Kế hoạch lớp chồi - Tuần 2 - Chủ đề nhánh: Vườn cây của bé

• Ổn định trẻ xếp hàng theo đội hình vòng cung, hàng ngang.

 Khởi động: Thực hiện các động tác xoay cổ, cánh tay, vai, hông, đầu gối, chạy nhón chân, nhấc cao đùi, đá chân ra sau.

 Trọng động: 5 động tác TDS

• Hô hấp:

+ N1: Hai tay đưa lên miệng làm động tác thổi bóng.

• Tay vai:

+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.

+ N2: Hai tay đưa lên cao.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.

• Chân:

+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.

+ N2: Khuỵu chân về trước.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.

 

docx19 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lớp chồi - Tuần 2 - Chủ đề nhánh: Vườn cây của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MNTT THÁI QUANG
LỚP: CHỒI 2
KẾ HOẠCH TUẦN 2
 CHỦ ĐỀ NHÁNH:VƯỜN CÂY CỦA BÉ. 
Từ ngày 20 đến ngày 25/2/2017
NỘI DUNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
 THỨ NĂM
THỨ SÁU
THỨ BẢY
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ cuối tuần của bé.
Trò chuyện với trẻ về cảm xúc của bé.
Trò chuyện về cách giữ gìn và bảo vệ cơ thể bé luôn khỏe mạnh.
Cho trẻ nghe nhạc bài hát trong chủ đề Và cùng trò chuyện về nội dung bài hát.
Trò chuyện với trẻ về tranh dán các loại thực phẩm giành cho bé.
Hướng dẫn trẻ thực hiện kỹ năng xếp dồ dùng cá nhân gọn gàng.
Thể dục sáng
Ổn định trẻ xếp hàng theo đội hình vòng cung, hàng ngang.
Khởi động: Thực hiện các động tác xoay cổ, cánh tay, vai, hông, đầu gối, chạy nhón chân, nhấc cao đùi, đá chân ra sau.
Trọng động: 5 động tác TDS
Hô hấp:
+ N1: Hai tay đưa lên miệng làm động tác thổi bóng.
Tay vai:
+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.
+ N2: Hai tay đưa lên cao.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Chân:
+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.
+ N2: Khuỵu chân về trước.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Bụng lườn:
+ N1 –N3: Giơ hai tay lên cao
+ N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Bật:
+ N1 –N3: Bật tách chân, hai tay sang ngang.
+ N2: Bật chụm chân, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Hồi tĩnh: Trẻ vận động, hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài chicken dance.
Hoạt động học
Thể dục:
Trèo thang hái quả.
Kpkh:Cây xanh quanh bé 
Thơ:Cây dây leo.
Toán:
Ôn so sánh chiều cao của 3 cây.
Tạo hình:Vẽ cây xanh.
Âm nhạc:
DH: Em yêu cây xanh.
NH: Lý cây đa.
Rèn các kỹ năng đã học trong tuần.
- Tập cho trẻ thực hiện tốt kỹ năng tự giác chào khi có khách vào lớp.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát cây xanh trong sân trường.
-Chơi tự do.
HĐ ngoại khóa: Học võ.
Phòng TC: Ôn luyện vận động Đi trên băng ghế.
Phòng thư viện
HĐ ngoại khóa: Đá bóng
Cho trẻ chơi TCDG: Bịt mắt bắt dê, Lùa vịt.
Hoạt động góc
*Góc phân vai : Cửa hàng bán bán hạt giống, cây cảnh, cây giống..
+ Y + Yêu cầu: Khi chơi trẻ biết nhập vai chơi và thể hiện được nội dung.
+ Chuẩn bị: Một số loại cây bịch hạt cho trẻ đóng gói và tiền giả vờ cho trẻ chơi.
