Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Sự kì diệu của nước

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết một số đặc điểm, tính chất của nước: trong suốt không màu, không mùi, không vị. Nước không có hình dạng cụ thể và có thể hòa tan hay không hòa tan một số chất, . Trẻ biết lợi ích của nước đối với con người, con vật, cây cối. (MT 31)

- Trẻ có kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản về nước. Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy, phán đoán, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết sử dụng nước tiết kiệm, giữ sạch nguồn nước, ý thức bảo vệ nguồn nước.

II/ CHUẨN BỊ:

• Đồ dùng của cô

Giáo an P.P theo tiến trình bài dạy.

Giáo án, máy tính, máy chiếu, bút chỉ, loa.

Bình thủy, một số đồ dùng bằng thủy tinh

• Đồ dùng của trẻ

 + Nhóm 1: 6 ly thủy tinh, 6 chai nước lọc.

 + Nhóm 2: ly thủy tinh cao, nước, đường, hạt lạc.

 + Nhóm 3: ly thủy tinh, nước, cam, quất.

4 bảng ghi kết quả thí nghiệm, bút.

• Môi trường dạy trong lớp.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ổn định:

- Cô tạo tình huống. Tặng một món quà cho trẻ. Tập trung trẻ lại và quan sát

- Hoa nở trong chậu nước. (Hỏi trẻ thấy gì? Tại sao các con thấy được những bông hoa đẹp?)

- Cô chốt lại “Nhờ sự sự tác động của nước vào giấy nên các bông hoa nở được đó các con”, Các con thấy nước có kỳ diệu không? Và để biết nước kỳ diệu như thế nào hôm nay lớp chúng ta cùng tìm hiểu sự kỳ diệu của nước nhé.

2. Nội dung

2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm nước ở các dạng khác nhau

 Nước ở thể lỏng

- Cô chuẩn bị các chậu nước ở dưới cho trẻ cùng cầm nước mang nước về chỗ. (Cô cầm 1 ly va múc nước về đội hình chữ u)

- Các con thấy nước ở tay của các con như thế nào?

- Nước ở tay con còn không? Nước trong ly của cô còn không?

