Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non - Chủ đề nhánh: Lớp Mầm 2 của bé

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

- Cháu biết yêu thương các bạn trong lớp.

- Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

- Cháu thể hiện tình cảm qua các bài thơ bài hát, câu đố, câu chuyện.

- Chơi: Tìm bạn.

- Tham gia lao động vệ sinh lớp học cùng cô, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng.

- Nghe hát đọc thơ, xem tranh ảnh về lớp học của bé.

. HĐVC: Tô màu đồ dùng của bé, hát các bài hát

 

doc21 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non - Chủ đề nhánh: Lớp Mầm 2 của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ 
LỚP MẦM 2 CỦA BÉ (21/9 – 25/9/2018)
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Cháu biết dùng lời nói để giao tiếp với bạn bè.
Nghe được nội dung của câu chuyện nội dung bài hát.
 Cháu biết đọc, hát theo cô.
HOẠT ĐỘNG 
THỨ 6: PTNN: Kể chuyện TT “Gương tốt của bạn”
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Trẻ biết được vẻ đẹp của trường lớp MN.
- Biết thể hiện cái đẹp qua các bái thơ, bài hát, câu chuyện.
- Biết tô màu các hình ảnh, hát các bài hát về trường MN.
HOẠT ĐỘNG
THỨ 5: ÂM: VĐ: Vui đến trường
Nghe hát: Đi học. 
THỨ 3 :TH:Tô màu chùm bóng bay (tr3)
. HĐVC: Tô màu đồ dùng của bé, hát các bài hát theo chủ đề
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 - Cháu biết lớp học có nhiều bạn bè, biết yêu thương đoàn kết với các bạn trong lớp.
- Đoàn kết xưng hô lễ độ với mọi người.
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2: KPXH: Làm quen với cô và các bạn trong lớp bé
THỨ 5: LQVT: So sánh giống và khác nhau 
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Cháu biết yêu thương các bạn trong lớp.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
- Cháu thể hiện tình cảm qua các bài thơ bài hát, câu đố, câu chuyện.
- Chơi: Tìm bạn.
- Tham gia lao động vệ sinh lớp học cùng cô, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
- Nghe hát đọc thơ, xem tranh ảnh về lớp học của bé.
. HĐVC: Tô màu đồ dùng của bé, hát các bài hát theo chủ đề
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Cháu tham gia vào các hoạt động rèn luyện thân thể: TDS, HĐNT
Cháu vận động cùng bạn bài tập: bật tiến về phía trước.
Luyện khả năng vận động, biết phối hợp cùng các bạn
Chơi được TCVĐ “Kéo co” chơi tìm bạn.
HOẠT ĐỘNG
THỨ 4: TDGH: Bật tiến về phía trước
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TUẦN 2
Chủ đề nhánh : LỚP MẦM 2 CỦA BÉ
(Từ 21/9 đến 25/9/2020)
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
21/09
THỨ 3
22/09
THỨ 4
23/09
THỨ 5
24/09
THỨ6
25/09
Đón trẻ
Điểm danh
- Vệ sinh lớp, thông thoáng nhóm lớp.
- Trao đổi với phụ huynh về những điều cần thiết – Cho trẻ chơi tự do ở các góc
Điểm danh theo hình thức : Tổ trưởng điểm danh, nêu lý do bạn vắng, cô cập nhật trẻ vắng vào sổ.
TDS
Thở 1 – Tay 2– Bụng 1- Chân 1– Bật 1
Hoạt động học có chủ đích
KPKH
Làm quen với cô và các bạn trong lớp
PTTM
Tô màu chùm bóng bay (tr3)
PTTC
Bật tiến về phía trước
PTTM
Dạy VĐ: Vui đến trường
Nghe: Đi học
LQVT
So sánh sự giống nhau và khác nhau 
PTNN
Thơ: Bạn mới
HĐNT:
TCVĐ: Kéo co,tìm bạn
Quan sát lớp học của bé và các bạn
Quan sát phòng làm việc của chú bảo vệ
Quan sát hiện tượng thiên nhiên
Quan sát vườn rau của bé
Quan sát đồ chơi cầu tuột của bé
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non, xây con đường tới trường
- Góc học tập: Xem sách, tranh truyện về trường lớp mầm non – chơi lô tô.
