Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ điểm: Bản thân - Tuần 06: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

CHỦ ĐIỂM: BẢN THÂN

TUẦN 06 : BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH

(Thời gian thực hiện từ 03/10-07/10/2016)

Ngày soạn: 08/10/2016

 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 10/10/2016

LVPTNT: (Khám phá xã hội)

BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH

I. Mục đích, yêu cầu:

 1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài học: “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”.

 - Trẻ hiểu và biết được để lớn lên và khỏe mạnh thì bé cần những điều kiện sau: Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ gìn thân thể, tập thể dục.

 - Trẻ nói được tên một số món ăn, loại thực phẩm, các loại quả giầu chất dinh dưỡng, viatmin. có lợi cho sức khỏe.

- Trẻ có hiểu biết về những giác quan trên cơ thể và các trải nghiệm về tác dụng của các giác quan, biết được việc cần thiết là giữ vệ sinh cho cơ thể là rất quan trọng.

2. Kỹ năng:

 - Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. Rèn sự mạnh dạn, tự tin trong khi giao tiếp và học bài.

 - Trẻ thể hiện được cảm xúc của mình khi ăn các món ăn có các chất dinh dưỡng

- Phát triển ngôn ngữ, rèn khả năng quan sát, tập trung chú ý, khả năng diễn đạt các câu trả lời cho trẻ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ điểm: Bản thân - Tuần 06: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: BẢN THÂN
TUẦN 06 : BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
(Thời gian thực hiện từ 03/10-07/10/2016)
Ngày soạn: 08/10/2016
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 10/10/2016
LVPTNT: (Khám phá xã hội)
BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
I. Mục đích, yêu cầu:
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài học: “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”.
 - Trẻ hiểu và biết được để lớn lên và khỏe mạnh thì bé cần những điều kiện sau: Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ gìn thân thể, tập thể dục...
 - Trẻ nói được tên một số món ăn, loại thực phẩm, các loại quả giầu chất dinh dưỡng, viatmin... có lợi cho sức khỏe. 
- Trẻ có hiểu biết về những giác quan trên cơ thể và các trải nghiệm về tác dụng của các giác quan, biết được việc cần thiết là giữ vệ sinh cho cơ thể là rất quan trọng...
2. Kỹ năng:
 - Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. Rèn sự mạnh dạn, tự tin trong khi giao tiếp và học bài.
 - Trẻ thể hiện được cảm xúc của mình khi ăn các món ăn có các chất dinh dưỡng
- Phát triển ngôn ngữ, rèn khả năng quan sát, tập trung chú ý, khả năng diễn đạt các câu trả lời cho trẻ.
3.Thái độ:
 - Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ để cơ thể luôn khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: 
 - Các hình ảnh về các loại thực phẩm, các loại quả., 
 - 3 cửa hàng bán các loại thực phẩm chứa chất đạm ( thịt, trứng, cá, sữa..), chất bột đường ( gạo, ngô, khoai, sắn..), thực phẩm giàu vitamin ( quả cà chua, rau muống, rau ngót, bí đỏ).
 - Đàn nhạc, bài hát nói về chủ đề.
2. Đồ dùng của trẻ :
 - Lô tô về các loại thực phẩm.
 - Đường dích dắc cho trẻ vận động, làn cho trẻ đi chợ.
III. Hướng dẫn hoạt động:
