Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động giáo dục âm nhạc - Đề tài: Vận động theo nhạc bài hát: Bánh chưng xanh
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu của bài hát.
-Trẻ biết vận động theo nhạc bài hát “ Bánh chưng xanh ”.
- Trẻ nhớ tên bài hát nghe “ Như hoa mùa xuân ” của nhạc sĩ Tân Huyền và biết lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng theo lời cô hát.
- Trẻ biết nêu cảm nhận của mình về giai điệu bài nghe hát.
- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi “ Ai tinh ai khéo ”.
2. Kỹ năng :
- Trẻ hát thuộc, đúng giai điệu bài hát “ Bánh chưng xanh” của nhạc sĩ Khánh Vinh.
- Rèn kỹ năng hát và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Biết vận dụng vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi .
- Trẻ hưởng ứng, thể hiện cảm xúc khi nghe cô hát .
3. Thái độ :
- Trẻ mạnh dạn , tự tin và hào hứng tham gia hoạt động .
- Trẻ yêu quý những sản vật cảu quê hương , đất nước.
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC Đề tài :NDTT: Vận động theo nhạc bài hát: “ Bánh chưng xanh ” ST : Khánh Vinh NDKH : - Nghe hát “ Như hoa mùa xuân ” ST : Tân Huyền - Trò chơi âm nhạc : Ai tinh ai khéo Lứa tuổi: MGN (4-5 tuổi) Số lượng: 20-25 trÎ Thời gian: 20-25 phút I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu của bài hát. -Trẻ biết vận động theo nhạc bài hát “ Bánh chưng xanh ”. - Trẻ nhớ tên bài hát nghe “ Như hoa mùa xuân ” của nhạc sĩ Tân Huyền và biết lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng theo lời cô hát. - Trẻ biết nêu cảm nhận của mình về giai điệu bài nghe hát. - Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi “ Ai tinh ai khéo ”. 2. Kỹ năng : - Trẻ hát thuộc, đúng giai điệu bài hát “ Bánh chưng xanh” của nhạc sĩ Khánh Vinh. - Rèn kỹ năng hát và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát. - Biết vận dụng vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát. - Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi . - Trẻ hưởng ứng, thể hiện cảm xúc khi nghe cô hát . 3. Thái độ : - Trẻ mạnh dạn , tự tin và hào hứng tham gia hoạt động . - Trẻ yêu quý những sản vật cảu quê hương , đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Địa điểm tổ chức : phòng học - Đội hình dạy trẻ : Ngồi hình chữ u, đứng hàng dọc, theo nhóm - Nhạc bài hát : “ Bánh chưng xanh” ; “ Như hoa mùa xuân ” ; “ Mùa xuân của bé ” . - Đồ dùng : giỏ đựng các các bông hoa; 2 giỏ đựng hoa. III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ 1.Ổn định tổ chức : - Cô hỏi trẻ câu đố về mùa xuân : Mùa gì cho lá xanh cây Cho bé thêm tuổi má hây hây hồng ? (Mùa xuân) - Cô hỏi trẻ : + Mùa xuân báo hiệu sắp đến ngày gì ? + Trong ngày Tết có những loại bánh gì ? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức : Hoạt động 1:Trò chơi âm nhạc : Ai tinh ai khéo ( Nội dung kết hợp ) -Các con ơi, hôm nay có một vị khách đặc biệt sẽ đến thăm lớp chúng mình. Các con hãy nổ 1 tràng pháo taychào đón chị mùa xuân. -Chị mùa xuân rất vui khi được đến thăm lớp B1 của các em. Và bây giờ chị và các em cùng chơi một trò chơi có tên là: “ Ai tinh ai khéo ” . -Trên đây có rất nhiều các bông hoa để trang trí cho ngày Tết, có 2 giỏ hoa và bản nhạc theo tiết tấu nhanh chậm. Bây giờ chị sẽ chia lớp mình thành 4 nhóm .Nhiệm