Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Trò chuyện về một số loại cây

I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:

- Trẻ đến lớp cô vui vẻ đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh về những điều cần thiết về trẻ

- Trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh về một số loại cây, nhắc nhở trẻ biết giữ ấm

cơ thể khi mùa đông đến.

- Điểm danh trẻ

II. Thể dục buổi sáng:

- Các cháu tập theo nhạc nhịp nhàng bài tập theo chủ đề

- Các động tác tay – chân – bụng – bật kết hợp các dụng cụ thể dục

 

docx8 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Trò chuyện về một số loại cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 22 tháng 05 năm 2020
Chủ đề nhánh: MỘT SỐ LOẠI CÂY
Hoạt động có chủ đích: KPKH
Đề tài: Trò chuyện về một số loại cây
I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
- Trẻ đến lớp cô vui vẻ đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh về những điều cần thiết về trẻ
- Trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh về một số loại cây, nhắc nhở trẻ biết giữ ấm
cơ thể khi mùa đông đến.
- Điểm danh trẻ
II. Thể dục buổi sáng:
- Các cháu tập theo nhạc nhịp nhàng bài tập theo chủ đề
- Các động tác tay – chân – bụng – bật kết hợp các dụng cụ thể dục
III. Hoat động ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đi dạo, quan sát thiên nhiên và nêu cảm nhận của mình về thời tiết, thiên
nhiên.
- Trẻ biết tên các trò chơi và hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi vận động, trò chơi dân
gian, chơi liên hoàn
b. Kỹ năng:
- Rèn kỷ năng quan sát chú ý ở trẻ
- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ qua các trò chơi.
c. Thái độ:
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, hứng thú tham gia các trò chơi,
biết chơi đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Vị trí quan sát, sân sạch sẽ.
- Bóng, rổ, vòng, chai
3. Cách tiến hành.
- Dạo chơi, quan sát TC về thiên nhiên, thời tiết, về chủ đề nhánh: Một số loại cây
- LQBM: Cây xanh và môi trường sống
* TCVĐ: Bỏ lá
- Mục đích giúp trẻ phát triển cơ bắp, rèn phản xạ nhanh.
- Phân tích cách chơi luật chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô giới thiệu luật chơi
và cách chơi: cho 1 trẻ chạy xung quanh vòng tròn, tay cầm cành lá và sẽ đặt sau lưng
một bạn bất kỳ. Một bạn khác đội mũ chóp kín che mắt sẽ đi tìm lá. Cô quy định “khi
nào cả lớp hát nhỏ, bạn đội mũ đi tìm lá. Khi cả lớp hát to, nơi đó có giấu lá, bạn đội
mũ đứng lại để tìm lá. Nếu bạn chưa tìm được, cả lớp tiếp tục hát nhỏ cho tới khi bạn
đến chỗ có giấu lá, cả lớp lại hát to.
- Cần khen ngợi trẻ kịp thời
* TCDG: Trồng nụ trồng hoa
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi. Cô cho trẻ đứng vòng tròn và chơi trò chơi gieo
hạt nghe cô nói trẻ làm các động tác: Gieo hạt – nảy mầm – 1 cây – 2 cây – 1 nụ 2 nụ -
1 hoa – 2 hoa – mùi hương thơm ngát – 1 qủa – 2 quả - gió thổi – cây rung – lá rụng co
cho trẻ chơi nhiều lần
* Chơi tự do: Vẽ tự do, chơi liên hoàn, ném vòng cổ chai, chơi với nguyên vật liệu mở.
- Cô giới thiệu với trẻ các nhóm chơi
- Trẻ chơi theo nhóm.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Nhận xét và kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét chung, khen những bạn chơi ngoan, đúng, nhắc nhở những bạn 
chơi chưa đúng và chưa ngoan lần sau chú ý hơn.
IV. Hoạt động có chủ đích : Khám phá khoa học: Trò chuyện về một số loại cây
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên và nhận xét những đặc điểm rõ nét (Về cấu tạo, màu sắc, hình
dạng) của một số loại cây
- So sánh và phân biệt những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại cây
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, kỹ năng so sánh
- Trẻ nói đủ câu, đủ từ, chính xác, rõ ràng, mạch lạc
