Giáo án Mầm non Lớp Chồi -Tuần 7 - Chủ đề: Bản thân

2. Hoạt động 2:

Trọng động: Bài tập phát triển chung

- Cô mở nhạc:

- Tay 1: Hai tay dang ngang ra trước

N1: Chân phải sang ngang, hai tay sang ngang

N2 hai tay ra trước

N3 hai tay sang ngang

N4 về TTCB

-Lưng-Bụng 3: Đứng quay người sang hai bên

N1: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông, quay người sang phải

N2: Hai tay thả xuôi đứng thẳng

 

docx19 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi -Tuần 7 - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HỌACH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 07
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA BÉ
THỜI GIAN:19/10/2020 ĐẾN 23/10/2020
Thứ
Hoạt động
 Thứ hai
 (7/10)
 Thứ ba
 (8/10)
 Thứ tư
 (9/10)
 Thứ năm
 (10/10)
 Thứ sáu
 (11/10)
Đón trẻ
Chơi
TD sáng
- Đón trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Ổn định chuẩn bị vào học.
- Hô hấp: Gà gáy, Tay 1, Bụng 3, Chân 3, Bật 2.
- Múa: Nhảy múa nào bạn ơi
Hoạt động học
GDPTTM
Dạy hát: Chiếc khăn tay
+Nghe hát “Cô và mẹ”.
 +Trò chơi “Ai nhanh nhất”.
GDPTTC
Nhảy lò cò 
GDPTNT
- Nhận biết và phân biệt hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn
GDPTNN 
Thơ “Bé ơi”
GDPTNT Nhu cầu của bé
Chơi ngoài trời
-Quan sát bầu trơi
TCDG: Kéo cưa lừa xẻ
chơi tự do
-Thí Nghiệm: Pha nước tắc
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
chơi tự do
-Quan sát cây xanh
TCDG: Tập tầm vông
chơi tự do
- Thí Nghiệm: Hoa nở trong nước
TC: Bịt mắt bắt dê
chơi tự do
- Nhỏ cỏ sân trường
TCVĐ: Nhảy lò cò
chơi tự do
Chơi hoạt động ở các góc
- Góc xây dựng: Dùng các loại hạt đậu xếp hình người
-Góc nghệ thuật:Tô màu một số bộ phận cơ thể.
- Góc phân vai: làm người bán rau, củ, trái cây, làm bác sĩ khám bệnh.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa ăn phụ chiều
-Rèn cho trẻ thối quen rửa tay bằng xà phòng.
-Nhắc trẻ ăn nhanh ăn hết suất, không nói chuyện khi ăn.
-Nhớ rửa mặt, uống nước sau khi ăn.
-Nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, không vức rác bừa bãi
Chơi hoạt động theo ý thích
làm quen bài thơ: Bé ơi
Nhu cầu của bé
Thực hành: Làm quen với toán : Thời gian
làm quen bài thơ: Bé ơi
Ôn kiến thức cũ thơ: Cô dạy
Nêu gương
-Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ
-Cô hướng dẫn trẻ cắt đồ chơi, chào cô, bố mẹ và các bạn trước khi ra về.
-Vệ sinh, trả trẻ.
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC NGÀY
 THỂ DỤC SÁNG
Hoạt động 1:
Khởi động
- Cô bật nhạc: ‘Mời bạn ăn’
- Đội hình vòng tròn đi các kiểu chân: đi thường, đi kiểng gót, đi thường, đi mũi bàn chân, đi thường, đi khụy gối, đi thường. 
Hoạt động 2:
Trọng động: Bài tập phát triển chung
- Cô mở nhạc: 
- Tay 1: Hai tay dang ngang ra trước
N1: Chân phải sang ngang, hai tay sang ngang
N2 hai tay ra trước
N3 hai tay sang ngang
N4 về TTCB
-Lưng-Bụng 3: Đứng quay người sang hai bên
N1: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông, quay người sang phải
N2: Hai tay thả xuôi đứng thẳng
N3: Hai tay chống hông quay người sang trái
N4: Hai tay thả xuôi,đứng thẳng, thu chân về
- Chân 3: Từng chân đưa ra trước, ra sau, sang ngang
N1 Đứng thẳng hai tay chống hông, một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước
N2Đưa chân về phía sau
N3 Đưa chân sang ngang
N4 Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ, tập tiếp
- Bật 2: Bật tách chụm chân tại chỗ
N1 Đứng thẳng
N2 Nhảy tách hai chân sang ngang, kết hợp đưa hai tay dang ngang
N3 Nhảy đưa chân về hai tay xuôi theo người
