Giáo án mầm non lớp chồi - Dạy trẻ đọc thơ: Em làm thợ xây

I ) Mục đích – yêu cầu

1:Kiến thức :

– Trẻ biết tên bài thơ “Em làm thợ xây”, biết tên tác giả Hoàng Dân

– Hiểu nội dung bài thơ : Bé tập làm thợ xây, cảm nhận được niềm vui khi xây nhà cho mọi người trong gia đình.

– Cảm nhận nhịp điệu vui vẻ của bài thơ

2:Kỹ năng :

– Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô

– Đọc thuộc thơ diễn cảm, không ngọng

– Phát triển ngôn ngữ.

3:Giáo dục:

– Tôn trọng các nghề trong xã hội , yêu quý gia đình

– Trẻ hứng thú đọc thơ

– Biết giữ gìn trường lớp, nhà ở sạch sẽ, biết kính trọng, lễ phép với các bác thợ

II) Chuẩn bị

-Địa điểm tổ chức : Lớp MGB C1

-Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình chữ U

3. Đồ dung của cô :

- Nhạc bài hát : Cháu yêu chú công nhân

-Tranh có nội dung bài thơ

-Máy chiếu .side hình ảnh chú thợ xây

 

doc4 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Dạy trẻ đọc thơ: Em làm thợ xây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẦN NON PHƯƠNG TRUNG II
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC
Chủ Điểm : Nghề Nghiệp 
Đề Tài : Dạy trẻ đọc thơ: Em làm thợ xây : 
 T/g “ Hoàng Dân”
Giáo viên thực hiện:Lưu Hồng Ngọc 
Năm Học:2015 – 2016
Giáo án
Hoạt Động Văn Học
Chủ điểm: Nghề Nghiệp 
Đề tài : Dạy trẻ đọc thơ: Em làm thợ xây : 
 T/g “ Hoàng Dân”
Đối tượng 	: 3 -4 tuổi
Số lượng : 25-30 trẻ
Ngày dạy 	: 23/11/2015
Thời gian :20 -25 phút
Lớp :C1
Người dạy 	: Lưu Hồng Ngọc 
Đơn vị	: Trường mần non phương trung II
I ) Mục đích – yêu cầu
1:Kiến thức :
– Trẻ biết tên bài thơ “Em làm thợ xây”, biết tên tác giả Hoàng Dân
–  Hiểu nội dung bài thơ : Bé tập làm thợ xây, cảm nhận được niềm vui khi xây nhà cho mọi người trong gia đình.
– Cảm nhận nhịp điệu vui vẻ của bài thơ
2:Kỹ năng :
– Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
–  Đọc thuộc thơ diễn cảm, không ngọng
– Phát triển ngôn ngữ.
3:Giáo dục:
– Tôn trọng các nghề trong xã hội , yêu quý gia đình
– Trẻ hứng thú đọc thơ
– Biết giữ gìn trường lớp, nhà ở sạch sẽ, biết kính trọng, lễ phép với các bác thợ 
II) Chuẩn bị
-Địa điểm tổ chức : Lớp MGB C1 
-Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình chữ U
3. Đồ dung của cô : 
- Nhạc bài hát : Cháu yêu chú công nhân 
-Tranh có nội dung bài thơ
-Máy chiếu .side hình ảnh chú thợ xây 
III) Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô gọi trẻ lại và hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô đàm thoại với trẻ về bài hát:
- Các con vừa hát bài gì?Bài hát có nhắc đến ai?
- Đố các con biết ai đã xây nhà cho chúng ta ở?
 * Giáo dục trẻ biết yêu quý các cô chú công nhân
* Hoạt động 2: Dạy bài thơ “Em làm thợ xây”
- Cô cũng biết 1 bạn làm thợ xây rât giỏi trong bài thơ “Em làm thợ xây” của chú Hoàng Dân đấy, các con hãy lắng nghe cô đọc nhé!
 - Cô đọc thơ lần 1: Không tranh
 - Cô đọc thơ lần 2: Có tranh minh họa
 - Bài thơ thể hiện niềm vui của một bạn nhỏ khi làm thợ xây, xây lên những ngôi nhà cho những người thân yêu trong gia đình
+ Đàm thoại:
- Bài thơ cô đọc có tên là gì?
- Tác giả bài thơ là ai?
- Bạn nhỏ trong bài thơ thích làm nghề gì?
- Bạn ấy xây nhà cho ai? 
- Bạn nhỏ xây nhà như thế nào?
- Cô giải thích từ “thoăn thoắt”: làm việc rất nhanh nhưng lại rất khéo léo”.
  +Làm chú thợ xây nhà có vui không?
  +Câu thơ nào thể hiện niềm vui đó?
- Để tỏ lòng biết ơn các chú công nhân xây dựng các con phải làm gì?
- Để xây nhà cho chúng ta ở, trường cho chúng ta học các chú thợ xây rất vất vả.Vì vậy các con phải nhớ giữ gìn trường học, nhà cửa sạch đẹp.Các con đã nhớ chưa nào?
-Cô đọc lần 3: Minh họa động tác 
+ Trẻ đọc thơ:
- Cô mời cả lớp cùng đọc bài thơ này thật hay nhé( 2 -3 lần)
- Cô mời từng tổ ,nhóm 
- Cô tuyên dương
- Bây giờ bạn nào giỏi lên đọc bài thơ cho cả lớp nghe nào
- Cả lớp cùng đọc bài thơ này một lần nữa thật to và hay nhé
* Hoạt động 3:Trò chơi “Xây nhà”
- Hôm nay cô thấy các con học rất là giỏi, đọc thơ rất hay, cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “ xây nhà”
-Cách chơi:Cô đọc và trẻ làm theo động tác của cô 
Cho trẻ chơi 1-2 lần 
* Kết thúc: Cô nhận xét, kết thúc tiết học

File đính kèm:

  • dochoat_dong_phat_trien_ngon_ngu.doc