 Hoạt động của cô 
 Hoạt động của trẻ 
 1. Nội dung 1: Ổn định tổ chức.
 - Cô cho trẻ hát bài “ Tay thơm, tay ngoan ”. Tác giả: Bùi Đình Thảo.
 - Đàm thoại về chủ đề qua bài hát.
 - Giáo dục: Trẻ biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ , đặc biệt là đôi bàn tay.
2. Nội dung 2: Hoạt động chính 
 - Cô giới thiệu bài: “ Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh ”. 
 - Cô tạo tình huống: Hôm nay là sinh nhật bạn Búp Bê , bạn Búp Bê nhờ cô và các cháu đi chợ mua thức ăn để cùng nhau tổ chức sinh nhật cho bạn đấy, các cháu hãy cùng nhau đi chợ để mua các loại thực phẩm nhé.
 Trên đường đến các cửa hàng phải đi qua đoạn đường dích dắc rất khó đi, các cháu phải đi cẩn thận không đi chệch ra ngoài đường dích dắc nhé.
* Các loại thực phẩm chứa chất đạm:
 Đến cửa hàng bán các loại thịt rồi, các cháu quan sát xem ở đây có những gì?
 - Hỏi trẻ: Đây là những thực phẩm gì? Thịt, cá, trứng, sữalà nhóm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nào? 
 - Chất đạm có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?...Còn đây là cái gì? Thịt lợn dùng để làm gì? Trong thịt lợn có chứa chất gì? Thịt lợn có thể 
chế biến ra các món ăn nào? Ăn thịt giúp cho cơ thể của chúng ta như thế nào?  ( 2 – 3 trẻ trả lời ).
 - Ngoài các loại thực phẩm trên con còn biết các thực phẩm nào chứa chất đạm? ( 2 trẻ trả lời).
 - Sau khi trẻ đàm thoại xong cô củng cố kiến thức cho trẻ , sau đó cô củng cố lại cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của chất đạm đối với sức khỏe và sự phát triển của con người, đồng thời giáo dục trẻ phải chăm chỉ ăn các món ăn có chất đạm.
 * Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và muối khoáng:
 - Cô tạo tình huống: Cho trẻ đi tham quan cửa hàng bán các loại rau, củ, quả. 
 Hỏi trẻ: Các bác bán các loại rau nào? Đây là rau gì? Các loại rau có chứa chất gì?....Còn đây là những loại quả gì? Các loại quả có chứa chất gì? Thế trước khi ăn quả phải làm gì?...
 - Sau khi trẻ đàm thoại xong cô củng cố kiến thức cho trẻ. Trẻ biết được các loại rau, củ, quả chứa rất 
nhiều vitamin và muối khoáng cung cấp cho cơ thể. Trước khi ăn các loại rau chúng ta phải chế biến thật kỹ, trước khi ăn quả phải rửa sạch, bóc vỏ, bỏ hạt đúng nơi quy định.
 * Các loại thực phẩm giàu tinh bột:
 - Còn đây là cửa hàng bán thực phẩm gì? Gạo có cần thiết đối với bữa ăn hàng ngày không? Vì sao?
 Ngoài gạo ra cửa hàng còn bán thực phẩm gì nữa? các thực phẩm này chứa chất gì?..
 - Sau khi trẻ trả lời, cô củng cố lại kiến thức cho trẻ: Đây là cửa hàng bán nhóm các loại thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, ngô, khoai, sắncác loại thực phẩm này rất cần thiết cho cơ thể và là các món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.
 => Mở rộng: Hỏi trẻ: Ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng chúng ta còn cần những gì để cơ thể khỏe mạnh? (2- 3 trẻ trả lời).
 - Cô củng cố kiến thức: Ngoài các loại thực phẩm trên chúng ta cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tập thể dục hàng ngày, có chế độ ăn uống hợp lý như vậy mới làm cho cơ thể trẻ phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh.
