Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Ném xa bằng 1 tay

Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên vận động cơ bản “Ném xa bằng 1 tay” và tên trò chơi vận động “nhảy qua suối nhỏ”.

- Trẻ hiểu cách ném xa bằng 1 tay.

- Trẻ hiểu luật chơi trò chơi “nhảy qua suối nhỏ”.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ném xa, biết phối hợp tay mắt nhịp nhàng, ném đúng kỹ thuật: Đứng chân trước chân sau trước vạch kẻ. Tay cầm bao cát cùng chiều với chân sau. Tay cầm bao cát đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném túi cát đi xa ở điểm tay đưa cao nhất.

- Rèn luyện kỹ năng bật nhảy qua trò chơi “nhảy qua suối nhỏ”.

- Rèn luyện và phát triển tố chất nhanh - mạnh - khéo - bền ở trẻ khi thực hiện các vận động và khi chơi trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ biết nỗ lực, hứng thú và tích cực khi tham gia hoạt động.

- Rèn luyện sự mạnh dạn, thái độ tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết khi tham gia các hoạt động tập thể.

- Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để giữ gìn sức khỏe.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Ném xa bằng 1 tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Tên đề tài: Ném xa bằng 1 tay
Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ
Đối tượng dạy: Trẻ MGN 4 – 5 tuổi
Thời gian dạy: 25 – 30 phút
Người soạn: Nguyễn Thị Tấm
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên vận động cơ bản “Ném xa bằng 1 tay” và tên trò chơi vận động “nhảy qua suối nhỏ”.
- Trẻ hiểu cách ném xa bằng 1 tay.
- Trẻ hiểu luật chơi trò chơi “nhảy qua suối nhỏ”.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ném xa, biết phối hợp tay mắt nhịp nhàng, ném đúng kỹ thuật: Đứng chân trước chân sau trước vạch kẻ. Tay cầm bao cát cùng chiều với chân sau. Tay cầm bao cát đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném túi cát đi xa ở điểm tay đưa cao nhất.
- Rèn luyện kỹ năng bật nhảy qua trò chơi “nhảy qua suối nhỏ”.
- Rèn luyện và phát triển tố chất nhanh - mạnh - khéo - bền ở trẻ khi thực hiện các vận động và khi chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ biết nỗ lực, hứng thú và tích cực khi tham gia hoạt động.
- Rèn luyện sự mạnh dạn, thái độ tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết khi tham gia các hoạt động tập thể.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để giữ gìn sức khỏe.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học
2. Đồ dùng của cô và trẻ
- Đồ dùng của cô:
+ Trang phục gọn gàng, dễ vận động
+ Xắc xô. Còi thổi. 2 hộp quà. 
+ 24 túi cát; 40 lá cờ; đích cắm; giấy màu dán hình con suối nhỏ trên sân tập.
+ Máy chiếu, video hình ảnh các chú bộ đội đang tập luyện.
+ Nhạc các bài hát: “Làm chú bộ đội”; “Chú bộ đội”; “chúng tôi là chiến sĩ”; “Bé làm bao nhiêu nghề”.
- Đồ dùng của trẻ:
+ Trang phục gọn gàng
+ Mỗi trẻ có 2 bông hoa để tập bài tập phát triển chung 
+ Củ cải, củ cà rốt và rổ đựng 
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, khởi động
- Hát “Bé làm bao nhiêu nghề”.
- Cô trò chuyện hỏi trẻ ước mơ nghề nghiệp trong tương lai.Gợi ý trò chuyện với trẻ về nghề bộ đội.
- Mời trẻ tham gia cuộc thi “Chúng tôi là chiến sĩ” với 3 phần thi:
+ Phần 1: “Chiến sĩ vui khỏe” với màn đồng diễn TD
+ Phần 2: “Thử tài chiến sĩ” với NDNém xa bằng 1 tay
+ Phần 3: “Sức mạnh đồng đội” với ND thi nhảy qua suối nhỏ
* Khởi động
- Cô bật nhạc bài “Làm chú bộ đội”, trẻ đi kết hợp các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô: đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót bàn chân – đi thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm – về hàng.
- Cả lớp chú ý “ nghỉ - nghiêm”, bên trái “quay” 
