Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Dạy trẻ vận động bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa”; Nghe hát: “Chỉ có một trên đời” - Năm học 2023-2024 - Ngô Thị Huệ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu sâu sắc nội dung bài hát, thuộc lời bài hát.

- Trẻ biết minh họa bài hát đúng, đẹp.

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài nghe hát. Chú ý nghe và cảm nhận được nội dung bài hát “Chỉ có một trên đời”.

2. Kỹ năng:

 - Phát triển kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

- Rèn kĩ năng vận động linh hoạt, mềm dẻo.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình.

- Biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ và mọi người những công việc vừa sức

 

doc7 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Dạy trẻ vận động bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa”; Nghe hát: “Chỉ có một trên đời” - Năm học 2023-2024 - Ngô Thị Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023 - 2024
 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
 Hoạt động: Âm nhạc
 Đề tài: Dạy trẻ vận động bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa”
 Nghe hát: “Chỉ có một trên đời”
 Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi
 Thời gian: 25 - 27 phút
 Số trẻ: Tất cả trẻ của lớp có mặt trong ngày
 Ngày soạn: 24 /10/2023
 Ngày dạy: 26 /10/2023
Người soạn: Ngô Thị Huệ
Người dạy: Ngô Thị Huệ 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu sâu sắc nội dung bài hát, thuộc lời bài hát. 
- Trẻ biết minh họa bài hát đúng, đẹp.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài nghe hát. Chú ý nghe và cảm nhận được nội dung bài hát “Chỉ có một trên đời”.
2. Kỹ năng:
 - Phát triển kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Rèn kĩ năng vận động linh hoạt, mềm dẻo.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình.
- Biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ và mọi người những công việc vừa sức.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án, giáo án điện tử, đàn, máy tính, ti vi.
- Trang phục áo dài 
- Câu hỏi đàm thoại
- Sân khấu biểu diễn
 2. Chuẩn bị của trẻ
- Trang phục quần áo theo mùa
- Xốp trải nền 
- Ghế ngồi xếp hình chữ U.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Dự kiến hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức (2 - 3 phút)
- Cô Huệ: Các con ơi lại đây với cô nào
- Cô xin giới thiệu, hôm nay lớp chúng mình có các cô giáo đến thăm và dự giờ lớp đấy, các con hãy giành 1 tràng pháo tay để chào đón các cô nào.
- Cô và trẻ chơi “Gia đình ngón tay”.
+ Các con vừa được chơi trò chơi gì?
+ Trò chơi nói về ai?
+ Qua trò chơi vừa rồi bạn nào có thể kể tên các thành viên trong gia đình cho cô và các bạn cùng nghe nào?
=> Các con ạ! Trong gia đình của chúng mình đều có ông bà, bố mẹ và các anh chị em. Và mọi người trong gia đình rất là yêu thương nhau đấy.
(Cô kết hợp mở slide có mưa và tiếng sấm)
- Đúng rồi trời mưa to quá
- Các con ơi! Cô thấy hình như bà đang ở ngoài trời mưa, các con hãy ở đây để cô ra giúp bà nhé!
(Cô Huệ đưa bà vào lớp) 
- Cô Phương (Bà): Bà chào các cháu, cảm ơn cô Huệ và các cháu. Các cháu ơi bà vừa đi chợ ngang qua đây có làm rơi mất túi tiền. Các cháu có nhìn thấy túi của bà rơi ở đâu không? 
+ Bà cảm ơn cô Huệ và các cháu. Giờ trời cũng tạnh mưa rồi bà xin phép đi tìm túi đồ của mình đây, bà chào cô giáo và các cháu nhé!
- Cô Huệ: Các con ơi, từ hành động giúp đỡ bà của cô và các con, cô đã liên tưởng đến 1 bài hát nói về một người bà đi chợ trời mưa đấy để biết đó là bài hát gì, cô mời các con cùng tham gia hoạt động học cùng với cô nhé!
- Cô Phương: Cô Huệ ơi, cô Phương cũng đang rất tò mò không biết bài hát cô Huệ muốn nhắc đến là bài hát gì, các bạn lớp mình có biết bài hát đó là bài gì không?
- Cô Huệ: Vậy bây giờ cô Huệ mời cô Phương và các bạn cùng lắng nghe cô Huệ đàn giai điệu bài hát xem đó là bài hát gì nhé. 
2. Hướng dẫn bài mới: (27- 28 phút)
a. Dạy hát: “Bà còng đi chợ trời mưa” 
- Cô Huệ: Đàn giai điệu bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa”
- Cô Phương: Cô Huệ đàn hay quá chúng mình hãy dành cho cô Huệ 1 tràng pháo tay nào
- Cô Huệ: Cô Huệ cảm ơn cô Phương và các con. Vậy chúng mình có biết cô vừa đàn cho các con nghe giai điệu bài hát gì? 
+ Đúng rồi đấy đó là giai điệu bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” do nhạc sỹ Phạm Tuyên sáng tác.
- Bây giờ cô mời các con cùng hát thật hay bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” với cô nhé!
+ Các con vừa hát bài hát gì? 
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa”do nhạc sỹ Phạm Tuyên sáng tác, với giai điệu vui tươi, hồn nhiên, bài hát nói về một người bà đã già bị còng lưng nên được gọi là “Bà còng” đấy. Tuy đã già nhưng bà vẫn không quản ngại trời mưa để đi chợ. Thấy vậy bạn Tôm và bạn Tép đã chạy ra đưa bà về nhà và còn giúp bà nhặt tiền trả lại khi bà bị rơi đấy.