- Góc phân vai:cô giáo, nấu ăn, tổ chức sinh nhật.
- Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu trường mầm non, đồ chơi của bé
- Góc thiên nhiên: chăm sóc góc thiên nhiên, chơi đong nước.
VS ăn,Ngủ 
-Vệ sinh : Trẻ rửa tay, lau tay, lau mặt.
- Ăn trưa, Ăn phụ chiều : Trải khăn tay, kê bàn ghế, xếp chén dĩa
- Ngủ trưa : Kê giường , CS trẻ ngủ đủ giấc
Hoạt động chiều
Rèn thể dục sáng
Chơi: làm theo người dẫn đầu
Làm quen bài thơ “Bạn mới” 
Dạy thao tác lau mặt
Lao động tập thể
Nêu gương – trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Nêu gương cuối ngày (thứ 6 tổ chức cho trẻ nêu gương cuối tuần)
- Trả trẻ: Cho trẻ xem tranh, chơi tự do. Trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Chủ đề: TRƯỜNG LỚP MẦM NON CỦA BÉ
Chủ đề nhánh: Lớp mầm 2 của bé 
Thực hiện từ ngày 21/09 đến ngày 25/09/2020
Hoạt động
Mục đích và yêu cầu
Biện pháp tổ chức thực hiện
1.Đón trẻ
-Trẻ biết được mỗi sáng trẻ đến lớp biết chào cô, chào ba, mẹ để vào lớp học và được chơi những đồ chơi mả trẻ thích.
- Rèn cháu khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Giáo dục cháu biết chào hỏi lễ phép
- Cô đón cháu vào lớp nhắc cháu chào ba, mẹ.
-Cô trao đổi với phụ huynh về thói quen và sở thích của cháu. Quan tâm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Trao đổi với phụ huynh những trẻ cá biệt, bệnh
- Cô trò chuyện với trẻ về trường lớp, đồ dùng đồ chơi trong trường.
- Hỏi trẻ về tên, địa chỉ, đặc điểm chung của trường. Quan sát tranh chủ đề “Trường lớp mầm non của bé”, các hoạt động trong ngày của bé 
-Gợi ý cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian, chơi vi tính, xem sách.
-Trao đổi, vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu (sách báo, các nguyên vật liệu phục vụ việc học tập của trẻ).
- Cho trẻ chơi tự do với những đồ dùng theo chủ điểm.
2. Thể dục sáng
- Thở 1, Tay vai 2, Chân 1, Bụng lườn 1, bật 1
- Trẻ tập được các động tác bài thể dục sáng.
- Rèn trẻ tập đúng các động tác của thể dục sáng..
- Giáo dục cháu hít thở đều khi tập.
Chuẩn bị: nơ, sân sạch, an toàn 
1/ Khởi động: (2ph) Đi chạy các kiểu 
 2/ Trọng động: 
Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: 6 ph 
Thở 1: Hai tay khum trước miệng làm động tác gà gáy.
 Tay 2 : (4l x 4n ) Đưa 2 tay lên cao và nói “hái hoa”..
Bụng1: Gà mổ thóc:( 4 lần - 4 nhịp)
Nhịp 1: Cô nói: “Gà mổ thóc” trẻ đứng cúi người về phía trước, hai tay gõ vào đầu gối và nói: “Túc, túc, túc”
Nhịp 2: trở về TTCB
Chân1: Cỏ thấp- cây cao: (4 lần – 4 nhịp)
Nhịp1: Cô nói: “Cỏ thấp” trẻ ngồi xổm hai tay ôm gối. 
Nhịp 2: Khi nói: “Cây cao” trẻ đứng lên hai tay giơ lên cao
Bật 1: Bật tại chỗ: (4 lần – 4 nhịp.)