+ Cách tiến hành: Gợi ý trẻ cách bố trí, bày biện cửa hàng, gợi ý trẻ giao tiếp giữa các vai chơi với nhau. Trẻ biết sắp xếp cửa hàng gọn gàng. Biết giới thiệu sản phẩm mà trẻ bán. Biết trả giá khi mua hàng, biết trả tiền thừa cho khách, biết giao tiếp giữa các vai chơi.
*Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh, xây vườn cây ăn quả.
+ Y + Yêu cầu: Trẻ biết xếp chồng, xếp cạch các khối gạch để tạo thành mô hình đẹp theo ý tưởng của trẻ.
 + Chuẩn bị: Một số cây xanh, gạch gỗ, hộp sữa, hộp có nhiều kích thước khác nhau,. 
+ C + Cách tiến hành: Cô gợi ý trẻ phân công công việc với nhau, gợi ý trẻ bố trí mô hình cân đối, đẹp mắt, gợi ý trẻ giao tiếp trong nhóm. Trẻ biết phân chia công việc cho nhau, biết giao tiếp khi xây, biết bố trí công trình đẹp mắt, xây nhiều khu vực, biết sắp xếp các khu vực công viên cây xanh, vườn cây ăn quả và trang trí đẹp mắt. Xây công viên cây xanh có cây, hoa chen lẫn cây, cỏ. Biết kết hợp với góc khác khi chơi.
*Góc học tập: So sánh chiều cao của 3 cây.
+ Y + Yêu cầu: Trẻ biết so sánh chiều cao của 3 cây..
+ Chuẩn bị: Các hình ảnh về cây xanh,...
+ Cách tiến hành: Cho trẻ chọn hoạt động mình muốn thực hiện,hướng dẫn trẻ cùng nhau làm tốt hoạt động mình đã chọn.
*Góc Nghệ thuật: 
*Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, làm một số loại cây xanh bằng mút xôp, bịch ni lông, giấy màu, đất nặn.
+ Yêu cầu: Trẻ tự chọn hoạt động và tạo ra sản phẩm theo ý thích của trẻ.
+ Chuẩn bị: Tranh tô màu,màu sáp, bút lông, bút màu cho trẻ vẽ, đất nặn, một số nguyên liệu mở như mút xốp, ni long cho trẻ thực hiện...
+ Hướng dẫn cách chơi: Gợi ý cho trẻ chọn nhiều hoạt động tạo hình phong phú, khuyến khích, tạo hứng thú cho trẻ tạo ra sản phẩm phong phú cho chủ đề.
Góc thiên nhiên :Chăm sóc cây có trong góc thiên nhiên của lớp.
+ Chuẩn bị: Bình tưới, thau nước, sọt đựng rác, khăn lau, đồ chơi chăm sóc cây.
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ quan sát goc thiên nhiên và nêu ích lợi của cây xanh, trẻ dùng các đồ dùng và cùng nhau chăm sóc cây. Cô giáo dục c/c một cách kịp thời.
Cách tổ chức: 
THỎA THUẬN CHƠI:
Cô dẫn dắt:
Tạo hứng thú cho trẻ bằng bài hát:
Cô giới thiệu góc chơi
Cô mời trẻ vào góc chơi mà trẻ thích. Cô hướng dẫn, bao quát trẻ
Quá trình chơi: côphân công bao quát trẻ đầu giờ
Nhận xét chơi:
Nhận xét từng góc chơi
Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi 
Kết thúc: cho trẻ thu dọn sắp xếp đồ chơi vào đúng nơi quy định
Vệ sinh, ăn, ngủ 
- Tập thói quen tự rửa tay, lau mặt trước và sau khi ăn.
- Hướng dẫn trẻ không ngậm bàn chải sau khi đã đánh răng xong.
- Cô giới thiệu món ăn cho cháu biết, nhắc nhở cháu ăn hết suất, hết phần, không làm rơi vãi, khi ăn không nói chuyện, không đùa nghịch.
Sinh hoạt chiều.
- TCHT “ Đoán xem cây gì?
Làm quen bài thơ cây dây leo.
Cho trẻ làm quen kỹ năng vẽ cây xanh.
Nha học đường: Cách bảo vệ răng.
TCHT: Cây nào hạt nấy.
Trò chuyện về ích lợi của cây xanh.
Làm Bài tập sách toán
Tập văn nghệ.
Nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
Trẻ chơi tự do với sự hướng dẫn và bao quát của cô
Cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ cá biệt trong ngày.
Đề nghị (nhắc nhở) phụ huynh thường xuyên kết hợp rèn các kỹ năng cho trẻ cùng với giáo viên.
Đánh giá cuối ngày.
Giáo viên lập kế hoạch
 Vũ Thị Nghĩa
MNTT THÁI QUANG Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2017
LỚP: CHỒI 2
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: TRÈO THANG HÁI QUẢ.
I.Yêu cầu: 
- Dạy trẻ biết thực hiện kỹ năng vận động trèo lên xuống thang đúng cách. Biết tham gia trò chơi theo đúng luật chơi.
- Biết trèo lên xuống thang liên tục, phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng , khéo léo. Luyện khả năng tập trung chú ý khi thực hiện vận động kết hợp với hoạt động nhận thức. Phát triển cơ quan vận động, rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn và bền bỉ khi luyện tập.
II.Chuẩn bị:
- Sàn tập an toàn, sạch sẽ. Hai thang leo vừa tầm với trẻ, quả treo trên dây.
- trống lắc, nhạc bài hát: Vườn cây của ba.
.
III.Tiến trình hoạt động:
1.Ổn định: 
Cho trẻ cùng chơi với cô trò chơi: Trồng cây.
Cây cho chúng ta những loại quả nào?
- Lúc quả chín nhà con thu hoạch quả trên cao bằng cách nào?
- Để lớn lên các con biết trèo thang hái quả giúp ông bà, bố mẹ, bây giờ cô dạy các con cách trèo thang.
     - Hỏi lại trẻ tên vận động.
 2.Nội dung:
Hoạt động 1.Khởi động:	
- Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường theo lời bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.
Hoạt động 2 .Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Trẻ tập các động tác sau theo nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau”.
Động tác hô hấp: Thổi bong bóng.( 4 lần)
Tay vai:
+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.
+ N2: Hai tay đưa lên cao.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Thực hiện 2 lần x 8 nhịp
Chân:
+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.
+ N2: Khuỵu chân về trước.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Thực hiện 4 lần x 8 nhịp
Bụng lườn:
+ N1 –N3: Giơ hai tay lên cao
+ N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Thực hiện 2 lần x 8 nhịp
Bật:
+ N1 –N3: Bật tách chân, hai tay sang ngang.
+ N2: Bật chụm chân, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
 Thực hiện 2 lần x 4 nhịp.
C/c thấy cơ thể mình khỏe chưa? Vậy mình cùng tham gia tập luyện nhé.
* Vậnđộng: Trèo lên xuống thang.
Các cháu tập theo đội hình: 
 * * * * * * * * * * *
 * 
 * * * * * * * * * * * *
 - Trò chuyện với trẻ: 
 + Với những loại quả trồng trên cao quá thì làm sao hái được nhỉ ?
 + Phải trèo thang thế nào cho khéo?
- Để làm tốt bài tập này các con hãy chú ý xem cô làm mẫu nhé.
Cô thực hiện mẫu lần đầu.
- Cô mời một cháu khá lên trèo, kết hợp cô hướng dẫn.
- TTCB: Hai tay nắm thành thang, mắt nhìn lên trên.
- TH: Lần lượt trèo lên theo cách bước liên tục, chân nọ tay kia, cứ thế trèo đến nấc thang cao nhất rồi trèo xuống về đứng cuối hàng.
