Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ điểm: Nước – Hiện tượng thiên nhiên - Đề tài: Thơ “Mưa”
LQVH: THƠ “MƯA”
1.Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ, đọc thuộc trọn vẹn bài thơ, đọc thơ rõ ràng và biết thể hiện cảm xúc khi đọc.
- Phát triển ngôn ngữ, vốn từ: tí tách, dàn, trắng xóa, phập phồng.
- GD trẻ yêu thiên nhiên, biết giữ gìn sức khỏe khi trời mưa.
2.Chuẩn bị:
- GV thuộc thơ và đọc diễn cảm. Giáo án điện tử.
- Giấy màu, hồ dán để trẻ làm đám mây và hạt mưa.
- Nhạc không lời bài hát được phổ nhạc từ bài thơ “Mưa”
3.Tiến hành:
* Ổn định: Cô và cả lớp chơi trò chơi: “ Trời nắng trời mưa”.
+ Con vừa chơi trò chơi gì?
+ Khi trời mưa chúng ta phải làm gì?
+ Theo con, mưa giúp ích gì cho con người, động vật và thực vật?
- Cô khái quát, giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi trời mưa.
* Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô giới thiệu bài thơ nói về “ Mưa” của tác giả Nguyễn Diệu.
- Cô đọc bài thơ lần 1 thật diễn cảm cho trẻ nghe.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ.
- Cô đọc thơ lần hai kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
- Đàm thoại cùng trẻ về bài thơ:
+ Trong bài thơ tác giả đã miêu tả hình ảnh mưa rơi như thế nào?
+ Khi hạt mưa rơi xuống mặt đất, trên sân có điều gì đặc biệt?
+ Mưa giúp gì cho những bông hoa và bạn nhỏ trong bài thơ?
+ Khi trời mưa nếu đi ra ngoài thì con phải như thế nào? Vì sao khi trời mưa đi ra ngoài các con phải mặc áo mưa?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LÃNH Chủ điểm : Nước – Hiện tượng thiên nhiên Đề tài : Thơ “Mưa” Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Giáo viên : Trần Thị Thanh Thảo Lớp : Nhỡ B1 Ngày dạy : 12/04/2017 Năm học: 2016 - 2017 LQVH: THƠ “MƯA” 1.Mục đích - yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ, đọc thuộc trọn vẹn bài thơ, đọc thơ rõ ràng và biết thể hiện cảm xúc khi đọc. - Phát triển ngôn ngữ, vốn từ: tí tách, dàn, trắng xóa, phập phồng. - GD trẻ yêu thiên nhiên, biết giữ gìn sức khỏe khi trời mưa. 2.Chuẩn bị: - GV thuộc thơ và đọc diễn cảm. Giáo án điện tử. - Giấy màu, hồ dán để trẻ làm đám mây và hạt mưa. - Nhạc không lời bài hát được phổ nhạc từ bài thơ “Mưa” 3.Tiến hành: * Ổn định: Cô và cả lớp chơi trò chơi: “ Trời nắng trời mưa”. + Con vừa chơi trò chơi gì? + Khi trời mưa chúng ta phải làm gì? + Theo con, mưa giúp ích gì cho con người, động vật và thực vật? - Cô khái quát, giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi trời mưa. * Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ - Cô giới thiệu bài thơ nói về “ Mưa” của tác giả Nguyễn Diệu. - Cô đọc bài thơ lần 1 thật diễn cảm cho trẻ nghe. + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác? - Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ. - Cô đọc thơ lần hai kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa. - Đàm thoại cùng trẻ về bài thơ: + Trong bài thơ tác giả đã miêu tả hình ảnh mưa rơi như thế nào? + Khi hạt mưa rơi xuống mặt đất, trên sân có điều gì đặc biệt? + Mưa giúp gì cho những bông hoa và bạn nhỏ trong bài thơ? + Khi trời mưa nếu đi ra ngoài thì con phải như thế nào? Vì sao khi trời mưa đi ra ngoài các con phải mặc áo mưa? + Trong bài thơ tác giả đã ví những hạt mưa là gì? + Mưa giúp chúng ta điều gì? (nước uống, làm sạch môi trường, đất đai thêm màu mỡ, cây cối xanh tươi..). - Mời trẻ đọc bài thơ cùng cô 2-3 lần. - Mời tổ, nhóm cá nhân đọc lại bài thơ ( cô chú ý sửa sai cho trẻ). - Cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân. - Cô khái quát, mưa là một hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta nguồn nước uống sạch sẽ và mát lành vì vậy chúng ta hãy bảo vệ môi trường trong sạch để có những hạt mưa trong và sạch. * Hoạt động 2: Bé làm những đám mây và hạt mưa - Cô cho trẻ về nhóm, dán những hình vẽ cô đã cắt sẵn để tạo thành những đám mây và hạt mưa. - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện. - Nhận xét sau khi trẻ thực hiện. - Cô và trẻ cùng hát theo nhạc bài hát được phổ nhạc từ bài thơ “Mưa”. - Nhận xét, tuyên dương trẻ.
File đính kèm:
- Tho_Mua.doc