết nhé ! - Cô vừa cho các con làm gì? 3.Trò chơi: Thi tài - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi - Cô nói cách chơi, luật chơi. IV/ Kết thúc . Cô cho trẻ hát bài và kết thúc HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Cửa hàng bán trái cây. 2. Góc xây dựng: Làm vườn hoa 3. Góc tạo hình: Vẽ, nặn, xé, dán theo chủ đề 4. Góc thiên nhiên: Trồng cây và theo dõi sự phát triển của cây 5. Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về chủ đề (đã soạn ở phần hoạt động góc) HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ôn bài cũ: Cô cho trẻ hát về chủ đề. - Làm quen bài mới: Đọc thơ “ ăn quả” - Trò chơi học tập: Chọn quả (trang 41, tuyển tập thơ, trò chơi giáo dục mầm non mới) VỆ SINH TRẢ TRẺ - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ. - Trao đổi nhanh những thông tin cần thiết với phụ huynh. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Sức khỏe của trẻ: - Tổng số: 48cháu; vắng: 0 cháu; lý do: - Đa số trẻ tham gia chơi tích cực ở hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài trời. 2. Trạng thái xúc cảm: - Trẻ chơi với bạn bè, biết giúp đỡ bạn. Một số trẻ bị ốm nên trẻ tỏ ra ít nói, ít hoạt động như: H’Ne, K’ Hậu, K’Tơ. 3. Kiến thức kỹ năng: - Thông qua các hoạt động có chủ đích , cháu nắm được kiến thức, trẻ hào hứng vào học, biết đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau như: H’ Ne, K’Viên, Thu Trang, Trà Dương,K’Cảnh, - Bên cạnh một số trẻ chưa có ý thức học, chưa nắm được bài, còn nói chuyện trong giờ học: K’Cảnh, H’Yến, K’Hợi. - Đã thực hiện đầy đủ các nội dung trên. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Ngày soạn 06 tháng 1 năm 2013 Thứ 3 ngày 08 tháng 1 năm 2013. ĐÓN TRẺ - Cô vui vẻ đón trẻ trao đổi với phụ huynh về chủ đề sẽ học, trò chuyện với trẻ về thực vật. - Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định, ổn định lớp, điểm danh cùng với trẻ và cho trẻ chơi tự do, xem tranh ảnh về thực vật. THỂ DỤC BUỔI SÁNG (Đã soạn đầu tuần 19) HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Dạo chơi, quan sát, chơi tự do: - Cô cho trẻ đi xung quanh trường và tắm nắng, quan sát bầu trời trong sân trường. 2. Ôn bài cũ: - Đo một số đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. 3. Làm quen bài mới: - Chuyền bóng bên phải, bên trái chạy chậm 120m. 4. Chơi các trò chơi: Trò chơi vận động: Bỏ lá ( trang 40, tuyển tập thơ, trò chơi giáo dục mầm non mới) HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực phát triển thể chất ĐỀ TÀI: CHUYỀN BÓNG BÊN PHẢI, BÊN TRÁI CHẠY CHẬM 120m I/ Mục đích yêu cầu : - TrÎ cÇm bãng b»ng 2 tay, chuyÒn bóng bên phải, bên trái kh«ng lµm r¬i bãng. - BiÕt phèi hîp ch©n tay nhÞp nhµng, ch¹y chËm 120m. - RÌn kü n¨ng cÇm b¾t bãng kh«ng r¬i, ch¹y kÕt hîp cÇm tay. - Gi¸o dôc trÎ ch¨m chØ tËp thÓ dôc. II/ Chuẩn bị: - 8 qu¶ bãng nhá - S©n tËp b»ng ph¼ng. * Tích hợp: âm nhạc III/ Tổ chức thực hiện: - C« vµ trÎ trß chuyÖn vÒ thực vật. 1. Khëi ®éng. - Cô cho trẻ chạy theo vòng tròn, đi thường, đi kiểng gót, đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh, khom người. 2.Träng ®éng. a. Bµi tËp ph¸t triÓn chung. - Động tác cơ tay, chân, bụng, bật (Tập kết hợp với bài hát “Quả gì?”). -Nhấn mạnh vào động tác chân. -Cho trÎ ®øng thµnh 2 hµng ®èi diÖn nhau b. VËn ®éng c¬ b¶n. - C« lµm mÉu lÇn 1 kh«ng ph©n tÝch - C« lµm mÉu lÇn 2 kÕt hîp ph©n tÝch ®«ng t¸c - Cô đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay chuyền sang bên trái ra phía sau cho trẻ đứng sau, trẻ sau lại chuyền tiếp đến trẻ cuối hàng nhận được bóng chạy lên đầu hàng chuyền sang bên phải cho trẻ đứng sau.Khi trẻ thực hiện, cô nhắc trẻ chuyền bằng 2 tay, liên tục, cố gắng không làm rơi bóng. Sau đó cho trẻ để gọn bóng vào rổ rồi chạy chậm 120m . Cô cùng chạy với trẻ để giữ nhịp chạy vừa phải. - Gọi trÎ khá lµm mÉu. - Cô cho lớp thực hiện 2-3 lần -Cô cho trẻ thi đua tổ ,nhóm ,cá nhân với nhau. -Khi trẻ thực hiện cô bao quát và giúp đỡ trẻ nếu trẻ thực hiện sai 3. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng IV/ Kết thúc . - Cô cho trẻ hát bài, chuyển hoạt động HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Cửa hàng bán trái cây. 2. Góc xây dựng: Làm vườn hoa 3. Góc tạo hình: Vẽ, nặn, xé, dán theo chủ đề 4. Góc thiên nhiên: Trồng cây và theo dõi sự phát triển của cây 5. Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về chủ đề (đã soạn ở phần hoạt động góc) HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ôn bài cũ:- Chuyền bóng bên phải, bên trái chạy chậm 120m. - Làm quen bài mới: Âm nhạc “Qủa gì”. - Trò chơi học tập: Chọn quả (trang 41, tuyển tập thơ, trò chơi giáo dục mầm non mới) VỆ SINH TRẢ TRẺ - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ. - Trao đổi nhanh những thông tin cần thiết với phụ huynh. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1.Sức khỏe của trẻ: - Tổng số: 48 cháu; vắng: 01 cháu; lý do: Cháu ốm - Đa số trẻ tham gia chơi tích cực ở hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài trời. 2. Trạng thái xúc cảm: - Trẻ chơi với bạn bè, biết giúp đỡ bạn. Một số trẻ bị ốm nên trẻ tỏ ra ít nói, ít hoạt động như: K’ Viên, K’Phát, H’Ne, 3. Kiến thức kỹ năng: - Thông qua các hoạt động có chủ đích , cháu nắm được kiến thức, trẻ hào hứng vào học, đã thực hiện đựơc các độngtác chuyền bóng như :H’ Nhan, Anh Thư, Hoài Thương, K’Điệp - Bên cạnh một số trẻ chưa có ý thức học, chưa nắm được bài, còn nói chuyện trong giờ học: K’Vinh, K’Cảnh, K’Hợi - Đã thực hiện đầy đủ các nội dung trên. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Ngày soạn 07 tháng 1 năm 2013 Thứ 4 ngày 09 tháng 1 năm 2013 ĐÓN TRẺ - Cô vui
File đính kèm:
- Chủ điểm thuc vat.doc