N4 Về TTCB
- Dân vũ: Nhảy múa nào bạn ơi
 Thứ hai 19/10/2020
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
DẠT HÁT: CHIẾC KHĂN TAY, NGHE HÁT CÔ VÀ MẸ
1/ Mục tiêu: 
-Trẻ hát theo cô cả bài, nhớ tên bài hát, tên tác giả và hiểu được nội dung bài hát “Chiếc khăn tay”. Hứng thú nghe cô hát bài “Cô và mẹ”. 
- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động hát.
-Thông qua bài hát giáo dục cháu phải biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận ,yêu thương ông bà cha mẹ.
2/Chuẩn bị:
-Địa điểm: trong lớp.
-Trống lắc. Bài hát: Chiếc khăn tay.
- Một cái khăn tay.
3/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Cùng trò chuyện
*Cô và trẻ chơi trò chơi “Trời tối- trời sáng” sau đó cô lấy chiếc khăn tay cho trẻ xem. 
-Cô có gì đây?(Chiếc khăn tay)
-Khăn tay dùng để làm gì?(Lau tay lau mặt)
-Cô có một bài hát nói về chiếc khăn tay xem nội dung bài hát như thế nào các con cùng tìm hiểu bài bài “Chiếc khăn tay” của tác giả Văn Tấn (Cho lớp nhắc lại tên bài hát tên tác giả.)
Hoạt động 2: Nào ta cùng hát
- Để biết xem nội dung bài hát như thế nào các con ngồi ngoan nghe cô hát trước nhé. 
-Cô hát cháu nghe 2 lần.
+Lần 1: Cô hát diễn cảm + giảng nội dung.
-Nội dung: Bài hát nói về chiếc khăn tay xinh đẹp của mẹ cho bé giúp bé lau sạch bàn tay mỗi ngày.
+Lần 2: Hát kết hợp minh họa.
-Trẻ hát theo cô, nhóm, cá nhân.(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
Hoạt động 3: Lắng nghe
*Các con ngoan lắm vậy hôm nay cô sẽ hát tặng lớp bài hát “Cô và mẹ” tác giả Phạm Tuyên.
-Hát lần 1: Thể hiện tình cảm tha thiết êm đềm.
-Nội dung bài hát: nói về tình cảm cao cả của cô và mẹ. lúc ở nhà mẹ như cô giáo, còn khi tới trường thì cô giáo như mẹ hiền.
-Hát lần 2: Cô mở máy cacsset hát khuyến khích trẻ nghe và vận động tự do.
 *Qua bài hát biết văn lời và yêu thương cô cũng như mẹ ở nhà.
Hoạt động 4: Ai nhanh nhất
-Lớp mình hôm nay rất ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn trò chơi " Ai nhanh nhất".
-Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi.
-Luật chơi: Mỗi vòng thể dục là một bạn vào, nếu bạn nào tìm không được vòng phải nhảy lò cò.
-Cách chơi: Cô có 5 chiếc vòng thể dục nhỏ mỗi lần chơi gọi số trẻ nhiều hơn số vòng từ 1-2 trẻ, cho trẻ đi xung quanh các vòng thể dục vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh “Tìm vòng” trẻ nhanh chân nhảy vào vòng thể dục.
-Tổ chức trẻ chơi vài lần nhận xét sau mỗi lần chơi.
-Cho lớp hát lại bài dạy hát 1 lần.
-Giáo dục trẻ yêu mến trường lớp , cô giáo và bạn bè đi học thường xuyên biết vân lời cô giáo.
-Kết thúc nhận xét tiết học tuyên dương trẻ.
 CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG
Quan sát bầu trời 
*Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
chơi tự do
1. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhân biết được màu sắc mây trên bầu trời
- Hứng thú quan sát thiên nhiên
- Hợp tác chơi trò chơi cùng bạn
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân trường
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát bầu trời
Cho trẻ quan sát thời tiết 
+ Bầu trời hôm nay thế nào?
+ Khi đi ngoài trời nắng chúng ta phải làm già để bảo vệ?
+ Có được chơi dưới trời nắng gắt không? Vì sao?
+ Trời mưa thì bầu trời như thế nào?
+ Khi trời mưa các con có được ra mưa không, phải làm gì khi trời mưa?
Hoạt động 2: Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
+ Luật chơi: Phải đọc được bài đồng dao và kéo đúng nhịp của bài thì được cô khen.