- Mở đầu hội thi chính là màn đồng diễn thể dục. Màn đồng diễn thể dục bắt đầu.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
* Bài tập phát triển chung
- Tay: Tay dang ngang đưa ra phía trước (6 lần x 4 nhịp)
+ TTCB: Đứng khép chân hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên, tay đưa ngang cao bằng vai
+ Nhịp 2: Đưa 2 tay ra phía trước lòng bàn tay úp xuống dưới
+ Nhịp 3: Giống nhịp 1
+Nhịp 4: Về TTCB
- Bụng: Đứng cúi người về phía trước (4 lần x 4 nhịp)
+TTCB: Đứng khép chân hai tay thả xuôi 
+Nhịp 1: Bước chân sang trái 1 bước đồng thởi 2 tay giơ lên cao
+Nhịp 2: Cúi xuống, hai chân đứng thẳng, đầu ngón tay chạm mũi chân
+Nhịp 3: Giống nhịp 1
+Nhịp 4: Về TTCB
- Chân: Đứng, nhún chân, khuỵu gối (4 lần x 4 nhịp)
+ TTCB: Đứng khép chân hai tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Tay giơ sang ngang, lòng bàn tay ngửa, hai chân khép lại
+ Nhịp 2: Khuỵu gối đồng thời 2 tay đưa ra phía trước lòng bàn tay úp
+ Nhịp 3: Giống nhịp 1
+Nhịp 4: Về TTCB
- Bật: Cho trẻ đứng tay chống hông, bật tại chỗ (4 lần x 4 nhịp)
- Cả lớp chú ý “nghiêm”, bên phải “quay”
- Tổ 2 chú ý bước sang phải 2 bước “Bước”. Tổ 1,2 chú ý bước sang phải 2 bước “Bước”. Tổ 1,2 bên trái “quay”
- Tổ 3 chú ý bước sang trái 2 bước “Bước”
- Tổ 3, 4 chú ý bước sang trái 2 bước “Bước”, bên phải “quay”
*Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay, trò chơi “Nhảy qua suối nhỏ”
- Vừa rồi các con tham gia rất tốt với bài đồng diễn thể dục. Và bây giờ chính là phần thi thứ 2 với bài tập “Ném xa bằng 1 tay”. Để làm tốt bài tập này các con cùng quan sát cô làm mẫu.
- Cô làm mẫu lần 1: Thực hiện trọn vẹn vận động,sử dụng hiệu lệnh rõ ràng
-Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích
+ TT + TTCB: trẻ đứng chân trước chân sau trước vạch kẻ. Tay cầm bao cát cùng chiều với chân sau.
 + Thực hiện: Tay cầm bao cát đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném túi cát đi xa ở điểm tay đưa cao nhất.
- Cô làm mẫu lần 3: Khi ném các con chú ý ném khi tay đưa lên điểm cao nhất thì mới ném được xa
- Cô mời 2 bạn lên tập mẫu cho các bạn xem nào.
- Các con có nhận xét gì về các bạn tập?
* Cô tổ chức cho trẻ tập:
-Lần 1: Cô lần lượt cho 2 trẻ lên tập (Trong quá trình tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ)
- Lần 2: Cho 2 đội thi đua
*Trò chơi vận động: Nhảy qua suối nhỏ
- Phần thi thứ 3 mang tên “Sức mạnh đồng đội” với nội dung thi“Nhảy qua suối nhỏ” Đây là phần thi mang tính chất quyết định đội nào sẽ giành chiến thắng.
+ Cách chơi: Mỗi đội đứng thành 1 hàng dọc trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, 2 chiến sĩ của 2 đội chạy đến “con suối nhỏ” mà cô đã chuẩn bị. Sau đó bật chụm chân qua “con suối nhỏ” sang vạch bên kia. Ai nhảy vượt qua suối sẽ được cắm cờ vào cột của đội mình. Sau đó chạy về đập tay vào bạn tiếp theo để dành quyền chơi tiếp theo cho đồng đội của mình.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Chiến sĩ nào nhảy chạm vào vạch, không qua được suối sẽ không được cắm cờ cho đội mình và bị mất lượt chơi.
- Cô tổ chức cho 2 đội thi đua chơi 2-3 lần.
- Tổng kết cuộc thi, trao giải.
3. Kết thúc:
- Cuộc thi đã kết thúc rồi chúng mình cùng về nhà nào
 - Cho trẻ hít thở sâu, đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp theo nhịp bài hát “chúng tôi là chiến sĩ”
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ quay
- Trẻ tập
- Trẻ thực hiện theo mệnh lệnh của cô
- Trẻ quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô phân tích cách bật liên tục về phía trước
- Trẻ xung phong
- Trẻ nhận xét
-Trẻ tập
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 

File đính kèm:

  • docbat-lien-tuc-ve-phia-truoc_16112020.doc
Giáo Án Liên Quan