Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Nội dung chính: Dạy hát: Múa cho mẹ xem + Nội dung kết hợp: Nghe hát: Cho con

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

Trẻ nhớ tên bài hát “Múa cho mẹ xem” của nhạc sĩ và bài hát “cho con ” của nhạc sĩ

Phạm Trọng Cầu.

Trẻ cảm nhận được giai điệu vui vẻ, tình cảm của bài hát “Múa cho mẹ em” và giai điệu

du dương êm ái của bài hát “cho con”.

Trẻ biết tự sáng tạo một số động tác múa đơn giản.

Trẻ biết cách chơi và luật chơi của trò chơi âm nhạc.

Trẻ có một số hiểu biết về một vài dụng cụ âm nhạc dân dộc: Tên gọi, một vài đặc điểm

đặc trưng, âm thanh của đàn.

2. Kỹ năng:

Trẻ chú ý quan sát, chú ý lắng nghe và trả lời thành câu câu hỏi của cô.

Trẻ biết thực hiện những động tác múa theo sự hướng dẫn của cô

Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài nghe hát như : (đu đưa người, nhún nhảy, múa cùng

cô, )

Rèn và phát triển tai nghe cho trể qua chơi trò chơi âm nhạc.

pdf10 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Nội dung chính: Dạy hát: Múa cho mẹ xem + Nội dung kết hợp: Nghe hát: Cho con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY 
 TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI 
 GIÁO ÁN 
 DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG 
 (Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ) 
 Đề tài: 
 Nội dung chính: Dạy hát: Múa cho mẹ xem 
 Nội dung kết hợp: Nghe hát: Cho con 
 Đối tượng dạy : Lớp mẫu giáo nhỡ 
 Giáo viên : Trương thị Thơm 
 NĂM HỌC 2014 - 2015 
 Giáo án : Âm nhạc 
Chủ đề: Gia đình của bé. 
Đề tài:- NDTT: Dạy vận động: “Múacho mẹ xem”. 
 - NDKH:”Nghe hát: bài hát: “Cho con”. Phạm Trọng 
Cầu. 
 Trò chơi âm nhạc: “Tai ai tinh” 
Lứa tuổi: 4-5 tuổi 
Số lượng: 20- 25 cháu 
Người thực hiện: Trương Thi Thơm 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài hát “Múa cho mẹ xem” của nhạc sĩ và bài hát “cho con ” của nhạc sĩ 
Phạm Trọng Cầu. 
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui vẻ, tình cảm của bài hát “Múa cho mẹ em” và giai điệu 
du dương êm ái của bài hát “cho con”. 
- Trẻ biết tự sáng tạo một số động tác múa đơn giản. 
- Trẻ biết cách chơi và luật chơi của trò chơi âm nhạc. 
- Trẻ có một số hiểu biết về một vài dụng cụ âm nhạc dân dộc: Tên gọi, một vài đặc điểm 
đặc trưng, âm thanh của đàn. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ chú ý quan sát, chú ý lắng nghe và trả lời thành câu câu hỏi của cô. 
- Trẻ biết thực hiện những động tác múa theo sự hướng dẫn của cô 
- Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài nghe hát như : (đu đưa người, nhún nhảy, múa cùng 
cô,) 
- Rèn và phát triển tai nghe cho trể qua chơi trò chơi âm nhạc. 
3. Thái độ: 
Trẻ tham gia giờ học vui vẻ hứng thú. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Nhạc bài hát “múa cho mẹ xem”, “cho con”, và một số đoạn nhạc được đánh bằng những 
nhạc cụ khác nhau. 
- Dụng cụ âm nhạc dân tộc: Đàn Tranh, đàn bầu, sáo,.. 
- Nơ hoa đeo tay cho trẻ. 
III. THỰC HIỆN: 
TRÌNH TỰ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦ TRẺ 
ỔN ĐỊNH TỔ 
CHỨC 
TIẾN HÀNH 
- Dạy vận động 
 “Múa cho mẹ 
xem” 
- Nghe hát: “Cho 
con” Phạm 
Trọng Cầu 
Hôm nay các bác trongBan giám hiệu tới để 