+ Cách chơi: Từng cặp trẻ A và B ngồi đối diện nhau hai bàn chân chạm vào nhau, nắm tay nhau, vừa đọc vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao: 
Kéo cưa lừa xẻ 
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
- Khi trẻ đọc tiếng “kéo” thì trẻ A đẩy trẻ B (người hơi cúi về phía trước), trẻ B kéo tay trẻ A(người hơi ngã về phía sau) đọc tiếng” cưa” thì trẻ B đẩy trẻ A và trẻ A kéo trẻ B, đọc tiếng “lừa” thì trở về vị trí ban đầu, cứ như vậy, trẻ vừa đọc vừa làm động tác cho đến hết bài đúng nhịp
- Cả lớp chơi: 3 - 4 lần (nhận xét sau mỗi lần chơi) 
Hoạt động 3: Chơi tự do
Cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt ...
Cô quan sát chú ý bao quát trẻ
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
1. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết vào góc chơi nhẹ nhàng, phân vai cho nhau chơi, phân công công việc cho nhau khi chơi cùng nhóm bạn.
2. Chuẩn bị:
- Máy hát, bài hát về chủ đề bản thân
- Phân vai: Góc chơi, trống lắc, ghếmột số đồ chơi ở góc phân vai bán hàng.
- Xây dựng: Các khối gỗ, các ghép nút lớn cho trẻ trang trí nhà, cổng.
3. Tổ chức hoạt động:
* Cho trẻ tập hợp lại ngồi quanh cô và cô cùng hát và vận động theo hát bài: “Mời bạn ăn”
- Các con ơi, các con vừa hát bài gì nè? (Bài hát mời bạn ăn) Thế trong bài hát nói về những món ăn nào nhỉ? (cháu kể) Vì sao chúng ta phải ăn những món đó? (giúp chúng ta khỏe mạnh, có dinh dưỡng)
- À, đúng rồi đó các con, nếu ai ăn không đủ các chất dinh dưỡng thì cơ thể sẽ trở nên ốm yếu gầy gò muốn khỏe mạnh học giỏi thì phải ăn uống nhiều, đều độ nữa nhé!
* Các con ngoan quá, cô sẽ tổ chức cho các con chơi góc nhé!
- Có 3 góc chơi
- Góc xây dựng: Dùng các loại hạt đậu xếp hình người
-Góc nghệ thuật:Tô màu một số bộ phận cơ thể.
- Góc phân vai: làm người bán rau, củ, trái cây, làm bác sĩ khám bệnh.
- Bạn nào giỏi nói xem chơi ở góc phân vai làm người bán hàng thì chơi như thế nào? Người bán hàng làm công việc gì? À, người bán hàng thì phải nhẹ nhàng với khách hàng, biết nói lời cảm ơn với khách hàng, giới thiệu rau củ quả mà mình bán tươi ngon làm người mua thích thú.
-Thế xây dựng nhà cho em bé thì xây những gì? Có những khu vực nào trong ngôi nhà đó? Cần có ai để xây nên nhà đẹp? Vậy khi chơi các con hãy phân công việc cho nhau nhé!
- Giáo dục trẻ: Vậy khi chơi không nên dành đồ chơi của nhau mà biết nhường nhau, khi giận phải biết kiềm chế, nhỏ nhẹ khi trò chuyện cùng các bạn, không là hét khi chơi.
- Cho trẻ chọn góc chơi, vào góc chơi. Trẻ chơi, cô quan sát và giúp đỡ trẻ chơi. 
*Nhận xét góc chơi: Các con vừa chơi rất là vui, thế con làm được gì nè? (cháu kể) cô liên kết các góc chơi lại, nhận xét góc chơi (góc xây dựng) Cô nhận xét góc xây dựng, khuyến khích khen tặng cháu, cho cháu thu gọn đồ chơi gọn gàng cùng cô.
- Đi vệ sinh tay.
HOẠT ĐỘNG ĂN – NGỦ TRƯA
ĂN TRƯA
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn
- Giới thiệu các món ăn và chia cơm cho trẻ
- Nhắc nhở trẻ ăn không làm rơi vãi cơm, không nói chuyện, không đùa giỡn
- Động viên trẻ ăn hết suất ăn
- Cho trẻ uống sữa
- Vệ sinh răng miệng
NGỦ TRƯA
- Cô trãi giường sẵn cho trẻ
- Cho trẻ lấy gối mền
- Nhắc trẻ ngủ ngay ngắn, không nói chuyện, không đùa giởn.
 CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
 LÀM QUEN KIẾN THỨC MỚI THƠ “BÉ ƠI”
Mục đích yêu cầu
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác, đọc thuộc thơ.
Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ và trả lời được các câu hỏi của cô.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