 - Giáo dục trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những bạn suy dinh dưỡng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, còn đối với bạn béo phì thì nên ăn nhiều rau và vận động thật nhiều để cơ thể khỏe mạnh.
 - Cô cho trẻ chơi các trò chơi để củng cố bài.
 * Chơi trò chơi: “ xem ai nhanh tay nào ”
 - Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ một rổ lô tô trong đó có các loại thực phẩm khác nhau. Cô yêu cầu trẻ lấy đúng các loại thực phẩm và giơ lên, đọc tên, sau đó xếp thành các nhóm khác nhau.
 - Luật chơi: bạn nào làm sai phải hát một bài.
 - Trẻ chơi: ( 4 – 5 lần) cô quan sát và cổ vũ trẻ.
 * Chơi trò chơi “ về đúng cửa hàng”.
 - Cách chơi : Cô cho trẻ tự chọn thẻ lô tô có trong rổ sau đó đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “ Tay thơm, tay ngoan”, khi có hiệu lệnh về đúng cửa hàng thì trẻ nhanh chân chạy về đúng cửa hàng có loại thực phẩm tương ứng với thẻ lô tô trẻ cầm trên tay.
 - Luật chơi: Bạn nào về sai phai nhảy lò cò
 - Trẻ chơi: Cô cho trẻ chơi 4 - 5 lần, khuyến khích trẻ chơi và nhắc trẻ không xô đâỷ nhau khi chơi.
 - Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét và cho trẻ đổi thẻ chơi để tạo hứng thú cho trẻ.
 - Cô củng cố: Hỏi lại tên bài.
 3. Kết thúc: Chuyển hoạt động:
- Trẻ hát .
- Đàm thoại.
- Vâng lời.
- Nghe cô giới thiệu bài.
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trả lời cô
- Đàm thoại
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên các loại thực phẩm.
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe cô.
- Trẻ tiếp tục quan sát và đàm thoại.
- Lắng nghe cô
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe cô
- Lắng nghe cô
- Trẻ biết tên trò chơi
- Nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ biết tên trò chơi
- Nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Nghe cô nhận xét.
- Nói tên bài học.
Phát triển thể chất - Thể dục
 Ngày soạn: 08/ 10/2016
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 11/10/2016
NÉM XA BẰNG MỘT TAY
TC: Rồng rắn lên mây
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động: “Ném xa bằng 1 tay”, trò chơi “Rồng rắn lên mây”.
 - Trẻ thực hiện được vận động : “ Ném xa bằng 1 tay ” đúng kỹ thuật, biết dùng sức mạnh của cánh tay để ném túi cát đi xa.
- Nhằm phát triển thể chất cho trẻ. Rèn khả năng mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động.
 - Trẻ biết chơi trò chơi: “ Rồng rắn lên mây ”, chơi đúng luật và hứng thú.
 - Giáo dục trẻ chăm chỉ tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị ;
 1. Đồ dùng của cô:
- Đàn nhạc, bài hát nói về chủ đề.
 - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ, 10 túi cát. vạch chuẩn, 1 cái ghế trẻ ngồi chơi trò chơi.
 2. Đồ dùng của trẻ :
 - Túi cát 10 cái, bóng nhựa 10 quả, bóng cao su 10 quả
III. Tiến trình thực hiện: 
 Hoạt động của cô 
 Hoạt động của trẻ 
 1. Nội dung1: Ổn định tổ chức
 - Cô kiểm tra sĩ số và tình hình sức khỏe của trẻ trước khi tập luyện.
 - Đàm thoại với trẻ về chủ đề: “Bé biết gì về các giác quan trên cơ thể bé ”.
 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể, đặc biệt là các giác quan.
 2. Nội dung 2: Nội dung chính 
 a. Khởi động:
 - Cô cho trẻ đi vòng tròn và tập khởi động cùng nhạc bài hát: "Cái mũi" . Cô đi phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ, cho trẻ tập các động tác khởi động nhẹ nhàng cùng cô.