- Cô mời hai cháu lên thực hiện thử.
- Lớp thực hiện.
- Mỗi lần thực hiện hai trẻ cho đến khi hết lớp, cô quan sát sửa sai, động viên trẻ tự tin, trèo nhanh dần, tuyên dương trẻ.
- Những lần sau cho trẻ chơi "Trèo thang hái quả" thi đua giữa hai đội.
- Cách chơi: Hai đội có số bạn bằng nhau. Khi chơi mỗi con thi đua trèo lên thang hái một quả chín rồi bỏ vào giỏ, trèo trở xuống, đến bạn khác trèo tiếp. Trò chơi kết thúc, đội nào hái được nhiều quả hơn đội đó thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi, khen đội nhiều quả hơn, trèo đúng động tác.
Giáo dục trẻ mạnh dạn tham gia thực hiện tốt vận động.
*Trò chơi vận động: Cô giới thiệu trò chơi "Chuyền quả"
Cách chơi: Trẻ đứng hai đội hai hàng dọc, trẻ đứng đầu cầm quả chuyền sang trái xuống bạn tiếp theo và cứ thế cho đến bạn cuối cùng. Người cuối cùng sẽ cầm quả lên đầu hàng và chuyền qua phải. Cứ thế cho đến khi trò chơi kết thúc. Khi chơi đội nào không làm rơi quả, không chuyền nhảy cóc, đội đó thắng.
- Tổ chức trẻ chơi 2 - 3 lần.
2.3Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cho trẻ vận động theo nhạc chicken dace.
3/ Kết thúc: 
Cô nhận xét tuyên dương trẻ . Hỏi lại tên đề tài.
Cho c/c hít thở nhẹ nhàng, chơi trò chơi: Uống nước cam.
MNTT THÁI QUANG
LỚP: CHỒI 2 Thứ ba, ngày 21 tháng 2 năm 2017
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: CÂY ANH QUANH BÉ.
I.Yêu cầu: 
- Trẻ gọi đúng tên, nói được đặc điểm về cấu tạo bên ngoài, ích lợi, tác hại và điều kiện sống của cây.
- Trẻ biết so sánh, nhận xét được những điểm giống và khác nhau của hai loại cây.
II .Chuẩn bị:
- Máy tính, tivi kết nối máy tính
đĩa nhạc về bài hát “Em yêu cây xanh”.
	- Hai chậu gieo hạt: Một chậu hạt nảy mầm, một chậu không nảy mầm.
	- Lô tô về các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ.
III. Tiến trình hoạt động:
1/ Ổn định:
- Cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”.
+ Các con vừa hát bài hát nói về điều gì?
+ Vậy các con biết gì về cây xanh?
- Để tìm hiểu và biết rõ hơn về “Cây xanh” thì cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu và khám phá nhé!
2/ Nội dung: 
 2.1 Hoạt động 1: Bé cùng khám phá
- Chúng mình cùng giải cho cô câu đố này nhé!
“Cây gì thân nhẵn lá xanh
Có buồng quả chín ngọt lành thơm ngon?”
 Đó là cây gì?
* Cho trẻ xem Slide (Cây chuối)
+ Các con biết gì về cây chuối?
+ Cây chuối có đặc điểm gì?
+ Ích lợi của cây chuối ra sao?
* Cho trẻ xem Slide (Cây cam)
+ Con có nhận xét gì về cây cam?
+ Thân và lá như thế nào?
+ Theo các con cây cam thuộc loại nhóm cây có ích hay cây có hại?
- Vậy cây chuối và cây cam đều thuộc loại cây gì?
- Cho trẻ đọc “Cây ăn quả”
- Ngoài hai loại cây ăn quả chúng ta vừa tìm hiểu thì các con còn biết có những loại cây ăn quả nào khác không?
* Cho trẻ xem Slide (Một số loại cây ăn quả khác)
- Có rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Chúng đem đến những trái ngọt và nhiều vitamin rất tốt cho sức khoẻ con người.
- Để có được cây xanh chúng ta cùng quan sát một đoạn Video về quá trình phát triển của cây nhé!