Chuẩn bị:
Giáo án điện tử nội dung bài thơ.
Nhạc bài hát “Tay thơm tay ngoan”.
Tiến hành:
Cô đọc thơ lần 1:
Cô vừa đọc bài thơ gì?
Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ.
Dạy trẻ đọc thơ
Cho cả lớp, nhóm, cá nhân đọc thơ cùng cô 2 - 3 lần.
NÊU GƯƠNG
Hát bài: Hoa bé ngoan
Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
Nhận xét lớp, chấm bé đạt 2 hoa
Động viên bé chưa đạt
Hát kết thúc
TRẢ TRẺ
Vệ sinh cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................
..
.....................................................................................................
Thứ ba 20/10/2020
HOẠT ĐỘNG HỌC
 GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
NHẢY LÒ CÒ
TCVĐ: Đuổi bóng
1/ Mục tiêu:
- Trẻ biết cách tập bài tập: ‘‘Nhảy lò cò” (hái quả), trẻ nhảy lò cò bằng 1 chân không ngã, và nhảy cao hái được quả.
- Rèn sự khéo léo của đôi chân, có kĩ năng vận động co 1 chân, giữ thăng bằng để nhảy
- Trẻ hứng thú với nội dung bài học. Hứng thú chơi các trò chơi.
2/Chuẩn bị:	
-Trống lắc, một quả bóng nhựa to.
-Hai vạch chuẩn cách đích 2m.
3/Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1:
Khởi động
- Cô bật nhạc: ‘Mời bạn ăn’
- Đội hình vòng tròn đi các kiểu chân: đi thường, đi kiểng gót, đi thường, đi mũi bàn chân, đi thường, đi khụy gối, đi thường. 
Hoạt động 2:
Trọng động: Bài tập phát triển chung
- Cô mở nhạc: 
- Tay 1: Hai tay dang ngang ra trước
-Lưng-Bụng 3: Đứng quay người sang hai bên
- Chân 3: Từng chân đưa ra trước, ra sau, sang ngang
- Bật 2: Bật tách chụm chân tại chỗ
+ VĐCB: “Nhảy lò cò” (hái quả)
- Cô làm mẫu lần 1
- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích động tác
Cô đứng trước vạch xuất phát, ở tư thế chuẩn bị, khi có hiệu lệnh co 1 chân lên và nhảy lò cò đến chỗ có cây ăn quả. Sau đó nhảy cao để hái quả, hái xong bỏ vào rổ rồi đi về đứng cuối hàng .
- Trẻ thực hiện mẫu: Cho 2 -3 trẻ đã tập được ra làm động tác mẫu
- Trẻ thực hiện ( 2 – 3 lần)
- Lần 1: Cô cho 2 trẻ/lượt tập (nhận xét, tuyên dương, sửa sai)
- Lần 2: Cô tổ chức dưới hình thức thi đua giữa 2 đội chơi, mỗi đội 1 trẻ/1lượt.
- Cô nhân xét, sửa sai sau mỗi lần tập. Gợi ý cho những trẻ còn yếu.
-> Các cháu ơi! hôm nay các cháu đã giúp bạn Thỏ trắng hái về được rất nhiều quả, để cảm ơn các con, bây giờ cô sẽ mang đến cho lớp mình 1 trò chơi có tên gọi “Gieo hạt”, các con có thích không nào!
- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi
- Động viên, khen trẻ
- Nhận xét, đánh giá
*Trò chơi vận động: “Đuổi bóng”
-Cách chơi: cô cho trẻ đứng về một phía, cô tung cho bóng lăn trước mặt trẻ và trẻ phải đuổi theo bóng. Khi nào bóng dừng lại thì trẻ mới được dừng lại để bắt bóng, sau đó lại tiếp tục chơi.
- Lụât chơi: Trẻ phải đuổi theo bóng và chỉ nhặt bóng khi bóng dừng lại
-Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần, nhận xét sau mỗi lần chơi.
-Cô vừa cho các bạn chơi trò chơi gì?
Hoạt động 3: kết thúc
-Cho trẻ đi tự do vừa đi vừa vun tay hít thở nhẹ nhàng 1-2 phút.
-Củng cố hỏi lại tên vận động .
- Nhận xét tuyên dương lớp-tổ-cá nhân
CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG
Thí nghiệm: Pha nước tắc
TCVĐ: Mèo đuuổi chuột
Chơi tự do
1. Mục tiêu:	
- Trẻ biết được cách pha nước tắc. Nếm được mùi vị
- Hứng thí tham gia hoạt động
- Vui chơi thoải mái, hợp tác với bạn
2. Chuẩn bị:
- Tắc, đường, ly, muỗng, nước sạch 
3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Thí nghiệm: Pha nước tắc
Giới thiệu nguyên liệu: Nước, tắc, đường, ly, muỗng