Nhịp 1: Hai chân nhún và bật mạnh lên cao
Nhịp 2: Rơi xuống nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân
3. Hồi tỉnh: (1-2 phút ) đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
3. Khám tay
- Cháu biết khám tay các bạn trong tổ của mình.
- Rèn trẻ biết tên của các bạn trong tổ và trong lớp.
- GD cháu phải đi học đều
- Cô cho các cháu cùng hát bài “khám tay”
- Các tổ trưởng sẽ đi khám tay các bạn trong tổ của mình và báo cáo cho cô. Khi tổ trưởng lên báo cáo có bạn tay dơ cô cho bạn đi rửa tay, còn bạn nào móng tay dài thì về nhờ Ba, Mẹ cắt móng tay cho mình.
4. Tiêu chuẩn bé ngoan
1/ Bé đi học đúng giờ 
2/ Biết gọi bạn xưng tên
3/ Bỏ rác đúng nơi quy định
- Cháu biết thực hiện đạt ba tiêu chuẩn bé ngoan để được cắm cờ vào cuối ngày.
- Rèn cháu biết vâng lời chăm ngoan.
- Giáo dục cháu biết chào hỏi lễ phép và giữ gìn tay,chân sạch sẽ.
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề, qua đó cô đưa ra 3 tiêu chuẩn bé ngoan cho cháu biết để thực hiện trong tuần, cháu ngoan cuối ngày cô sẽ cho cắm cờ
- Mời tổ trực hay cá nhân đọc.
- Cô giáo dục tư tưởng và đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan.
5. Điểm danh
- Nắm sĩ số học sinh hằng ngày
28
- Trẻ phát hiện ra bạn vắng trong tổ.
- Rèn trẻ biết tên của các bạn trong tổ và trong lớp.
-GD cháu pải đi học đều
*CB: sổ điểm danh
*HD: Cho từng tổ điểm danh, tồ trưởng thông báo bạn vắng trong tổ.
- Nêu lí do cháu vắng, ghi tên những cháu vắng vào sổ điểm danh.
Cô nhắc những cháu gần nhà bạn tìm hiểu nguyên nhân bạn vắng và nhắc bạn đi học đều.
6.Hoạt động ngoài trời
Thứ 2:
Quan sát lớp học của bé và các bạn
-Trẻ biết tên trường, lớp học.
- Rèn trẻ trả lời to rõ, tròn câu.
-GD cháu thích đến trường, lớp.
Chuẩn bị: Quần áo gọn gàng, sân bãi rộng, sạch và một số đồ chơi.
Hướng dẫn: Cô dẫn cháu đi dạo quanh sân trường quan sát bầu trời và cây cối xung quanh sân trường.
- Trường học có rất nhiều lớp học, hôm nay cô cùng các con cùng quan sát lớp học của mình nha.
- Cô dẫn các cháu đi quan sát hết lớp học.
- Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời theo câu hỏi của cô.
- Giáo dục cháu giữ gìn lớp học sạch sẽ, đến lớp không khóc nhè, yêu quý bạn bè trong lớp.
TCVĐ: Kéo co
Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi cho trẻ nghe. Cho trẻ chơi. Nhận xét.
Thứ 3: 
Quan sát phòng làm việc của các chú bảo vệ
- Trẻ biết được công việc và phòng làm việc của các chú bảo vệ
- Rèn trẻ phát âm đúng, trả lời tròn câu.
- GD cháu biết giữ gìn môi trường xanh sạch.
Chuẩn bị: Quần áo gọn gàng, sân bãi rộng, sạch và một số đồ chơi.
Hướng dẫn: Cô dẫn cháu đi dạo quanh sân trường quan sát bầu trời và cây cối xung quanh sân trường.
- Trường học có rất nhiều lớp học và có cả phòng làm việc của các chú bảo vệ. Hôm nay cô cùng các con cùng quan sát phòng làm việc của các chú bảo vệ nha.
