Giáo án mầm non lớp chồi - Hoạt động vui chơi ngoài trời - Chủ đề: Gia đình
GIÁO ÁN DỰ THI
XDMT GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
Chủ đề: Gia đình
- Hoạt động có chủ đích: “Làm thí nghiệm các vật chìm nổi”
- Trò chơi vận động: Chuyền bóng
- Chơi tự chọn: Chơi với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi mang theo
- Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi
- Ngày soạn: 06/11/2017
- Ngày dạy: 07/11/2017
- Thời gian: 40 phút
- Người soạn và thực hiện: Đại Thị Hà
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Trẻ biết được những vật nào thả trong nước sẽ chìm, những vật nào sẽ nổi. Qua đó trẻ phát hiện ra một số chất liệu luôn nổi hoặc chìm.
- Trẻ biết chơi trò chơi hứng thú, đúng luật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, cách đưa ra phán đoán và kết luận khi làm thí nghiệm
- Trò chơi tự do: Trẻ được vui chơi thoải mái,cô cần đảm bảo an toàn cho trẻtrong khi chơi.
- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn, phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi vận động.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời, đoàn kết, hoà thuận với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn vệ sinh chung.
- Biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình.
GIÁO ÁN DỰ THI XDMT GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI Chủ đề: Gia đình - Hoạt động có chủ đích: “Làm thí nghiệm các vật chìm nổi” - Trò chơi vận động: Chuyền bóng - Chơi tự chọn: Chơi với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi mang theo - Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi - Ngày soạn: 06/11/2017 - Ngày dạy: 07/11/2017 - Thời gian: 40 phút - Người soạn và thực hiện: Đại Thị Hà I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. - Trẻ biết được những vật nào thả trong nước sẽ chìm, những vật nào sẽ nổi. Qua đó trẻ phát hiện ra một số chất liệu luôn nổi hoặc chìm. - Trẻ biết chơi trò chơi hứng thú, đúng luật. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, cách đưa ra phán đoán và kết luận khi làm thí nghiệm - Trò chơi tự do: Trẻ được vui chơi thoải mái,cô cần đảm bảo an toàn cho trẻtrong khi chơi. - Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn, phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi vận động. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời, đoàn kết, hoà thuận với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn vệ sinh chung. - Biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. II.Chuẩn bị: - Chậu đựng nước: 3 chậu - Rổ nhựa, bóng nhựa - Một số vật làm thí nghiệm: Bát, cốc, chén, đìa, thìa bằng sứ, nhựa, inox. - Trang phục của cô và trẻ gọn ngàng dễ vận động. - Hột hạt, lá cây, đồ chơi sân trường. - Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn. - Chú ý đến sức khỏe của trẻ. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Gây hứng thú - Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Oẳn tù tì” - Cho trẻ chơi 2 lần - Lần 2 cô đưa hộp quà ra và mời một trẻ lên mở hộp quà. - Hỏi trẻ trong hộp quà có gì? - Cô cho trẻ cầm đồ dùng, gọi tên và chất liệu của đồ dùng đó. 2. Nội dung a. HĐCMĐ: Làm thí nghiệm các vật chìm nổi - Với những đồ dùng này khi thả vào nước không biết các đồ dùng sẽ chìm hay nổi? Các con cùng thử đoán xem. - Để biết các đồ dùng sẽ chìm hay nổi ngay bây giờ cô con mình cùng nhau làm thí nghiệm: “Các vật