Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Tạo hình hoa từ các nguyên vật liệu khác nhau

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết có nhiều nguyên vật liệu khác nhau có thể tạo thành hình hoa.

- Trẻ tự trải nghiệm và tạo hình bông hoa theo khả năng và sự sáng tạo của mình theo hướng dẫn của cô.

2. Kỹ năng:

 Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành hình bông hoa.

- Rèn kỹ năng ngồi đúng tư thế, cách in, dán hoa từ các nguyên vật liệu.

- Phát triển trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.

- Trẻ biết thể hiện sản phẩm với màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, hợp lí.

3. Thái độ:

 - Trẻ hứng thú dán, in tạo hình bông hoa.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn cái đẹp và giúp đỡ mọi người xung quanh.

 * Nội dung tích hợp:

 - PTNN: Trích truyện cổ tích.

 Thơ: Mùa xuân tươi đẹp

- PTTM: Âm nhạc “Cùng múa hát mừng xuân”

 

docx4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 3977 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Tạo hình hoa từ các nguyên vật liệu khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG 20 - 11
NĂM HỌC: 2020 -2021
                                  Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
                                  Chủ đề: Thế giới thực vật
                                  Hoạt động: Tạo hình
                                  Đề tài: Tạo hình hoa từ các nguyên vật liệu khác nhau
                                  Đối tượng: 4 -5 tuổi
                                  Thời gian: 30 phút
                                  Người soạn và dạy: Tống Thị Bích Liên
                                  Đơn vị: Trường mầm non Tràng An
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết có nhiều nguyên vật liệu khác nhau có thể tạo thành hình hoa.
- Trẻ tự trải nghiệm và tạo hình bông hoa theo khả năng và sự sáng tạo của mình theo hướng dẫn của cô.
2. Kỹ năng:
 Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành hình bông hoa.
- Rèn kỹ năng ngồi đúng tư thế, cách in, dán hoa từ các nguyên vật liệu.
- Phát triển trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
- Trẻ biết thể hiện sản phẩm với màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, hợp lí.
3. Thái độ:
 - Trẻ hứng thú dán, in tạo hình bông hoa.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn cái đẹp và giúp đỡ mọi người xung quanh.
          * Nội dung tích hợp:
 - PTNN: Trích truyện cổ tích.
                Thơ: Mùa xuân tươi đẹp
- PTTM: Âm nhạc “Cùng múa hát mừng xuân”
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án, máy tính, tivi, loa, 1 số bản nhạc, bài hát trò chơi về chủ thế giới thực vật.
- 3 bức tranh tạo hình hoa từ các nguyên vật liệu khác nhau.
Tranh1: Hoa làm từ vỏ trai
Tranh2: Hoa làm từ giấy màu
Tranh3: Hoa in từ bông tăm và màu
- Gía để tranh
2. Đồ dùng của trẻ:
- Giấy mầu A4
- 3 nhóm mỗi nhóm có các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành hình bông hoa như: vỏ trai, màu nước, tăm bông, bàn chải,giấy màu
3. Địa điểm đội hình:
- Trẻ ngồi theo 3 nhóm.
- Lớp học sạch sẽ, thoáng đủ ánh sáng.
    III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ôn định tổ chức gây hứng thú (1-2 phút)
- Cô kể câu chuyện: “Ngày xửa, ngày xưa ở một vương quốc nọ có một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp và tốt bụng.“Mụ phù thủy độc ác rất sợ những cánh hoa rực rỡ của mùa xuân. Ai muốn cứu nàng công chúa hãy mau mau đánh thức những cánh hoa mùa xuân khoe sắc”.
- Các con có muốn cứu nàng công chúa không?
- Các con cứu nàng công chúa bằng cách nào?
2. Nội dung (22-23 phút)
Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại nhận xét về bố cục, màu sắc, nguyên vật liệu tạo ra hoa.
* Tranh1: Hoa làm từ vỏ trai
- Cô có bức tranh gì đây?
- Bạn nào có nhận xét gì về bông hoa của cô?
- Cô làm hoa bằng nguyên liệu gì nhỉ?
- Ngoài ra còn có những chi tiết gì?
- Cho trẻ quan sát video làm tranh
=> Cô khái quát lại.
* Tranh 2: Hoa in hình từ tăm bông và màu nước
- Bạn nào có nhận xét về bức tranh của cô?
- Tranh được cô làm như thế nào?
- Cho trẻ quan sát video làm tranh
=> Các con ạ! bức tranh này cũng có hình bông hoa. Cô đã dùng tăm bông sau đó nhúng vào màu nước rồi in lên giấy tạo hình những bông hoa thật đẹp. Ngoài ra, cô còn vẽ thêm những chiếc lá, đám mây và ông mặt trời để bức tranh thêm đẹp.
* Tranh 3: Hoa làm từ giấy màu.
- Cô có bức tranh gì nữa nhỉ?
- Cô làm hoa từ nguyên liệu gì?
- Cho trẻ xem video 
- Khái quát lại
=>Trên đây là những bức tranh có hình bông hoa đã được cô tạo từ những nguyên vật liệu khác nhau có những vật liệu đã qua sử dụng, vừa tạo ra được những bông hoa đẹp, vừa bảo vệ được môi trường sạch đẹp đấy.
* Thăm dò ý tưởng của trẻ:
- Trước khi thực hiện con có thể cho cô và các bạn biết con định làm hoa bằng nguyên liệu gì không?
- Con định làm như thế nào? Ai có ý tưởng giống bạn?(cô hỏi 3-4 trẻ)
- Vậy chúng mình đã sẵn sàng để tạo ra nhiều bông hoa đẹp để giải cứu công chúa chưa?
- Cô mời các con cùng đi lấy đồ dùng để thực hiện nào.
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Để tạo ra được những bức tranh đẹp để đánh thức mùa xuân và để giải cứu công chúa, cô đã chuẩn bị được rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau, để tạo ra những bông hoa rực rỡ, để nhanh chóng giải cứu được công chúa. Chúng mình nhớ là phải thật cẩn thận khi sử dụng màu nước và các loại hột hạt, vỏ ngao nhé.
- Cô mở nhạc về chủ đề cho trẻ  thực hiện
- Trẻ thực hiện, cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ hoàn thiện bài.
- Động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo.       
Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
- Thời gian tạo ra những bông hoa đẹp để cứu công chúa đã kết thúc rồi.
- Cô gợi ý 2-3 trẻ nhận xét và nêu ý tưởng của mình về bức tranh. Nguyên vật liệu, cách làm, bố cục và màu sắc
=> Cô khái quát, tuyên dương, động viên trẻ.
- Cô cho trẻ mang tranh của mình đến khu rừng xanh để cứu nàng công chúa.
- Trẻ vừa vỗ tay vừa đọc bài thơ:
                     “Mùa xuân tươi đẹp
                       Hoa tươi rộn ràng
                       Phù thủy gian ác
                       Đi mau! Đi mau”
3. Kết thúc
- Cô nhận xét và động viên trẻ.
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Cùng múa hát mừng xuân” và đi ra ngoài.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát 
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi lấy đồ dùng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc và vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ hát và đi ra ngoài

File đính kèm:

  • docxgiao-an-hoi-giang-lien_29122020(1).docx
Giáo Án Liên Quan