Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non

BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG

 TRÒ CHƠI: NÉM VÒNG CỔ CHAI

 I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ biết bò thấp bò kết hợp tay chân nhịp nhàng, bò không chạm vào cổng chui, biết ghe và thực hiện theo hiệu lệnh của cô.

 - Trẻ biết chơi trò chơi.

 2. Kỹ năng:

 - Phát triển thể lực cho trẻ, phát triển cơ tay cơ chân cho trẻ.

 - Rèn kỹ năng bò thấp, bò phối hợp tay chân nhịp nhàng cho trẻ.

 3. Giáo dục:

 - Tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ có tính kỷ luật cao trong khi tập.

 II. Chuẩn bị.

 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

 - Sân tập sạch sẽ và 4 cổng chui

 

doc88 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MÂM NON 
Thời gian thực hiện từ ngày 22/8 đến ngày 26 /8 /2016
TUẦN: 1 Từ ngày 22/8 đến ngày 26/8/2016)
 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 22 tháng 8 năm 2016
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 Vận động: 
BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG
 TRÒ CHƠI: NÉM VÒNG CỔ CHAI
 I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết bò thấp bò kết hợp tay chân nhịp nhàng, bò không chạm vào cổng chui, biết ghe và thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
 - Trẻ biết chơi trò chơi.
 2. Kỹ năng:
 - Phát triển thể lực cho trẻ, phát triển cơ tay cơ chân cho trẻ.
 - Rèn kỹ năng bò thấp, bò phối hợp tay chân nhịp nhàng cho trẻ.
 3. Giáo dục:
 - Tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ có tính kỷ luật cao trong khi tập. 
 II. Chuẩn bị.
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
 - Sân tập sạch sẽ và 4 cổng chui
 III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:Gây hứng thú .
- Cô và trẻ cùng hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trường các con tên là trường gì? 
 - Lớp con có những cô giáo nào?
- Đến trường các con học những gì?
- Cô giáo dục: Các con ạ! Đến trường rất vui vì vậy các con phải chăm ngoan, học giỏi, và muốn đi học đều các con phải có một cơ thể khỏe mạnh để học tập và vui chơi.
* Khởi động
 - Cô cho trẻ đi các kiểu đi: đi thường, đi mũi chân, đi thường, đi gót chân, đi thường, chạy chậm., chạy nhanh, chạy chậm., đi thường. Đội hình vòng tròn.
2. Hoạt động 2: Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung.
 - Trẻ tập các động tác sau:
+ Động tác tay: Đưa hai tay lên cao hai lòng bàn tay úp vào nhau, hạ xuống
 + Động tác chân: hai tay chống hông ngồi xuống đứng lên
 + Động tác bụng: hai tay đưa cao ,cúi gập người ngón tay chạm mũi bàn chân
+ Động tác bật: Bật tại chỗ.
b. Vận động cơ bản: “Bò thấp chui qua cổng”.
 - Cô giới thiệu tên vận động: Các con ơi! các con cảm thấy cơ thể khỏe hơn chưa? Bây giờ cô con mình cùng tập bài tập vận động cơ bản “Bò thấp chui qua cổng” để cho cơ thể khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn nhé?
- Để tập tốt vận động này các con chú ý lên đây xem cô tập mẫu nhé?
* Cô tập mẫu: 2 lần.
- Lần 1: Cô tập mẫu không phân tích động tác.
- Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp phân tích dộng tác: Cô đi từ đầu hàng đến vạch suất phát, tư thế chuẩn bị cô cúi người quỳ gối xuống sàn hai tay chống sát sàn khi có hiệu lệnh bò thì cô bò, cô bò phối hợp tay chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng về phía trước bò khong chạm cổng.
- Cô gọi 1-2 khá trẻ lên tập.
* Trẻ thực hiện: 
 - Cho 2 trẻ ở hai đầu hàng lên bò lần lượt đến hết hàng.
 - Cô chia lớp thành 2 đội lên bò thi đua nhau 2-3 lần
- Các con vừa tập bài vận động gì?