chìm nổi”. - Vậy chúng mình hãy chia làm 3 nhóm để lại lấy các đồ dùng thả vào chậu nước để xem điều gì sẽ xảy ra nào. - Cô đến từng nhóm và hỏi trẻ: + Con vừa thả gì vào chậu nước? + Con có nhận xét gì khi con thả cái đĩa nhựa vào chậu nước? + Vì sao cái đĩa nhựa lại nổi?..... - Cô yêu cầu trẻ vớt các vật chìm vào chung một rổ, các vật nổi vào chung một rổ rồi tập chung lại bên cô. - Các con vừa làm thí nghiệm và đưa ra nhận xét rất đúng rồi đấy nhưng cô muốn kiểm tra lại lần nữa chúng mình hãy nhìn lên cô nào ( cô thả những vật nổi vào một chậu, vật chìm vào một chậu) - Cô hỏi: Tại sao cùng là cái bát, mà cái bát nhựa thì nổi còn cái bát sứ lại chìm? - Vậy những đồ vật gì thường nổi, những đồ vật gì thường chìm? - Ngoài những đồ dùng chúng mình vừa thí nghiệm cô đó chúng mình biết còn có những đồ vật gì thường nổi, chìm nữa? - Cô kết luận: À đúng rồi đấy các con ạ, những đồ vật bằng sứ, thủy tinh. - Giáo dục: - Về nhà chúng mình làm thí nghiện với các vật khác, ngày mai đến lớp kể cho cô và các bạn nghe nhé. b. TCVĐ: Chuyền bóng - Các con làm thí nghiệm rất giỏi cô thưởng cho chúng mình trò chơi mang tên “ Chuyền bóng” - Cô hỏi trẻ cách chơi và luật chơi. - Cô nhắc lại cách chơi: Chúng mình chia làm 2 đội đứng theo hàng dọc, chuyền bóng qua đầu, qua chân hay sang phải sang trái theo yêu cầu của cô, bạn đầu hàng lên nhặt bóng về hàng chuyền cho bạn bằng hai tay, chuyền lần lượt không bỏ cách bạn nào, đén bạn cuối hàng thì bỏ bóng vào rổ của đội mình, sau thời gian một bản nhạc đội nào chuyền được nhiều bóng hơn thì đội đó thắng cuộc. - Luật chơi: Phải chuyền bóng bằng 2 tay không ôm bóng, nếu quả bóng nào rơi không được tính, khi hết thời gian mà quả bóng nào chưa được chuyền đến bạn cuối hàng cũng không được tính, chúng mình rõ chưa? - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Sau mỗi lần chơi cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả và khen trẻ. c. Chơi tự do theo ý thích với nhà liên hoàn, cầu trượt, xích đu và đồ chơi mang theo - Cô còn có rất nhiều trò chơi nữa đấy, góc này cô có những chiếu lá cây, góc kia cô có những viên sỏi, hột hat, đồ chơi mang theo và kia là nhừng đồ chơi gì? - Vậy chúng mình có thích chơi với những đồ chơi đó không? - Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào? - Giáo dục trẻ: - Cho trẻ về chơi theo nhóm - Khi trẻ chơi cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Kết thúc. - Cô cho trẻ nhận xét các bạn trong buổi chơi: - Giờ chơi hôm nay đã hết, các bé thấy buổi chơi như thế nào? - Khi thực hiện thả vật chìm nổi các con thấy đồ dùng nào chìm, đồ dùng nào nổi - Khi chơi trò chơi “ Chuyền bóng” bạn nào chơi tích cực? - Khi chơi với đồ chơi ngoài trời bạn nào chơi ngoan? => Cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ. Buổi chơi hôm sau cô sẽ tổ chức cho chúng mình trò chơi hấp dẫn hơn, chúng mình cùng chờ nhé. - Điểm danh, kiểm tra giầy dép mũ nón đủ cho trẻ và cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi vào lớp. - Cả lớp cùng chơi - Một trẻ lên mở - Trẻ trả lời - Trẻ đoán theo ý hiểu của trẻ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chia nhóm cùng nhau làm thí nghiệm - Trẻ trả lời - Trẻ làm theo yêu cầu - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Cả lớp chơi - Trẻ nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ thực hiện
File đính kèm:
- kham pha khoa hoc 3 tuoi_12210254.doc