Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Truyện Thần sắt - Năm học 2022-2023

I. Mục đích - Yêu cầu:

* Trẻ nhớ tên truyện “Thần sắt”, các nhân vật trong truyện, trả lời được một số câu hỏi về nội dung truyện.

- Trẻ biết cách trồng hành, trồng tỏi, nhổ cỏ, tưới nước chăm sóc cây.

- Biết thực hiện bài tập trong vở toán.

* Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lac.

- Rèn cho trẻ kỹ năng hoạt động trải nghiệm nghề nông, khéo léo của đôi bàn tay.

- Rèn kỹ năng ngồi học cầm bút đúng tư thế.

* Phát triển ngôn ngữ, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn những sản phẩm lao động và yêu thương kính trọng người lao động.

II. Chuẩn bị:

- Một số dụng cụ nghề nông: xẻng, cuốc, liềm

- Slise truyện “Thần sắt”.

- Sân khấu rối.

- Hành tỏi, rổ đựng, dụng cụ tưới cây, các sản phẩm nghề nông.

- Vở bé làm quen với toán, bút chì, sáp màu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Truyện Thần sắt - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2022
GIÁO ÁN KIỂM TRA CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
I. Mục đích - Yêu cầu:
* Trẻ nhớ tên truyện “Thần sắt”, các nhân vật trong truyện, trả lời được một số câu hỏi về nội dung truyện. 
- Trẻ biết cách trồng hành, trồng tỏi, nhổ cỏ, tưới nước chăm sóc cây.
- Biết thực hiện bài tập trong vở toán.
* Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lac.
- Rèn cho trẻ kỹ năng hoạt động trải nghiệm nghề nông, khéo léo của đôi bàn tay.
- Rèn kỹ năng ngồi học cầm bút đúng tư thế.
* Phát triển ngôn ngữ, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn những sản phẩm lao động và yêu thương kính trọng người lao động.
II. Chuẩn bị:
- Một số dụng cụ nghề nông: xẻng, cuốc, liềm
- Slise truyện “Thần sắt”.
- Sân khấu rối.
- Hành tỏi, rổ đựng, dụng cụ tưới cây, các sản phẩm nghề nông.
- Vở bé làm quen với toán, bút chì, sáp màu.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1. Hoạt động học:
Truyện: Thần sắt.
a. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Xin nhiệt liệt chào mừng các con đến với chương trình: “Bé yêu truyện kể” ngày hôm nay.
- Để mở đầu chương trình xin mời các con cùng hát bài hát: Tía má em. 
- Trong bài hát nói về ai? Khi nhắc tới nghề nông dân chúng ta nghĩ ngày tới dụng cụ nghề nông là những cái gì?
- Hôm nay bác nông dân gửi đến cho các con 1 món quà, chúng mình khám phá món quà của bác nhé.
- Đây là cái gì? Dùng để làm gì, ai thông minh thử đoán xem cái cuốc, xẻng này được làm bằng nguyên vật liệu gì?
+ Bạn nào biết sắt có từ đâu?
- Để biết nguồn gốc của sắt có từ đâu thì các bạn hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Thần sắt” chuyện cổ của dân tộc Thái nhé!
b.Hoạt động 2: Nghe kể chuyện “Thần sắt”
- Cô kể lần 1 thể hiện diễn cảm.
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những ai?
- Kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh.
- Đàm thoại: 
+ Ngày xưa, có 1 anh nông dân sống 1 mình trong túp lều ven rừng, anh không có sắt để làm dao, làm cày, cuốc nên phải chặt cây bằng đá, đào đất bằng que, anh chăm chỉ làm lụng nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Một hôm anh ngủ mơ thấy ai?
+ Ông bụt đã nói gì với anh nông dân.(Ngày mai có 3 người đến xin ngủ nhờ, con hãy cho họ ngủ đừng ngại nhà cửa chật chội.)