thông báo với cả lớp về một cuộc thi giai điệu 
tuổi hồng đấy! Và bây giờ cô sẽ tổ chức cho 
chúng mình cùng tập luyện để tham gia cuộc thi 
nhé. 
- Cô bật một đoạn nhạc cho trẻ đoán tên bài 
hát và tên tác giả. 
- Cho trẻ hát trọn vẹn bài hát 1 lần 
- “Cô thấy tất cả các con ai cũng thuộc bài hát 
này hết rồi bây giờ chúng mình hãy tự sáng 
tạo ra những động tác múa của mình, cô sẽ 
chọn lựa động tác nào đẹp nhất và phù hợp 
nhất để dựng thành một bài múa hoàn 
chỉnh” 
- Cô bật nhạc cho trẻ tự sáng tạo ra động tác 
múa của mình 
- Cô hướng dẫn múa: 
- Cô thấy các con đã nghĩ ra những động tác 
múa rất đẹp và cô đã chọn những động tác 
múa phù hợp. Bây giờ hãy xem cô làm mẫu 
nhé! 
- Cô múa mẫu cùng nhạc 1 lần. 
- Cô hướng dẫn mẫu không nhạc, trẻ múa 
cùng cô 2 lần. 
- Câu 1: “hai bàn tay .cho mẹ xem”, đưa 
hai bàn tay ra phía trước úp lật hai bàn tay 
rồi đưa hai tay lên cao sang hai bên múa 
cuộn tay 
- Câu 2: “hai bàn tay .bướm xinh xinh”, 
đưa hai cánh tay vẫy sang hai bên như cánh 
bướm. 
- Câu 3: “Khi em..bay múa” Đưa hai tay 
lên cao múa cuộn hai tay. 
- Câu 4: “khi em đưa.cành hồng’. Chuyển 
tay từ trên cao xuống phía dưới rồi chắp tay 
ở trước ngực tạo thành bông hoa để kêt 
thúc. 
- Trẻ thực hiện: 
- Cả lớp 1-2 lần cùng nhạc. 
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện (cô chú ý sửa 
sai nếu có). 
Hôm nay cô thấy các con múa hát rất hay nên 
cô cũng muốn được tham dự bằng một tiết mục 
văn nghệ đấy. Đó là bài hát: “Cho con” của 
nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu 
- Cô hát cùng nhạc lần. 
Trẻ vỗ tay 
Đứng xung quanh cô 
Bài hát “múa cho mẹ 
xem” 
Trẻ múa theo ý thích 
cùng nhạc 
Đội hình vòng cung 
Trẻ quan sát cô múa 
Trẻ đứng hình vòng cung 
múa cùng cô 
Trẻ thực hiện 
Trẻ nghe cô hát 
TRÒ CHƠI ÂM 
NHẠC: “TAI AI 
TINH ” 
KÊT THÚC 
- Cô vừa hát bài hát gì? Của nhạc sĩ nào? 
- Con cảm thấy giai điệu bài hát như thế nào? 
Bài hát nói về điều gì? 
- Bài hát “cho con” của nhạc sĩ Phạm Trọng 
Cầu là một bài hát có giai điệu rất nhẹ 
nhàng, du dương êm ái, lời bài hát rất tình 
cảm. Bài hát nói về tình yêu thương của bố 
mẹ dành cho các con: “Ba sẽ là cánh chim, 
đưa con bay thật xa, mẹ sẽ là nhành 
hoa,..che chở suốt đời con”. Và bài hát 
muốn nhắn nhủ với các con rằng hãy yêu 
thương và kính trọng cha mẹ của mình “Rồi 
mai sau khôn lớn bay đi khắp mọi miền, 
.ba mẹ là quê hương” 
- Để cảm nhận trọn vẹn hơn giai điệu cảu bài 
hát, các con hãy nghe cô biểu diễn một lần 
nữa nhé. 
- Cô múa cùng trẻ theo nhạc. 
Hôm nay cô thấy lớp mình tập luyện rất giỏi 
nên cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi 
rất vui đó là trò chơi “Tai ai tinh”. 
- Cách chơi: Cả lớp chia làm 3 đội thi. Cô sẽ 
bật một đoạn nhạc, nhiệm vụ của các đội sẽ 
phải nghe và đoán xem đó là âm thanh của 
nhạc cụ nào. Ai có tín hiệu trả lời trước sẽ 
giơ tay xin trả lời. Một câu trả lời đúng sẽ 
dành được một bông hoa điểm 10, cuối cuộc 
chơi, đội nào dành được nhiều hoa điểm 10 
hơn, đội đó sẽ chiến thắng. 
- Trẻ chơi: 3 lần. 
- Sau mỗi lần đoán một nhạc cụ, cô giúp trẻ 
được mở rộng hiểu biết về các dụng cụ âm 
nhạc . 
Nhận xét giờ chơi, giờ học. cảm ơn các bác 
ban giám hiệu đã cùng tham gia giờ học. 