C.Trò chơi: Ném vòng cổ chai.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi sau đó nói cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: cô chuẩn bị 2 cái chai và các vòng nhỏ tường ứng với cô chia lớp thành hai đội, đội xanh và đội đỏ lần lượt các bạn ở hai đội lên thi đua nhau ném vòng vào cô trai, đội nào ném được vào cổ trai nhiều vòng hơn thì đội đó là đội chiến thắng. 
+ Luật chơi: đội nào ném được vào cổ trai nhiều vòng hơn và dẫm vào vạch ít hơn thì đội đó là đội chiến thăng 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi (2-3lần).
- Cô bao quát trẻ chơi .
- Nhận xét động viên khen trẻ sau mỗi lần chơi.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhành 1-2 vòng.
- Trẻ hát
-Trẻ trả lời
- Mầm non duy phong ạ
-Trẻ kể
- Trẻ nói
- Vâng ạ.
- Trẻ đi các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô
- 3l x 8n
- 3l x 8n
- 2l x 8n
- 2l x 4n
 x x x x x x
x
x
 x x x x x x 
- Vâng ạ
- Trẻ chú ý xem cô tập
- Trẻ lên thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CÂY NHÃN
TRÒ CHƠI: AI NHANH NHẤT
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Qua hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc với không khí bên ngoài.nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, hít thở không khi trong lành
- Trẻ biết tên cây nhãn, biết một số nét đặc trưng của cây nhãn, biết tên một số loại cây bóng mát khác như cây xoan, cây tùng, cây phượng..
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
- Rèn kỹ năng chơi của trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh . Trẻ chơi ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, vệ sinh sạch sẽ .
II.Chẩn bị:
- Cô và trẻ quần áo gọn gàng, sân chơi sạch sẽ.
- Địa điểm quan sát cây nhãn ngoài sân, đồ chơi cho trẻ chơi tự do.
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động1.Quan sát: Cây nhãn
Cô cùng trẻ dạo quanh sân trường sau đó tập chung đứng trước cây nhãn , cô gợi ý đặt câu hỏi 
- Chúng mình đang đứng ở đâu đây?
- Ở sân trường có những cây gì?
- Cây nhãn có những phần nào?
- Thân cây nhãn như thế nào?
- Thân cây có màu gì?
- Lá cây như thế nào? Màu gì?
- Trồng cây nhãn để làm gì?
- Muốn cây tốt ta phải làm gì?
- Ngoài cây nhãn ra chúng mình còn biết những loại cây bóng mát nào khác?
- Cô cho trẻ kể.
=>Cây nhãn gồm có phần gốc , thân, ngọn, thân cây có màu nâu, lá có màu xanh, trên cây nhãn còn có rất nhiều cành. Cây nhãn được trồng để lấy gỗ, củi, lấy bóng mát, ngoài cây nhãn ra còn có rất nhiều loại cây bóng mát khác. Trồng nhiều cây xanh không những cho ta bóng mát mà còn cho ta một môi trường không khí trong lành vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc cây xanh không bẻ cành cây ngắt lá cây.
2. Hoạt động2.Trò chơi: Ai nhanh nhất. 
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô hỏi trẻ luật chơi cách chơi.
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô bao quát lớp động viên trẻ chơi. 
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi
- Cây nhãn.
- Có gốc, thân, cành lá.
- Trẻ trả lời.
- Lá nhỏ, có màu xanh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 24 tháng 8 năm 2016
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Môi trường xung quanh 
TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG LỚP MẦM NON
 I. Mục đích yêu cầu :
 1. Kiến thức
 - Nhằm mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh,
 - Trẻ biết được ở trường Mầm non có các phòng học, có phòng hiệu trưởng, có các cô giáo, có nhà bếp, có rất nhiều đồ chơi ngoài sân.... 
