Giáo án mầm non lớp Chồi - Dạy trẻ kỹ năng làm bánh tráng trộn - Lĩnh vực: Phát triển tình cảm – Kỹ năng xã hội

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết món bánh tráng trộn là món ăn vặt đặc trưng của miền Nam.

- Biết các nguyên liệu cần có để tạo nên món bánh tráng trộn.

2. Kỹ năng:

- Trẻ bước đầu biết dùng kéo để cắt bánh đa thành từng miếng, sợi nhỏ.

- Biết trộn các nguyên vật liệu đã có để tạo thành món bánh tráng trộn.

- Trẻ biết hợp tác nhóm để làm.

- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định,

 3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ ý thức tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh, kiên trì thực hiện nhiệm vụ cô giao và biết phối hợp nhau cùng thực hiện

- Cảm thấy vui vẻ, tự hào khi tự mình làm được món bánh tráng trộn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 3406 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Dạy trẻ kỹ năng làm bánh tráng trộn - Lĩnh vực: Phát triển tình cảm – Kỹ năng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM
 TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
GIÁO ÁN 
Dạy trẻ kỹ năng làm bánh tráng trộn
 Lĩnh vực: Phát triển tình cảm – Kỹ năng xã hội
 Đối tượng: 4 - 5 tuổi 
 Lớp: Mẫu giáo nhỡ 2
 Thời gian thực hiện: 15 -20 phút
 Ngày thực hiện: 21/11/2018
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy An
NĂM HỌC: 2018 – 2019
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết món bánh tráng trộn là món ăn vặt đặc trưng của miền Nam.
- Biết các nguyên liệu cần có để tạo nên món bánh tráng trộn.
2. Kỹ năng:
- Trẻ bước đầu biết dùng kéo để cắt bánh đa thành từng miếng, sợi nhỏ.
- Biết trộn các nguyên vật liệu đã có để tạo thành món bánh tráng trộn.
- Trẻ biết hợp tác nhóm để làm.
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định,
 3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh, kiên trì thực hiện nhiệm vụ cô giao và biết phối hợp nhau cùng thực hiện
- Cảm thấy vui vẻ, tự hào khi tự mình làm được món bánh tráng trộn.
II. CHUẨN BỊ:
- Nguyên liệu:
Bánh tráng khô (loại bánh tráng dạng tròn, màu trắng): Xoài xanh, Trứng, quất hoặc chanh, ruốc thịt lợn Thịt bò khô xé sợi, hành khô, Rau răm ( cắt nhỏ ra) Lạc rang giòn, xì dầu.
- Chia lớp làm 3 nhóm . Mỗi nhóm có 1 bộ đầy đủ các loại sau: khay , bát, thìa, dao, bát đựng sản phẩm, bát tô, bao tay nilon.
- Nhạc không lời.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ quan sát và giới thiệu cho trẻ nghe về món bánh tráng trộn.
- Bánh tráng trộn là món ăn vặt vô cùng phổ biến ở miền Nam và được nhiều người yêu thích. Được kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu khác nhau cho ra một sản phẩm thơm ngon và lôi cuốn, để làm được bạn cần phải biết chọn nguyên liệu ra sao và chế biến như thế nào. 
Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con cách làm bánh tráng trộn miền Nam cực đơn giản.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: Giới thiệu nguyên liệu làm món bánh tráng trộn
- Bánh tráng khô (loại bánh tráng dạng tròn, màu trắng).
 - Xoài xanh gọt vỏ bào thành từng sợi
- Trứng cút hoặc trứng gà luộc chín, bóc vỏ, cắt đôi.
 - Quất hoặc chanh.
- Thịt bò khô xé sợi, hành khô
- Rau răm ( cắt nhỏ ra)
- Lạc rang giòn, xì dầu.
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn trẻ cách làm món bánh tráng trộn
- Cô làm cho trẻ xem.
Bước 1: Bánh tráng bạn dùng kéo cắt thành những đoạn dài hình chữ nhật, bản rộng. (Lưu ý không được cắt nhỏ, ngắn quá vì như vậy khi bạn trộn sẽ rất dễ bị ngấm qua nước và vụn ra)
Bước 2: Cho lần lượt bánh tráng, xoài bò khô vào bát. Tiếp tục cho xì dầu vào dùng bao tay trộn đều lên. cuối cùng cho rau răm,lạc rang vào trộn thêm một lần nữa, rồi cho trứng vào
Cách làm món bánh tráng trộn miền Nam rất đơn giản phải không nào
+ Lần 2: Cô hỏi lại trẻ cách làm
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện:
+ Cô cho trẻ về bàn và thực hiện kỹ năng làm bánh tráng trộn.
- Cô bao quát và nhắc trẻ thực hiện.
- Cô giúp trẻ chưa làm được.
* Hoạt động 3: Cho trẻ thưởng thức và cảm nhận.
- Các con ăn thấy thế nào?
- Con cảm thấy thế nào khi mình làm được điều đó?
* Giáo dục: Các con ạ bố mẹ các con sẽ rất vui vì các con biết làm 1 số công việc hàng ngày để tự chăm sóc sức khỏe của mình và bố mẹ các con sẽ còn vui hơn khi đi làm về mà được ăn món ăn do chính các con làm đấy. Các con có muốn làm cho bố mẹ mình vui không?
- Cô hỏi lại trẻ hôm nay thực hiện kỹ năng gì. Cô khen động viên trẻ.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Trẻ quan sát 
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu
- Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn
Trẻ lắng nghe cô giới thiệu 
- Trẻ quan sát cô thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hành trải nghiệm.
-Trẻ thưởng thức sản phẩm mình làm ra.
-Trẻ trả lời.

File đính kèm:

  • doc11.doc
Giáo Án Liên Quan