- Luyện tập cách diễn đạt bằng lời
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức tổ chức trong giờ học
- Biết được ích lợi của cây xanh đối với đời sống con người
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh
II. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: Trong lớp học
- Đồ dùng phương tiện:
+ Giáo án điện tử
+ Một số cây xoài, ngọc lan, hoa hồng, vòng thể dục
III. Phương pháp:
- Luyện tập
- Dùng lời
IV. Tiến trình hoạt động có chủ đích:
* HĐ 1: Trò chuyện:
- Cả lớp hát bài: “Em yêu cây xanh”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về ai?
- Bạn nhỏ thích làm gì?
- Các con ạ, ước mơ của các bạn nhỏ là rất thích trồng được nhiều cây xanh đấy. Các
con có biết trồng cây xanh để làm gì không?
- Các con ạ! Trong thiên nhiên có rất nhiều cây xanh. Cây thì cho bóng mát, cây làm
cảnh, cây cho hoa thơm, trái ngọt để ăn. Chính vì vậy mà chúng ta ai cũng yêu cây
xanh. Từ tình yêu đó mà hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu và trò chuyện về một số
loại cây nhé!
* HĐ 2: Quan sát -Đàm thoại
- Bạn nào có thể kể một số loại cây mà con biết nào? (Trẻ kể)
- Vậy bây giờ chúng mình cùng xem clip những cây xanh xung quanh mình nhé!
* Quan sát cây xoài:
- Cô có hình ảnh cây gì đây?
- Ai biết gì về cây xoài (Trẻ kể)
- Cây xoài có những bộ phận gì?(Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả)
- Thân cây ntn? (to hay nhỏ)
- Lá cây ntn? (to, dài)
- Hoa của cây xoài ntn? (hoa nhỏ, mọc thành chùm)
- Các con đã được nhìn thấy quả xoài chưa?
- Quả xoài ntn? Có màu gì? Khi chín màu gì?
- Các con đã được ăn quả xoài chưa? Xoài có vị gì?
- Người ta trồng cây xoài để làm gì?
- Xoài là loại cây gì?
- Cây xoài là loại cây vừa cho chúng ta quả ngọt để ăn, vừa cho chúng ta bóng mát nữa đấy
- Ngoài cây xoài ra các con còn biết loại cây ăn quả nào nữa? (Cây cam, cây chôm
chôm, cây mận, cây bưởi)
* Quan sát cây ngọc lan:
- Cô có cây gì nữa đây?
- Ai biết gì về cây ngọc lan?
+ Cây ngọc lan có gì đây?
+ Thân cây và lá cây ntn? Có màu gì? (Thân thẳng, lá to dai, có màu xanh
- Cây ngọc lan là loại cây thân thẳng, lá to dài, có hoa thành chùm, có mùi rất thơm
- Cây ngọc lan trồng để làm gì?
- Cây sống được nhờ đâu?
- Các con ạ, cây sống được là nhờ bộ rễ ăn sâu dưới lòng đất để hút chất dinh dưỡng
nuôi cây, cây sống được nhờ nước và ánh sáng. Các con phải chăm sóc và tưới nước
cho cây
- Ngoài cây ngọc lan cho bóng mát các con còn biết cây gì cho bóng mát nữa? (Cây
bàng, cây phượng, cây trứng cá)
* Quan sát cây hoa hồng:
- Cô có cây gì đây?
- Ai có nhận xét gì về cây hoa hồng?
- Cây có những bộ phận gì?
- Thân cây, (lá, nụ, hoa) ntn?. Hoa có màu gì?
- Hoa hồng có rất nhiều màu đúng không nào?
- Vậy hoa hồng dùng để làm gì? (Hoa dùng để trang trí, làm đẹp cho nhà của...)
- Ngoài cây hoa hồng ra các con còn biết có những loại cây gì cho hoa nữa? (Hoa cúc,hoa đồng tiền, hoa ly)
* So sánh sự giống và khác nhau giữa cây xoài và cây hoa hồng
* Mở rộng: Ngoài các loại cây cho ta quả, cây cho bóng mát và cây cho hoa ra, các
con còn biết có những loại cây gì nữa? (Cây cho gỗ, cây làm cảnh)
+ Cây cho gỗ: Cây thông, cây xoang, cây xưa
+ Cây làm cảnh: Cây xanh, cây si
* Giáo dục: Các con ạ, tất cả các các loại cây này tuy khác nhau về đặc điểm, cấu tạo,
kích thước nhưng chúng đều là những loại cây rất có ích cho con người, mang đến cho
con người hoa thơm, trái ngọt và còn góp phần làm cho môi trường chúng ta xanh,
sạch, đẹp. Vì vậy nhà bạn nào có trồng cây các con phải biết chăm sóc cây, tưới nước
cho cây. Không được hái hoa, bẻ cành nhớ chưa nào?
*HĐ3: Trò chơi:
TC: “Trồng cây”
- Hai đội chơi, mỗi đội 4 trẻ, các cháu sẽ bật qua vòng thể dục lên chọn và trồng cây
theo yêu cầu của cô. Trong thời gian một phút đội nào trồng được nhiều hơn đội đó thắng cuộc