Tiến hành: 
Bước 1: Cho nước vừa đủ vào ly
Bước 2: vắt nữa quả tắc vào, bỏ hạt
Bước 3: Cho đường vừa đủ vào
Bước 4: Dùng muỗng khuấy đều vàn nếm thử vị
- Cho trẻ nếm thử và hỏi trẻ
+ Con thấy pha nước tắc dễ không?
+ Vị của nó thế nào?
Hoạt động 2: TCVĐ “Mèo đuổi chuột”
Luật chơi:Chuột chạy,mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua
cuộc.
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thànhh vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một
bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng  cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe
hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân
rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt.
Hoạt động 3: Chơi tự do
Cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt ...
Cô quan sát chú ý bao quát trẻ
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Thực hiện tương tự thứ 2
VỆ SINH, ĂN, NGỦ TRƯA
Thực hiện tương tự thứ 2
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
NHU CẦU CỦA BÉ
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên 1 số loại thực phẩm cần thiét cho sức khỏe của trẻ
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để nói tên 1 số nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ & 1 số nhu cầu để trẻ lớn lên và khoẻ mạnh.
-Trẻ biết quí trọng những loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể,ăn đa dạng các loại thực phẩm,không kén chọn thức ăn.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học 
- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về các loại thức ăn, một vài đồ chơi ngoài trời, tranh bé tập thể dục, tranh bé vệ sinh tay..máy tính, tivi, bài hát mời bạn ăn.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ hát bài: Mời bạn ăn
 + Con vừa hát bài gì?
 + Bài hát kể về gì?
 + Thế để có sức khỏe con cần làm gì?
- Đúng rồi đó các con, để có sức khỏe tốt thì cần rất nhiều thứ, tuy nhiên các con cũng phải biết tự bảo vệ mình nữa đó 
- Để hiểu rõ hơn về điều này. Hôm nay cô và các con sẽ cho các con tìm hiểu “bé làm gì để giữ gìn sức khỏe cho bản thân?” nhé! (trẻ nhắc lại tên đề tài cùng cô)
Hoạt động 2:
Cô cho trẻ xem tranh và gợi hỏi nội dung tranh
- Cô hỏi trẻ:
 + Các con biết không? Mẹ mang thai các con trong bụng đến 9 tháng 10 ngày thì sinh ra các con, các con được mọi người trong gia đình chăm sóc và lớn lên như thế này.
 + Vậy các con ăn những lọai thức ăn gì để cơ thể lớn lên? (trẻ trả lời)
 + Hằng ngày con ăn và uống thức uống nào?
 + Sữa giúp gì cho các con?
 + Thế con thích ăn những loại trái cây nào?
 + Khi ăn các con cần làm gì?
- Trái cây giúp cho các con có da đẹp và hồng hào, cần phải ăn, tuy nhiên nếu không rữa sạch thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đó. Phải rữa sạch trước khi ăn nhé
- Cho trẻ xem tranh và gọi tên (trẻ gọi tên những món ăn)
 + Khi con lớn lên các con cần làm gì để giữ gìn sức khỏe mình cho thật tốt? (cháu kể: rửa tay bằng xa phòng, đánh răng, rửa mặt)
 + Con rữa tay theo mấy bước? ( 6 bước)
 + Khi ăn phải ăn thức ăn như thế nào? ( ăn thức ăn chín, uống chín)
 + Mình cần phải ăn bao nhiêu nhóm dinh dưỡng các con có biết không? ( 4 nhóm dinh dưỡng)
 + Để có sức khỏe tốt chúng ta cần phải làm gì? ( tập thể dục)
- Cô cho trẻ xem tranh mẹ đang nấu ăn và hỏi:
 + Mẹ nấu ăn cho cả gia đình, khi nấu mẹ dùng gì để nấu? (trẻ kể)
 + Con có giúp đỡ mẹ không nhỉ? 
 + Con giúp mẹ làm những công việc gì?
