Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Chủ đề: Một số nghề phổ biến trong xã hội
A. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh
- Giáo viên kê bàn ăn, giặt khăn lau miệng.
- Nhắc trẻ đi rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
2. Ăn trưa
- Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh.Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi làm vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị vào ngủ trưa.
3. Ngủ trưa
- Cô chải chiếu, gối cho trẻ. Nhắc trẻ nằm ngay ngắn không nói chuyện trong giờ ngủ trưa.
- Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn giúp trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện giới thiệu đồ dùng sinh hoạt của trẻ hàng ngày
- Cho trẻ mơi cô giáo, các bạn trước khi ăn.
- Trẻ rửa tay, rửa mặt trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
( Lồng ghép vào môn học và các hoạt động trong ngày )
Tuần 10 CHỦ ĐIỂM: NGHỀ NGHIỆP CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI Ngày soạn: 17/10/2015 Ngày giảng: Thứ 2 /19/10/2015 A. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA 1. Vệ sinh - Giáo viên kê bàn ăn, giặt khăn lau miệng. - Nhắc trẻ đi rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. 2. Ăn trưa - Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh...Động viên trẻ ăn hết xuất. - Trẻ ăn xong cho trẻ đi làm vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị vào ngủ trưa. 3. Ngủ trưa - Cô chải chiếu, gối cho trẻ. Nhắc trẻ nằm ngay ngắn không nói chuyện trong giờ ngủ trưa. - Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn giúp trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ - Cho trẻ quan sát và trò chuyện giới thiệu đồ dùng sinh hoạt của trẻ hàng ngày - Cho trẻ mơi cô giáo, các bạn trước khi ăn. - Trẻ rửa tay, rửa mặt trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. ( Lồng ghép vào môn học và các hoạt động trong ngày ) B. VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU - Trẻ ngủ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa mặt mũi, chân tay cho tỉnh ngủ - Cô chải đầu, buộc tóc, sửa sang lại quần áo gọn gàng cho trẻ - Cho trẻ đứng dậy Vận động bài " Đu quay " chơi 1-2 lần) - Cô chia quà cho trẻ giới thiệu tên quà chiều. Nhắc trẻ mời cô, mời các bạn trước khi ăn, động viên trẻ ăn hết phần quà của mình - Trẻ ăn xong, cô nhắc trẻ đi rửa tay, lau miệng sạch sẽ... C. RÈN KỸ NĂNG: Truyện “Sự tích quả dưa hấu” I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ nhớ tên câu truyện, nhớ tên tác giả và hiểu nội dung truyện. Trẻ hiểu được tính cách của nhân vật qua giọng kể của cô. Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với người nông dân lao động - Làm giàu vốn từ cho trẻ - Trẻ yêu thích môn học, hứng thú và có ý thức tổ chức trong giờ học - Qua bài thơ trẻ biết được công việc làm của 1 số nghề, giáo dục trẻ yêu mến và kính trọng người lao động. II. Chuẩn bị - Địa điểm: Trong lớp học - Cô: Tâm thế thoải mái, thuộc truyện và kể diễn cảm: Cô kể đoạn đầu bằng giọng nhẹ nhàng ,thể hiện được sự yêu quý, gần gũi của nhà vua với Mai An Tiêm. + Đoạn tiếp theo kể giọng nhà vua bực tức đuổi Mai An Tiêm ra đảo. + Đoạn tiếp theo đến hết kể thể hiện sự ngạc nhiên khi gia đình Mai An Tiêm gặp được sự may mắn. - Trẻ: Tâm thế thoải mái, hứng thú nghe cô kể. - Đồ dùng của cô + Tranh minh họa nội dung câu truyện. - Hệ thống câu hỏi: (Đã có trong