 b.Trọng động:
 * Bài tập phát triển chung:
 - Di chuyển thành đội hình 4 hàng ngang, đồng thời cô chuyển nhạc sang bài hát: "Bé khỏe bé ngoan"
 - Cô cùng trẻ tập các động tác tay, chân, bụng, bật kết hợp với nhạc.
 + Động tác tay: Đưa 2 tay sang ngang bằng vai, hạ 2 tay xuống, tay xuôi theo người.
 + Động tác chân: Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối, co chân phải lại, đứng thẳng. Đưa chân trái lên phía trước, khuỵu đầu gối, co chân trái lại, đứng thẳng. Đưa 2 tay về trước, thu 2 chân về, đứng thẳng.
 + Động tác lưng, bụng: Đứng 2 chân ngang vai, tay chống hông, nghiêng người sang phải, trở về tư thế ban đầu, nghiêng người sang trái trở về tư thế ban đầu.
 + Bật: Bật tại chỗ 3 – 4 lần.
 * Vận động cơ bản:
 - Cho trẻ đứng thành hàng ngang cách nhau 50 – 60cm. Cô giới thiệu đồ dùng trực quan.
 - Cô giới thiệu vận động: “ Ném xa bằng 1 tay ”.
 - Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích.
 - Cô làm mẫu lần 2: Phân tích.
 + Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng chân trước, chân sau trước vạch chuẩn tay cầm túi cát. 
 + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh “ bất đầu ” đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném mạnh cho túi cát bay đi xa ở điểm đưa tay cao nhất. Sau đó, chạy lên nhặt túi cát để vào rổ rồi về cuối hàng đứng.
 * Trẻ thực hiện : 
 - Lần 1: Cô lần lượt mời 2 bạn đầu hàng lên thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
 - Lần 2: Cô cho trẻ thực hiện ném xa bằng 1 tay với bóng nhựa.
 - Lần 3: Cho trẻ ném xa bằng một tay kết hợp với bóng cao su.
 - Trong khi trẻ tập, cô chú ý sửa sai. động viên trẻ kịp thời.
 => Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên vận động.
 c. Trò chơi: “ Rồng rắn lên mây ”.
 Cho trẻ đúng thành 2 hàng, cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
 + Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng theo lời ca trò chơi “ rồng rắn”. Trẻ làm “ thầy thuốc ” phải nhanh chân bắt được “ rồng rắn ”.
 + Cách chơi: Cô chọn 8 trẻ lên chơi, 1 trẻ làm 
“ thầy thuốc ” ngồi trên ghế. Các trẻ khác túm đuôi áo nhau thành “ rồng rắn ”. Chọn trẻ lớn nhất, khỏe nhất trong nhóm làm người đứng đầu. “ rồng rắn ” đi lượn vòng vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nắc
Có nhà khiển binh
Thầy thuốc có nhà hay không?
 Đến câu cuối thì dừng lại trước mặt “ thầy thuốc ”. “ rồng rắn ” và “ thầy thuốc ” đối thoại nhau:
Thầy thuốc: Có ! mẹ con rồng rắn đi đâu?
Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.
Thầy thuốc: Con lên mấy?
Rồng rắn: Con lên một
Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon
Rồng rắn: Con lên hai..
..
Rồng rắn: Con lên mười.
Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu
Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu
Thầy thuốc: Xin khúc giữa
Rổng rắn: Cùng máu cùng me.
Thầy thuốc: Xin khúc đuôi.
Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.
“ Thầy thuốc ” đuổi bắt “ rồng rắn ”. Trẻ đứng đầu
dang tay cản “ thầy thuốc ”. “ thầy thuốc ” tìm moị cách để bắt được “ khúc đuôi ” ( trẻ cuối cùng). Nếu “ thầy thuốc” bắt được khúc đuôi thì rồng rắn thua. Nếu “ rồng rắn ” bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng thua.