* Cho trẻ xem Slide (Video về sự phát triển của cây).
- Muốn cây sinh trưởng và phát triển được thì cần phải có những yếu tố nào?
- Muốn có cây thì chúng mình phải làm gì?
- Các con cùng làm động tác “Gieo hạt”.
- Vừa rồi các con đã được xem một số hình ảnh và chơi trò chơi về sự phát triển của cây. Cô có một điều bí mật dành cho các con nào chúng ta cùng xem đó là gì nhé.
 2.2 Hoạt động 2: Cho trẻ quan sát 2 chậu cây đã được gieo hạt.
+ Một chậu hạt nảy mầm.
+ Một chậu hạt không nảy mầm.
- Các con có nhận xét gì về hai chậu cây này?
Nếu chăm sóc những hạt mầm này thêm một thời gian nữa thì hạt mầm đó sẽ như thế nào?
- Vậy cây cần gì để lớn? Nếu không có nước, ánh sáng thì cây sẽ như thế nào?
* Giáo dục:
- Chúng mình hãy cùng nhau trồng và chăm sóc thật nhiều cây xanh để cho môi trường sống của chúng ta được trong lành hơn. Vì cây xanh không những cho chúng ta không khí trong lành mà còn cung cấp lương thực, bóng mát và nguồn nguyên vật liệu để phục vụ cho cuộc sống con người.
2.2 Hoạt động 3: Trò chơi: 
* Trò chơi: “Giải câu đố”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi:
“Lược xanh chải tóc mây xanh
Đàn con ỏng bụng ngọt lành nước tiên”
 Là cây gì? (cây dừa)
“Em từ đất mẹ mọc lên
Bé mặc nhiều áo, lớn nên cưởi trần”
 Là cây gì? (cây tre)
“Mẹ con đều mặc áo vàng
Sinh nở đồng làng, họ hàng đông vui”
 Là cây gì? 
* Trò chơi: “Thi xem tổ nào nhanh”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
- Chia trẻ làm hai đội đội nào lấy được nhiều cây ăn quả gắn lên bảng thì đội đó chiến thắng.
3/ Kết thúc:
Cô nhận xét kết quả trò chơi, nhận xét hoạt động
Cho lớp hát và vận động bài hát: lý cây xanh.
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: THƠ – CÂY DÂY LEO.
I.Yêu cầu: 
-Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ : Nói lên sự cần thiết của nước và ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
II .Chuẩn bị:
 - Nội dung bài thơ “ Cây dây leo” trên PPT.
- Câu hỏi đàm thoại.
III.Tiến trình hoạt động:
 1/ Ổn định:
Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt.
C/c nhìn xem hạt lớn lên có những cây nào nhé.( Cho trẻ xem trình chiếu về một số loại cây thân cứng và thân mềm.)
Những cây thân mềm là những cây có đặc điểm gì?
Tác giả Xuân Tửu đã sang tác một bài thơ nói về cây dây leo rất hay, hôm nay c/c cùng đọc với cô nhé.
Cho trẻ nhắc lại đề tài.
 2/ Nội dung: 
 2.1 Hoạt động 1: Trổ tài đọc thơ.
Cô đọc diễn cảm lần 1; kết hợp cùng cử chỉ điệu bộ.
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ của ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2 : Kết hợp xem hình ảnh trên PPt.
Cô khái quát: Bài thơ nói về sự cần thiết của nước và ánh sang đối với cây xanh, nếu cây không có đủ nước và ánh sang thì sẽ không lớn lên được.
- Bài thơ rất là vui chúng mình hãy cùng nhau đọc thuộc bài thơ này nhé!
- Cho cả lớp đọc thơ 2 -3 lần.
- Đọc theo hiệu chỉ tay của cô.
- Đọc theo nhóm.
- Đọc theo cá nhân trẻ.
 2.2 Hoạt động 2: Ai thông minh?
+ Bài thơ nói về cây gì?