- Nước ở tay, các con lại chảy ra.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Sự kì diệu của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ biết một số đặc điểm, tính chất của nước: trong suốt không màu, không mùi, không vị. Nước không có hình dạng cụ thể và có thể hòa tan hay không hòa tan một số chất, ... Trẻ biết lợi ích của nước đối với con người, con vật, cây cối. (MT 31)
Trẻ có kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản về nước. Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy, phán đoán, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
Giáo dục trẻ biết sử dụng nước tiết kiệm, giữ sạch nguồn nước, ý thức bảo vệ nguồn nước..
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô 
Giáo an P.P theo tiến trình bài dạy. 
Giáo án, máy tính, máy chiếu, bút chỉ, loa. 
Bình thủy, một số đồ dùng bằng thủy tinh 
Đồ dùng của trẻ 
 + Nhóm 1: 6 ly thủy tinh, 6 chai nước lọc. 
 + Nhóm 2: ly thủy tinh cao, nước, đường, hạt lạc. 
 + Nhóm 3: ly thủy tinh, nước, cam, quất. 
4 bảng ghi kết quả thí nghiệm, bút. 
Môi trường dạy trong lớp.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ổn định: 
Cô tạo tình huống. Tặng một món quà cho trẻ. Tập trung trẻ lại và quan sát
Hoa nở trong chậu nước. (Hỏi trẻ thấy gì? Tại sao các con thấy được những bông hoa đẹp?)
Cô chốt lại “Nhờ sự sự tác động của nước vào giấy nên các bông hoa nở được đó các con”, Các con thấy nước có kỳ diệu không? Và để biết nước kỳ diệu như thế nào hôm nay lớp chúng ta cùng tìm hiểu sự kỳ diệu của nước nhé. 
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm nước ở các dạng khác nhau 
Nước ở thể lỏng
Cô chuẩn bị các chậu nước ở dưới cho trẻ cùng cầm nước mang nước về chỗ. (Cô cầm 1 ly va múc nước về đội hình chữ u)
Các con thấy nước ở tay của các con như thế nào?
Nước ở tay con còn không? Nước trong ly của cô còn không?
Nước ở tay, các con lại chảy ra. 
=> Cô kết luận: Vì nước là lỏng nên khi các con mút nước và tay, tay các con có những kẽ hở nên nước đã theo những kẽ hở đó chạy ra ngoài mất rồi. Còn cô múc nước bằng ly nên nước còn nguyên đó các con. Khi nước ở thể chất lỏng nên ta không thể cầm, không thể nắm được, khi muốn sử dụng nước chúng ta phải sử dụng ly, ca, bình và các dụng cụ khác nữa  nước ở trong đồ vật nào thì có hình dạng của đồ vật đó 
Cho trẻ nhắc lại nước là một chất lỏng và cho trẻ ghi lại kiến thức vừa học của trẻ bằng ký hiệu lên bảng
Nước ở thể rắn
Cho trẻ về 4 nhóm cùng cho tay cảm nhận khi sờ vào đá trong hộp bí mật
Con vừa sờ vào cái gì? Con sờ vào đá con cảm thấy thế nào? 
Vì sao con cảm thấy lạnh và ướt tay khi sờ vào đá? (Cho trẻ Xem video, làm đá)
Cho trẻ xem quá trình đá tan thành nước
Khi nước đông thành đá thì các con thấy đá như thế nào? (có hình dạng và rất cứng) 
=> Cô kết luận: Khi nước đóng thành đá thì nước ở thể rắn. 
Cho trẻ nhắc lại nước ở thể rắn và cho trẻ ghi lại kiến thức vừa học của trẻ bằng ký hiệu của trẻ lên bảng
Nước ở thể khí
Tập trung trẻ để quan sát cô có gì?
Cô rót nước từ bình thủy vào ly thủy tinh. Trẻ quan sát. 
Các con quan sát thật kỹ xem có điều gì xảy ra? (Giải thích không phải là khói và mà nước bốc hơi)
Giờ các con quan sát thật kỹ khi cô đặt miếng kính đậy ly nước lại thì điều gì sẽ xảy ra nhé! 
Giáo dục trẻ: Nước nóng rất là nguy hiểm nên các con không được tùy ý sử dụng khi không có sự đồng ý của người lớn nhé
Các con nhìn thấy gì trên giấy bóng kính của cô? (những giọi nước bám vào tấm bóng kinh)
=> Cô kết luận: Khi nước bốc hơi lên người ta gọi nước ở thể khí đó các con và nước bốc hơi nhiều sẽ tụ lại thành những giọt nước đó các con. 
Cho trẻ nhắc lại nước ở thể khí và cho trẻ ghi lại kiến thức vừa học của trẻ bằng ký hiệu của trẻ lên bảng
Các bạn vừa khám phá sự kỳ diệu của nước rồi, giờ các con lên nói lại cho cả lớp biết nước tồn tại ở những dạng nào?
=> Cô cho trẻ nhìn vô bảng ghi kết quả mà nói lại “Nước tồn tại ở 3 dạng, thể lỏng, thể rắn và thể khí” Cho 3 đến 4 trẻ nhắc
2.2 Hoạt động 2: Một số đặc điểm của nước.
Để tiếp tục khám phá về nước, cô đã chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ cho các con làm thí nghiệm: 
+ Nhóm số 1 có các đồ dùng để các con tìm hiểu về đặc điểm của nước. 
+ Nhóm số 2 các con sẽ cùng nhau làm thí nghiệm để biết nước có thể hòa tan, không hòa tan chất nào? 
+ Nhóm 3 tìm hiểu về tính chất đổi màu, đổi mùi, đổi vị của nước. 
Các con hãy lựa chọn nhóm làm thí nghiệm và đừng quên ghi lại tên và kết quả làm thí nghiệm của mình. 
- Trong khi trẻ làm thí nghiệm cô có thể đi đến từng nhóm. Cô có thể giúp hướng dẫn và hỏi để trẻ tổng hợp kết quả thí nghiệm ngay tại bàn. 
Nhóm 1: đặc điểm của nước. 
+ Các con có những đồ dùng gì để khám phá? 
+ Các con có nhận xét gì về cốc này? Màu sắc ntn? 
+ Có bạn nào ngửi thử chưa? Có mùi gì không? 
+ Khi uống nước có vị gì không? 
=> Cô khẳng định: Nước trong suốt, không màu, không mùi và không có vị. 
Nhóm 2: Đặc tính hòa tan, không hòa tan của nước. 
+ Cho đường vào cốc nước số 1, dùng thìa quấy đều các con thấy gì nào? 
+ Cốc 2 cho hạt lạc vào, có hiện tượng gì xảy ra? => Cô khẳng định: Nước có thể hòa tan một số chất như: muối, đường, Một số chất lại không bị hòa tan trong nước như dầu ăn, hạt lạc... 
Nhóm 3: Tính chất đổi màu, đổi mùi, đổi vị. 
+ Cho trẻ vắt cam, quất vào nước. 
+ Sau khi pha xong trẻ thử vị nước cam. 
=> Nước có thể bị đổi màu và đổi vị.
2.3 Hoạt động 3: Lợi ích của nước
Cho trẻ xem video lợi ích của nước và cách tiết kiệm nước
Nước dùng để làm gì?
Người lớn dùng nước vào những việc gì? 
Nước qúi giá và quan trọng với con người, vậy với con vật và cây cối có quí không? 
Giáo dục trẻ: Tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước
2.4 Hoạt động 4: Trò chơi
- Luật chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của các đội là lên màn hình tivi chọn những hành vi bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước ở phía dưới kéo lên phía trên, thời gian là 1 bản nhạc, hết giờ đội nào chọn được nhiều hành vi đúng là chiến thắng.
- 	Trẻ vui chơi, cô bao quát động viên trẻ
- 	Nhận xét, tuyên dương
3. Kết thúc: 
Nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_su_ki_dieu_cua_nuoc.docx