Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết các buổi trong ngày
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được các buổi trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối và biết gọi đúng tên các buổi trong ngày.
- Trẻ biết một ngày có 4 buổi và các hoạt động của các buổi.
- Trẻ biết trình tự các buổi trong ngày
b. Kĩ năng:
- Trẻ biết sắp xếp đúng thứ tự các buổi trong ngày
- Rèn kĩ năng sắp xếp các buổi trong ngày theo thứ tự xuôi ngược.
- Kĩ năng chú ý, ghi nhớ, quan sát.
- Kĩ năng cho trẻ hoạt động theo nhóm.
c. Giáo dục:
- Trẻ yêu thích môn học, tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ biết sinh hoạt phù hợp với quy luật thời gian.
- Giáo dục trẻ biết quí trọng thời gian.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH ( Thao giảng đợt 2 ) CHỦ ĐỀ: HTTN HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT CÁC BUỔI TRONG NGÀY THỜI GIAN THỰC HIỆN: ngày tháng 03 năm 2016 NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HIỀN (1980) LỚP: CHỒI 2 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: a. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được các buổi trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối và biết gọi đúng tên các buổi trong ngày. - Trẻ biết một ngày có 4 buổi và các hoạt động của các buổi. - Trẻ biết trình tự các buổi trong ngày b. Kĩ năng: - Trẻ biết sắp xếp đúng thứ tự các buổi trong ngày - Rèn kĩ năng sắp xếp các buổi trong ngày theo thứ tự xuôi ngược. - Kĩ năng chú ý, ghi nhớ, quan sát. - Kĩ năng cho trẻ hoạt động theo nhóm. c. Giáo dục: - Trẻ yêu thích môn học, tích cực tham gia vào các hoạt động. - Trẻ biết sinh hoạt phù hợp với quy luật thời gian. - Giáo dục trẻ biết quí trọng thời gian. 2. CHUẨN BỊ: a. Đồ dùng của cô: - Giáo án, máy tính - Hình ảnh thiên nhiên và các buổi sáng, trưa, chiều, tối. - Lô tô các buổi trong ngày, rổ đựng lô tô cho trẻ. b. Đồ dùng của trẻ: - Giấy có hình các buổi trong ngày. - Tranh hình ảnh sinh hoạt đặc thù trong ngày 3. Phương pháp : Đàm thoại, quan sát, luyện tập. 4. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: a. Ổn định: - Chào mừng các bé đến với chương trình ô cửa bí mật, để tham gia chương trình này cô có những ô cửa muốn thử tài các bé. Sau mỗi ô cửa sẽ có 1 bí mật. xem đội nào đoán đúng nhé! " Mọc ở phương đông Tỏa ánh nắng hồng Long lanh sương sớm" Là gì? - Cho trẻ quan sát slide hình ảnh mặt trời - Ông mặt trời mọc vào buổi nào? - Mở ô cửa thứ 2 với câu đố: " Tròn như cái đĩa Lơ lửng giữa trời Dịu mát tươi vui Đêm rằm tỏa sáng" Là gì? - Mặt trăng xuất hiện vào buổi nào? - Cô thấy lớp mình chơi trò chơi rất giỏi, tất cả chúng mình đều xứng đáng được tham gia trò chơi “Ô cửa bí mật”. * Giới thiệu bài: - Đến với chương trình hôm nay, tôi xin giới thiệu 3 đội chơi đến từ lớp chồi 2. Đội thứ nhất là đội chim xanh, đội thứ hai là mèo vàng, đội thứ ba là đội thỏ nâu và người dẫn chương trình là cô Thu Hiền. Chủ đề chơi hôm nay là (Nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối). b. Nội dung: Hoạt động 1:. Nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối. - Các đội đã sẵn sàng tham gia vào trò chơi chưa? Vậy xin mời các đội đến với phần thi hiểu biết mang tên: Nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiểu, tối. Xem ai là người biết rõ nhất về các buổi trong ngày. Các đội chơi cùng lắng nghe cô hỏi nhé: - Khi ông mặt trời thức dậy, các chú gà trống gáy vang gọi các con thức dậy, đó là buổi gì? + Hỏi ý kiến trẻ về cảnh thiên nhiên buổi sáng? - Khi mặt trời bắt đầu nhô lên chúng ta gọi thời gian đó là gì? - Cô mở màn hình cho trẻ xem và hỏi: Cảnh bình minh này có gì? - Cô mở slide giới thiệu: Buổi sáng ông mặt trời to, có màu đỏ, xuất hiện những tia nắng tuy không mạnh mẽ lắm nhưng cũng đủ xuyên qua các đám mây để đến với chúng ta. + Buổi sáng con dậy mấy giờ? Làm gì vào buổi sáng? (cô mở slide cho trẻ quan sát) + Mấy giờ con đến trường? (cô mở slide cho trẻ quan sát) - Buổi sáng thời tiết thế nào? (Cô chốt: Buổi sáng nhiệt độ thấp nên trời hơi lạnh, giáo dục trẻ mặc áo ấm đi học). => Cô giới thiệu: Buổi sáng kéo dài từ 6h đến 10h, trong thời gian này các con đi học thường có các hoạt động