phần giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm). III . Tiến Hành * Bé cùng vui chơi - Trẻ cùng nhau chơi trò chơi “Gieo hạt” - Trò chuyện về những chiếc hạt khi được gieo xuống đất sẽ nảy mầm thành cây, nhờ sự cần mẫn, chăm sóc của con người, cây sẽ lớn nhanh và ra hoa, kết quả ngọt cho ta ăn - Cô dẫn dắt: Có câu truyện kể về sự tích của một loại quả mà vỏ nó có màu xanh,ruột đỏ, hạt màu đen. Chúng mình hãy lắng nghe cô kể sẽ rõ nhé * Bé nghe cô kể - Cô kể lần 1: giới thiệu Câu truyện được phỏng theo truyện cổ Việt Nam - Cô kể lần 2: kết hợp cho trẻ xem tranh * Bé hiểu tác phẩm - Cô vừa kể cho các bé nghe câu truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? (Nhà vua, các viên quan, vợ chồng Mai An Tiêm, con chim) - Câu truyện nói về quả gì? (Nói về quả dưa hấu) - Vợ chồng Mai An Tiêm là người như thế nào? (Tốt bụng,chăm chỉ lao động) - Khi bị nhà vua đuổi ra đảo Mai An Tiêm làm gì để sinh sống hàng ngày? (Săn bắn ,mò ngao, bắt cá để kiếm cái ăn) - Ai đã giúp Mai An Tiêm có thứ hạt quý.Và Mai An Tiêm đã làm gì Khi nhặt được những hạt đó? (Đem hạt đi gieo trồng trên đảo và ngày ngày chăm sóc cho cây) - Đến vụ thu hoạch Mai An Tiêm đã làm gì với những quả dưa đó? (Hái quả về và khắc tên mình vào từng quả dưa, rồi thả xuống biển nhờ biển đem vào đất liền) - Khi nhà vua nhận được quả dưa lạ, ăn ngon miệng.Nhà vua đã làm gì nhỉ? Và cuộc sống của Mai An Tiêm ra sao nhỉ? - Nội dung câu truyện nói lên điều gì? * Tóm tắt nội dung câu chuyện: Câu truyện kể về cuộc sống vất vả của 2 vợ chồng Mai An Tiêm trên hòn đảo hoang vu và sự may mắn khi được chú chim tha về những hạt giống quý,từ đó cuộc sống của 2 vợ chồng trở nên sung túc và hạnh phúc. Đó cũng là nguồn gốc của quả dưa hấu ngày nay chúng ta thường ăn đấy. - Cô kể lần 3: kết hợp minh họa động tác. - Qua câu truyện các cháu thấy được nguồn gốc và sự vất vả của người trồng ra những quả dưa hấu cho chúng ta ăn rồi.Vì vậy các cháu phải biết yêu mến, kính trọng người lao động nhé. * Bé vẽ quả dưa hấu - Cho trẻ cùng nhau về bàn để vẽ và tô màu những quả dưa hấu giúp Mai An Tiêm. Kết thúc: Trẻ cùng nhau chuyển dưa hấu giúp Mai An Tiêm. D. TRÒ CHƠI HỌC TẬP: “xem tranh gọi tên dụng cụ của các nghề.” ( lần 1 ) I. Mục đích, yêu cầu - Củng cố vốn từ cho trẻ. - Nhằm giúp trẻ phân loại đồ dùng,dụng cụ phù hợp vói nghề tương ứng. II. Chuẩn bị - 6-8 tranh vé các dụng cụ của các nghề như: ( bảng, phấn, cưa, bút viết, ống nghe, kéo, lược...) III. Tiến hành - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Cho trẻ chơi theo nhóm từ 5-7 trẻ. + Cô cho trẻ đứng hình vòng cung, cô giơ lần lượt các tranh cho trẻ xem và hỏi trẻ + Đây là cái gì? Dùng để làm gì? Con có thể nói và nhận xét gì về bức tranh này, vậy nghề gì thường dùng cái này. Khi hỏi trẻ hết các tranh. Cô và trẻ cùng đếm số tranh mà trẻ đã nhớ được tên gọi rồi cô đặt chữ số tương ứng và nói số lượng. Tiếp theo cô cho trẻ đếm những bức tranh mà trẻ không nhớ được tên gọi... - Cô nhận sau khi chơi: Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi. + Cô hỏi lại tên trò chơi, cho trẻ nhận xét + Cô nhận xét chung giờ chơi.