+ Người nào đến xin anh nông dân cho ngủ nhờ đầu tiên?(người mặc áo vàng, cưỡi ngựa vàng)
+Người toàn thân dát vàng nói với anh nông dân thế nào?(Đêm nay ta ngủ ở đây, ngươi mau mau thu xếp chỗ cho ta)
+Anh nông dân trả lời ra sao?(Lều rách của tôi không xứng đáng cho người ngủ, xin người đi chỗ khác cho)
+Ai xin anh nông dân cho ngủ nhờ nữa?(người mặc áo trắng, cưỡi ngựa trắng)
+Anh nông dân có cho người đó ngủ nhờ không? 
+ Tại sao anh lại cho người thứ 3 ngủ nhờ?(vì anh thấy người đó hiền lành, giản dị)
+ Sáng hôm sau, chuyện lạ gì xảy ra?( thấycục sắt đen sì)
+ Khi nhìn thấy cục sắt, anh nông dân nghĩ gì?(Đoán rằng, người đó là thần sắt, còn người mặc áo vàng và áo bạc là thần vàng và thần bạc)
+ Sau đó anh làm gì?(Lấy sắt làm cày, cuốc, dao)
+ Từ đó, cuộc sống của anh như thế nào?(ấm no)
- Qua câu chuyện này các con có biết nghề gì tạo ra những cái cuốc cái, cái liềm không?
- Giáo dục : Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi ngành nghề đều có những công việc khác nhau và làm ra những sản phẩm khác nhau, phải biết yêu thương, kính trọng, các nghề nhé.
- Trò chơi: Cuốc đất.
c. Hoạt động 3: Xem rối sa bàn
- Cô tặng cho lớp mình 1 vở kịch rối về câu chuyện: Thần sắt, nào chúng mình cùng đón xem nhé.
d. Kết thúc: 
- Cô và trẻ cùng hát bài hát: Tía má em, chuyển hoạt động.
2. Hoạt động ngoài trời.
* HĐCMĐ : Bé tập làm nông dân.
- Cô cho trẻ ra khu thư viện xanh của trường, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề nhánh.
- Bác nông dân thường làm những công việc gì? Bác trồng hành, tỏi, rắc chấu, tưới nước như thế nào?
- Chúng mình cùng tập làm bác nông dân tí hon nhé?
- Vậy bây giờ cô và chúng mình cùng trồng hành, tỏi sau khi trồng xong thì hãy rắc chấu lên sau đó tưới nước nhé.
- Cô cho trẻ tự lựa chọn công việc, bao quát hướng dẫn giúp đỡ trẻ.
- Giáo dục nhận xét tuyên dương trẻ.
* Trò chơi vận động: Nhà nông đua tài.
- Cô nêu cách chơi: Chia thành 2 đội thử thách của 2 đội là bật qua suối nhỏ chuyển lương thực về kho giúp bác nông dân, mỗi lượt các thành viên trong đội sẽ chỉ được lấy 1 sản phẩm. Sau khi bản nhạc kết thúc cô sẽ cùng kiểm tra xem đội nào mang được nhiều sản phẩm về nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Bao quát trẻ khi chơi.
- KT: Nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.
* Chơi tự do.
Cô chú ý bao quát nhắc trẻ khi chơi. 
3. Hoạt động chiều.
* Trò chơi dân gian: Con nhện
- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần..
* Làm bài tập trong vở toán: 
- Cô sắp xếp cho trẻ chỗ ngồi phù hợp.
- Hướng dẫn trẻ các tư thế ngồi thẳng lưng, đầu không cúi sát, tay phải cầm bút, tay trái giữ vở.
- Cho trẻ làm bổ sung bài tập trong vở bé làm quen với toán: Gọi tên và đếm số lượng các đồ vật trong mỗi nhóm.
- Cô quan sát nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế.
- Giáo dục trẻ.
* Bình cờ cuối ngày.
-Trẻ quan sát.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ tự trả lời theo suy nghĩ .
-Trẻ lắng nghe và trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi.
-Trẻ lắng nghe
.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe và thực hiện.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chú ý.
- Trẻ thực hiện.
* Đánh giá trẻ hằng ngày:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_truyen_than_sat_nam_hoc_2022.doc
Giáo Án Liên Quan