 + Trẻ chơi: Cô quan sát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ. Nhắc trẻ không được xô đẩy nhau.
 - Cô nhận xét trẻ sau mỗi lần trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin mạnh dạn.
 - Củng cố: Hỏi lại tên trò chơi. 
 c. Hồi tĩnh:
 - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 -2 vòng sân, sau đó ngồi xuống nắn bóp tay chân, cô bật nhạc nhẹ nhàng và ân cần trò chuyện với trẻ.
 - Cô chuyển sang các hoạt động khác
- Trẻ ổn định tổ chức
- Đàm thoại về chủ đề.
- Lắng nghe cô
- Trẻ khởi động cùng cô
- Trẻ tập bài tập phát triển chung
- Trẻ tập động tác tay.
- Trẻ tập động tác chân.
- Trẻ tập động tác lưng, bụng.
- Trẻ bật tại chỗ.
- Trẻ biết tên bài.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Quan sát cô thực hiện vận động và phân tích vận động.
- Trẻ thực hiện từng cá nhân. 
- Trẻ thực hiện ném xa bằng 1 tay bằng bóng nhựa
- Trẻ thực hiện ném xa bằng 1 tay với bóng cao su
- Nhắc lại tên vận động
- Trẻ biết tên trò chơi
- Nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Trẻ thuộc lời ca trò chơi
- Trẻ nhớ lời thoại của thầy thuốc và rồng rắn.
- Trẻ chơi.
- Lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân.
Phát triển thẩm mỹ (Âm nhạc)
DH, VĐ: TAY THƠM TAY NGOAN (Bùi Đình Thảo)
NH: NĂM NGÓN TAY NGOAN (Trần văn Thu)
TC: AI NHANH NHẤT
 I. Mục đích - yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên bài hát: “ Tay thơm tay ngoan ” , tác giả: Bùi Đình Thảo. Bài hát: “ Năm ngón tay ngoan” , tác giả: Trần văn Thu. 
 - Trẻ hiểu nội dung 2 bài hát.
 - Trẻ biết vận động theo nhạc, theo lời bài hát: “ Tay thơm, tay ngoan”.
 - Lắng nghe cô hát bài: “ Năm ngón tay ngoan”, cảm nhận được giai điệu bài hát.
 2. Kĩ năng:
 - Nhằm phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ khi trẻ tham gia vào hoạt động.
 3. Thái độ:
 - Hứng thú tham gia vào trò chơi: “ Ai nhanh nhất ”, qua trò chơi rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ vệ sinh thân thể sạc sẽ, gọn gàng.
II. Chuẩn bị ;
 1. Đồ dùng của cô:
 - Những bức tranh nói về 6 bước rửa tay bằng xà phòng cơ bản.
 - Đàn nhạc, vòng 5 cái, xắc xô.
 - Que chỉ, hình ảnh minh hoạ nội dung 2 bài hát.
 2. Đồ dùng của trẻ :
 - Hoa múa (Mỗi trẻ 1 đôi).
III. Hướng dẫn hoạt động:
 Hoạt động của cô 
 Hoạt động của trẻ 
1. Nội dung 1: Ổn định tổ chức.
 - Cô cho trẻ quan sát bức tranh nói về 6 bước rửa tay bằng xà phòng, sau đó cô sắp xếp các bức tranh theo các thứ tự khác nhau rồi yêu cầu trẻ lên sắp xếp lại theo các bước rửa tay cơ bản.
 - Cô lồng đàm thoại về chủ đề khi nhận xét trẻ chơi.
 - Giáo dục trẻ giữ gìn cơ thể khỏe mạnh và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
 2. Nội dung 2: Hoạt động chính
 a. Ca hát: 
 - Cô giới thiệu bài hát: “ Tay thơm tay ngoan ”. Tác giả: Bùi Đình Thảo.
 - Cô hát mẫu lần 1: Thể hiện cảm xúc vui tươi, nhẹ nhàng.
 Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
 - Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại tranh.
 Bức tranh vẽ gì? Bạn nhỏ đang làm gì? Đầu tiên bạn đưa mấy tay ra ? sau đó bạn nhỏ đưa mấy tay ra nữa? Ngoài bạn nhỏ ra còn có ai?....
 - Giảng nội dung: Bài hát nói về đôi bàn tay xinh xắn, chăm ngoan của bé, nên đã được mẹ khen.
 - Cô hát lần 2: Có nhạc đệm.
 - Cô cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần.