vụ của các em là chú ý lắng nghe khi nhạc nhanh thì các em lấy hoa nhanh tay chuyển cho các bạn để cắm vào giỏ hoa , nhạc chậm thì các em lấy chậm tay để vào giỏ hoa .Hoa đỏ để vào giỏ màu đỏ, hoa vàng để vào giỏ màu vàng. - Luật chơi : Trong thời gian một bản nhạc đội nào lấy được nhiều hoa nhất, đội đó chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi 1 lần Hoạt động 2: Dạy vận động theo nhạc bài hát : “ Bánh chưng xanh” ( Nội dung trọng tâm ) - Em nào có thể kể tên bài hát nói về tết và mùa xuân ? – Bài hát “ Bánh chưng xanh” do nhạc sĩ nào sáng tác ? - Chúng ta cùng hát lại bài hát “ Bánh chưng xanh” nào. - Các em thấy giai điệu của bài hát này như thế nào? - Muốn bài hát này hay hơn , các em sẽ làm thế nào? - Ai xung phong lên thể hiện bài hát này theo ý thích của mình nào ? - Cô mời 5-6 trẻ lên vận động theo ý thích . - Cô khen ngợi trẻ . Các em đã vừa hát và vận động theo nhạc bài hát rất hay rồi đây. Và chị cũng có 1 cách vận động nữa đó là vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát. * Cô làm mẫu lần 1. - Cô giải thích cách vỗ tay theo tiết tấu chậm:Các em ơi vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm là các em sẽ vỗ 3 nhịp vỗ vào và 1 nhịp mở ra. Các em hãy cùng nhìn lên nhé 1,2,3 mở. Chúng mình hãy thể hiện cùng chị nào. - Với bài hát Bánh chưng xanh, chị sẽ vỗ như sau: tiếng vỗ đầu tiên chị sẽ vỗ vào chữ “Bánh” và cứ như vậy chị sẽ vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm đến cầu cuối cùng của bài hát. - Cho trẻ vận động minh họa cùng cô : - Lần 1: Cả lớp hát và vận động cùng cô - Cô chú ý sửa sai cho trẻ ( Nếu có) - Lần 2: Cô cho 3 tổ lần lượt lên hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát. - Lần 3: Cô cho 2 nhóm trẻ lên biểu diễn ( mỗi nhóm 5 -6 trẻ ) - Lần 4 : Cho cá nhân trẻ lên biểu diễn. - Cô nhận xét : Chị vừa dạy các em thể hiện cách vận động gì cho bài hát “ Bánh chưng xanh” ? - Lần 5 : Cho cả lớp lên -Vừa rồi các em đã cùng nhau vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát Bánh chưng xanh rất giỏi, chị khen tất cả các em Hoạt động 3 : Nghe hát : “ Chị ong nâu và em bé ” - Tác giả : Tân Huyền ( Nội dung kết hợp ) – Chị có một bài hát rất hay nói về mùa xuân đó là bài hát “Như hoa mùa xuân ” sáng tác của nhạc sĩ Tân Huyền và chị sẽ hát tặng tất cả các em . Mời các em cùng lắng nghe nhé! - Cô hát lần 1 . - Chị mùa xuân vừa thể hiện bài hát gì ? Tác giả nào ? - Các bạn à, bài hát hát về niềm vùi của mọi người khi mùa xuân đến, vì mùa xuân báo hiệu sự xum họp quây quần của người khi đến tết, những mầu sắc rực rỡ của mùa xuân màng niềm vùi đến cho mọi người. - Và bây giờ xin mời các bạn hãy cùng nhau lắng nghe lại ca khúc “ Như hoa mùa xuân ” của tác giả Tân Huyền qua tiếng hát của bạn ca sĩ nhí kết hợp múa minh họa với sự thể hiện của chị mùa xuânvà bạn . nhé! - Lần 2 : Bạn ca sĩ hát và cô múa phụ họa cùng 2 trẻ . 3. Kết thúc : Cô khen ngợi động viên trẻ. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 1 lần - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lên vận động theo ý thích -Trẻ quan sát cô làm mẫu vận động. - Cả lớp vận động - Lần lượt từng tổ - 5- 6 trẻ biểu diễn - cá nhân biểu diễn - Cả lớp tìm đôi biểu diễn - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_an_87202010.docx