2-3 trẻ trả lời 
Trẻ tự chia nhóm và chơi. 
 Giáo án : Âm nhạc 
Chủ đề: Gia đình của bé. 
Đề tài:- Nghe hát: bài hát: “Gặp mẹ trong mơ”. Nhạc nước 
ngoài 
 - Trò chơi âm nhạc: “Tai ai tinh”, “Nhạc công vui 
tính”, “Phản xạ nhanh”, “Bài ca vui” 
Lứa tuổi: 4-5 tuổi 
Số lượng: 20- 25 cháu 
Người thực hiện: Đỗ Thị Kim Dung 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài hát “Mơ về mẹ” nhạc nước ngoài. 
- Trẻ cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng, êm ái và da diết, lời ca tình cảm của bài nghe 
hát. 
- Trẻ biết cách chơi và luật chơi của trò chơi âm nhạc. 
- Trẻ có một số hiểu biết về một vài dụng cụ âm nhạc dân dộc: Tên, âm thanh của nhạc cụ 
và mô phỏng cách sử dụng các nhạc cụ đó. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ chú ý quan sát, chú ý lắng nghe và trả lời thành câu câu hỏi của cô. 
- Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài nghe hát như : (đu đưa người, múa cùng cô,) 
- Rèn và phát triển tai nghe cho trẻ qua chơi trò chơi âm nhạc. Phát triển khả năng phản 
ứng nhanh và mô phỏng hình ảnh người nhạc công sử dụng các dụng cụ âm nhạc, trẻ có 
kỹ năng quan sát và xướng âm hình ảnh theo giai điệu của bài hát. 
3. Thái độ: 
Trẻ tham gia giờ học vui vẻ hứng thú. 
Trẻ yêu quý các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mẹ. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Nhạc bài hát “Mơ về mẹ” , “Cả nhà thương nhau” và một số đoạn nhạc được đánh bằng 
những nhạc cụ khác nhau, nhạc hiệu chương trình. 
- Hình ảnh một số dụng cụ: sáo, kèn, trống, ghita 
- Máy tính, tivi, 
III. THỰC HIỆN: 
TRÌNH TỰ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦ TRẺ 
ỔN ĐỊNH TỔ Xin nồng nhiệt chào đón các quý vị đến với 
CHỨC 
TIẾN HÀNH 
1. Trò chơi âm 
nhạc 
- Trò chơi: “Tai 
ai tinh” 
- Trò chơi: “Nhạc 
công vui tính” 
- Trò chơi: “Phản 
xạ nhanh” 
- Trò chơi: “Bài 
ca vui” 
2. Nghe hát: 
chương trình “Bé vui ca hát” của lớp mẫu giáo 
nhỡ B2. 
- Giới thiệu Ban giám khảo và các đội thi. 
- Chương trình có 2 phần thi: Phần 1: “Trò 
chơi âm nhạc” và phần 2: “Thưởng thức âm 
nhạc”. Sau đây là phần “Trò chơi âm nhạc”: 
Thể lệ cuộc thi là các đội sẽ phải trải qua các trò 
chơi âm nhạc, mỗi trò chơi có những câu hỏi 
được đưa ra, trả lời được câu hỏi nào thì các đội 
sẽ được tiến lên một bước, kết thúc chương 
trình đội nào tiến được về đích trước sẽ chiến 
thắng. 
- Cách chơi:Cô bật một đoạn nhạc độc tấu 
một số nhạc cụ, các đội đoán xem đó là âm 
thanh của nhạc cụ nào. Cả ba đội cùng nghe 
và đội nào có câu trả lời trước lắc xắc xô xin 
trả lời, nếu trả lời đúng sẽ chiến thắng 
- Cô cho trẻ nghe và đoán lần lượt 4 nhạc cụ 
(sau mỗi lần chơi cô nhận xét và công bố 
kết quả của phần chơi) 
- Cách chơi: Các đội cùng nghe một đoạn 
nhạc và cùng hành động mô phỏng người 
nhạc công chơi nhạc cụ đó. Đội nào tập mô 
phỏng đúng và đẹp hơn sẽ chiến thắng. 
- Cô cho trẻ nghe và chơi 1 lần (chú ý nhận 
xét trẻ chơi) 
- Cách chơi: Trẻ nghe một đoạn nhạc và vận 
động theo nhạc , khi nhạc đột ngột dừng lại 
thì trẻ phải dừng lại và giữ nguyên tư thế. 
Nếu bạn nào trong đội cử động đội đó sẽ bị 
thua. 
- Trẻ chơi 3 lần (cô nhận xét trẻ chơi) 
- Cách chơi: Các đội sẽ xướng âm hình ảnh 