 - Cô cho trẻ thi đua theo tổ, cô động viên, khuyến khích trẻ hát
b. Vận động theo nhạc:
 - Cô làm mẫu lần 1: Thể hiện cùng nhịp điệu lời ca bài hát.
 - Cô làm mẫu lần 2: Phân tích.
 + Câu hát : “ Một tay xòe ra thành một bông hoa, hai tay xòe ra thành hai bông hoa ” : Một tay chống hông 1 tay đưa lên giả làm bông hoa, đến câu “ hai tay xòe ra thành hai bông hoa ” thì hai tay cùng đưa lên tạo thành hai bông hoa.
 + Câu hát “Mẹ khen đẹp quá hai bàn tay ngoan ”: Đưa hai tay lên nghiêng người sang hai bên và vỗ đến câu“ Mẹ khen đẹp quá, hai bàn tay ngoan” thì đưa tay ra phía trước.
 - Cô cho trẻ vận động cùng cô: 2 - 3 lần.
 - Cô cho trẻ thi đua dưới các hình thức khác 
nhau: Tổ, nhóm, cá nhân( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
 - Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên vận động.
 - Cho trẻ hát và vận động cùng cô 1 lần
 c. Nghe hát:
 - Cô giới thiệu tên bài hát: “ Năm ngón tay ngoan”, tác giả: Trận Văn Thụ.
 - Cô hát lần 1: Thể hiện đúng nhịp điệu của bài hát.
 Hỏi tên bài, tên tác giả.
 - Cô cho trẻ quan sát tranh: Bức tranh vẽ gì? Bàn tay có mấy ngón tay? Mỗi ngón tay có những công dụng gì? Tác giả ví những ngón tay đó như thế nào? 
 - Cô giảng nội dung: Bài hát nói vể năm ngón tay ngoan, ngón tay nào cũng có tác dụng khác nhau, có thể giúp được những việc có ích cho mọi người, nếu thiếu đi 1 ngón thì bàn tay không còn linh hoạt nữa,Qua bài hát tác giả muốn giáo dục chúng ta phải biết bảm vệ và vệ sinh các ngon tay sạch sẽ.
 - Cô hát lần 2: Có nhạc đệm.
 - Lần 3: Cô bật đài cho trẻ nghe, cô múa minh họa. Khuyến khích trẻ múa minh họa theo cô,
d. Trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất”
 - Cô giới thiệu đồ dùng trực quan. Cho trẻ đếm số vòng, màu sắc của các vòng.
 + Cách chơi: Cô mời 6 trẻ lên chơi, cô đặt 5 chiếc vòng xuống nền, trẻ đi thành vòng tròn xung quanh 5 chiếc vòng, trẻ vừa đi vừa hát bài “ Tay thơm tay ngoan ” khi có hiệu lệnh vỗ xắc xô thì trẻ phải thật nhanh chân nhảy vào vòng của mình, mỗi bạn một vòng.
 + Luật chơi: Bạn nào không có vòng bạn đó là người thua cuộc và phải nhảy lò cò.
 + Cô cho trẻ chơi trò chơi 4 – 5 lần.
 + Sau mỗi lần trẻ chơi: Cô kiểm tra kết quả 
(quan sát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ).
 - Cô nhận xét trẻ sau mỗi lần trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin mạnh dạn.
 - Củng cố: Hỏi lại tên bài dạy.
3. Kết thúc: Chuyển hoạt động
- Trẻ quan sát và lên sắp xếp lại.
- Đàm thoại cùng cô .
- Vâng lời cô.
- Nghe cô giới thiệu bài.
- Lắng nghe cô hát.
- Trẻ quan sát tranh và đàm thoại tranh.
- Nghe cô giảng nội dung.
- Nghe cô hát lần 2.
- Trẻ hát cùng cô 2-3 lần.
- Trẻ thi đua hát
- Nghe cô hát, vận động.
- Trẻ lắng nghe và quan sát cô làm và phân tích.
- Trẻ vận động.
- Trẻ thi đua dưới 
các hình thức khác nhau.
- Trẻ hát, vận động.
- Nghe cô giới thiệu bài
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ quan sát và đàm thoại qua tranh.
- Nghe cô giảng nội dung.
- Lắng nghe cô hát.
- Nghe hát.
- Trẻ biết tên trò chơi
- Trẻ đếm số vòng
- Nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Nghe cô nhận xét.
- Nói tên bài dạy.
 ------------------—–----------------
 Ngày soạn: 30/09/2016
 Ngày dạy: Thứ tư ngày: 05 /10/2016 