- Cô dẫn các cháu đi quan sát phòng làm việc của các chú.
- Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời theo câu hỏi của cô.
- Giáo dục cháu giữ gìn lớp học sạch sẽ, đến lớp không khóc nhè, yêu quý bạn bè trong lớp.
Thứ 4:
Quan sát hiện tượng thiên nhiên
-Trẻ biết được đặc điểm của các hiện tượng thiên nhiên.
- Rèn trẻ phát âm đúng trả lời tròn câu 
- GD cháu biết bảo vệ môi trường để có không khí trong lành.
Chuẩn bị: Sân bãi rộng sạch sẽ và một số đồ chơi. 
Hướng dẫn:
- Cô dẫn cháu đi dạo hít thở không khí trong lành và hỏi trẻ con thấy cơ thể mình như thế nào? Vậy con hãy nhìn lên bầu trời xem bầu trời hôm nay ra sao?
- Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ như vậy thì cơ thể con sẽ thế nào? 
Để có không khí mát mẻ trong lành thì chúng mình phải làm gì nhỉ?
Thứ 5: 
Quan sát vườn rau
Trẻ biết được một số loại rau của trường
Ăn nhiều rau có lợi cho sức khỏe
Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây xanh
- Chơi trò chơi: Gió thổi cây nghiêng.
- Cô dẫn các cháu đi quan sát một số loại rau của trường
- Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời theo câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ ăn nhiều rau có lợi cho sức khỏe, ăn hết suất cho cơ thể khỏe mạnh.
Thứ 6: 
Quan sát đồ chơi cầu trượt của bé
Trẻ biết được tên đồ chơi ngoài sân trường.
Rèn trẻ phát âm đúng, trả lời tròn câu.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi.
Làm quen các đồ chơi ngoài trời: 
Mỗi sáng con được đến trường học con thấy thế nào?
Đến trường con được gặp ai?
Ở trường con có những đồ chơi gì?
Cô cho trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
Giáo dục cháu khi chơi cẩn thận không leo trèo cao sẽ bị té đau.
TCVĐ: 
Thứ 2- 4 
- 6: “Kéo co”
Thứ 3 – 5: “Tìm bạn”.
TCTD: Chơi đồ chơi ngoài trời, các vật dụng thiên nhiên như: sỏi, lá cây...
- Cháu chơi được trò chơi lộn cầu vòng và trò chơi tìm bạn.
- Rèn cháu chơi đúng luật
- GD cháu biết tuân thủ các luật chơi.
- Cháu biết chọn những trò chơi cháu thích 
- GD cháu biết nhường nhịn bạn khi chơi.
Chuẩn bị: sân rộng thoáng mát.
Hướng dẫn: Cô giới thiệu tên trò chơi
Cô giải thích cách chơi, luật chơi.
Cho các cháu chơi.
Cô bao quát nhắc cháu chơi đúng luật.
Nhận xét tuyên dương.
Chơi tự do
Cô giới thiệu khoảng sân cho trẻ chơi và những đồ chơi từ các vật dụng thiên nhiên.
Cháu chơi cô bao quát khi trẻ chơi.
Kết thúc buổi chơi.
Cô tập trung cháu lại cho cháu vệ sinh chân tay sạch sẽ và vào lớp.
7. Trò chơi chuyển tiết 
-Thứ 2,3,5chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”
- Thứ 4,6 chơi: “Chi chi chành chành”
- Cô chuẩn bị trò chơi cho cháu chơi.
- Trẻ hứng thú, vui thích khi chơi. 
- Trẻ cùng nhau chơi. 
Chuẩn bị: Chỗ chơi sạch sẽ thoáng mát
Hướng dẫn: Cô hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Dạy trẻ thuộc bài đồng dao trước khi chơi. 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi - luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần. 
8. Hoạt động vui chơi
*Góc xây dựng:
Xây con đường tới trường.
- Trẻ biết sắp xếp và xây được trường mầm non hài hòa, cân đối.