 2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích. Rèn cho trẻ khả năng trả lời đủ câu. 
 3. Giáo dục
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, chơi đoàn kết. 
 - Qua nội dung tích hợp ,Trẻ biết thể hiện hay bài hát .
 II.chuẩn bị 
 - Một số tranh ảnh về hoạt động ở trường Mầm non, đồ chơi cho trẻ chơi.
 III.Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
1. Hoạt động1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài «  Trường chúng cháu đây là trường mầm non »
- Các cháu vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói nên điều gì ?
- Trường của các con mang tên gì ?
- Lớp mình là lớp gì ?
- Trong lớp mình chia thành mấy tổ ?
- Cô giáo dạy con tên gì ?
- Trong trường mình có những ai ?
2. Hoạt động 2 : Quan sát đàm thoại 
- Cho trẻ xem tranh ảnh về một số hoạt động của trường mầm non.
* Tranh tập thể dục sáng:
- Bức tranh này các bạn đang làm gì ?
- Các con thấy các bạn xếp hàng tập thể nào?
- Con thấy các bạn tập như thế nào?
=>Đây là một giờ thể dục tập trung vào buổi sáng của các bạn ở trường mầm non Hoa Bạn đấy. Mỗi khi ra tập các bạn xếp hàng thật ngay ngắn tập rất đều.
*Tranh Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời:
- Còn đây là tranh vẽ gì?
- Các bạn đang chơi gì đây ?
- Còn bên này các bạn đang chơi gì ?
- Các bạn đang chơi trò chơi gì ở đây ?
 => Đây là bức tranh vẽ các bạn đang tham gia hoạt động chơi tụ do ngoài trời, các bạn chơi với nhau thành từng nhóm, chơi rất đoàn kết.
* Tranh nhà bếp chế biến thức ăn:
- Còn đây cô có tranh vẽ gì?
- Chúng mình có biết các cô nhà bếp làm công việc gì không?
- Cô đang làm gì đây?
- Còn cô này đang làm gì?
- Chúng mình thấy công việc của các cô nhà bếp có vất vả không?
=> Công việc của các cô bác nhà bếp là chế biến và nấu ra các món giúp cho chúng ta ăn ngon miệng để cho chúng ta có đủ sức khỏe học tập.
* Tranh vẽ giờ học ở lớp:
- Cô cho trẻ xem tranh hỏi.
- Cô có tranh vẽ ai đây?
- Cô giáo đang làm gì?
- Các bạn đang làm gì?
- Các bạn ngồi học như thế nào?
- Khi đến lớp chúng mình được cô dạy học những gì?
- Khi ngồi học chúng mình phải như thế nào?
- Chúng mình thấy công việc của cô giáo và cô nhà bếp giống nhau ở điểm nào?
- Khác nhau ở điểm nào.
=>Các con ạ ở trường có rất nhiều cô giáo, các cô bác cấp dưỡng, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, các bạn và ngoài sân còn có rất nhiều đồ chơi. Đến lớp học các con được học, được chơi, được gặp rất nhiều bạn bè mới, và nhiều cô giáo mới vì vậy chúng ta phải ngoan ngoãn vâng lời cô, chơi đoàn kết với bạn bè, biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi của trường lớp nha.  
3. Hoạt động 3: Cô củng cố :
- Thấy các con học giỏi ngoan giờ cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi nhé, chúng mình sẽ cùng nhau thể hiện lại các hoạt động ở trường Mầm non nha. 
- Cô cho trẻ phân vai chơi về các góc chơi
- Cô bao quát động viên trẻ chơi đoàn kết.
- Trẻ hát 
- Trường MNDP 
- Trả lời 
- Trẻ kể. 
- Các bạn đang tập thể dục ngoài sân.
- Xếp hàng ngay ngắn.
- Trẻ lắng nghe. 
- Trẻ trả lời.
- Chơi cầu trượt.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Nấu ăn.
- Nhặt rau. 
- Có ạ.
- Trẻ trả lời.
- Cô giáo và các bạn.
- Cô giáo đang dạy học.
- Đang ngồi học.
- Ngồi ngay ngắn.
- Đều chăm sóc cho học sinh.
- Cô giáo dạy học, nhà bếp nầu ăn.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CÂY BĂNG LĂNG 
TRÒ CHƠI: ĐOÁN XEM AI VÀO
 I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Qua hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc với không khí bên ngoài.nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ , hít thở không khi trong lành 