LVPTNN (Văn học)
THƠ: TAY NGOAN
I.Mục đích-Yêu cầu:
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên bài thơ: “ Tay ngoan” , tên tác giả: Võ Thị Như Chơn. Hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ thuộc bài thơ và đọc thơ diễn cảm, biết ngắt nghỉ theo nhịp điệu bài thơ.
2. Kĩ năng:
 - Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc, đủ câu.
3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo. Chăm ngoan học giỏi, chơi đoàn kết với bạn, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II.Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: 
-Tranh minh hoạ nội dung bài thơ, nhạc bài hát về chủ đề.
 - Que chỉ, máy tính, giáo án điện tử.
 - Một số hình ảnh về các hoạt động của bé và cô ở trên lớp.
 - Thảm gai để trẻ chơi trò chơi: “Ghép tranh”, tranh bài thơ tay ngoan cắt dời, phòng triển lãm tranh.
+ Đồ dùng của trẻ: 
 - Tranh minh họa bài thơ cắt rời cho trẻ chơi trò chơi
 - Trẻ thuộc bài hát chủ đề.
 III. Hướng dãn hoạt động:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Tay thơm tay ngoan” và trò chuyện về nội dung bài dạy.
- Giáo dục: yêu thầy cô mến bạn, vâng lời thầy cô giáo.
2. Hoạt động học.
- Cô giới thiệu bài thơ: “Tay ngoan ”, tác giả: Võ Thị Như Chơn.
- Cô đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm và động tác minh hoạ.
 + Đặt câu hỏi đàm thoại: Tên bài thơ, tên tác giả. 
- Cô đưa tranh ra đàm thoại: Cô có bức tranh gì? Có máy ngón tay? Khi khách tới nhà tay làm gì? Bạn nhở đang làm gì? Bàn tay còn làm những gì? 
* Giảng nội dung: Bài thơ nói về bàn tay ngoan múa rất dẻo khác đến nhà bàn tay chào ngoài đó bàn tay còn biết đánh răng , bàn tay làm được rất nhiều điều, bạn nhỏ lúc nào cũng chăm lo cho bàn tay luôn sạch đep. 
- Cô đọc mẫu lần 2: Có tranh minh hoạ.
- Cô cho trẻ đọc cùng cô 2- 3 lần.
 * Cô trích dẫn lồng đàm thoại :
Hỏi trẻ: Tay bạn nhỏ đang làm gì? có bao nhiêu ngón tay?
 + 4 câu thơ đầu nói về bàn tay đang xòa múa với 10 ngón đẹp: “ Tay thò tay thụt...
 Đẹp xinh mười ngón”.
- Từ khó: "Tay thò, tay thụt" nghĩa là tay đưa xa và tay đua vào.
- Trẻ đọc từ khó 2 - 3 lần.
 Hỏi trẻ: Bàn tay đang vòng đón ai? Khách đến nhà đôi tay có biết chào không? 
+ 4 câu thơ tiếp nói về các ngón tay ngoan khi khách tới nhà biết chào và chơi cùng bạn những tròi chơi: 
“ Tay ngoan vòng đón....
"Ú, a", cùng bạn”. 
 Hỏi trẻ: Đôi bàn tay đang làm gì vào mỗi buổi sáng? Bàn tay còn biết làm gì nữa? 
+ 4 câu thơ tiếp nói về tay ngoan sáng sớm dạy đánh răng, xếp hình, làm toán: 
“ Tay ngoan buổi sáng....
Viết bài làm toán”.
Hỏi trẻ: Bàn tay bạn nhỏ giữ gìn thế nào? Đôi tay biết làm gì? 
+ 4 câu thơ cuối nói về bàn tay luôn sạch sẽ để chăm lo cho mọi người: 
“ Tay ngoan sạch đẹp....
Tay thò tay thụt”
.- Cô cho tổ đọc và đàm thoại: Các bạn đang làm gì? bàn tay các con có ngoan không? Đôi bàn tay các con biết làm gì? Các con có giữ gìn đôi bàn táy ạch sẽ không? Đã được ai khen chưa?...
- Cô mời 2 nhóm bạn lên đọc và đàm thoại: Đôi bàn tay chúng mình đã sạch sẽ khi tới lớp không nhỉ? Đôi bàn tay có hay giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn không?...
 - Cá nhân đọc: Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi củng cố: “ 

File đính kèm:

  • docgiao_na.doc
Giáo Án Liên Quan