- Hình thành kỹ năng lắp ráp, sắp xếp bố cục hài hòa.
- Giáo dục trẻ tích cực khi làm việc để hoàn thành mô hình .
Trẻ hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
Để xây nên ngôi trường các con đang học thì cần có những gì? Hôm nay các con nhìn xem trong lớp mình có góc chơi nào mới? Với những đồ chơi đó thì con làm được những gì?
Cô giới thiệu các góc chơi. Sau đó cho các cháu về góc chơi
Giáo dục cháu khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, đoàn kết khi chơi. 
Chuẩn bị: lon sữa, cây khô, hộp vuông, chữ nhật, cổng, sỏi
Hướng dẫn: Cô gợi ý cho trẻ xây hàng rào, cổng, bồn hoa, lớp học,
*Góc phân vai: Cô giáo, nấu ăn, tổ chức sinh nhật.
BTLNT: pha nước chanh
- Cháu biết đóng vai cô giáo, concác bạn, pha nước chanh.
- Rèn cháu kỹ năng bắt chước cách giao tiếp của người lớn...
- GD cháu biết trật tự khi chơi.
Chuẩn bị:Đồ bán hàng, chanh, nước, ly
Hướng dẫn: 
-Cô gợi ý cho trẻ : bạn làm cô giáo, làm các bạn , bạn trang trí bàn sinh nhật
- Hướng dẫn trẻ làm cô giáo
- Hướng dẫn trẻ chơi nấu ăn.
- Hướng dẫn trẻ cách pha nước chanh
*Góc học tập: TCDG: Lộn cầu vòng
Xem tranh chuyện về trường lớp mầm non. 
-Chơi kidsmart
- Trẻ chơi được đô mi nô , lô tô về chủ đề, chơi cờ gánh và các trò chơi kidsmart 
- Rèn sự nhanh nhẹn và sáng tạo cho trẻ.
- GD cháu không tranh giành đồ chơi với bạn
Chuẩn bị:: Tranh lô tô, thẻ lô tô về trường lớp mầm non, máy tính cho bé chơi kisdmart.
Hướng dẫn:
- Chơi TCVĐ: Lộn cầu vòng.
 -Chơi kidsmart.
- Chơi lô tô
- Trẻ xem tranh chuyện về trường lớp mầm non
*Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu lớp học của bé
Hát múa về trường mầm non
- Biết vẽ, tô màu tranh trường mầm non.
- Rèn các kĩ năng vẽ tô màu, kỹ năng hát múa theo chủ đề.
- Giáo dục cháu tính cẩn thận khi tạo hình. Tính mạnh dạn khi hát múa.
Chuẩn bị: Giấy, bút chì màu, 
Hướng dẫn: 
Cô gợi ý cho trẻ vẽ, tô màu trường mầm non. 
Cháu chơi cô bao quát gợi ý trẻ chơi. 
Cháu hát các bài hát về chủ đề.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên chơi nước
- Trẻ biết yêu quý và chăm sóc góc thiên nhiên, tưới nước cho cây...
- Trẻ biết giúp đỡ bạn trong khi chơi
Chuẩn bị: giẻ lau, bình nước, xô ca, lọ, quặng
Hướng dẫn: 
- Cháu dùng giẻ để lau lá cây sạch bụi, dùng bình nước để tới cây ở góc thiên nhiên.
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ.
- Gần hết giờ cô nhận xét từng góc chơi. Cho trẻ lại góc chơi chính cùng nhận xét và tham quan
 Kết thúc hoạt động.
9.Vệ sinh ăn - ngủ trưa- Ăn chiều.
-Cháu được rửa tay bằng xà phòng và lau mặt sạch sẽ trước khi ăn
-Sau khi ăn biết chải răng đúng cách.
Vệ sinh cá nhân trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay
Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn ngon miêng, ăn hết suất.
Vệ sinh sau khi ăn: Chải răng, rửa mặt, lau mặt
Ngủ trưa: không gian thoáng mát yên tĩnh.