gì? (Cô mở slide cho trẻ quan sát) Giáo dục trẻ: Dậy sớm, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để phòng tránh còi xương.... - Trên đây cô có các hình ảnh về các hoạt động của các con trong buổi sáng đấy, chúng mình cùng quan sát nhé! - Cho trẻ hát vận động bài hát: vui đến trường. * Kết thúc các hoạt động của buổi sáng là buổi nào nhỉ? - Buổi trưa thời tiết thế nào? => Buổi trưa là lúc ông mặt trời dâng lên cao ánh nắng mặt trời chói lọi cho chúng ta hơi ấm và độ nóng - Buổi trưa các con thường làm gì? + Các con nhìn lên màn hình xem các bạn thường làm gì vào buổi trưa nào? (Hình ảnh đồng hồ báo thức chỉ 11h các bạn ngồi vào bàn ăn trưa, rồi đi ngủ trưa) - Buổi trưa khi đi ra ngoài trời nắng các con phải làm gì? => Buổi trưa là thời gian bắt đầu từ khoảng 10h đến 14h chiều. Buổi trưa ở lớp mình ăn trưa, ngủ trưa, sau giấc ngủ trưa dậy các con vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh, thoải mái. Đó cũng là thời gian kết thúc buổi trưa. * Sau buổi trưa là buổi nào? - Buổi chiều bắt đầu từ 14h đến 19h đấy - Lúc này ông mặt trời như thế nào nhỉ? (cô mở slide) - Cho trẻ quan sát quang cảnh hoàng hôn buổi chiều. - Buổi chiều khi ông mặt trời lặn được gọi là gì? - Cô nói: Buổi chiều là lúc ông mặt trời xuống thấp, những tia nắng bắt đầu nhạt dần, được gọi là cảnh hoàng hôn. - Buổi chiều thời tiết như thế nào? - Mọi người thường làm gì vào buổi chiều? (cô mở slide cho trẻ quan sát hình ảnh mẹ đón bé ở trường mầm non về, bé tắm rửa sạch sẽ...) => Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể. * Sau buổi chiều là đến buổi nào? - Mở hình ảnh buổi tối cho trẻ xem (cả nhà quây quần bên mâm cơm, bé xem hoạt hình). - Tối đến mọi người thường làm gì? (Xem hình ảnh quang cảnh buổi tối) Giáo dục: buổi tối bầu trời màu đen nên mọi người sẽ bật điện để nhà cửa sáng hơn khi chúng ta đi ngủ không dùng nữa phải tắt hết đèn. Các con cũng nhớ là không được sờ tay vào ổ điện nếu không sẽ rất nguy hiểm. * Sau buổi tối là đến đêm đấy, đêm đến bầu trời màu đen và sẽ xuất hiện mặt trăng và những vì sao lấp lánh. - Cho trẻ xem hình ảnh quang cảnh không gian vào ban đêm, kim đồng hồ chỉ 9h tối trẻ lên giường ngủ, bên ngoài tối đen chỉ có trăng sao. - Vậy một ngày có mấy buổi? - Đó là những buổi nào? (cô mở lại slide cho trẻ xem hình ảnh 4 buổi trong ngày) - Cho trẻ đọc tên các buổi sáng, trưa, chiều, tối. * Cô chốt lại: Một ngày có một giai đoạn trời sáng và một giai đoạn trời tối là quan hệ nối tiếp của sáng trưa chiều tối. Sáng là bình minh, chiều là hoàng hôn. Hoạt động 2: Luyện tập - Vừa rồi 3 đội của chúng ta đã rất xuất sắc trong phần thi "tìm hiểu" và tiếp theo là phần thi "chung sức" với trò chơi: " Ai thông minh" - Cho trẻ lấy rổ đồ chơi * Chọn lô tô theo ý thích - Cô đã tặng mỗi bạn một rổ đồ chơi có hình ảnh về các buổi trong ngày. Bây giờ các con hãy chọn hình ảnh tượng trưng cho một buổi trong ngày mà con thích - Hỏi trẻ: Con thích buổi nào? Vì sao con thích? + Bạn nào thích buổi sáng nhỉ? - Tương tự buổi trưa, chiều, tối => Mỗi bạn đều thích một buổi khác nhau vì mỗi buổi có các hoạt động khác nhau đấy và trình tự các buổi trong ngày là bắt đầu bằng buổi sáng, tiếp đến là buổi trưa, sau đó là buổi chiều và kết thúc một ngày là buổi tối. * Chọn lô tô theo yêu cầu - Cô nói buổi nào các con hãy giơ đúng hình ảnh buổi đó. + Bắt đầu một ngày là buổi nào? + Chọn cho cô hình ảnh buổi trưa? - Cô nhận xét trẻ chơi Hoạt động 3: Trò chơi: Đội nào nhanh nhất - Cách chơi: Trên đây cô có rất nhiều hình ảnh về mặt trời trong ngày và hình ảnh các hoạt động của chúng ta. Nhiệm vụ của các đội phải bật liên tục qua 2 vòng và sắp xếp hình ảnh các hoạt động trong ngày của bé sao cho phù hợp với thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Đội nào xếp sai hoặc không đúng trình tự sẽ không được tính điểm. Thời gian chơi được tính bằng một bản nhạc. - Kết thúc cô cho trẻ nói về trình tự bức tranh của mình sau đó cô và các bạn kiểm tra. 4. Kết thúc: - Chương trình "ô cửa bí mật" của chúng ta đến đây là hết rồi, cô thấy các đội chơi rất tích cực, chúng mình cùng hát bài "chúc bé ngủ ngon" nào.
File đính kèm:
- GIAO_AN_NHAN_BIET_CAC_BUOI_TRONG_NGAY.doc