* TC: Lá tìm cây
- Các con vừa đi vừa hát và mỗi bạn sẽ lấy cho mình 1 lá cây. Khi cô nói “lá tìm cây”
thì bạn nào có lá cây nào thì chạy nhanh về cây đó
Kết thúc hoạt động : Đọc thơ “Cây dây leo”
Chơi chuyển tiếp: Chơi nhẹ nhàng
V. Hoạt động góc:
* Góc xây dựng: Xây vườn cây
- Yêu cầu: Trẻ dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây được công viên và sắp xếp theo bố cục mà trẻ nghĩ ra.
- Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp,cây xanh, hoa...
- Tiến hành:
- Cô cho họp lớp hát bài hát: Lý cây xanh
- Chúng ta đang học chủ đề gì? Chủ đề nhánh là gì?
- Trong lớp có những góc chơi gì nào?
- Cô giới thiệu trò chơi mới ở góc xây dựng: Xây vườn cây
- Những ai sẽ chơi ở góc xây dựng? Để xây được vườn cây chúng ta sẽ xây ntn? Chúng
ta sẽ xây gì trước? Xây hàng rào ra sao? Xây hàng rào xong chúng ta làm gì nữa?
những cây xanh các con mua ở đâu? trồng ntn? Trong khuôn viên vườn cây có gì nữa
- Để xây được vườn cây cần những ai? Ai giám sát các chú công nhân xây dựng? Chú kỹ sư làm gì?
- Cho trẻ tự nhận vai chơi, bầu ra 1 bạn làm đội trưởng, 1 bạn làm kỹ sư thiết kế, nhóm
xây dựng. Trẻ cùng hợp tác với nhau để xây vườn cây.
* Góc phân vai: Cửa hàng bán cây giống. Ba mẹ đưa con đi thăm vườn cây
- Yêu cầu: Trẻ thể hiện được vai chơi của mình: Người bán làm gì? Người mua làm gì?Thái độ?.
- Chuẩn bị: Bàn, ghế, đồ dùng đồ chơi một số loại cây giống
- Tiến hành: Cô giúp trẻ phân vai, trẻ biết thể hiện từng vai chơi: Biết sắp xếp các dụng cụ và
 làm công việc đúng với trách nhiệm của mình 
- Cô giúp trẻ phân vai, trẻ biết thể hiện từng vai chơi. Cách tổ chức công việc cho từng thành viên.
* Góc nghệ thuật: Tô,vẽ, cắt dán. Hát múa về chủ đề
- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các kỹ năng vẽ, xé, dán, nặn một số loại cây. Hát tự nhiên,đúng nhịp theo chủ điểm.
- Chuẩn bị: Tranh. Giấy, hồ, bút màu. Phách gỗ, lắc nhạc, máy catset
- Tiến hành : Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, cùng nhau làm ra sản phẩm. Nhóm hát,
vận động với hình thức biểu diễn.
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới cây
- Yêu cầu: Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, khi làm nhẹ nhàng không
làm vây bẩn áo, quần.
- Chuẩn bị: Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi.
- Tiến hành: Chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm nổi
* quá trình chơi:
- Trẻ tự chon góc chơi cho mình
- Cô giúp trẻ thỏa thuận vai chơi
- Trẻ chơi, cô bao quát lớp, tạo tình huống cho trẻ
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét nhóm chơi và sản phẩm của trẻ
- Nhóm nào nhận xét xong cô nhắc trẻ cất dọn đồ chơi ở nhóm mình đúng nơi quy định
VI. Vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa - ăn chiều:
- Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. Rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt,đánh răng.
- Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Trẻ có thói quen trước khi ăn mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi,
không nói chuyện trong khi ăn...
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.
Giới thiệu món ăn xế và động viên trẻ ăn hết khẩu phần của mình.
VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ôn kiến thức cũ: Cây xanh và môi trường sống
- Làm quen kiến thức mới: Vận động: Bật tách khép chân qua 7 ô
- Nêu gương - Bình cờ
VII. Đánh giá
1. Kết quả đạt được sau khi hoạt động trong ngày:
* Ưu điểm:
HĐNT:...
HĐCCĐ:.....
HĐG:......
* Khuyết điểm:.....
2. Những thay đổi cần thiết:.......
3. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (Về sức khoẻ và giáo dục) cần quan tâm chăm
sóc, giáo dục riêng (có thể hợp tác với gia đình):
 **********************

File đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 4 tuoi_12896174.docx