Vệ sinh ăn chiều
10.Lễ giáo 
Cháu biết nhận quà bằng 2 tay.
- Cháu biết lễ phép, biết nhận quà bằng 2 tay.
Cô nhắc nhở cháu mọi lúc, mọi nơi.
11. LĐVS: Biết lau dọn bàn ghế gọn gàng.
- Cháu biết phụ giúp cô làm trực nhật.
-Cô theo dõi và nhắc nhở cháu mọi lúc, mọi nơi.
-Quan sát nhắc nhở trẻ lau dọn bàn ghế gọn gàng.
12.Hoạt động nêu gương:
 Nêu gương cuối ngày
- Cháu biết tự nhận xét về bản thân về các bạn khác.
- Cháu đạt 3 tiêu chuẩn được 1 cờ bé ngoan.
*Chuẩn bị: Cờ, bảng bé ngoan, sổ theo dõi nhóm lớp
*Hướng dẫn
- Hát bài “Hoa bé ngoan” trò chuyện về nội dung bài hát.
Cho trẻ đọc 3 TCBN trong tuần, tự nhận xét về mình và bạn.
- Tổ chức cho trẻ cấm cờ, các bạn cùng tuyên dương động viên bạn.
-Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết nghe lời và tự phục vụ.
Nêu gương cuối tuần
Trẻ đạt 4-5 cờ được 1 phiếu bé ngoan
* CB:Cờ, phiếu bé ngoan, sổ bé ngan, sổ điểm danh, sổ theo dõi nhóm lớp 
* Hướng dẫn : 
Cô tổ chức cho trẻ liên hoan văn nghệ cuối tuần: trẻ hát múa bài hát theo chủ đề.
Cho hát bài “Cả tuần đều ngoan” trò chuyện về nội dung bài hát.
Cho trẻ đọc 3 TCBN trong tuần, tự nhận xét về mình và bạn.
Tổ chức cho trẻ cắm cờ, các bạn cùng tuyên dương cỗ vũ bạn cắm cờ.
Cho trẻ cắm cờ tổ.
Cô tuyên dương và cho trẻ nêu gương tốt của bạn trong tuần. Cô nêu 1 vài gương tốt.
- Cho từng tổ lên nhận sổ bé ngoan
- Cho tổ nào nhiều bé ngoan lên nhận hoa hồng.
- Phát những sổ chưa đạt bé ngoan
- Động viên những cháu chưa đạt bé ngoan
- Cho các cháu lên hát văn nghệ, cho đội văn nghệ lên biểu diễn văn nghệ cho cả lớp xem.
- Cô nêu tiêu chuẩn tuần sau, nhắc trẻ thực hiện tốt để đạt phiếu bé ngoan.
13. Trả trẻ: 
-Quần áo đầu tóc cháu gọn gàng.
- Trẻ vui vẻ thoái mái.
Kể chuyện cho trẻ nghe.
Cho trẻ chơi đồ chơi lắp ghép
Trả trẻ khi có phụ huynh tới đón.
Ngày soạn: 14/9/2020 
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 21 /9 /2020
HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ XÃ HỘI
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : Làm quen với cô giáo và các bạn trong lớp
I/.Yêu cầu:
- Trẻ biết được lịch sinh hoạt trong một ngày của bé. Biết được trong lớp học có nhiều đồ dùng đồ chơi.
- Rèn phát triển ngôn ngữ, kỷ năng giao tiếp cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, bạn bè, giữ trường lớp luôn sạch đẹp .
II/.Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh về trường lớp mầm non, trống lắc, nhạc
III/. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định: 
Hát “Vui đến trường.”
- Các con đến trường được gặp ai?
- Lớp chúng mình có nhiều bạn hay ít bạn? Để xem các bạn trong lớp mình có tên là gì?Là bạn trai hay bạn gái? Thích chơi những món đồ chơi nào? Sau đây cô và các con cùng làm quen với cô giáo và các bạn trong lớp .
*Hoạt động 2: Lần lượt cho trẻ xem tranh và phát biểu tự do.