+ Thế còn các con, ở nhà chúng mình đã làm gì để giúp đỡ ông bà, bố mẹ?
- À rất giỏi! Các con đã biết mời nước, quét nhà,...để giúp đỡ ông bà bố mẹ rồi. Cô mong rằng tất cả các bạn trong lớp mình sẽ thật ngoan và biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ nhé!
- Bây giờ cô mời các con về chỗ cùng hát và thể hiện tình cảm của mình qua bài hát thêm 1 lần nữa nào. 
- Cô thấy lớp mình hát rất hay cô thưởng cho chúng mình một trò chơi đó là Trò chơi: “Hát nối tiếp”. 
- Cô nói cách chơi: Khi cô đưa 1 tay về tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đưa 2 tay thì cả lớp cùng hát.
b. Vận động múa minh họa 
- Cô Huệ: Vừa rồi chúng mình đã chơi trò chơi cùng cô rất giỏi. Và bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” sẽ hay hơn khi chúng mình vừa hát vừa vận động múa minh họa theo giai điệu bài hát đấy. 
- Vậy bạn nào có ý tưởng vận động múa minh họa cho bài hát này nào?
- Sau khi quan sát các con thực hiện ý tưởng, cô Huệ đã kết hợp lại ý tưởng của các con và ý tưởng của cô thành một bài vận động múa minh họa hoàn chỉnh đấy.
- Chúng mình hãy cùng xem cô múa vận động minh họa theo bài hát nhé!
- Cô mời các con cùng đứng lên hát và vận động múa minh họa theo giai điệu bài hát cùng cô. (2 lần)
- Cô Phương: Cô Huệ ơi! Các bạn múa rất đẹp và dễ thương, vậy cô Huệ hãy cho các bạn thi đua theo các gia đình đi. 
- Cô Huệ: Nhất trí với ý kiến của cô Phương, Cô Huệ sẽ chia các đội thành 3 gia đình và các gia đình cùng thi đua với nhau nhé.
+ Cô mời phần thể hiện của gia đình hoa hồng.
+ Tiếp theo là phần thể hiện của gia đình hoa cúc nào.
+ Và cuối cùng là phần thể hiện của gia đình hoa sen nào.
- Cô Huệ: Cô thấy 3 gia đình hát hay và vận động múa minh họa cho lời bài hát rất đẹp đấy. Bây giờ cô Huệ muốn mời đại diện các gia đình hãy cùng giao lưu để tăng thêm tình đoàn kết nhé!
+ Cô mời nhóm bạn trai và nhóm bạn gái lên giao lưu.
- Các nhóm giao lưu rất là vui đấy. Khi quan sát các nhóm giao lưu cô thấy có bạn . múa rất đẹp nên cô muốn mời con nên múa cho cô và các bạn cùng xem.
- Cô Phương: Cô Huệ ơi! Cô Phương thấy bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” sẽ hay hơn và vui nhộn hơn khi chúng mình cùng hát và kết hợp với nhạc cụ âm nhạc đấy. Vậy bạn nào có ý tưởng kết hợp nhạc cụ gì để cho bài hát thêm hay nào?
- Cô Huệ: Cô cảm ơn ý tưởng của các con. Cô mời các con đi chọn nhạc cụ âm nhạc mình yêu thích để thể hiện bài hát nào.
+ Trẻ hát kết hợp sử dụng nhạc cụ theo ý thích.
- Bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” ngoài hát còn có thể đọc ráp rất hay đấy các con ạ. 
Cô mời cả lớp cùng đứng lên đọc ráp theo lời bài hát cùng với cô nào. 
c. Nghe hát bài hát “Chỉ có một trên đời” 
- Cô Huệ: Các nhạc sĩ đã sáng tác rất nhiều bài hát về bà, về mẹ và những người thân trong gia đình của mình đấy. Bài hát “Chỉ có một trên đời” do nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác là một bài hát nói về mẹ rất hay. Các con cùng lắng nghe cô hát nhé.
- Cô hát 1 lần 
+ Các con ơi cô giáo vừa tặng cho chúng mình bài hát gì? 
- À đúng rồi! Bài hát “Chỉ có một trên đời” của nhạc sĩ Trương Quang Lục với ca từ nhẹ nhàng sâu lắng. Bài hát nói về tình cảm của em bé dành cho mẹ, trong cuộc sống có rất nhiều điều hay, thứ đẹp nhưng không gì sánh được bằng mẹ, bởi vì mẹ chỉ có một trên đời.
- Cô Phương: Cô Huệ ơi, cô Phương thấy bài hát “Chỉ có một trên đời” thật hay và ý nghĩa cô Huệ ạ.
- Cô Huệ: Và bài hát sẽ con hay hơn nữa khi được cô kết hợp múa minh họa trên sân khấu rối bóng đấy. Vậy bây giờ cô Huệ mời cô Phương cùng đón xem cô Huệ biểu diễn nhé. Cô mời các con cùng cổ vũ cho phần thể hiện của cô nào!
Kết thúc (1 phút):
- Cô Huệ: Cô vừa thể hiện xong phần biểu diễn của mình rồi. Và bài hát “Chỉ có một trên đời” đã khép lại buổi học ngày hôm nay. 
 Xin kính chúc các cô mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc các con chăm ngoan, học giỏi.
Xin kính chào và hẹn gặp lại!

- Trẻ lại gần cô 
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên
- Trẻ lắng nghe
- Ô cô Huệ ơi trời mưa
- Trẻ trả lời
- Cháu chào bà ạ!
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thể hiện
- Trẻ lắng nghe và thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- 2 trẻ thể hiện ý tưởng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ hát và vận động múa minh họa
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ thực hiện theo nhóm (1-2 nhóm)
- Cá nhân trẻ thực hiện (1- 2 trẻ)
- Trẻ lắng nghe và trẻ lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc ráp
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_day_tre_van_dong_bai_hat_ba.doc
Giáo Án Liên Quan