Động viên khên trẻ kịp thời E. VỆ SINH - BÌNH CỜ - TRẢ TRẺ 1. Vệ sinh - Cô sửa sang lại quần áo gọn gàng, rửa mặt mũi chân tay sạch sẽ cho trẻ để chuẩn bị ra về 2. Bình cờ - Tập thể đọc tiêu chuẩn" Bé chăm, bé ngoan, bé sạch" - Cá nhân trẻ nhận xét về những bạn chăm ngoan đủ tiêu chuẩn cắm cờ và những bạn chưa ngoan không đủ tiêu chuẩn cắm cờ - Cô nhận xét chung, mời những trẻ chăm ngoan, đủ tiêu chuẩn lên cắm cờ và động viên nhắc nhở những trẻ chưa ngoan cần cố gắng. - Giáo dục trẻ luôn chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và cô giáo 3. Trả trẻ - Trong lúc chờ cha mẹ đến đón, cho trẻ tự chơi với đồ chơi hoặc kể chuyện đọc thơ theo nhóm - Trao đổi với phụ huynh về cá tính, sức khoẻ cũng như tình hình học tập của trẻ trong ngày - Trẻ biết chào cô, chào các bạn để ra về ************************************* HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ngày soạn: 18/ 10/ 2014 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 20/10/ 2015 ` A. VÊ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA Thực hiện tương tự như thứ 2 B. VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI – ĂN QUÀ CHIỀU Thực hiện tương tự như thứ 2 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Hoạt động: Văn học Đề tài: Truyện sự tích quả dưa hấu I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ nhớ tên câu truyện, nhớ tên tác giả và hiểu nội dung truyện. Trẻ hiểu được tính cách của nhân vật qua giọng kể của cô. Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với người nông dân lao động - Làm giàu vốn từ cho trẻ 2.Kỹ năng - Trẻ yêu thích môn học, hứng thú và có ý thức tổ chức trong giờ học. Qua bài thơ trẻ biết được công việc làm của 1 số nghề 3.Giáo dục: Trẻ yêu mến và kính trọng người lao động. II. Chuẩn bị - Địa điểm: Trong lớp học 1. Đồ dùng của cô + Tranh minh họa nội dung câu truyện. - Hệ thống câu hỏi: (Đã có trong phần giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm). 2. Đồ dùng của trẻ: Bút màu, tranh vẽ quần áo tô cho trẻ tô màu 3. Nội dung tích hợp + Trò chơi: Gieo hạt + Tô màu quần áo cho bé. III Tiến hành Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Bé cùng vui chơi Trẻ cùng nhau chơi trò chơi “Gieo hạt” - Trò chuyện về những chiếc hạt khi được gieo xuống đất sẽ nảy mầm thành cây,nhờ sự cần mẫn, chăm sóc của con người, cây sẽ lớn nhanh và ra hoa, kết quả ngọt cho ta ăn. - Cô dẫn dắt: Có câu truyện kể về sự tích của một loại quả mà vỏ nó có màu xanh, ruột đỏ, hạt màu đen. Chúng mình hãy lắng nghe cô kể sẽ rõ nhé *Hoạt động 2: Bé nghe cô kể - Cô kể lần 1: Giới thiệu: Câu truyện được phỏng theo truyện cổ Việt Nam Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh *Hoạt động 3: Bé hiểu tác phẩm Cô vừa kể cho các bé nghe câu truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? (Nhà vua, các viên quan, vợ chồng Mai An Tiêm,con chim) Câu truyện nói về quả gì? Vợ chồng Mai An Tiêm là người như thế nào?(Tốt bụng,chăm chỉ lao động) - Khi bị nhà vua đuổi ra đảo Mai An Tiêm làm gì để sinh sống hàng ngày?(Săn bắn, mò ngao, bắt cá để kiếm cái ăn) Ai đã giúp Mai An Tiêm có thứ hạt quý .Và Mai An Tiêm đã làm gì Khi nhặt được những hạt đó?