theo nhạc bài hát. Đội nào xướng âm đúng 
hình ảnh và chuẩn theo giai điệu thì chiến 
thắng. 
- Cô cho trẻ chơi 3 lần. Sau mỗi lần chơi cô 
nhận xét 
- Kết thúc các vòng chơi, cô công bố kết quả 
chơi của các vòng thi. 
 Và bây giờ là phần 2: Thưởng thức âm nhạc 
với bài hát: “Mơ về mẹ” nhạc nước ngoài. 
Trẻ vỗ tay 
Đội hình: Trẻ đứng về 
khu vực chơi quy định 
Trẻ chơi 
Trẻ chơi 
Trẻ chơi 
Trẻ chơi 
“Mơ về mẹ” 
KÊT THÚC 
- Cô hát bài hát cùng nhạc đệm: 
- Các con vừa được nghe bài hát gì? Con cảm 
thấy giai điệu bài hát như thế nào? Bài hát 
nói về ai? Và bài hát nói về điều gì? 
- Để cảm nhận rõ hơn giai điệu và hiểu hơn 
nội dung bài hát, các con nghe cô hát lại 
một lần nữa nhé! 
- Cô hát lần 2: cô hát cùng nhạc đệm và hình 
ảnh minh họa. 
- Giảng giải: bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, 
du dương và êm ái, lời ca thật tình cảm. Bài 
hát là tình cảm của người con với mẹ của 
mình là tình yêu và nỗi nhớ đến da diết với 
mẹ. Người mẹ đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh 
của mẹ vẫn mãi theo con và con luôn yêu 
nhớ về mẹ. 
- Còn các con, các con có yêu mẹ của mình 
ko? Tại sao? Yêu mẹ chúng mình phải làm 
gì? 
- Mẹ luôn yêu thương chăm chút cho các con 
từng li từng tí, mẹ rất quan trọng với chúng 
mình. Chúng mình hãy luôn yêu thương và 
giúp đỡ mẹ nhé! 
- Lần 3: Cô cho trẻ nghe và xem băng hình 
Chương trình âm nhạc “Bé yêu ca hát” đến đây 
là kết thúc. Xin cảm ơn các vị đâị biểu và các 
đội thi. Xin hẹn gặp lại trong chương trình sau 
Trẻ nghe cô hát 
2-3 trẻ trả lời 
Trẻ nghe và hưởng ứng 
theo 
Trẻ trả lời 
Trẻ xem 
 Giáo án lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. 
Hoạt động học: Âm nhạc 
Chủ đề: Động vật. 
Đề tài:- NDTT: Dạy hát: “Cùng múa hát cho đời vui”. Sáng 
tác: Trương Duy Huyến. 
Loại tiết : Đa số trẻ đã biết. 
 - NDKH: Nghe hát: “Cánh cò trong câu hát mẹ ru”. 
Sáng tác: Phạm Tuyên. 
Lứa tuổi: 4-5 tuổi 
Số lượng: 20- 25 cháu 
Người thực hiện: Đỗ Thị Kim Dung. 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài hát “Cùng múa hát cho đời vui” của nhạc sĩ Trương Duy Huyến và bài 
hát “Cánh cò trong câu hát mẹ ru”, sáng tác: Phạm Tuyên. 
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát “Cùng múa hát cho đời vui”, 
trẻ cảm nhận giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, êm ái của bài hát “Cánh cò trong câu hát mẹ 
ru”, qua đó trẻ thấy được hình ảnh con cò rất gần gũi yêu thương trong cuộc sống của con 
người Việt Nam. 
- Trẻ biết hát nâng cao theo tay nhạc trưởng: Hát to- nhỏ, hát nối tiếp, hát đệm. 
- Trẻ tự chọn và sáng tạo các hình thức biểu diễn theo nhóm. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ chú ý quan sát, chú ý lắng nghe và trả lời thành câu câu hỏi của cô. 
- Trẻ hát to- nhỏ, hát nối tiếp, hát đệm, theo tay nhạc trưởng. 
- Trẻ tự sáng tạo các hình thức biểu diễn theo nhóm: sử dụng nhạc cụ, múa, hát đệm. 
- Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài nghe hát như : (đu đưa người, nhún nhảy, múa cùng 
cô,) 
3. Thái độ: 
- Trẻ tham gia giờ học vui vẻ hứng thú. 
- Yêu quý những loài động vật. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Nhạc bài hát “Cùng múa hát cho đời vui”, “Cánh cò trong câu hát mẹ ru”. 
