Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé

1.Yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật và chức năng của các bộ phận trên cơ thể.

- Rèn kỹ năng trả lời tròn câu, khả năng diễn đạt mạch lạc.

- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ có ý thức tham gia vào gjờ học, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

2. Chuẩn bị:

- Máy tính, các slide hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể

- Xắc xô, que chỉ

- Lọ hoa, một số bông hoa

3. Tiến hành:

*Ổn định:

- Cho trẻ vận động bài hát: “Bé khỏe, bé ngoan”

- Cô hỏi trẻ:

+ Các con vừa vận động bài hát gì?

+ Trong bài hát nói về gì?

+ Như thế nào gọi là bé khỏe, bé ngoan?

+ Theo con, làm thế nào để cơ thể chúng ta khỏe mạnh?

+ Vì sao chúng ta phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ cho cơ thể được khỏe mạnh?

- Các bộ phận trên cơ thể chúng ta rất có ích, hôm nay cô và các con cùng khám phá và trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể

 

doc3 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐẠI LÃNH
	 CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN
 ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC BỘ PHẬN 
 TRÊN CƠ THỂ BÉ
 GIÁO VIÊN : TRẦN THỊ THANH THẢO 
	 LỚP : NHỠ B1
Năm học: 2015- 2016
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật và chức năng của các bộ phận trên cơ thể. 
- Rèn kỹ năng trả lời tròn câu, khả năng diễn đạt mạch lạc.
- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ có ý thức tham gia vào gjờ học, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
- Máy tính, các slide hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể
- Xắc xô, que chỉ
- Lọ hoa, một số bông hoa
3. Tiến hành:
*Ổn định:
- Cho trẻ vận động bài hát: “Bé khỏe, bé ngoan”
- Cô hỏi trẻ: 
+ Các con vừa vận động bài hát gì?
+ Trong bài hát nói về gì?
+ Như thế nào gọi là bé khỏe, bé ngoan?
+ Theo con, làm thế nào để cơ thể chúng ta khỏe mạnh?
+ Vì sao chúng ta phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ cho cơ thể được khỏe mạnh?
- Các bộ phận trên cơ thể chúng ta rất có ích, hôm nay cô và các con cùng khám phá và trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể 
*Hoạt động 1: Trò chuyện về các bộ phận trêncơ thể.
 - Cho trẻ xem slide và đàm thoại:
 - Đây là bộ phận nào của cơ thể?
 - Đầu có gì?
* Đôi mắt.
+ Đây là gì? 
+ Có bao nhiêu con mắt, mắt để làm gì? ( Mắt để nhìn mọi vật xung quanh)
+ Khi nhắm mắt chúng mình có nhìn thấy gì không ? 
+ Mở mắt ra chúng mình nhìn thấy gì? 
- Giáo dục : Muốn giữ cho đôi mắt luôn sáng chúng mình phải làm gì? 
* Cái tai:
- Cô gõ xắc xô và hỏi trẻ nghe thấy tiếng gì? 
 + Nhờ bộ phận nào mà con nghe thấy ?
 + Tai của của con đâu? 
 + Chúng ta có mấy cái tai? 
 + Tai có tác dụng gì? 
 - Cho trẻ bịt tai và hỏi: Các con có nghe thấy gì không? 
- Cho trẻ nhắc lại ích lợi của đôi tai.
* Cái mũi. 
- Cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”. Cô đưa ra bình hoa thơm.
+ Đây là cái gì? 
+ Nhờ đâu mà chúng mình biết bông hoa có mùi thơm?
 + Mũi có tác dụng gì? 
 - Mũi dùng để thở, để ngửi và phân biệt được các mùi khác nhau. Vì vậy hàng ngày chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như: Không được cho tay, hột hạt vào mũi..
* Cái miệng. Cô cho trẻ chơi trò chơi : “Uống nước chanh” 
- Chúng mình vừa uống bằng gì ?
- Miệng để làm gì? 
- Miệng có đặc điểm gì? 
- Răng dùng để làm gì?
- Cô củng cố lại: Nhờ có miệng, có lưỡi, có răng mà chúng ta mới nói được, đọc thơ, kể chuyệnvà giúp chúng ta phân biệt được các vị chua, cay, mặn, ngọt
 + Chúng mình phải làm gì để bảo vệ răng miệng? 
- Cô khái quát: Mắt, mũi, miệng, tai cũng gọi là các giác quan
* Tay:
 - Cho trẻ chơi “Giấu tay” 
 - Tay để làm gì?
 - Chúng mình có mấy tay? 
- Cô nói đặc điểm của tay cho trẻ biết, nói đến đâu cô chỉ cho trẻ biết: Bắp tay, khuỷu tay, cánh tay, cổ tay, bàn tay..
* Chân: 
- Đây là cái gì? 
- Chân có tác dụng gì?
- Chân có đặc điểm gì?
=> Trên cơ thể chúng ta bộ phận nào cũng quan trọng như mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để thở, miệng để nói và ăn, tay để cầm nắm các đồ dùn, đồ chơi, chân để đứng, đi, chạy, nhảy
- Vì vậy muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các cháu phải làm gì?
* Giáo dục trẻ: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh hàng ngày các cháu ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như: thịt, cá, tôm, cua, trứng và ăn đầy đủ các loại rau, quả, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
Hoạt động3: *Trò chơi: “ Bé thông minh”
 - Cô cho trẻ xem các bộ phận cơ rheer trên slide và đặt câu hỏi về chức năng của bộ phận đó, trẻ sẽ chọn bức tranh nói về chức năng của bộ phận cơ thể đó. Đội nào rung xắc xô trước sẽ được quyền trả lời, đội nào trả lời đúng thì được tặng 1 bông hoa.
- Luật chơi: Chỉ được rung xắc xô sau khi cô nêu câu hỏi.
- Cô nhận xét sau khi trẻ chơi, tuyên dương đội có nhiều câu trả lời đúng
* Kết thúc : Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

File đính kèm:

  • docKPKH_tim_hieu_cac_bo_phan_co_the_be.doc
Giáo Án Liên Quan