(Đem hạt đi gieo trồng trên đảo và ngày ngày chăm sóc cho cây) Đến vụ thu hoạch Mai An Tiêm đã làm gì với những quả dưa đó? (Hái quả về và khắc tên mình vào từng quả dưa, rồi thả xuống biển nhờ biển đem vào đất liền) Khi nhà vua nhận được quả dưa lạ, ăn ngon miệng. Nhà vua đã làm gì nhỉ? Và cuộc sống của Mai An Tiêm ra sao nhỉ? Nội dung câu truyện nói lên điều gì? Giảng nội dung: Câu truyện kể về cuộc sống vất vả của 2 vợ chồng Mai An Tiêm trên hòn đảo hoang vu và sự may mắn khi được chú chim tha về những hạt giống quý, từ đó cuộc sống của 2 vợ chồng trở nên sung túc và hạnh phúc. Đó cũng là nguồn gốc của quả dưa hấu ngày nay chúng ta thường ăn đấy. Cô kể lần 3 kết hợp minh họa động tác. - Qua câu truyện các cháu thấy được nguồn gốc và sự vất vả của người trồng ra những quả dưa hấu cho chúng ta ăn rồi.Vì vậy các cháu phải biết yêu mến, kính trọng người lao động nhé. Hoạt động 4: Bé vẽ quả dưa hấu - Cho trẻ cùng nhau về bàn để vẽ và tô màu những quả dưa hấu giúp Mai An Tiêm. Kết thúc: Trẻ cùng nhau chuyển dưa hấu giúp Mai An Tiêm. - Cả lớp cùng chơi vui vẻ và trò chuyện cùng cô - Lắng nghe cô nói - Lắng nghe cô kể và chú ý xem tranh - Trẻ cùng trả lời - 1,2 trẻ trả lời - Trẻ cùng trả lời - 1,2 trẻ trả lời - Trẻ cùng trả lời. - Trẻ cùng trả lời - 1,2 trẻ trả lời - 1,2 trẻ trả lời - 1,2 trẻ trả lời - Lắng nghe cô nói về nội dung câu truyện - Lắng nghe cô kể và minh họa động tác - Trẻ cùng trả lời - Nghe cô nhắc nhở ,dặn dò. - Trẻ cùng nhau vẽ và tô màu. - Trẻ thực hiện D. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Chạy nhanh lấy đúng tranh.( lần 2) E. VỆ SINH - BÌNH CỜ - TRẢ TRẺ Thực hiện như chiều thứ 2 ********************************** HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ngày soạn: 19/10/2015 Ngày giảng: Thứ 4 /21/10/2015 A. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA. Thực hiện tương tự như thứ 2 B. VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎỈ - ĂN QUÀ CHIỀU. Thực hiện tương tự như thứ 2 C. CUNG CẤP KIẾN THỨC: Bé phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ phân biệt được hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ luyện kỹ năng đếm các cạnh, sờ đường bao, lăn hình. - Trẻ biêt giữ gìn đồ dùng đồ chơi - Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội II. Chuẩn bị - Mỗi trẻ 2hinhf tròn, 1 hình vuông, 1 hình tam giác, 1 hình chữ nhật - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn. - Một số đồ dùng có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hìnhchữ nhật đặt ở xung quanh lớp. III. Tiến hành * Bé ca hát - Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân ” Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung của bài hát và về chủ điểm. * Bé luyện tập nhận biết hình. - Cô cho trẻ tìm các đồ vật được ghép bằng các hình (thuyền, ô tô, ngôi nhà) + Thuyền buồm được ghép bằng những hình gì? + Ô tô, ngôi nhà được ghép bằng hình gì? - Cô khái quát lại * Bé phân biệt các hình. - Cô nói tên và chọn hình theo yêu cầu của cô rồi giơ lên,gọi tên hình. - Cô nói hình tròn + Cô cho trẻ sờ đường bao, lăn hình. + Cô hỏi trẻ hình tròn có lăn được không? Vì sao hình tròn lăn được. Hình lăn đươc vì hình tròn có dường bao cong. - Cô khái quat lại.Hình tròn có đường bao công nên hình tròn lăn được. - Cô nói hình vuông + Cô cho trẻ gọi tên hình, sờ đường bao, đếm các cạnh, lăn hình. + Cô hỏi trẻ: Hình vuông có mấy cạch, hình vuông có lăn được không ? Vì sao? + Cô khái quát lại: hình vuông có 4 cạnh bằng nhau có các góc, có đường bao thẳng nên hình vuông không lăn được - Hình tam giác, hình chữ nhật (thực hiện tương tự) - Trò chơi : phân loại hình + Các con chọn giúp cô hình có đường bao cong lăn được sang 1 bên. + nhóm có đường bao thẳng không lăn được sang 1 bên + Cô hỏi trẻ: hình lăn được có những hình nào? + Hình không lăn được có những hình nào? - Cô khái quát: + Hình lăn được chỉ có hình tròn + Hình có đường bao thẳng không lăn được có hình vuông, tam giác, hình chữ nhật. * Luyện tập + Cô nói dấu hiệu trẻ gọi tên hinh. + Cô nói tên hình trẻ nói dấu hiệu. - Củng cố - Giáo dục. - Cô nhận xét chung giờ học. D. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Chạy nhanh lấy đúng tranh.( lần 1) I. Mục đích, yêu cầu - Phát triển vận động cơ bản như chạy cho trẻ. - Củng cố vốn từ của trẻ, pnhân loại dụng cụ với nghề tương ứng. - Rèn luyện trí nhớ cho trẻ. II. Chuẩn bị - 2 bộ tranh lô tô, 1 bộ về dụng cụ, 1 bộ về sản phẩm của 3-4 nghề khác nhau ( Mỗi bộ khoảng 12-15 tranh ) III. Tiến hành - Cô giới thiệu tên trò chơi * Cách chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm từ 12- 14 trẻ - Cô úp sát tranh lô tô trên sàn, 2 bộ tranh lô tô để trên bàn, cô chia trẻ thành 2 nhóm đứng ở hai góc cuối lớp chú ý nghe khi có hiệu lệnh “ Chạy ” Thì 1 trẻ nhóm 2 chạy lên lấy một tranh lô tô để trên bàn gọi tên dụng cụ hoặc sản phẩm trong tranh rồi chạy nhanh về . khi trẻ nhóm 2 gọi tên đồ vật trong tranh lô tô, thì 1 trẻ nhóm 1 phải gọi tên nghề tương ứng, trò chơi cứ tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng, nhóm nào có số điểm cao hơn sẽ thắng cuộc, cô cho 2 nhóm đổi nhiệm vụ cho nhau rồi tiếp tục chơi. * Nhận xét chơi. - Cô hỏi lại tên trò chơi, Cho trẻ nhận xét - Kết thúc: Cô nhận xét chung giờ chơi. E. VỆ SINH - BÌNH CỜ - TRẢ TRẺ ********************************** HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ngày soạn: 22/ 10/2015 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 23/10/2015 A. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA. Thực hiện tương tự như thứ 2 B. VỆ SINH – THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎỈ – ĂN QUÀ CHIỀU. Thực hiện tương tự như thứ 2 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Hoạt động: Âm nhạc Đề tài: Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài“ Cháu yêu cô chú công nhân” (Ndtt) Nghe hát: Xe chỉ luồn kim Trò chơi: Ai nhanh nhất I. Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ thuộc bài hát " Cháu yêu cô chú công nhân", vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát , thể hiện được tình cảm qua bài hát, hiểu nội dung bài hát. - Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung bài hát" Xe chỉ luồn kim" - Hứng thú tham gia vào trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng nghe hát và vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài: Cháu yêu cô chú công nhân 3. Giáo dục - Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và yêu âm nhạc - Trẻ yêu quý, kính trọng các cô bác công nhân , biết giữ gìn các sản phẩm của các nghề II. Chuẩn bị - Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” Nhạc bài “ Xe chỉ luồn kim” - Hinh ảnh cô gái đang xe chỉ - Phách tre, xắc xô , trống cơm - Vòng nhựa 4-6 cái để trẻ chơi trò chơi. III. Hướng dẫn Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé thi tài - Cô cho trẻ chọn thẻ số cho tương ứng với tranh các ngôi nhà + Thẻ số 3 ghép với tranh ngôi nhà 3 tầng + Thẻ số 4 ghép với tranh ngôi nhà 4 tầng - Cô cung cấp những kiến thức về nghề công nhân, vừa vất vả, vừa nguy hiểm. Nhờ các công nhân mà mọi người được ở trong ngôi nhà đẹp 2. Hoạt động 2 Cô giới thiệu bài hát cháu yêu cô chú công nhân Cô cho cả lớp hát cùng cùng với cô hai lần Cô gt và hát vỗ tay theo tiết tấu chậm cho nghe nghe Các con thấy khi hát kết hợp vỗ tây theo tiết tấu chậm bài hát có vui hay hơn không? Cô hát vỗ tay cho trẻ nghe lần 2 Phân tích cách vỗ tay * Trẻ thực hiện - Cô cho cả lớp thực hiện cùng cô hai lần - Từng tổ thực hiện vỗ tay và hát - nhóm, cá nhân thực hiện Cả lớp thực hiện 1 lần 3, Hoạt động 3: Bé nghe hát - Cô hát trẻ nghe lần 1: Giới thiệu tên bài: Xe chỉ luồn kim dân ca bác bộ - Cô hát lần 2: Giảng nội dung Bài hát Xe chỉ luồn kim là bài hát ca ngợi cô công hang ngày xe chi luôn kim dệt vải để may áo cho mọi người. 