- Trẻ biết tên cây bằng lăng, biết một số nét đặc trưng của cây cây bằng lăng, biết tên một số loại cây bóng mát khác như cây tùng, cây phượng..
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
- Rèn kỹ năng chơi của trẻ.
 3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh . Trẻ chơi ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, vệ sinh sạch sẽ .
II.Chẩn bị: 
- Cô và trẻ quần áo gọn gàng.
- Địa điểm quan sát, sân chơi sạch sẽ.
 III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
1.Hoạt động 1.Quan sát: Cây bằng lăng.
- Cô cho trẻ ra sân, cô cho trẻ biết mục đích của hoạt động.
- Đây là cây gì? 
- Ai có nhận xét về cây bằng lăng.
- Cây cây bằng lăng có những phần nào?
- Thân cây bằng lăng như thế nào?
- Thân cây có màu gì?
- Lá cây như thế nào? Màu gì?
- Trồng cây bằng lăng để làm gì?
- Muốn cây tươi tốt ta phải làm gì?
- Ngoài cây bằng lăng ra chúng mình còn biết những loại cây bóng mát nào?
- Cây bằng lăng gồm có phần gốc , thân, ngọn, thân cây có màu nâu, lá có màu xanh, trên cây bằng lăng còn có rất nhiều cành.Cây bằng lăng được trồng để lấy gỗ, củi, lấy bóng mát, ngoài cây bằng lăng ra còn có rất nhiều loại cây bóng mát khác. Trồng nhiều cây xanh không những cho ta bóng mát mà còn cho ta một môi trường không khí trong lành vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc cây xanh không bẻ cành cây ngắt lá cây.
2.Hoạt động2.Trò chơi: Đoán xem ai vào.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô hỏi trẻ luật chơi cách chơi.
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô bao quát lớp động viên trẻ chơi. 
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi
- Cô động viên trẻ chơi đoàn kết.
- Cây bằng lăng.
- Có gốc, thân, cành lá.
- Trẻ trả lời.
- Thân cây màu nâu 
- Lá nhỏ, có màu xanh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 26 tháng 8 năm 2016
 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Âm nhạc:
 DẠY HAT: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
 NGHE HÁT: NGÀY VUI CỦA BÉ
 TRÒ CHƠI: AI ĐOÁN GIỎI
 I. Mục đính yêu cầu.
 1. Kiến thức.
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc bài hát 
 - Hát đúng lời đúng nhịp, đúng giai điệu bài hát.
 - Trẻ hứng thú nghe cô hát và biết chơi trò chơi.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng ca hát của trẻ.
 - Rèn tai nghe của trẻ, rèn cách chơi của trẻ.
 3. Giáo dục:
 - Trẻ biết yêu quý trường, lớp mầm non
 II. Chuẩn bị
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
 - Nhạc bài hát Trường mầm non của bé và bài ngày vui của bé
 - Mũ chóp.
 III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Chào mừng các bé đến với chương trình “ Giao lưu âm nhạc của lớp MGL ngày hôm nay.
- Đến với buổi giao lưu ngày hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có các ban nhạc tham dự:
- Ban nhạc bức tường
- Ban nhạc đồng đội
- Ban nhạc 5 dòng kẻ
- Cùng tham gia với buổi giao lưu của chúng ta ngày hôm nay còn có cô Hằng chúng mình cùng chào đón cô bằng 1 chàng pháo tay thật to nào.
- Cô sẽ là người dẫn chương trình trong buổi giao lưu
- Trước khi vào buổi giao lưu cô xin thông qua nội dung buổi giao lưu ngày hôm nay:
+ Phần 1: Cùng nhau ca hát
+ Phần 2: Giao lưu âm nhạc
+ Phần 3: Trò chơi âm nhạc
2. Hoạt động 2: DH: Trường mầm non của bé
* Hát mẫu
- Lần 1: Cho cả lớp hát 1 lần.
 - Lần 2: Cô hát thể hiện tình cảm với nội dung bài hát.
* Trẻ hát:
- Sau đây là phần giao lưu thứ nhất “ Cùng nhau ca hát”
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần 