+ Câu thơ nào miêu tả cây dây leo khi ở trong nhà?
+ Tại sao cây dây leo lại muốn bò ra cửa sổ?
+ Câu thơ nào cho chúng ta biết điều đó?
+ Khi có đủ nước, ánh sang thì cây sẽ như thế nào?
+ Qua bài thơ giáo dục c/c điều gì?
* Giáo dục trẻ biết yêu quí cây xanh vì ích lợi của cây, không ngắt lá cây, không bẻ cành cây. Thích trồng cây.
 2.3 Hoạt động 3: Bé cùng trổ tài: Trong vòng một đoạn nhạc, nhóm nào ghép xong bức tranh về nội dung bài thơ, và đọc được câu thơ nói về hình ảnh trong tranh vưa ghép được là thắng cuộc.
- Cô bao quát và nhận xét trẻ.
3/ Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương. 
- Cho c/c cùng hát: Con cò bé bé.
Thơ : Cây dây leo. 
Cây dây leo 
Bé tí teo 
Ở trong nhà 
Lại bò ra 
Ngoài cửa sổ 
Và nghểnh cổ 
Lên trời cao 
Hỏi vì sao? 
Cây trả lời: 
- Ra ngoài trời 
Cho dễ thở 
Ngắm nắng gió 
Gội mưa rào 
Cây mới cao 
Hoa mới đẹp 
(Xuân Tửu)
MNTT THÁI QUANG	 Thứ tư, ngày 22 tháng 02 năm 2017
LỚP: CHỒI 2
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: ÔN SO SÁNH CHIỀU CAO CỦA 3 CÂY.
I.Yêu cầu: 
- Trẻ biết so sánh, sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng 
- Biết sử dụng từ ngữ cao nhất – thấp hơn – thấp nhất để diễn tả sự khác nhau về chiều cao của 3 đối tượng
 - Trẻ so sánh và sắp xếp chiều cao của 3đối tượng đúng theo yêu cầu của cô 
II .Chuẩn bị:
- Sa bàn khu trung cư cao tầng( nhà, cây, người)
3 ngôi nhà và 3 cây có chiều cao và màu sắc khác nhau.
- mỗi trẻ 1 rổ có 3 ngôi nhà và 3 cây hoa có chiều cao và màu sắc khác nhau, kích cỡ nhỏ hơn của cô.
- Các khối hộp có chiều cao khác nhau 3 con suối nhỏ. 
 III.Tiến trình hoạt động:
1/ Ổn định:
Cho trẻ cùng chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ để đi đến mô hình.
2/ Nội dung: 
 2.1 Hoạt động 1: : Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng 
- Cô cho trẻ quan sát và nhận xét khu trung cư:
+ Khu Trung cư có những gì?
+ Cho trẻ nhận xét 2 ngôi nhà ở khu trung cư. 
-> Cho trẻ chỉ đâu là nhà cao, đâu là nhà thấp.
- Hỏi trẻ ngoài 2 ngôi nhà có kích thước không bằng nhau còn có đồ vật nào có kích thước không bằng nhau?
- Cho trẻ tìm cây cao, cây thấp.
 2.2: Hoạt động 2: So sánh chiều cao của 3 đối tượng 
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng lấy rổ đồ chơi về chỗ.
- Hỏi trẻ trong rổ có gì?
- Cho trẻ trồng tất cả các cây hoa ra
- Cho trẻ đếm số cây hoa và hỏi trẻ có bao nhiêu cây hoa?
- Hỏi trẻ về màu sắc các cây hoa.
- Cho trẻ so sánh cây hoa vàng với cây hoa đỏ cây nào cao hơn ?
- Cho trẻ so sánh cây xanh với cây vàng cây nào cao hơn?
- Cho trẻ so sánh cây xanh với cây đỏ cây nào cao hơn?
- Hỏi trẻ cây đỏ so với cây xanh và cây vàng ntn?
-> Cô chốt lại: Cây đỏ cao hơn cây xanh và cây vàng, vậy nghĩa là cây đỏ cao nhất.
- Cho trẻ nhắc lại
- Cho trẻ so sánh cây vàng với cây xanh, cây nào thấp hơn?
- Cho trẻ so sánh cây vàng với cây đỏ cây nào thấp hơn?
- Hỏi trẻ cây vàng so với cây xanh và cây đỏ ntn?
- Cây xanh cao hơn cây vàng, cây đỏ lại cao hơn cây xanh 
Vậy cây vàng là cây ntn?
- Cho 2-3 trẻ nhắc lại