- Các con ạ, thường thì mẹ dùng bếp gas bếp điện để nấu thức ăn, mà nhưng bếp này nguy hiểm, vì các con còn nhỏ, chưa biết cách sử dụng, sẽ làm các con bị bỏng. Nên các con đừng đến gần nhé!
- Các con giỏi quá, các con muốn mau lớn thì phải ăn nhiều và phải ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: thịt, cá, tôm, các loai quả, rau
- Muốn khỏe mạnh và cao lớn thì các con cần chăm tập thể dục nữa nhé!
Hoạt động 3:
NÊU GƯƠNG
Hát bài: Hoa bé ngoan
Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
Nhận xét lớp, chấm bé đạt 2 hoa
Động viên bé chưa đạt
Hát kết thúc
TRẢ TRẺ
Vệ sinh cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................
..
.....................................................................................................
Thứ Tư 21/10/2020
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT
1.Mục Tiêu
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình : hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Biết tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng .
- Trẻ hứng thú tham gia học.
II. CHUẨN BỊ:                                          
- Mỗi trẻ 2 hình tròn, 2 hình vuông, 2 hình tam giác, 2 hình chữ nhật (các hình có màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau).
3.Tổ chức hoạt động:
* HOẠT ĐỘNG 1:
Cô cho cả lớp ngồi dưới sàn nhà và chơi trò chơi với ngón tay, trò chơi “Hình tròn, hình vuông” theo cô : Các bạn hãy nhìn và làm theo cô nhé !
- Tay cầm tay cho chặt. (Hai tay nắm chặt tay nhau).
- Một hình tròn sao tròn thế ? (Đầu ngón tay cái của tay phải chạm vào đầu ngón tay cái của tay trái ; đầu ngón trỏ tay phải chạm vào đầu ngón trỏ tay trái). Hai hình tròn thật xinh !
- Một hình chữ nhật này ! (Đầu ngón trỏ của tay trái chạm với đầu ngón cái của tay phải; ngón trỏ tay phải chạm vào ngón cái của tay trái).
Cô sửa cho trẻ cách chơi với ngón tay.
* HOẠT ĐỘNG 2:
vÔn và gọi đúng tên các hình: hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật và nhận ra các đồ vật, đồ chơi trong lớp có hình dạng giống các hình trên.
FTìm các hình tronh tranh vẽ ở bảng trung tâm:
- Các con vừa chơi rất giỏi. Bây giờ, cô mời các con nhìn lên bảng xem đã dán những phương tiện giao thông gì nhé!
  Trẻ nhìn lên bảng và nói tự do theo ý trẻ.
  Cô hỏi trẻ:
- Bạn nào nói cho cô biết thân của ô tô được làm bằng hình gì? (Hình chữ nhật).
- Bánh của ô tô là hình gì? (Hình tròn).
- Cánh buồm được làm bằng hình gì? (Hình tam giác).
- Thân tàu được cô ghép bằng những hình gì? (2 hình tam giác, 2 hình vuông).
+ Cô gợi ý để trẻ chú ý đến các bộ phận của các phương tiện giao thông cô dán trên bảng và hỏi trẻ để ôn lại các hình trẻ đã biết.
+ Cô kết hợp hỏi trẻ:
- Ô tô chạy ở đâu?
- Tàu thủy chạy ở đâu?...
FFÔn và nói tên hình:
Cô giáo: Bây giờ, các con hãy nhìn xem trong gỏi đồ chơi của mình có những hình gì nhé. Khi cô nói đến tên hình nào, các con hãy tìm trong rổ đồ chơi và giơ hình đó lên và gọi tên hình đó nhé!
vTạo nhóm theo dấu hiệu loại hình, phân biệt hình tròn với các hình khác:
++ Tạo nhóm: cô yêu cầu trẻ xếp tất cả các hình có trong giỏ đò chơi ra trước mặt theo hiệu lệnh của cô: “Xếp hình chữ nhật”. Tương tự với 3 hình còn lại.
++ Phân biệt hình tròn với các hình khác:
- Bây giờ cô có một trò chơi rất thú vị. Các con hãy nhắm mắt lại và tìm cho cô hình tròn!
- Bạn nào giỏi, nói cho cô biết: Khi nhắm mắt lại, các con càn dùng đến cái gì để tìm được hình cần tìm? (Dùng tay sờ vào đường bao hình).
- Đúng rồi

File đính kèm:

  • docxlam quen voi toan 4 tuoi_12934668.docx
Giáo Án Liên Quan