Đàm thoại
- Đến trường các con gặp ai?
-Cô giáo của lớp chúng mình tên gì?
- Các con thấy cô giáo làm những công việc gì?
-Cô giáo dạy các con học gì?
- Cô giáo dạy các con học vẽ, học đọc, học múa, học hát,
-Ngoài công việc dạy các con học múa, học hát, cô giáo còn cùng các con vui chơi, cho các con ăn ngủ.
-Vậy các con sẽ làm gì để các cô vui lòng?
- Các con vừa xem những hình ảnh về ai nữa?
- Các bạn đang làm gì?
- Cô mời một bạn lên và hỏi?
- Bạn này tên gì? Bạn là bạn trai hay bạn gái?
-Con biết gì về bạn?
- Còn con tên là gì? Là bạn trai hay bạn gái?
- Con thích chơi những đồ chơi nào?
- Cô giáo dục cháu phải yêu quý bạn, cùng chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
-Ngoài các bạn ra,các con còn biết có những ai ở trong trướng mầm non?
-Trong trường mầm non của chúng ta có rất nhiều các cô,các bác làm các công việc khác nhau.hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về công việc của các cô, các bác trong trường mầm non nhé.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm bạn”.
- Cô nói luật chơi, cách chơi.
- Cô và các con vừa đi vừa hát, khi cô lắc trống lắc ra hiệu lệnh tìm bạn thì các con sẽ tìm cho mình 1 bạn mà các con thích nha.
-Cô cho trẻ chơi.
*Kết thúc hoạt động:
-Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về ai?
- Giáo dục trẻ yêu trường mến lớp ,chăm đi học.
- Hát bài: Vui đến trường.
Đánh giá:
1/ Đánh giá kết quả đạt được hoặc chưa đạt được, lý do:
 2/ Những thay đổi cần thiết:
 3/ Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe trẻ, vệ sinh và sự an toàn của trẻ:
 	 Giáo viên dạy
 Nguyễn Thị Trang 
Ngày soạn: 14/9/2020 
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 22 /9 /2020
HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
ĐỀ TÀI: TÔ MÀU CHÙM BÓNG BAY (tr3)
NỘI DUNG TÍCH HỢP: ÂM NHẠC
Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết cách cầm bút tô màu để tô màu chùm bóng bay.
- Rèn cháu tô màu khéo léo không lem ra ngoài.
- Giáo dục cháu thích tô màu.
2.Chuẩn bị:
- Môi trường hoạt động.
- Không gian tổ chức: trong lớp.
- Đồ dùng phương tiện: bút màu, hình chùm bóng bay vẽ sẵn.
- Phương pháp: trò chuyện, đàm thoại, trực quan, thực hành.
3.Tổ chức thực hiện :
* Hoạt động 1: 
- Hát: “Bóng tròn to”
- Trong bài hát nói về gì? 
- Cô cho trẻ xem một trùm bóng có nhiều màu sắc khác nhau
- Cô hỏi trẻ có những quả bóng mà gì?
Giới thiệu bức tranh chùm bóng
 Các con nhìn xem cô có bức tranh gì? 
Muốn cho chùm bóng đẹp, chúng mình phải làm gì? 
Các con thích tô màu gì cho quả bóng?
 Hoạt động 2:.
+ Làm mẫu: Cô dùng tay phải cầm bút màu bằng các đầu ngón tay, cô di màu từ trái qua phải, từ trên xuống dưới tô khéo léo.
-Khi tô màu các con nhớ cầm bút bằng tay phải, ngồi không tì ngực vào bàn, tô màu khéo léo không để lem ra ngoài! 
- Cô cho trẻ đọc bài thơ và về bàn 
- Cháu thực hành sách trang 3.
- Cháu tô màu cô nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế và cách cầm bút bằng tay phải.
- Nhận xét sản phẩm.
- Cháu mang sản phâ

File đính kèm:

  • docMẦM NON 2- 2020-2021.doc
Giáo Án Liên Quan