4, Hoạt động 4: Bé thi tài - Cô giới thiệu trò chơi ai nhanh nhất , cô nói cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi nhiều lần. Trong khi chơi hát các bài hát về trường mầm non. Kết thúc: Nhận xét giáo dục trẻ cho trẻ ra quan sát tranh ảnh ở các góc - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ chú ý lắng nghe để hiểu thêm về nghề công nhân - Trẻ quan sát cô tập và lắng nghe cô phân tích các động tác - Trẻ thực hiện từng động tác - Từng tổ nhóm thực hiện - Cả lớp thực hiện - Trẻ nghe cô hát và giảng nội dung của bài hát. - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi - Trẻ tham gia chơi hào hứng nhiệt tình D. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Chạy nhanh lấy đúng tranh.( lần 2) E. VỆ SINH - BÌNH CỜ - TRẢ TRẺ Thực hiện như chiều thứ 2 ********************************************* HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ngày soạn: 16/10/2014 Ngày giảng: Thứ 6 /17/10/2014 A. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA Thực hiện tương tự như thứ 2 B. VỆ SINH – THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎỈ – ĂN QUÀ CHIỀU Thực hiện tương tự như thứ 2 C. LIÊN HOAN VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN I. Mục đích, yêu cầu - Giúp trẻ nhớ lại tên các bài hát, múa, bài thơ trong chủ điểm - Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin. II. Chuẩn bị - Một số đạo cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre, mũ múa... - Micrô, hoa nhựa. III. Tiến hành 1. ổn định tổ chức - Bắt nhịp cho trẻ hát: " cháu yêu cô chú công nhân " - Trò chuyện về các ngành nghe trong xã hội - Giáo dục trẻ luôn giữ gìn, bảo vệ những sản phẩm do các nghe làm ra - Dẫn dắt vào buổi biểu diễn văn nghệ 2. Tổ chức biểu diễn văn nghệ - Cô đóng vai trò là người dẫn chương trình văn nghệ - Giới thiệu lần lượt các tiết mục ( Tốp ca, song ca, tam ca. đơn ca...) lên biểu diễn các bài hát, múa, bài thơ mà trẻ thích (Cô hướng trẻ thể hiện những bài trong chủ điểm, hoặc có nội dung về chủ điểm ). - Nếu trẻ không nhớ tên bài hát, bài thơ cô có thể nhắc để trẻ nhớ lại. - Sau mỗi tiết mục lên biểu diễn cô động viên, khuyến khích trẻ bằng những tràng vỗ tay hoặc mời cá nhân trẻ lên tặng hoa tượng trưng cho bạn - Cô góp vui cùng trẻ bài hát “ Bác đưa thư vui tính , Cô giáo miền xuôi ” * Kết thúc - Cô nhận xét chung, động viên, khen trẻ - Mời tập thể múa hát một bài- Ra chơi D. NÊU GƯƠNG BÉ NGOAN - Ổn định tổ chức: cho cả lớp hát bài “ Cả tuần đều ngoan ” - Mời cá nhân trẻ nhận xét về tiêu chuẩn bé chăm, bé ngoan - Đếm số lá cờ của trẻ có trong tuần - Mời những trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn lên nhận phiếu bé ngoan - Nhắc nhở những trẻ chưa ngoan cần cố gắng - Cô nhận xét chung,giáo dục trẻ ngoan, vâng lời cha mẹ và cô giáo E. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
File đính kèm:
- chu_diem_nganh_nghe.doc