Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động vui chơi - Chủ đề: Sự kỳ diệu của đất

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ hiểu nội dung chơi ở từng góc:

In hình trên đất, chắp ghép hình thành bức tranh, nặn theo ý thích, làm tranh từ đất, nặn tò he, làm pháo nổ pháo nang, tập làm gốm

2. Kĩ năng:

- Trẻ biết các kỹ năng chơi về đất:

+ Trẻ biết in hình trên đất, biết chắp ghép các hình đã in thành hình theo ý thích.

+ Trẻ biết xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc, uốn cong tạo ra đồ dùng, con vật, quả làm tranh từ đất.

+ Trẻ biết quá trình làm đất để trồng rau: Làm nhỏ đất, xới đất, vun đất thành luống, trồng rau, tưới nước.

+ Trẻ biết nhào đất sét để làm pháo nổ, làm gốm, sử dụng đất nặn dẻo để nặn tò he.

- Trẻ biết chơi theo nhóm và phối hợp nhóm khi chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia hoạt động

- Trẻ đoàn kết khi chơi

- Thu dọn đồ dùng sau khi chơi.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động vui chơi - Chủ đề: Sự kỳ diệu của đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
GIÁO ÁN KIẾN TẬP
Hoạt động vui chơi
Chủ đề: Sự kỳ diệu của đất
Đối tượng: MGN3 (4 - 5 tuổi)
Số lượng: 30 trẻ.
Thời gian: 25 – 30 phút.
Ngày dạy: 10 /04/2019 
Giáo viên: Vũ Thị Bích Ngọc
 Lê Thị Luyến 
NĂM HỌC 2018 – 2019
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung chơi ở từng góc: 
In hình trên đất, chắp ghép hình thành bức tranh, nặn theo ý thích, làm tranh từ đất, nặn tò he, làm pháo nổ pháo nang, tập làm gốm
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết các kỹ năng chơi về đất:
+ Trẻ biết in hình trên đất, biết chắp ghép các hình đã in thành hình theo ý thích.
+ Trẻ biết xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc, uốn congtạo ra đồ dùng, con vật, quả làm tranh từ đất.
+ Trẻ biết quá trình làm đất để trồng rau: Làm nhỏ đất, xới đất, vun đất thành luống, trồng rau, tưới nước.
+ Trẻ biết nhào đất sét để làm pháo nổ, làm gốm, sử dụng đất nặn dẻo để nặn tò he.
- Trẻ biết chơi theo nhóm và phối hợp nhóm khi chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia hoạt động
- Trẻ đoàn kết khi chơi
- Thu dọn đồ dùng sau khi chơi.
II. NỘI DUNG CÁC GÓC CHƠI
1. Góc trò chơi dân gian:
- Trẻ nhào đất nặn pháo nổ pháo nang.
- Trẻ nặn tò he
- Trẻ tập làm gốm 
2. Góc toán:
- Trẻ sử dụng khuôn hình, in hình xuống đất để tạo thành các hình, chắp ghép các hình đã in thành hình theo ý thích.
3. Góc tạo hình:
- Trẻ nặn các con vật, cây, hoa, quả, đồ dùng, đồ chơi từ đất.
- Trẻ tạo hình bức tranh từ đất nặn.
4. Góc thực hành cuộc sống:
- Trẻ làm nhỏ đất, xới đất, vun đất, trồng rau, tưới nước.
III. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Các loại đất: Đất sét, đất nặn, đất nông nghiệp (Đất trồng cây, trồng rau)
- Bàn xoay làm gốm, nước.
- Khuôn in hình có hình dạng khác nhau, hình phẳng, hình khối
- Giấy A4
- Hộp nhựa, trang phục - dụng cụ lao đông, cái lẹm (cái dầm), cây, bình tưới 
- Khăn lau tay, bảng.
- Que tre nhỏ dài 10-20cm
- Hộp giấy
- Bàn ở mỗi nhóm chơi
- Nhạc không lời, nhạc biểu diễn ảo thuật, máy tính
2. Địa điểm:
- Trong lớp học
- Trẻ ngồi 2 hàng ngang, trẻ ngồi theo nhóm
IV. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 2-3”
 20”
2-3”
1.Ổn định tổ chức.
- Cô phụ biểu diễn ảo thuật “Biến không có thành có” cho trẻ xem.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
a. Cô giới thiệu dẫn dắt vào bài
- Các con thấy cô Luyến biểu diễn ảo thuật như thế nào?
- Tiết mục ảo thuật vừa rồi có tên là gì? Bạn nào nhớ?
- Trên bàn của cô có gì nào?
- Các con có biết đây là những loại đất gì không?
- Với những loại đất này con có thể làm gì?
- Cô cho trẻ đưa ra ý tưởng 
- Cô mời 5 - 6 trẻ trả lời
- Cô thấy các bạn đưa ra rất nhiều ý tưởng khi hoạt động với những loại đất này.
- Buổi chơi hôm nay với chủ đề “Sự kỳ diệu của đất” các con sẽ trải nghiệm và khám phá về đất. Cô tin chắc rằng với những ý tưởng hay các con sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm mới sáng tạo.
Giáo dục: Trẻ chơi đoàn kết, thân thiện, thu dọn đồ dùng sau khi chơi.
b. Quá trình chơi
Cô cho trẻ về góc chơi. Trong quá trình trẻ chơi, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi và kịp thời xử lí các tình huống xảy ra, tạo cơ hội để trẻ được bộc lộ khả năng của mình. Gợi ý hướng dẫn thêm kỹ năng tại các góc chơi cho trẻ đặc biệt với góc trò chơi dân gian: Làm pháo nổ pháo nang, nặn tò he, làm gốm; góc thực hành cuộc sống: Trẻ xới đất trồng rau
* Góc trò chơi dân gian:
- Làm pháo nổ pháo nang
+ Con sử dụng kỹ năng gì khi làm pháo nổ?
+ Để pháo nổ to, giòn con sẽ làm gì?
- Nặn tò he
+ Để nặn được tò he con sử dụng những nguyên liệu gì? 
+ Trong khi làm con phải lưu ý điều gì?
- Tập làm gốm
+ Để làm ra được những sản phẩm từ gốm như này con đã làm gì?
*Góc thực hành cuộc sống:
+ Trước khi trồng cây thì con sẽ làm gì?
+ Để đất nhỏ, tơi xốp chúng mình sẽ làm gì?
+ Con sử dụng dụng cụ làm vườn này như nào?
+ Khi trồng cây con cần lưu ý điều gì?
* Góc tạo hình:
+ Để làm được đồ chơi này con sẽ chọn đất gì?
+ Con sử dụng kỹ năng nào để làm được đồ chơi này?
* Góc toán:
+ Để in được hình trên đất con sẽ làm gì? Con sử dụng những kỹ năng nào?
* Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ thu dọn đồ dùng.
c. Nhận xét sau khi chơi
Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ đã được trải nghiệm những gì?
- Buổi chơi hôm nay con cảm thấy như thế nào?
3. Kết thúc
Cô nhận xét trẻ và chuyển hoạt động
- Trẻ xem ảo thuật
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đưa ra ý tưởng
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ về góc và tham gia trải nghiệm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docxGA-kien tap_ngoc.docx