Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Trang trí váy áo
I. Yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu như: hạt kim sa, vỏ ốc, hột hạt sắp xếp và dán trang trí váy áo theo ý thích.
- Rèn kỹ năng sắp xếp, bôi hồ.
- Phát triển khả năng sáng tạo, cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm tạo hình, yêu quý, kính trọng các cô thợ may và giữ gìn những sản phẩm nghề may.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
* 3 kiểu váy áo trang trí gợi ý đặt trên tượng 3 tượng manocanh.
+ Kiểu 1: Bộ váy áo trang trí chân váy hoa lá xen kẻ bằng vỏ đuôi heo, vải vụn, cổ áo đính hạt kim sa cách đều nhau.
+ Kiểu 2: Áo bé trai trang trí 2 nắp túi 2 bên bằng vải, ngôi sao; dưới lai áo dán các hình vuông bằng vải, có chồng vỏ ốc; các vỏ ốc dán theo cổ tay áo.
+ Kiểu 3: Áo đầm suông trang trí 2 bên thân áo là hình mặt thỏ bằng vải, mày ốc; ở giữa thân áo có dán hoa lá.
I. Yêu cầu - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu như: hạt kim sa, vỏ ốc, hột hạt sắp xếp và dán trang trí váy áo theo ý thích. - Rèn kỹ năng sắp xếp, bôi hồ. - Phát triển khả năng sáng tạo, cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm tạo hình, yêu quý, kính trọng các cô thợ may và giữ gìn những sản phẩm nghề may. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô * 3 kiểu váy áo trang trí gợi ý đặt trên tượng 3 tượng manocanh. + Kiểu 1: Bộ váy áo trang trí chân váy hoa lá xen kẻ bằng vỏ đuôi heo, vải vụn, cổ áo đính hạt kim sa cách đều nhau. + Kiểu 2: Áo bé trai trang trí 2 nắp túi 2 bên bằng vải, ngôi sao; dưới lai áo dán các hình vuông bằng vải, có chồng vỏ ốc; các vỏ ốc dán theo cổ tay áo. + Kiểu 3: Áo đầm suông trang trí 2 bên thân áo là hình mặt thỏ bằng vải, mày ốc; ở giữa thân áo có dán hoa lá. - Câu đố về nghề may. - Nhạc không lời một số nghề, nhạc sôi động. 2. Đồ dùng của trẻ: + Các loại áo đầm, áo kiểu đủ cho trẻ (Mỗi trẻ chọn 1 cái) + Mỗi bàn 2 khay đựng các nguyên vật liệu. + Keo sữa, tâm bông, khăn lau tay 8 cái khăn, đĩa đựng keo, 8 cái đĩa đựng khăn, móc treo áo. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định, gây hứng thú Cô đọc câu đố: “Ai người đo vải Rồi lại cắt may Áo quần mới đẹp Nhờ bàn tay ai?” - Câu đố nói về ai? - Cô thợ may làm ra sản phẩm gì? - Khi mặc quần áo các con phải như thế nào? - Cô giáo dục: Khi mặc quần áo các con phải giữ gìn sạch sẽ ; Yêu quý, biết ơn các cô thợ may. - Để có những chiếc áo xinh đẹp hơn, cô thợ may cần phải làm gì?. * Quan sát các kiểu trang trí váy áo: - Cho trẻ đến quan sát 3 kiểu trang trí: Trang trí áo kiểu bé trai, áo đầm suông, bộ váy áo. - Trong quá trình trẻ quan sát cô gợi ý trẻ nhận xét cách trang trí, sử dụng vật liệu trang trí. - Cô tập trung trẻ đàm thoại: + Các con có nhận xét gì về cách trang trí 3 chiếc váy, áo. + Váy, áo trang trí hình ảnh gì? Ở vị trí nào trên áo, váy? + Bạn đã dùng vật liệu gì để trang trí? Bạn sắp xếp như thế nào? *Cô khái quát lại cách trang trí từng chiếc áo - Bộ váy áo: Trang trí chân váy hoa lá xen kẻ rực rỡ bằng các vỏ đuôi heo xếp chụm thành bông hoa, lá được cắt sẵn từ vải; cổ áo đính hạt kim sa cách đều nhau sau đó bôi hồ và dán. - Áo bé trai: Trang trí 2 nắp túi 2 bên bằng vải hình tam giác và đính ngôi sao; dưới lai áo dán các hình vuông bằng vải, có chồng vỏ ốc; các vỏ ốc dán theo cổ tay áo. - Áo đầm suông trang trí 2 bên thân áo là hình mặt thỏ bằng vải, mày ốc làm mắt, miệng; ở giữa thân áo có dán hoa lá. - Hỏi trẻ ý tưởng của trẻ - Cô giới thiệu các nguyên vật liệu * Trẻ thực hiện - Cho trẻ chọn áo về ngồi theo nhóm thực hiện - Cô nhắc trẻ thực hiện cẩn thận không làm rơi các hột hạt, bôi hồ vừa phải. - Cô mở nhạc nền chủ đề nghề nghiệp cho trẻ nghe. - Trong quá trình trẻ thực hiện: Cô quan sát, kịp thời gợi ý, động viên trẻ. - Cho trẻ treo sản phẩm lên giá. * Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ nhận xét xem chiếc áo nào được trang trí đẹp nhất. Vì sao? (Mời 3-4 trẻ) . - Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ. - Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng, vệ sinh tay Trẻ trả lời Áo, quần Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ quan sát Trẻ nhận xét Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ treo tranh Trẻ nhận xét Trẻ lắng nghe Trẻ thu dọn đồ dùng, vệ sinh tay.
File đính kèm:
- TRANG_TRI_VAY_AO.doc