- Cho trẻ nói tên bài hát , tác giả
- Bài hát nói về điều gì?
- Cô cho lớp hát 2-3 lần
- Sau đây xin mời 3 ban nhạc lần lượt trổ tài :
- Ban nhạc đồng đội 
- Ban nhạc bức tường 
- Ban nhạc 5 dòng kẻ 
- Tiếp theo chương trình, mỗi đội chọn 3 thành viên xuất xắc lên biểu diễn
- Chương trình có 1 phần thi đặc biệt dành cho 1 bạn nào giỏi nhất lên biểu diễn
 - Hỏi trẻ tên bài hát tác giả?
=> Cô giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp mầm non, yêu quý cô giáo.
3. Hoạt động 3: chơi trò chơi “Ai đoán giỏi ”.
- Cô giới thiệu trò chơi .
- Cô hỏi trẻ cách chơi , luật chơi.
- Cô nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần).
- Cô bao quát trẻ chơi, nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi
4. Hoạt động 4: Nghe hát Ngày vui của bé
- Cô thấy lớp chơi trò chơi rất giỏi cô hát thưởng lớp mình một bài hát, Bài hát có tên là Ngày vui của bé.
- Cô hát lần 1.
- Lần 2 cô giới thiệu nội dung bài hát.
- Cô hát lần 3: mở băng hình cho trẻ xem mời trẻ lên hưởng ứng cùng?
- Hỏi lại tên bài hát 
* Kết thúc: cho trẻ ra sân chơi.
- Qua 3 phần thi cô thấy cả 3 ban nhạc đều thể hiện rất xuất xắc. Cả 3 ban nhạc đều xứng đáng nhận được phần thưởng của chương trình . Cô tặng quà cho 3 đội. 
- Chương trình giao lưu âm nhạc của lớp MGL xin được khép lại tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại
- Trẻ trò chuyện cùng cô 
- Trẻ đoán 
- Trẻ nghe và đoán tên
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Lớp hát 3-4 lần
- Tổ nhóm cá nhân trẻ hát 
- Trẻ hát múa một lần .
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi 2-3 lần 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát hưởng ứng theo băng hình
- Trẻ ra chơi
 _________________________ 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CÂY ĐÀO
TRÒ CHƠI: NÉM BÓNG VÀO RỔ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Qua hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc với không khí bên ngoài.nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, hít thở không khi trong lành 
- Trẻ gọi đúng tên và biết đặc điểm của cây đào. Biết tác dụng của cây. 
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định 
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ đồ dung đồ chơi.
II. Chẩn bị:
	- Cây đào vườn trước sân trường, đồ chơi cho trẻ chơi tự do.
- Cô và trẻ quần áo gọn gàng.
- Địa điểm quan sát, sân chơi sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát : Cây đào.
- Cô cho trẻ ra sân, cô cho trẻ biết mục đích của hoạt động.
- Đây là cây gì? 
- Ai có nhận xét về cây đào.
- Cây đào có những phần nào?
- Thân cây đào như thế nào?
- Thân cây có màu gì?
- Lá cây như thế nào? Màu gì?
- Trồng cây đào để làm gì?
 - Muốn cây tốt tốt ta phải làm gì?
 - Ngoài cây đào ra trên sân trường còn có những cây gì?
=>Cây đào gồm có phần gốc , thân, ngọn, thân cây , có màu nâu, lá to cuốn lá dài có màu xanh, trên cây đào còn có rất nhiều quả.Cây đào được trồng để lấy quả ăn lấy bóng mát, ngoài cây đào ra còn có rất nhiều loại cây ăn quả khác. Trồng nhiều cây ăn quả không những cho ta một môi trường không khí trong lành, quả có chứa rất nhiều chất vitamin rất tốt cho sức khoẻ vì vậy hàng ngày chúng ta phải nhớ ăn thật nhiều quả nhé. Chúng ta phải biết chăm sóc cây..
2. TC: Ném bóng vào rổ .
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô hỏi trẻ luật chơi cách chơi.
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô bao quát lớp động viên trẻ chơi
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi
- Cây đào.
- Có gốc, thân, cành lá.
- Trẻ trả lời.