-> Cây vàng thấp hơn cây xanh và cây đỏ, vậy nên cây vàng là cây thấp nhất. Cây đỏ cao hơn cây vàng và cây xanh vậy cây đỏ là cây cao nhất, còn cây xanh thấp hơn cây đỏ nhưng lại cao hơn cây vàng vì vậy cây xanh là cây thấp hơn
- Cho 2 – 3 trẻ nhắc lại.
- Cho trẻ chơi nói nhanh và đúng
+ Cô nói màu sắc của cây hoa thì trẻ giơ cây hoa đó lên và nói cao nhất hay thấp nhất. Ngược lại cô nói cây thấp nhất, cao nhất hoặ cao hơn trẻ sẽ nói màu sắc của cây hoa và giơ cây hoa đó lên. 
- Cho trẻ cất các cây hoa vào rổ
- Cho trẻ xếp tất cả những ngôi nhà có trong rổ ra
- Cho trẻ nx về những ngôi nhà
- Cho trẻ xếp những ngôi nhà từ cao đến thấp theo thứ tự từ trái qua phải
- Cho trẻ xếp ngược lại theo thứ tụ từ thấp đến cao, từ phải qua trái
- Cho trẻ lấy những cây hoa ra trồng: Cây cao nhất trồng cạnh ngôi nhà thấp nhất, cây thấp hơn tròng cạnh ngôi nhà thấp hơn, cây thấp nhất trồng cạnh ngôi nhà thấp nhất.
2.3 Hoạt động 3: Luyện tập qua trò chơi: Ai nhanh trí.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội, lần lượt trẻ ở mỗi đội sẽ bật qua suối nhỏ lên lấy các khối hình hộp để xây lên những khu chung cư , mỗi khu chung cư yêu cầu phải có 3 ngôi nhà có sự khác nhau về chiều cao. 
- Luật chơi: Nếu các ngôi nhà giống nhau về chiều cao sẽ không được tính điểm. Sau 1 bản nhạc đội nào xây được nhiều ngôi nhà có kích thước khác nhau thì đội đó chiến thắng. 
- Cô bao quát khi trẻ chơi
3/ Kết thúc:
Hỏi lại tên đề tài.
Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
MNTT THÁI QUANG Thứ Năm, ngày 23 tháng 02 năm 2017
	LỚP: CHỒI 2
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ CÂY XANH( ĐT).
I.Yêu cầu: 
-Trẻ biết cầm viết bằng tay phải vẽ cây bằng cách kết hopwj các kỹ năng vẽ nét thẳng, nét xiên, nét cong,Khi ngồi vẽ không tỳ ngực vào bàn.
II .Chuẩn bị:
- Hình ảnh cái cây.
- Tranh vẽ mẫu.
 - Tập tạo hình, bút màu cho trẻ. 
Tiến trình hoạt động:
 1/ Ổn định:
- Cho trẻ xem ppt hình ảnh của 1 số loại cây. 
- Hỏi trẻ quan sát được cây gì? Các cây có hình dạng như thế nào? 
- Cây xanh mang lại lợi ích gì cho chúng ta? 
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cây xanh? 
- Hôm nay cô sẽ cùng các con vẽ 1 số cây xanh để trang trí lớp mình thêm đẹp nha.
 2/ Nội dung: 
 2.1 Hoạt động 1: Quan sát mẫu, đàm thoại mẫu:
-Các con chú ý xem cô có tranh gì đây?
 -Cây có những đặc điểm nào?
-Lá cây có màu gì?
-Thân cây có màu sắc ra sao?
-Bạn nào cho cô biết muốn vẽ được cái cây ta dùng kỹ năng gì để vẽ?
-Lần 1 : Cô vẽ mẫu cho trẻ xem
-Lần 2 : Cô vẽ và giải thích cách vẽ : Cô cầm viết bằng tay phải, cầm bằng 3 ngón tay. Cô sử dụng kỹ năng vẽ như sau: Vẽ 2 song song từ trên xuống dưới, vẽ 2 nét ngang song song từ trái sang phải tạo thành thân cây, sau đó ở phía trên vẽ thêm nét cong tạo thành tán lá.
-Cô vừa dùng kỹ năng gì để vẽ cái cây? Ai biết?
-Bây giờ các có thích vẽ cây không?
Sau khi vẽ xong các con làm gì? (Tô di màu đều)
-Tô màu các con tô như thế nào?(t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tuan_cay_xanh_2017.docx
Giáo Án Liên Quan