- Một số hình ảnh, video, phù hợp với bài hát 
III. THỰC HIỆN: 
TRÌNH TỰ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦ TRẺ 
ỔN ĐỊNH TỔ 
CHỨC 
TIẾN HÀNH 
- Dạy hát “Cùng 
múa hát cho đời 
vui” 
- Nghe hát: 
“Cánh cò trong 
câu hát mẹ ru”. 
Sáng tác Phạm 
Tuyên 
Cô đóng vai người hướng dẫn viên du lịch dẫn 
dắt trẻ vào bài: 
“Hôm nay chúng ta sẽ cùng tham gia một cuộc 
hành trình âm nhạc vô cùng lý thú. Điểm dừng 
chân đầu tiên của quý khách đó là “Rừng xanh 
yêu thương” với các loại thú quý hiếm: voi, thỏ, 
dê, khỉ, và điều đặc biệt là các loài vật trong 
khu rừng rất gần gũi và yêu ca hát. Các bạn hãy 
lắng nghe các con vật đang mua hát bài hát gì 
nhé! 
- Cô bật một đoạn nhạc cho trẻ đoán tên bài 
hát và tên tác giả? 
- Các con vật thấy chúng ta đoán bài hát rất 
giỏi nên đã mời chúng ta cùng múa hát với 
các bạn. 
- Cô mời cả lớp hát 1-2 lần. 
- Cô mời từng tổ hát. 
- Mời nhóm trẻ hát. Sau mỗi lần trẻ hát cô gợi 
ý cho các trẻ được nhận xét nhau. 
- Các con đã hát rất hay, bây giờ chúng ta sẽ 
hát nâng cao hơn, đó là hát theo tay nhạc 
trưởng: 
- Cô cho trẻ hát nối tiếp 
- Trẻ hát to- nhỏ 
- Hát đệm cho bài hát. 
- Cô gợi ý cho trẻ tự tạo thành những nhóm 
nhạc để biểu diễn sáng tạo 
- Cho cả lớp biểu diễn trọn vẹn bài hát 1 lần 
Điểm du lịch tiếp theo đó là du lịch đồng bằng 
sông Cửu Long với những dòng sông chở nặng 
phù sa, những cánh đồng bát ngát trù phú, 
những cánh cò bay rợp bóng hoàng hôn. Những 
cánh cò đã trở nên gần gũi thân thuộc với cuộc 
sống của con người, con cò đi vào trong ca dao 
tục ngữ, vào hội họa thi ca và con cò còn có 
trong cả những lời hát ru của mẹ. Sau đây 
chúng ta sẽ cùng lắng nghe bài hát “Cánh cò 
trong câu hát mẹ ru” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. 
- Cô hát cùng nhạc 1 lần. 
- Cô vừa hát bài hát gì? Của nhạc sĩ nào? 
- Con cảm thấy giai điệu bài hát như thế nào? 
Trong bài hát nói đến con gì? Con cò trong 
bài hát chính là ai? Bài hát nói về điều gì? 
- Bài hát “Cánh cò trong câu hát mẹ ru” của 
Trẻ vỗ tay 
Đứng xung quanh cô 
Bài hát “Cùng múa hát 
cho đời vui” của Trương 
Duy Huyến 
Trẻ hát cùng nhạc 
Trẻ tự tạo nhóm và sáng 
tạo ra các hình thức biểu 
diễn. 
Trẻ lắng nghe 
Trẻ trả lời. 
KÊT THÚC 
nhạc sĩ Phạm Tuyên có giai điệu nhẹ nhàng 
êm ái, du dương mang âm hưởng dân ca 
đồng bằng Nam Bộ. Lời bài hát rất tình 
cảm, bài hát như những câu hát ru của mẹ 
dành cho con vô cùng ngọt ngào và êm dịu 
trong đó người mẹ chính là cò mẹ còn em 
bé chính là cò con. 
- Trong âm nhạc của miền Nam Bộ còn có 
một loại hình ca nhạc vô cùng đặc sắc đó là 
cải lương. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các 
con một đoạn vọng cổ trong bài hát “Cánh 
cò trong câu hát mẹ ru ” nhé! 
- Cô hát bài hát kết hợp hát một đoạn vọng 
cổ. 
- Du lịch đồng bằng sông Cửu Long đã khép 
lại cuộc hành trình âm nhạc vô cùng lỹ thú 
ngày hôm nay của quý khách. Quý khách đã 
được thỏa sức múa hát cùng những loài 
động vật quý hiếm, được khám phá vùng 
đồng bằng sông Cửu Long và thưởng thức 
những bài ca ngọt ngào êm ái đặc trưng 
sông nước miền Nam. 
- Công ty du lịch xin được cảm ơn quý khách 
đã đồng hành. Xin chào và hẹn gặp lại! 

File đính kèm:

  • pdfDay_van_dong_Mua_cho_me_xem.pdf