- Lá nhỏ, có màu xanh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
TUẦN 2: (Từ ngày 29/8 đến ngày 2/9/2016)
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: LỚP HỌC CỦA BÉ
Ngày dạy: Thứ 3 ngày30 tháng 08 năm 2016
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
Tạo hình 
 VẼ TRƯỜNG MẦM NON
 ( ĐỀ TÀI)
I.Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức.
- Trẻ biết dùng các hình nét, màu sắc phù hợp để vẽ thành bức tranh ngôi trường .
- Trẻ biết giới thiệu tranh và đặt tên cho bức tranh của mình.
2. Kỹ Năng .
- Rèn kỹ năng vẽ phối hợp các đường nét tạo thành sản phẩm, sử dụng màu sắc, cách sác định bố cục tranh vẽ.
3. Thái độ.
- Trẻ biết gìn giữ sản phẩm của mình 
- Trẻ biết yêu trường, yêu lớp hoc.
II. Chuẩn bị
- Của cô : Tranh vẽ mẫu và giá treo sản phẩm . 
- Của trẻ : Giấy A4, bút màu, Bàn ghế đủ với số lượng trẻ 
III. Tổ chức hoạt động .
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ kể về trường mầm non mà trẻ đang học.
- Trường mầm non của chúng mình xây như thế nào?
- Trường học của chúng mình có bao nhiêu lớp?
- Trong lớp có những đồ dùng đồ chơi gì?- Những đồ dùng đồ chơi đó để làm gì?
- Khi chơi các con phải làm gì?
* Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và đàm thoại .
* Quan sát bức tranh vẽ trường 2 tầng:
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
- Bức tranh trường học này có mấy tầng?
- Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô.
- Ngôi trường cô vẽ ở phần nào của bức tranh?
- Đây là gì?
- Thân cô vẽ có dạng hình gì, cô vẽ bằng những nét gì?
- Cửa đi lại có dạng hình gì?
- Cửa sổ có dạng hình gì?
- Cô tô màu bức tranh như thế nào?
- Thân nhà cô tô màu gì?
- Cửa đi lại màu gì?
- Cửa sổ màu gì?
- Ngoài ra cô còn vẽ thêm gì nữa đây?
- Nền bức tranh tô màu gì?
- Cô chốt lại hệ thống bức tranh.
* Quan sát bức tranh vẽ trường 1 tầng.
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
- Bức tranh trường học này có mấy tầng?
- Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô.
- Đây là gì?
- Thân trường cô vẽ bằng hình gì?
- Cửa đi lại có dạng hình gì?
- Cửa sổ dạng hình gì?
- Cô tô màu bức tranh như thế nào?
- Cửa đi lại màu gì?
- Cửa sổ màu gì?
- Ngoài ra cô còn vẽ thêm gì nữa đây?
- Nền bức tranh tô màu gì?
- Cô chốt lại và hệ thống bức tranh.
* Quan sát bức tranh vẽ trường mái ngói:
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
- Bức tranh trường học này có mấy tầng?
- Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô.
- Ngôi trường cô vẽ ở phần nào của bức tranh?
- Đây là gì?
- Thân cô vẽ có dạng hình gì, cô vẽ bằng những nét gì?
- Cửa đi lại có dạng hình gì?
- Cửa sổ có dạng hình gì?
- Cô tô màu bức tranh như thế nào?
- Thân nhà cô tô màu gì?
- Cửa đi lại màu gì?
- Cửa sổ màu gì?
- Ngoài ra cô còn vẽ thêm gì nữa đây?
- Nền bức tranh tô màu gì?
- Cô chốt lại hệ thống bức tranh.
* Hỏi ý định trẻ.
- Hôm nay các con thích vẽ trường học mấy tầng?
- Cô hỏi 2-3 trẻ.
- Con vẽ như thế nào?
- Vẽ xong con tô màu gì?
- Cô chốt lại ý của trẻ.
 Hoạt động 3:Trẻ thực hiện
- Trứơc khi trẻ vẽ cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Cho trẻ vẽ.
- Cô bao quát ,động viên khuyến khích trẻ ,sửa sai tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Động viên sự sáng tạo của trẻ. 
- Giúp đỡ gợi ý những trẻ còn lúng túng. 
Hoạt động 4: nhận xét, trưng bày sản phẩm 
- Gần hết giờ trẻ nào xong cô cho trẻ mang lên trước để trưng bầy 
 - Cho cả lớp mang bài lên triển lãm.
- Cho 2-3 trẻ nhận xét.
 - Cô nhận xét lại, tuyên dương trẻ vẽ 

File đính kèm:

  • doclop 4 tuoi_13009813.doc
Giáo Án Liên Quan